Thói hư tật xấu của người Việt: Dễ thỏa mãn, tầm nhìn hẹp, không giữ tín, ...
Không lo xa, dễ thỏa mãn
(Lương Dũ Thúc, Báo Nông cổ mìm đàm, 1902)
Tôi luận rằng người nước Nam ta khi túng thiếu thì lo lắng thở than , trong lúc đói lo một hồi mà thôi, chớ no không lo nữa.
(…) Người nước của chúng ta, bởi không từng trải ít thấy rộng ít nghe xa (…) hễ vừa mới động nở nòi ra một thí(1) thì là đổi tính đổi nết, làm bề làm thế(2), muốn nghỉ mà ăn chơi. Bởi làm sao vậy? Bởi trong trăm người mới có một, thì là trong một xóm ở chừng một trăm, người ấy đã đặng trên mấy bợm(3) khác. Có bạc chục bạc trăm, cho vô cho ra, đã có người thiếu nợ mình rồi, cho nên hết muốn ráng sức nữa. Vì vậy nhiều khi nghèo nàn khổ sở lại… Đến lúc nghèo rồi lại than thở trách trời sinh mình sao mà vận xấu, mới cho khá rồi lại làm cho nghèo, tại trời không thương.
(1) khá giả một tí.
(2) làm dáng, khoe mẽ.
(3) bợm đây không có nghĩa xấu mà chỉ nghĩa bọn khác, kẻ khác.
Tầm nhìn hạn hẹp
(Phan Bội Châu, Việt quốc sử khảo, 1908)
Tục ngữ có câu rằng "cọp chết để da, người chết để tiếng". Xem câu nói đó thời danh vẫn nên quý. Nhưng tội tình thay! Óc ti ti như óc dơi, mắt ti ti như mắt muỗi, ngoài buồng the, bếp núc, vẫn không biết gì là nước non, trừ sọ bò đầu heo, vẫn không biết gì là rồng rắn. Huống chi vết xấu ở gia đình, thói hư ở xã hội, gắn sâu buộc chặt trải mấy nghìn năm, đoàn thanh niên cho đến phường tân tiến(1), đua tranh danh giá, chẳng cu-li thượng đẳng thời nô lệ quá ưu, miệng chưa ráo sữa đã lóc lẻm những thẻ bạc bài ngà, ức(2) chưa rời nôi mà ao ước những mề đay kim khánh. Ôi! Thế là vinh danh hay sao? Qúy hóa hay sao??
(1) đoàn thanh niên đây chỉ thế hệ trẻ, còn phường tân tiến trong xã hội Việt Nam đấu thế kỷ XX là tớp người đi theo xu thế Âu hóa.
(2) ngực.
Không biết giữ chữ tín
(Trần Chánh Chiếu, Lục tỉnh tân văn, 1908)
Không giữ chữ tín thì anh lừa tôi, tôi lừa anh, trăm chuyện sẽ nát, tinh thần xã hội tan rã (…). Bất tín lớn nhất: một là dối trá.
Nhiều người nước ta vụng trong đường mưu sinh(1) nhưng lại giỏi dối trá giả mạo. Hai là bội ước các quy chế, chương trình, mà lại làm ra vẻ tuân hành: Nói mười không giữ được hai ba; Ngay khi ký quy ước đã không cố ý thực hiện, cứ ký bừa, bất kể sau này ra sao. Cho nên quy ước chưa ráo mực mà như đã bỏ đi: Còn như ước miệng(1) thì chỉ là "nói láo mà chơi nghe láo chơi" (. ..). Những thói xấu ấy đầy rẫy mà cứ điềm nhiên không cho là quái gở.
(1) kiếm sống
(2) thỏa thuận miệng
Cần cả những lời cảnh tỉnh của người nay! Lý Văn Sáu Tôi rất tán thành và hoan nghênh mục Người xưa cảnh tỉnh Thói hư tật xấu của người Việt trong con mắt các nhà trí thức đầu thế kỷ thừ 20. Dân tộc nào cũng có những đức tính tốt đi đôi với những thói hư, tật xấu mà nguồn gốc sâu xa là hoàn cảnh và quá trình ra đời và hình thành của dân tộc ấy. Ta nên góp sức làm cho cái tốt, cái hay ngày càng được củng cố và lưu truyền, làm cho cái xấu ngày càng giảm đi. Vì vậy tôi đề nghị mục này cần phải tiếp tục, đồng thời lấy ý kiến của người đương thời, dấy lên một cuộc tranh luận, trao đổi, so sánh, minh họa, nêu cả hai mặt tốt và xấu, làm đậm nét hơn cái hay, cái không hay. Có lẽ đó là sáng kiến và sự đóng góp vô cùng quý báu của Thể thao & Văn hóa. |
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuHoài cổ là đi tìm vẻ đẹp trót bỏ quên
08/06/2019Linh HanyiNếu lãng quên lịch sử
13/02/2014Nguyên CẩnTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh LinhToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpSống chậm giữa đời nhanh
02/07/2010Lê Thiếu NhơnTương lai trong lòng quá khứ
06/02/2009Nguyễn Quân