Trò chuyện cùng họa sĩ

11:15 SA @ Thứ Năm - 11 Tháng Ba, 2010

Tên sách: Trò chuyện với họa sĩ
Tác giả: Lê Mĩ Ý
Khổ sách: 20x20
Số trang: 200
Xuất bản: TT VH Ngôn ngữ Đông Tây - NXB Thời đại


Mỗi sự vật cần nhiều góc nhìn

Nguyễn Bỉnh Quân

Hiện thực như viên quặng quí thô. Bất kỳ sự vật nào cũng cần sự mài rũa của nhiều góc nhìn, nhiều thế hệ để có thể trở nên lóng lánh. Vẻ đẹp của Van Gogh hay bức tranh đời Tống cũng nhờ sự nhìn nhận từ nhiều góc cạnh, qua nhiều thế hệ mới trở nên những viên kim cương quí giá như ngày nay.

Để nhìn nhận thì một cách mở nhất, tiện nhất, cũng lí thú dễ tiếp cận nhất là “trò chuyện”. Hai người cùng với sự vật, vấn đề mà họ đề cập tranh luận tạo ra một tam giác context rộng rãi để thấy sự vật rõ hơn. Người đọc được cái quyền quan sát cả ba, tạo một không gian thú vị. Tôi biết thêm về người vấn, người đáp và đối tượng vấn đáp của họ. Tôi có thể đồng tình, phản đối hay bổ sung, đính chính… Lê Mĩ Ý, nhà báo, nhà thơ, người yêu thích mĩ thuật đã chọn phương thức “Trò chuyện” để dẫn dụ ta, không chỉ trong các bài phỏng vấn mà cả trong các bài báo ở phần II của cuốn sách. Văn phong nhẹ nhàng nhưng không thiếu sự xác quyết. Có khi “đáo để”, nhưng căn bản lại ngây thơ thiệt tình làm “đối phương” được cuốn vào đối thoại hữu ích. Nhờ vậy cuốn sách mỏng nhưng cọ xát nhiều vấn đề thiết thực, quan trọng của đời sống mĩ thuật thời nay.

Người ta luôn chê trách phê bình mĩ thuật (và văn nghệ nói chung) nhưng không thể phủ nhận vai trò tối quan trọng của nó và truyền thông đối với sự phát triển của nghệ thuật, nhất là trong thời đại thông tin.

Những người như tác giả cuốn sách này không chỉ đóng vai người quan sát (như họ thường tự nhận) mà đã trở thành một tác nhân trong đời sống mĩ thuật, văn hóa.


Đôi lời tác giả

Lê Mĩ Ý

Tôi vốn là một kẻ “ngoại đạo” với hội họa. Tự cho mình đã hữu duyên khi không trực tiếp tham gia và đời sống mĩ thuật nhưng vẫn thường xuyên quan tâm đến những tác phẩm mĩ thuật, và đằng sau đó, là những cảm nhận chia sẻ với đời sống của người sáng tác, cũng như người lưu giữ các tác phẩm ấy…

Cuốn sách này được ra đời trong sự hữu duyên đó, với những câu chuyện đôi khi tản mạn, không ăn nhập gì với các tác phẩm nghệ thuật cụ thể, hay quan điểm nghệ thuật của họa sĩ. Nhưng có thể, tất cả những gì tản mạn, nhỏ nhặt, những niềm vui, nỗi buồn, sở thích, suy tư mà các họa sĩ đã chia sẻ trong cuốn sách này cũng là những điều đã góp phần vào quá trình sáng tạo, với cá tính và phong cách riêng, được họ thể hiện trong tác phẩm của mình.

Danh sách các họa sĩ có mặt trong cuốn sách, được xếp theo thứ tự Alphabet tên tác giả, không có ý sắp xếp thứ bậc gì hết. Tựa đề sách, không hàm nghĩa là ở đây có tất cả những gương mặt đại diện cho nền mĩ thuật Việt Nam. Và các bài viết, dù là cảm tính cá nhân, trò chuyện cởi mở hay hướng về những vấn đề lí luận, vẫn trong tinh thần mong muốn được người “trong đạo” chia sẻ.

Trân trọng cảm ơn các họa sĩ đã trò chuyện và cung cấp thông tin, hình ảnh. Xin gửi lời tri ân đến nhà thơ Phan Đan, họa sĩ Nguyễn Thanh Bình, họa sĩ Lê Thiết Cương và dịch giả Đoàn Tử Huyến đã giúp đỡ hoàn thành cuốn sách này.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • 10 họa sĩ vĩ đại nhất thế kỷ 20

    31/10/2013H.L. (theo The Times)Pablo Picasso, danh họa người Tây Ban Nha, đứng đầu top 200 nghệ sĩ tạo hình lớn nhất thế giới thế kỷ 20 do tạp chí The Times, Anh, công bố. Cuộc bình chọn thu hút sự tham gia của 1,4 triệu người.
  • Sáng tạo nghệ thuật

    24/10/2009Thái TuấnTrong công việc sáng tạo, người họa sĩ không sử dụng hình sắc như nhà văn sử dụng chữ nghĩa. Không hề là những dấu hiệu quy ước, hình sắc không có khả năng diễn đạt chính xác minh bạch như chữ nghĩa. Hơn nữa vai trò của nghệ thuật không là sự “minh họa” cho tư tưởng, nó không chú trọng đến công việc “tải đạo” như văn chương.
  • Tuổi của nghệ thuật

    25/09/2009Thái TuấnLàm một con người không phải là điều khó; nhưng cũng không phải chỉ biết kiếm ăn, tìm uống là đã thành người. Và trong một bức họa, vẽ lên cái hình thể, cái thân xác một người chưa hẳn là đã vẽ đúng về con người. Nghệ sĩ cũng là con người tự tìm hiểu về con người. Bởi nghệ thuật là con người cộng vào với thiên nhiên tạo vật để tạo thành một cao đẹp hơn, một thiên nhiên lý tưởng hơn cái thiên nhiên sẵn có.
  • Đứng trước giá vẽ hôm nay

    18/09/2009Thái TuấnCó nhiều người đã hỏi: tại sao hội họa bây giờ ít khi vẽ những người đàn bà đẹp? Tôi cũng muốn hỏi: thế nào mới là một người đàn bà đẹp? Và nếu ở đời này đã tìm được một người đẹp trên hết mọi người đẹp, nghĩa là một nhan sắc lý tưởng, hoàn hảo, tuyệt mỹ, thì họa sĩ vẽ cái đó để làm gì? Một bức họa vẽ người đẹp cũng chỉ là một bức họa, đâu có phải chính là người đẹp?
  • Kỹ tác đặc biệt: Nghệ thuật

    08/09/2009Hoành SơnCon người xưa run rẩy bước trước thiên nhiên rộng lớn lao, kỳ bí và hùng mạnh. Nhưng nó không chỉ thụ động và chịu khuất phục suông. Chẳng những uốn mình theo thiên nhiên để ứng phó với mỗi hoàn cảnh như các sinh vật khác, nó còn dám tác động vào thiên nhiên để biến cải nó cho phù hợp với nhu cầu và cách sống của mình... Rồi vào những thế kỷ gần đây, khám phá thiên nhiên bằng khoa học và chế ngự nó bằng kỹ thuật được rồi, con người thực sự cảm thấy mình là ông chủ của nó thay vì như xưa, coi nó là ông chủ của mình khi đồng hoá sấm sét và núi cao, biển rộng với thần thánh.
  • Họa sĩ - vĩ đại và mong manh

    17/08/2009Nguyên HưngĐó là một họa sĩ bậc thầy! Đó là một đỉnh Thái Sơn trong hội hoạ. Người ta vẫn hay nói về một vài họa sĩ như thế. Phải chăng trong hội họa có những đỉnh cao, đỉnh thấp? Và, cách đặt vấn đề như thế phỏng có lợi ích gì không?
  • Nhìn lại đời sống mỹ thuật Việt 2008, một câu hỏi lớn…

    23/01/2009Dã Quỳ365 ngày đã qua, nhìn lại, dường như mỹ thuật Việt Nam cũng có không ít sự kiện. Nhưng những sự kiện đó có đưa mỹ thuật Việt hiện đại lên được một tầm cao mới.
  • Thử bàn về giá trị và chuẩn mực nghệ thuật

    14/11/2008Trần DuyLịch sử nghệ thuật là quá trình phát triển cái đẹp, quá trình phát triển tính thẩm mỹ thông qua thị hiếu của con người, qua các thời đại. Vậy tiêu chuẩn của nghệ thuật là cái mà tự bản thân nghệ thuật có hay sở dĩ có tiêu chuẩn nghệ thuật là vì thị hiếu của con người?
  • Về “Hoạ sĩ là ai?”

    11/10/2008Phan Cẩm ThượngBài “Hoạ sĩ là ai?” của Phan Cẩm Thượng đăng trên báo Thể thao và Văn hoá, dường như, đã nhận được sự đồng tình của khá nhiều người trong làng mỹ thuật Việt Nam, và khá nhiều người có chút quan tâm, hiểu biết về mỹ thuật Việt Nam.
  • Tâm tư nghệ thuật của Xuân Phái

    29/09/2005Trần Hậu TuấnBùi Xuân Phái là một trong số ít những họa sĩ Việt Nam, ngoài xây dựng hệ thống tư liệu vẽ cẩn thận còn liên tục ghi nhật ký. Những gì ông viết chỉ là suy tưởng riêng của bản thân, song tất cả đều toát lên những trăn trở về nghệ thuật, những suy tư để làm sao vẽ cho đẹp hơn, đi gần đến bản chất nghệ thuật hơn...
  • Phê bình mỹ thuật Việt Nam

    14/06/2005Nguyên Hưng
  • Mỹ thuật Việt Nam — Nhân vật còn thiếu...

    24/05/2005Nguyên HưngĐến lúc này, dường như, chúng ta đã có thể nói về một sự đứt đoạn trong các quan hệ văn hóa mỹ thuật. Hầu như ai cũng cảm thấy mỹ thuật là cần thiết như một nguồn năng lượng làm gia tăng giá trị cuộc sống, làm gia tăng các khả năng thích nghi với cuộc sống đương đại..., nhưng đồn
  • xem toàn bộ