Tuân thủ luật lệ

08:45 CH @ Thứ Sáu - 26 Tháng Giêng, 2007

Thưa tiến sĩ Adler,

Những công dân tốt được yêu cầu tuân thủ luật lệ dù họ có tán thành chúng hay không. Chúng ta không được phép có những hành vi trái luật để trừng phạt những ai làm sai, ngoại trừ hoạt động để đạt tới những thay đổi trong luật lệ mà chúng ta nghĩ là sai. Tuy nhiên những nhà cải cách và những người thuyết giáo không ngừng hướng về một luật đạo đức cao hơn mà họ tuyên bố sẽ thay thế những luật lệ của tổ quốc. Làm sao chúng ta quyết định tuân theo bên nào được khi luật đạo đức và luật thành văn xung đột?

M.L.

M.L. thân mến,

Xin phép diễn đạt câu hỏi của bạn theo cách này: Con người có được biện minh vì bất tuân luật Dân sự khi điều đó xung đột với luật Đạo đức? Đây là câu hỏi gay go mà chúng ta phải đương đầu trong những hoàn cảnh vừa hiếm hoi vừa gây phiền phức. Thông thường, chúng ta mong cho luật pháp của nhà nước phù hợp với những nguyên tắc của luật đạo đức – những nguyên tắc của sự công bằng tự nhiên và của lý trí. Chúng ta mong cho luật dân sự nhắm vào cái gì công bằng cũng như cái gì có lợi, và nhìn chung chúng ta không thất vọng. Luật Dân sự thường ngăn cấm thay vì ra lệnh vi phạm đời sống, tự do, quyền sở hữu, và những quyền con người khác.

Các triết gia và các nhà thần học nghĩ rằng luật Dân sự phải phù hợp với luật Đạo đức cũng nhận thức được rằng một qui tắc của luật Dân sự có thể, trong trường hợp đặc thù, không công bằng. Do đó, theo quan điểm của họ, nói đúng ra, nó không thực sự là luật. Augustine diễn đạt điều này rất rõ: “Một luật mà không công bằng là một luật chỉ có trên danh nghĩa”. Nó có thể có sức mạnh của nhà nướcđằng sau nó, nhưng nó thiếu uy quyền đạo đức.Nó không ra lệnh cho lương tâm và ý chí chúng ta được.

Thế thì, con người đức hạnh phải làm gì trong hoàn cảnh như thế? Anh ta sẽ giáp mặt với hai lựa chọn chính – bất tuân luật hay làm cho nó thay đổi. Lựa chọn thứ nhất, bất phục tùng dân sự, được Henry David Thoreau(1)ủng hộ. Như ông nhận thấy, người công bằng không thể trong nhất thời nhất trí với một đạo luật không công bằng. Anh ta không thể kiên nhẫn chờ cho tới khi anh ta và những công dân có cùng khuynh hướng xoay xở sao cho luật đó bị bãi bỏ hoặc sửa đổi. Người công bằng, theo quan điểm của Thoreau, phải sẵn sàng bất phục tùng một luật không công bằng và nhận lãnh bất kỳ hình phạt nào nhà nước đưa ra cho anh ta. Anh ta phải hành động một mình và ngay lập tức chống lại điều sai trái bất công.

Như Augustine, Aquinasnghĩ rằng một luật dân sự mà vi phạm luật đạo đức là một luật chỉ tồn tại trên danh nghĩa, ràng buộc chúng ta bằng vũ lực của nó nhưng không phải là luật hiện hữu trong lương tâm. Tuy nhiên, ông khuyên không nên bất phục tùng một luật như thế một cách quá dễ dàng hoặc quá vội vã. Như ông nhận thấy, mục đích của luật dân sự là giữ cho xã hội được yên ổn và hài hòa. Khi nhà nước ban hành một luật không công bằng vi phạm quyền tự nhiên, chúng ta phải quyết định xem có phải sự bất phục tùng sẽ gây hại nhiều hơn lợi cho xã hội hay không.

Lockenghĩ rằng mọi người đều có quyền tranh đấu chống lại những luật không công bằng, nhưng, như Aquinas, ông cũng đồng ý phải thận trọng. Chừng nào nhà nước còn cung cấp những phương tiện hợp pháp để thay đổi những luật không công bằng, thì không có gì biện minh được cho sự nổi loạn quá khích. Nếu những cá nhân bất phục tùng những luật mà họ cho là không công bằng, không chờ đến sự sửa sai khi có thể được, chính quyền dân sự sẽ không tồn tại lâu, và chúng ta sẽ bị dồn vào tình trạng vô chính phủ.

Theo Locke, chỉ nên nổi loạn khi nào đa số dân chúng bị đàn áp một cách nghiêm trọng với sự vi phạm những quyền tự nhiên của họ. Lúc ấy và chỉ lúc ấy một sự nổi dậy có vũ trang – chứ không phải sự bất đồng chính kiến phù phiếm của những cá nhân riêng lẻ – sẽ kêu đòi sự phán xét của Nước Trời như trọng tài giữa dân chúng và những bạo chúa cai trị họ tồi tệ.

Tất cả những tác giả nói trên đều nhất trí rằng một luật không công bằng thì không bó buộc đối với lương tâm. Nhưng họ bất đồng với nhau về phương thức hành động để chống lại nó. Đối với Thoreau, sự bất phục tùng tức thì là sự đúng đắn duy nhất và là hành vi thiết thực mà một con người đạo đức có thể chọn lựa. Nhưng AquinasLockemuốn cân nhắc những hậu quả của sự bất phục tùng và ước lượng tầm quan trọng của sự bất công cá biệt đối với toàn thể cấu trúc của xã hội dân sự. Lockeít e ngại hơn Aquinasvề những hậu quả của bất phục tùng, nhưng thận trọng hơn Thoreau.

Ba lập trường tiêu biểu này đã có ảnh hưởng trong lịch sử và ngày nay vẫn còn dễ nhận thấy. Những người Mỹ định cư trên đất mới tranh cãi phải làm gì trước pháp luật áp chế của người Anh đã chấp nhận quan điểm của Locke. Thật vậy, chúng ta có thể tìm thấy chính ngôn ngữ của Locke, biện minh cho sự nổi loạn, trong những giòng mở đầu của Tuyên ngôn Độc lập. Trong cuộc tranh luận về sau của người Mỹ về tình trạng nô lệ và tiến trình lập pháp như Đạo luật Nô lệ bỏ trốn(2), cả ba lập trường đều được tìm thấy ở những người cùng coi thể chế nô lệ là bất công và những luật lệ củng cố nó là tội lỗi. Tại Nam Phi ngày nay, những người tin vào quyền con người đang thẩm tra lương tâm họ để quyết định chọn lựa hành động nào chống lại đạo luật chủng tộc hạn chế do chính quyền của họ đưa ra.

Bất phục tùng tức thì, thay đổi từng bước, hay chỉ thay đổi như một phương sách cuối cùng – đây vẫn là ba con đường chủ yếu được tán thành để đối phó với những luật lệ bất công. Mỗi người trong chúng ta phải tự quyết định cho mình cái gì là tốt đẹp hơn trong hoàn cảnh đặc thù: biểu lộ sự phản kháng theo lương tâm hay giữ gìn trật tự dân sự.


(1)Henry David Thoreau(1817 – 1862): tiểu luận gia và triết gia Mỹ. Ông là người theo thuyết Tiên nghiệm và chủ nghĩa Tự do hàng đầu. Các tác phẩm của ông có thể kể Civil Disobedience(“Bất phục tùng dân sự”; 1849) và Walden(1854), trong đó ông mô tả một đời sống giản dị và gần gũi với thiên nhiên.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Nguồn cội của pháp quyền

    30/10/2014TS. Nguyễn Sĩ DũngHiện nay, theo nhận thức của đa số người Việt chúng ta, Nhà nước pháp quyền là Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật. So với việc quản lý xã hội bằng mệnh lệnh hành chính, cách hiểu này là một tiến bộ to lớn trong tư duy pháp lý của người Việt. Tuy nhiên, pháp quyền là một cái gì đó vĩ đại và tốt đẹp hơn như thế rất nhiều...
  • Suy đoán vô tội và suy đoán có tội

    03/05/2014Đoàn Tiểu LongChống tham nhũng dễ hay khó? Nhiều người nói rằng khó vì rất khó có được bằng chứng nhận hối lộ hay lợi dụng chức vụ để trục lợi một cách tinh vi. Đó là nguyên nhân vì sao dư luận kêu ca nhiều, nhưng số vụ đưa ra xét xử lại vô cùng ít...
  • Quyền sở hữu trí tuệ đối với phần mềm

    05/12/2006Đào Minh ĐứcQuyền tác giả đối với tác phẩm bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản. Quyền nhân thân (liên quan chủ yếu đến các chuyên viên phân tích hệ thống và lập trình viên của PM) bao gồm các quyền: đặt tên cho tác phẩm, đứng tên trên tác phẩm, được nêu tên khi tác phẩm được công bố, sử dụng, công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm...
  • Tản mạn xung quanh chữ “quyền”

    28/10/2006Nguyễn Đức ThạcTrên hành trình thực hiện khát vọng tự do và sự tự khẳng định quyền của con người, khái niệm "Quyền" luôn "đi, về" trong suy tư của mỗi con người với bao trăn trỏ, hăm hở, nhiệt thành và nhiều khi cũng thật vất vả đến mệt mỏi, ngay cả khi con người có cái tâm trong sáng. Và điều ấy ta thêm một lần cảm nhận được khi nghe một vị Bộ trưởng phát biểu giải trình kiến nghị và trả lời chất vấn tại kỳ họp vừa kết thúc của Quốc Hội, điều đó là sự tương quan giữa vô hạn và hữu hạn...
  • Bản chất của Luật và các loại Luật

    02/10/2006Hầu hết những tranh luận về bản chất và nguồn gốc của luậtđều cho rằng nó xuất phát từ tập tục xã hội, ý thức đạo đức, hoặccộng đồng chính trị và luật lệ của nó. Có một định nghĩa chungnhất nào về luật bao gồm các ý niệm về tập tục, các tiêu chuẩnđạo đức và luật thành văn không?
  • Tác động của dư luận xã hội đối với ý thức pháp luật

    30/08/2006Ngọ Văn NhânTrước khi có sự xuất hiện nhà nước, pháp luật và cùng với đó là ý thức pháp luật, những yếu tố tham gia định hướng và điều chỉnh ý thức, hành vi xã hội của con người lại chính là đạo đức, phong tục, tập quán, truyền thống, tôn giáo, tín ngưỡng... đặc biệt là dư luận xã hội...
  • Vì sao người dân thờ ơ với pháp luật

    09/07/2006Nguyễn Đức LamỞ Việt Nam hiện nay cùng với việc có những đạo luật làm ra hầu như "nằm phủ bụi" trên giá, nhưng nhiều đạo luật xã hội rất cần thì lại chưa có. Có một thực trạng cần sớm được khắc phục, đó là một bộ phận lớn dân cư hoặc chua biết đến luật, hoặc ác cảm, thờ ơ với luật, với toà án. Tại sao lại có tình trạng như vậy?
  • Tại sao gọi một điều gì đó là tội?

    17/12/2005“Tội” về cơ bản không phải là một thuật ngữ pháp lý hay đạo đức. Nó là một thuật ngữ tôn giáo nhắm tới hành vi của con người phạm tới Thiên Chúa. Ngoài ý thức về linh thánh và uy nghi của Thiên Chúa, “tội” chẳng có ý nghĩa gì cả. Ở đâu thiếu vắng ý thức này, thì không có phán đoán về tội, bất chấp điều gì một cá nhân có thể làm hoặc không làm.
  • Đời và Đạo

    05/12/2005Phương TâmChuyện Chơi Trực tuyến (Game Online) gần đây được báo chí xúm vào hùa nhau râm ran một hồi. Đám nói Đông, một vài kẻ bảo Tây. Ở đây không nói chuyện Đông hay Tây mà nói chuyện quan hệ của cái Đông với cái Tây ấy...
  • Đổi mới hoạt động lập pháp

    08/11/2005Nguyễn Sĩ DũngCơ sở dữ liệu luật Việt nam do Trung tâm Tin học của Văn phòng Quốc Hội quản trị chứa tới khoảng gần 14.000 văn bản quy phạm pháp luật còn hiệu lực thi hành. Con số này là quá nhiều hay quá ít đối với đất nước ta?
  • Những cái giàu của một nền lập pháp

    02/11/2005Nguyễn Đức LamDịp năm hết Tết đến người ta hay chúc nhau “an khang thịnh vượng”. Nếu thịnh vượng gắn về sự giàu có, thì an khang là cái gì đó thuộc về tinh thần, văn hoá, sự bình an trong lòng xã hội và đất nước, trong tâm hồn mỗi người, an tâm làm ăn, sinh sống. Một nền lập pháp mà hướng đến những cái giàu về tài sản, về văn hoá, về quyền, về lợi ích của người dân, của xã hội, của đất nước thì ắt hẳn sẽ mang đến sự an khang, thịnh vượng ấy...
  • xem toàn bộ