Thói hư tật xấu của người Việt: Thị hiếu tầm thường, Thời gian phí phạm
Thị hiếu tầm thường
(Nguyễn Văn Vĩnh, Nhời đàn bà, Đăng cổ tùng báo, 1907)
Cái lý thú của nước Nam ta nhỏ mọn lắm. Kia cái đồng hồ từ tám mươi đời thì quấn vải tây điều, kết quả găng. Nọ núi non bộ khéo chắp tỉ mỉ trong trồng cây uốn con phượng. Cầu quán con con, thuyền bé lý tí. Câu đối về tranh hết tứ thời phong cảnh lại đến thiên lý giang sơn (1). Thi họa nhỏ nhen, thi chẳng ra thi, họa chẳng ra họa. Giang sơn treo cửa sổ, sơn thủy để đầu giương. Hoành phi câu đối thì chữ nghĩa đẹp phẩy mác hơn đẹp ý tình (2). Đồ chạm đồ cẩn thì tỷ mỳ con dơi già quả mướp non, người ngoại quốc mua cho cũng là thương công hơn trọng khéo. Ghế giường bàn tủ dáng dấp nặng nề. Nói tóm lại thì người Nam mình chưa cái gì là cái khéo. Mà càng bắt chước Tây bắt chước Tàu bao nhiêu càng xấu bấy nhiêu. Người mỗi ngày một hay, vi xảo (3) là thông ngôn ông tạo hoá. Ta mỗi ngày một đổ (4), vi xảo là cơn hứng chí điên cuồng. Học chẳng phải mà bắt chước cũng chẳng phải. Xảo nghệ muốn noi theo ngoại quốc, là phải noi lý tưởng (5) chớ không nên bất chước phù hoa. Kẻo mà khéo thêm ra chẳng thấy đâu, lại đang nghề nguyên lành hóa nghề lang lố (6) .
(1)cảnh sắc bốn mùa và núi sông. ngàn dặm, các mô-tlp đã trớ thành sáo mòn.
(2) "phẩy mác” là tên gọi hai nét dùng trọng chữ Hán, đây ý nói chỉ có cái đẹp bế ngoài.
(3) trình độ kỹ thuật.
(4)kém đi hỏng đi.
(5)đây hiểu là quan niệm.
(6) nghĩa như nhố nhăng.
Thời gian phí phạm
(Phan Khôi, Cái đồng hồ của người Việt Nam, Phụ nữ tân văn, 1931)
Trong tiếng ta có một lời mà người ta hay dùng là cơm vua ngày trời, tỏ ra ý ăn hết chừng nào thì ăn, làm được chừng nào thì làm, không bị hạn chế và thôi thúc chi hết. Lại có thành ngữ "làm việc quan" là làm việc rồi (1)… Phải, phàm kẻ làm việc quan không bị hạn chế thôi thúc thì tội gì làm đúng đắn làm kịp thời vụ làm chi! Bởi vậy cho nên ngày xưa chúng ta không có đồng hồ.
Chẳng những vì khoa học không ưa nên không làm được đồng hồ, mà chính vì cái quan niệm “cơm vua ngày trời” và “làm việc quan" ấy nó choán sẵn trong đầu rồi, không có sự cần nên không làm đồng hồ được.
Có người đeo cái đồng hồ không chạy, máy ở trong đã hư hết, nhưng vì nó đẹp nên cũng đeo cho có với người ta.
Ta chưa nhìn rõ cái giá trị thật của thời gian là thế nào.
(1) làm qua loa cho xong. “Rồi" ở đây như chữ “rồi” trong “ăn không ngồi rồi”.
Nội dung khác
Nhân chuyện “hoa Ưu Đàm”...
22/05/2022Nhà văn Lê Hoài NamThử nêu cách chữa “chứng lười đọc sách”
22/05/2022Nhà văn Nguyễn Khắc PhêÁo dài ngũ thân nam truyền thống - Di sản bị lãng quên
22/05/2022Hà Phương - Hạnh Lê thực hiệnSự bảo vệ của Mill đối với tự do cá nhân
22/05/2022Routledge, “Moderm Political Thinhkers and Ideas”Mạng xã hội và “kiến tạo xã hội”
22/05/2022Nguyễn Văn DữngMười kế sách dâng lúc gà gáy
22/05/2022Cách đây một thế kỷ, những người khổng lồ
12/05/2009Nguyên NgọcKỳ tích sau chiến tranh
06/08/2015Trần Trọng ThứcSức sống Việt
28/01/2015Nguyễn Bỉnh QuânVài lời về Địa – Kinh tế - Chính trị & hình dung Chính Khách hiện đại
15/04/2014Nguyễn Tất ThịnhSố phận tiêu biểu "soi gương" lịch sử Nga
07/11/2010Vai trò và khả năng hợp tác trong đời sống hiện đại
31/03/2015Nguyễn Trần Bạt