Tại sao gọi một điều gì đó là tội?

02:52 CH @ Thứ Bảy - 17 Tháng Mười Hai, 2005

Thưa tiến sĩ Adler,

Tôi biết rằng ăn cắp, nói dối, và giết người là sai trái. Nhưng ta thêm được gì vào cảm thức của tôi về đúng sai khi nói rằng những hành vi này là những tội lỗi? Dường như nó chỉ mang tới cho tôi một cảm thức vô bổ về phạm tội và kinh sợ. “Tội” phải chăng là là một từ ngữ lỗi thời trong kỷ nguyên hiện đại này?

C.H.

C.H. thân mến,

“Tội” về cơ bản không phải là một thuật ngữ pháp lý hay đạo đức. Nó là một thuật ngữ tôn giáo nhắm tới hành vi của con người phạm tới Thiên Chúa. Ngoài ý thức về linh thánh và uy nghi của Thiên Chúa, “tội” chẳng có ý nghĩa gì cả. Ở đâu thiếu vắng ý thức này, thì không có phán đoán về tội, bất chấp điều gì một cá nhân có thể làm hoặc không làm.

Tình trạng có tội cơ bản là sự cách ly của con người với Thiên Chúa. Hành vi tội lỗi là hành vi bất tuân và nổi loạn qua đó con người quay lưng với Thiên Chúa. Con người chống kháng lại ý chí của Thiên Chúa bằng chính ý chí của mình. Những dấu hiệu của ý chí và sự ngạo mạn vô lối xuất hiện khi con người tự đặt bản thân mình và những ham muốn của mình vào trung tâm mọi sự, thay vì Thiên Chúa.

Những dấu hiệu cơ bản của tội lỗi đó được bày tỏ đầy kịch tính trong câu chuyện Kinh Thánh về tội của Adam. Adam và Eve(1)ăntrái cấm không chỉ vì thấy nó ngon lành quá, nhưng còn vì con rắn hứa hẹn rằng ăn trái đó sẽ khiến họ trở nên ngang hàng với Thiên Chúa. Sự ngạo mạn và ham muốn vô lối đã thúc đẩy hành vi bất tuân và nổi loạn nguyên thủy chống lại mệnh lệnh thần thánh này.

Augustinephát hiện thêm những động cơ thầm kín đằng sau tội lỗi. Ông kể cho chúng ta nghe trong cuốn Confessions(“Tự thú”) hồi còn nhỏ vì niềm vui trộm cắp ông đã trộm mấy trái lê như thế nào. Không phải là mùi vị của những trái lê mà là mùi vị của tội lỗi –” nỗi hồi hộp của hành vi chống lại luật lệ của Thiên Chúa”- đã làm ông thích thú. Đây là một dẫn chứng đắc địa về sự ham muốn vô lối nằm bên dưới hành vi tội lỗi.

Tuy nhiên tội lỗi không chỉ biểu lộ trong một số hành vi nào đó bị mệnh lệnh thần thánh cấm đoán. Tội lỗi còn xuất hiện trong thái độ, tính khí, và cảm xúc. Dâm dục và căm thù là tội lỗi, cũng như tội ngoại tình và giết người. Và trong quan niệm Cơ Đốc giáo truyền thống, sự tuyệt vọng và sự buồn chán kinh niên – không đi cùng với bất kỳ hành vi xấu xa nào – là những tội nghiêm trọng. Chúng là những biểu hiện sự cách ly của con người với Thiên Chúa, như sự thiện, ý nghĩa tối hậu, và cứu cánh của tồn tại con người.

Vậy thì, cố nhiên, tội lỗi-sai trái về phương diện tôn giáo không giống gì với tội ác-sai trái về phương diện pháp lý. Luật dân sự chỉ đối phó với những hành vi xâm phạm con người hay xã hội. Nó chỉ quan tâm tới những hành vi công khai, chứ không quan tâm tới những thái độ bên trong hoặc mục tiêu toàn bộ cuộc sống của một cá nhân. Mặc dù nội dung của một số tội lỗi (sin) giống với nội dung của một số tội ác (crime) (giết người, ngoại tình, và ăn trộm, chẳng hạn), nhiều tội lỗi không giống với tội ác gì cả (sùng bái thần tượng, chẳng hạn).

Lý do khiến chúng ta đánh đồng tội ác và tội lỗi là vì cả hai đều dính dáng tới những châm ngôn đạo đức. Nhưng sự sai trái đạo đức không hoàn toàn giống như tội tỗi. Nhận thức và trách nhiệm đạo đức có thể ở ngoài niềm tin tôn giáo và cảm thức tội lỗi. Từ quan điểm tự nhiên thuần túy, khi một người vượt quá giới hạn luật lệ đạo đức – như giết người, cướp của, v.v… - anh ta đang làm điều sai trái và anh ta đang đi trệch khỏi trật tự nhiên của mọi sự.

Tuy nhiên, trong Do Thái giáo và Cơ Đốc giáo, phá vỡ luật lệ đạo đức cũng coi là có tội. Vượt quá giới hạn luật lệ đạo đức cũng tức là vượt quá giới hạn luật lệ thần thánh. Sự xâm phạm con người là xâm phạm Thiên Chúa. Nó là biểu hiện của sự bất kính, bội giáo, và bất phục tùng đối với Thiên Chúa. “Tôi đã phạm tội chống lại Thiên Chúa và phạm tội trước người,”đứa con hoan đàng đã nói với cha mình như thế. Câu nói này biểu lộ đầy đủ thái độ của một người có tín ngưỡng đối với hành vi sai trái của mình.

Vậy thì, chúng ta có thể nói rằng mọi sự vi phạm luật lệ đạo đức đều là tội lỗi, nhưng chúng chỉ như là những biểu hiện của việc con người quay lưng lại với Thiên Chúa. Nội hàm của tội rộng hơn những vi phạm đạo đức, vì tuyệt vọng và buồn chán là những tội nằm ngoài bất kỳ hành động xấu xa nào. Và sự linh

thánh hệ tại ở một cái gì khác hơn là sự tuân thủ đầy đủ luật lệ đạo đức. Pascal(2)quan sát thấy người có tôn giáo càng sống ngay chính thì anh ta càng tự nhận mình là người có tội. Anh ta là người hiểu rõ nhất anh ta còn cách xa sự linh thánh trọn vẹn biết chừng nào.

Một ví dụ sinh động về điều này được trình bày trong Sách Isaiah(3), theo đó nhà tiên tri Isaiah cảm thấy mình hoàn toàn không xứng đáng và không trong sạch trước mặt linh thánh. Đây là ý nghĩa sâu xa về tội lỗi hơn cả ý nghĩa gán cho những hành vi và thái độ của cá nhân. Chúng ta có thể gọi đó là tội lỗi của thân phận con người, của sự bất xứng con người khi so sánh với Thượng Đế. Học thuyết Cơ Đốc giáo về tội tổ tông – truyền từ Adam đến loài người – là một trong những phương cách mà các nhà tư tưởng từng sử dụng để giải thích tội lỗi của thân phận con người.



(1)Adam và Eve: theo Kinh Thánh, Adam là người đàn ông đầu tiên và Eve là người đàn bà đầu tiên được Chúa tạo ra vào ngày thứ sáu của công cuộc sáng thế.
(2)
Blaise Pascal(1623 – 1662): triết gia và nhà toán học người Pháp. Ông được xem là một trong những khối óc vĩ đại trong lịch sử trí tuệ Tây phương. Ông để lại nhiều công trình, trong đó có: Calcul des Probabilités(“Phép tính Xác suất; 1651), Les Pensées(“Tư Tưởng; 1655), Les Provinciales(“18 bức thư gởi về tỉnh”; 1655). Một trong những câu nói nổi tiếng của ông là: “Con người là một cây sậy, nhưng là cây sậy có tư tưởng. Và đó là danh dự của nó.”
(3)Sách Isaiah(Book of Isaiah): một trong những sách tiên tri trong Cựu Ước.
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Bàn thêm về mối quan hệ giữa trí thức và nhân cách

    15/06/2020Vương Trí NhànGiữa con người và nhân cách có sự khác nhau: một bên là sản phẩm tự nhiên (ta hay nói ai cũng là một con người), còn bên kia là sản phẩm của quá trình tự đào luyện với sự giúp đỡ cửa lý trí sáng suốt. Nói cách khác: người ta không sinh ra đã là một nhân cách, người ta chỉ trở thành một nhân cách...
  • Bên tình bên lý, bên nào nặng hơn?

    13/01/2018Phạm Vũ Lửa HạTình huống mâu thuẫn Lý-Tình được hai nhà xã hội học Mỹ Samuel Stouffer và J. Toby đặt ra năm 1951 để nêu một thế khó xử thường gặp: tuân thủ luật lệ chung hay tôn trọng quan hệ tình cảm riêng.
  • Về chứng bệnh ảo tưởng

    27/08/2017Hạnh NguyênChúng ta đang sống trong thời đại có quá nhiều kẻ hão huyền và ảo tưởng về bản thân mình. Có lẽ những người nông dân gắn cả đời họ trên đất đai và ngũ cốc không mang trong mình cái chứng bệnh chết người ấy. Bởi, danh phận đơn giản và đầy thách thức xác thực đã cho họ một con đường đúng...
  • Thế kỷ XXI: Tìm về đức tin và cuộc sống nội tâm

    25/02/2017Thanh ThảoĐó sẽ là một thế kỷ không dễ dàng. Khoa học kỹ thuật sẽ có những bước tiến vũ bão, kéo con người vào “cuộc chơi” của nó. Nghĩa là, nếu lỏng tay, con người sẽ bị điều khiển bởi chính những sáng tạo của mình. Đó là một nghịch lý có thật. Con người sẽ thoát ra khỏi nghịch lý ấy bằng cách nào?
  • Ý nghĩa của tiền bạc

    20/09/2016Minh Huệ & AlphabooksTrong tiểu thuyết Atlas Shrugged xuất bản năm 1957 với đề tài là "vai trò của trí tuệ trong sự tồn tại của con người", Ayn Rand đã đưa ra những khái niệm mới mẻ về giá trị của tiền bạc. Rằng ham mê tiền bạc không phải là nguồn gốc của mọi tội lỗi. "Sự ham mê tiền bạc tức là nhận thức được rằng tiền được làm ra nhờ năng lực của con người và là phương tiện để đổi lấy những gì xứng đáng nhất"...
  • Cái giá phải trả cho sự giàu có

    19/06/2016Trần Cao DũngNgười cha giàu nói với tôi có rất nhiều cách để làm giàu. Cách nào cũng có cái giá của nó. "Ta càng phục vụ nhiều người bao nhiêu, ta càng trở nên giàu có bấy nhiêu.”
  • Từ kiến thức đến nhân cách

    20/10/2015Vương Trí NhànCái vấn đề đặt ra chung quanh khái niệm người trí thức vốn khá đa dạng. Ở một số nước, người ta nhấn mạnh lương tâm trách nhiệm con người trí thức trước xã hội. Ở một số nước khác, người ta thích bàn đến mối quan hệ giữa tự do và phục vụ, dấn thân và "xây tháp ngà" để làm khoa học. Riêng ở Việt Nam, theo ý chúng tôi, trong nhiều trường hợp, câu chuyện nhân cách vẫn nổi lên rõ rệt hơn cả...
  • Tại Minh Minh Đức

    16/07/2015Thuỷ ThiênNhiều vấn đề bức xúc, nhiều chuyện vướng mắc, nhiều lệch lạc... Đó là những gì có thể thấy qua các phương tiện thông tin đại chúng. Chung quy lại là chuyện quản lý. Quản lý kém hay không biết quản lý? Nguyên nhân ở đâu? Tại không biết quản lý, tại không có kiến thức, hay tại không có ý thức?
  • Thời đại ảo và những hệ luỵ mang tên @

    24/06/2015Dương Bình NguyênNhưng đã đến lúc, cần nhận thức một cách cụ thể rằng, có không ít người trẻ coi internet là một công cụ để thực hiện mục đích xấu và những hành vi đồi bại. Đã đến lúc cần phải tạo ra một môi trường để cho họ “tư duy lại tương lai” của mình. Nói như giáo sư Chu Hảo, rằng cho đến tận bây giờ để trả lời sòng phẳng câu hỏi “sống để làm gì?” thật không phải dễ dàng. Nhưng sống với ước mơ và vươn tới cái đẹp thì cũng không phải quá khó khăn. Có bao nhiêu người đã bội ước với tuổi trẻ của mình? Cái đó tuỳ thuộc vào tư duy của bạn. Nhưng @ thì phải đẹp, đẹp hơn rất nhiều ước mơ về một chiếc xe 5.900USD
  • Hình mẫu

    15/06/2015Nguyễn Hữu TháiHình mẫu là gương tiêu biểu về nhân cách và hoạt động của những con người mà ta có thề lấy làm chuẩn noi theo để tiến lên trong cuộc sống. Thường thì họ là những người thành công và hoạt động chân chính trong các lĩnh vực sinh hoạt khác nhau trong đời thường và là các nhân vật xuất sắc mà các phương tiện truyền thông đại chúng hay đề cập đến...
  • Phiếm bàn về chữ 'Khát'

    10/09/2014Nguyễn Quang Thân"Khát" chỉ một nghĩa đen duy nhất là khát nước. "Khát" còn vô vàn nghĩa bóng... "Khát" được làm nên sự nghiệp. "Khát" được sống, được yêu thương, được thi thố tài năng cho những việc hữu ích, được biến những giấc mơ đẹp thành hiện thực. Đấy là những cơn khát làm con người thăng hoa, làm nhân loại tiến lên phía trước. Nhưng Khát tiền là một trong những cơn khát khốc liệt nhất của rất nhiều người...
  • Khi nào tiền bạc làm nên hạnh phúc?

    01/07/2014Đức LêĐúng là tiền bạc có thể làm người ta hạnh phúc. Nhưng với điều kiện ta phải có nhiều tiền hơn là những người xung quanh ta. Đó là kết quả của cuộc nghiên cứu mới đây nhất về hạnh phúc của nhà khoa học.
  • Càng giàu, càng thích hưởng thụ! Nhưng hạnh phúc thì...?

    20/08/2013Minh ThiKhi xã hội phát triển, ngày càng nhiều người áp dụng lối sống hưởng thụ cho chính mình. Thực ra, hưởng thụ là một điều tốt, nó là thước đo đời sống của con người và xã hội hiện đại. Vấn đề đặt ra chỉ là cách hưởng thụ như thế nào mà thôi, bởi đôi khi cách thức hưởng thụ lại có thể khiến con người bất mãn thêm và thế giới trở nên kiệt quệ...
  • Lối sống

    27/02/2013Nguyễn Trần BạtCon người luôn luôn phải tồn tại trong một cộng đồng người, một nước, một khu vực nhất định. Trong cuộc sống chung như thế, người ta buộc phải tuân thủ những qui tắc nhất định, thành văn hoặc bất thành văn. Những qui tắc này bao trùm tất cả các lĩnh vực: đạo đức, thẩm mỹ... Trong số đó, có những qui tắc dần dần được cá nhân thừa nhận và trở thành thói quen...
  • Không được phép!

    15/12/2005Lưu QuangRất có thể các cầu thủ U23 đã phản bội, như đứa con hư nhẫn tâm bán đứng bà mẹ nghèo. Nhưng vì sao họ lại có thể làm cái việc “coi trời bằng vung” ấy? Chẳng lẽ họ không hiểu rằng có những ranh giới không được phép vượt qua: Tổ quốc-Danh dự - Lòng tự trọng
  • Giầu có đạo lý

    25/11/2005Nguyễn Đình ChúNghiên cứu vấn đề đạo lý của đất nước, trước hết phải nghiên cứu nhằm khai thông những vấn đề thuộc về lý thuyết, thuộc về quan điểm, quan niệm.
  • Tiền tài & Hạnh phúc

    22/11/2005TS. Nguyễn Chí ThuậtTrung tâm Thăm dò Giá trị Thế giới đã tiến hành trong năm 2002 cuộc điều tra dư luận với hai câu hỏi được đưa ra: Bạn có phải là người hạnh phúc? và Bạn có hài lòng về cuộc sống của mình?
  • Cơn khát bằng cấp, học hàm, học vị

    14/11/2005GS. Hồ Ngọc ĐạiNhân loại đang cơn khát tư hữu và cơn khát quyền lực. Cơn khát ấy là chuyện tất nhiên, nó thế là nó thế, không nên đặt ra vấn đề tốt xấu, sang hèn (mà có chăng thì chỉ ở cách thức thỏa mãn thôi)...
  • Lương không đủ song vẫn sống đàng hoàng

    09/11/2005GS. Tương LaiChuyện tiền lương hiện có một nghịch lý: hầu hết người lao động làm công ăn lương ai cũng kêu là “lương không đủ sống” nhưng rồi người ta cũng buộc phải sống, hơn nữa có những người sống “quá đàng hoàng”.
  • Một số mâu thuẫn nảy sinh trong quá trình xây dựng lối sống mới ở nước ta hiện nay

    08/11/2005Võ Văn ThắngQuá trình xây dựng lối sống ở nước ta hiện nay đang gặp phải một số mâu thuẫn. Đó là, mâu thuẫn giữa yêu cầu kế thừa, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc với xu hướng phủ nhận những phẩm chất đó; mâu thuẫn giữa yêu cầu kế thừa, phát huy giá trị văn hóa truyền thống với xu hướng phương Tây hóa; mâu thuẫn “hóa giải” các mâu thuẫn đó, đồng thời đảm bảo mục tiêu xây dựng lối sống mới, hiện đại, văn minh và mang đậm bản sắc dân tộc...
  • Socrate và phiên tòa xét xử ông

    03/11/2005Nguyễn Văn DũngÔng là người theo phái quý tộc chống lại chính thể dân chủ Athenai. Sau thất bại của Athenai trong cuộc chiến Peloponnes chống lại Sparta, chính quyền của Athenai đã tổ chức phiên tòa xét sử Socrate. Ông bị buộc tội là kẻ thù của chính thể dân chủ, là kẻ theo tà đạo và làm hư hỏng thanh niên. Những câu trả lời, những lời tự bào chữa của ông tại phiên tòa đã thể hiện những tư tưởng triết học sâu sắc của ông...
  • Ý chí tự do và thuyết tất định

    31/08/2005Những người phủ nhận ý chí tự do thường làm thế vì họ giải thích mọi hiện tượng tự nhiên bằng một chuỗinhững nguyên nhân. Họ cho rằng bởi vì con người là một phần của tự nhiên, hắn không thể được miễn trừ khỏi chuỗi các nguyên nhân phổ quát này. Những người ủng hộ ý chí tự do thì thường phân biệt giữa hành vi con người và mọi hiện tượng tự nhiên khác. ...
  • Để chống lại sự "hạ cấp và phàm tục" trong đời sống văn hóa

    17/08/2005Tương LaiKhi đòi hỏi cần tạo cho được thật nhiều “mô hình thuyết phục”, những mô hình về đạo đức và văn hóa (*), tôi muốn nói thêm về “trách nhiệm nắm chắc các chuẩn mực văn hóa và điều chỉnh nó trong đời sống xã hội bằng các mô hình thuyết phục”...
  • Về chuyện tiền bạc

    18/07/2005Tiền bạc là vị sứ giả làm trung gian trao đổi các vật iùm cho mọi người, đó là ý nghĩa ban sơ của nó.
    Khi loài người phát triển sinh hoạt về mọi mặt thì ý nghĩa của tiền bạc thay đổi theo một cách tích cực hơn, tinh vi hơn.
  • Xung đột giữa lý trí và tình cảm

    24/08/2005Cảm xúc, như từ ngữ cho thấy, làm lay động chúng ta. Sợ hãi, giận dữ, yêu thương, và vui vẻ gây xáo trộn chúng ta từ bên trong và thường khiến chúng ta hành động hướng ra bên ngoài. Sự mãnh liệt, kích thích, và xung lực dẫn tới hành động này tương phản sâu sắc với sự vô tư, cân bằng, và điềm tĩnh gắn với lý trí. Các tác gia vĩ đại trong truyền thống của chúng ta bàn về sự tương phản này và đề xuất những lý thuyết khác nhau về các vai trò đích xác của lý trí và tình cảm trong đời sống con người. ...
  • Quan điểm maxit về mối quan hệ Đạo đức - Chính trị - Pháp quyền

    07/07/2005Đỗ Hữu Nhân (Trường Chính trị Nguyễn Văn Linh - Hưng Yên)Việc nghiên cứu đạo đức, dù từ bất kỳ phương tiện nào, cũng đều phải trả lời câu hỏi: Cái gì quy định nội dung cơ bản của đạo đức? Và với tư cách một hình thái ý thức xã hội, đạo đức phản ánh lĩnh vực nào của tồn tại xã hội? Về điều này, C. Mác và Ph. Ăng-ghen cho rằng, tìm hiểu hiện tượng đạo đức không thể chỉ dừng lại ở chỗ giải thích nội dung khái niệm của nó, mà còn phải đi sâu, tìm hiểu nguồn gốc xã hội, đặc điểm kinh tế, cơ sở giai cấp, nghĩa là tìm hiểu tồn tại xã hộiđẻ ra hiện tượng đạo đức ấy.
  • Ở đâu, đạo đức và lương tâm của giới trẻ?

    07/07/2005Tuyết Thanh, Viện Văn họcTôi thấy có một mặt của thanh niên đang tụt hậu, có thể dùng khái niệm suy thoái. Nghĩa là các thế hệ ông cha đã từng có rồi mà thanh niên ngày nay (một bộ phận lớn) đang làm mất đi, suy yếu đi. Đó là đạo đức và lương tâm nghề nghiệp.
  • xem toàn bộ