Xã hội hóa giáo dục và vai trò của Nhà nước

04:54 CH @ Thứ Ba - 11 Tháng Tám, 2009

Hiện vẫn còn khá nhiều ý kiến khác nhau xung quanh việc xã hội hóa giáo dục. Từng giảng dạy tại CHLB Đức, GS.TS. Nguyễn Vân Nam muốn đóng góp cách nhìn của ông về vấn đề này.

Vai trò của giáo dục lớn tới mức, nó có thể ảnh hưởng đến sự tồn vong của cả một dân tộc. Vì sao vậy? Vì giáo dục chính là trụ cột của một quốc gia để tạo dựng, giữ gìn và phát triển hệ giá trị xã hội.

Nền giáo dục có tốt thì mới góp phần tạo dựng, bảo vệ được một hệ giá trị nhân bản, phù hợp với đặc trưng tốt đẹp của dân tộc và vì vậy đủ sức mạnh làm nền tảng cho xã hội phát triển, hưng thịnh; ngược lại, với nền giáo dục kém và hệ quả đi kèm với nó, hệ giá trị yếu thì dân tộc đó khó có sức bật đi lên.

Vị trí đặt quảng cáoTrong quá trình toàn cầu hóa ngày nay, nhiều quốc gia phương Tây càng chú trọng phát triển giáo dục, coi đấy như một nhiệm vụ quan trọng của nhà nước trong việc giữ gìn bản sắc dân tộc. Họ ý thức rất rõ rằng trong thế giới ngày càng trở nên “phẳng” và mọi thứ đều giống nhau, một dân tộc muốn “nhận diện” được so với các dân tộc khác chỉ có thể dựa vào bản sắc dân tộc và nếu bản sắc dân tộc không còn thì điều đó đồng nghĩa với thảm họa dân tộc ấy sẽ bị xóa sổ, hòa tan.

Mặt khác, ngoài chức năng bao trùm trên, giáo dục còn mang một nhiệm vụ không kém phần quan trọng, đó là đảm bảo sự tồn tại và phát triển hay cụ thể hơn là hiện thực hóa quyền bình đẳng về cơ hội vào đời và tạo dựng cuộc sống của mỗi cá nhân trong xã hội. Bởi, để đạt được điều đó thì họ phải có cơ hội, ai cũng như ai, tiếp thu những giá trị, tri thức và kỹ năng mà nền giáo dục đã đưa lại cho họ.

Với ý nghĩa này, Hiến pháp của nước ta cũng coi “giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu”; “mục tiêu của giáo dục là hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân” (điều 35); “học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân” (điều 59). Cần lưu ý rằng trách nhiệm biến những chức năng ấy của giáo dục thành hiện thực thuộc về Nhà nước; đây là nhiệm vụ cơ bản nhất của Nhà nước mà nếu từ bỏ nó, Nhà nước sẽ mất đi tính chính danh của mình. Sở dĩ như vậy vì chỉ có Nhà nước mới có đủ nguồn lực, điều kiện cần thiết để làm việc đó và hơn thế nữa, như trên đã nói, giáo dục liên quan mật thiết với sự hưng vong của xã hội nên muốn tồn tại, phát triển, Nhà nước phải đẩy mạnh giáo dục.

Vậy xã hội hóa giáo dục là gì? Nói một cách nôm na, đó cũng chỉ là một trong những phương cách để nhà nước thực hiện nhiệm vụ hiến định là tạo điều kiện cho con em của mọi tầng lớp trong xã hội đều được đến trường và mọi cái gì cản trở nó đều không phải xã hội hóa giáo dục. Nói cách khác, xã hội hóa giáo dục (hay không xã hội hóa) dù kiểu nào đi chăng nữa đều phải nhằm đạt được những mục tiêu thiết yếu của giáo dục và nhà nước, trong mọi trường hợp, luôn luôn phải chịu trách nhiệm chính, không thể chuyển giao trách nhiệm của mình cho ai khác. Càng không thể lợi dụng xã hội hóa để biến giáo dục, nhiệm vụ chính danh của nhà nước, thành một ngành kinh doanh lấy lợi nhuận làm mục tiêu thay thế.

Điển hình cho quan niệm như trên về phát triển giáo dục là CHLB Đức. Học sinh, sinh viên ở đây từ cấp phổ thông đến đại học đều được hưởng chế độ miễn học phí. Ngoài ra, riêng những học sinh, sinh viên nghèo (không đủ điều kiện vật chất sống tối thiểu) còn được nhà nước trợ cấp, “bù” thêm tài chính để họ có thể an tâm sống và học tập. Ngoài hệ thống trường công lập, tại Đức có tới 2.500 trường tư. Trong số ấy, theo quy định của pháp luật, bất kỳ trường tư nào được nhà nước công nhận văn bằng có giá trị tương đương trường công thì nhà nước có nghĩa vụ cung cấp toàn bộ tài chính cho hoạt động của trường đó. Điều này cho thấy giáo dục trong mọi trường hợp là nhiệm vụ không thể tách rời của nhà nước, kể cả khi giáo dục được xã hội hóa và cho tư nhân tham gia.

Tuy nhiên, không nên hiểu xã hội hóa giáo dục một cách đơn giản dưới góc độ huy động nguồn vốn đầu tư mà phải mở rộng ra nhiều góc độ, phạm vi khác nhau.

Trước hết, là dưới góc độ của người đi học. Xã hội hóa giáo dục ở đây có nghĩa tạo điều kiện để làm sao cho người đi học được tham gia vào việc quản lý của trường cũng như xây dựng chương trình học tập, giảng dạy. Ở Đức, trong hội đồng xét chọn chương trình của trường cũng như ở cấp thành phố, ngoài thành phần thầy cô, bắt buộc phải có đại diện học sinh tham gia. Ngoài ra, mỗi trường đều có một hội đồng riêng của học sinh, sinh viên (để đánh giá, góp ý cho nhà trường về chương trình, phương pháp giảng dạy…) và vì nó giúp cho nhà nước thực hiện tốt hơn nhiệm vụ của mình nên hoạt động của hội đồng này cũng nằm trong số đối tượng mà nhà nước có nghĩa vụ hỗ trợ, đặc biệt là về mặt tài chính.

Ở một góc độ khác, xã hội hóa giáo dục nhìn từ phía thầy giáo, nhà trường chính là nhằm mục tiêu đảm bảo quyền tự do giảng dạy của họ hơn nữa. Ví dụ, ở Đức trước đây nhà nước đặt ra chương trình giảng dạy cố định, bắt thầy giáo phải dạy theo chương trình đó, kể cả phương pháp sư phạm. Với quá trình xã hội hóa, từng trường, từng địa phương, từng đối tượng học sinh được quyền có chương trình cũng như cách thức giảng dạy riêng cho phù hợp.

Còn dưới góc độ phụ huynh, xã hội hóa giáo dục là nhằm đảm bảo cho họ quyền tự do lựa chọn nơi học tập cho con em của họ. Có những gia đình giàu có, muốn con em của họ vào học ở những trường tốt hơn thì nhà nước tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, tổ chức mở những cơ sở giáo dục tiện nghi, chất lượng cao hơn để đáp ứng nhu cầu. Nhưng, một lần nữa xin lưu ý xã hội hóa giáo dục không có nghĩa là nhà nước chuyển giao hay phó thác nhiệm vụ hiến định của mình cho các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, mà là tạo điều kiện để toàn xã hội tham gia vào giáo dục, sao cho nó đáp ứng tốt nhất nhu cầu của mọi thành viên trong xã hội, sao cho ai cũng được đến trường, ai cũng có điều kiện hưởng cơ hội vào đời như nhau.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Cải cách giáo dục vì một nền giáo dục hiện đại

    07/11/2013Nguyễn Trần BạtMôi trường giáo dục tốt phải là vườn ươm các nguyên chính trị và các nguyên nhận thức, nói cách khác, nó phải là vườn ươm các module phát triển của toàn xã hội và là kho chứa tính phong phú của nhận thức xã hội...
  • Tranh cãi về học phí sẽ không đi tới đâu!

    02/06/2009Linh Thủy (PV báo Vietnamnet) thực hiện“Tất cả những chuyện tranh cãi như về học phí là không đi đến đâu. Không thu phí thì không phát triển sự nghiệp giáo dục được vì không có tiền, nhưng mà tiền thu rồi có còn hay không, được dùng vào việc gì không ai biết được.” – Chuyên gia tư vấn Nguyễn Trần Bạt.
  • Cuộc đua số lượng: Sự bất ổn trong giáo dục Đại học Việt Nam

    05/09/2008Lê Hồng NhậtNền kinh tế Việt Nam đang trải qua những thử thách đầy gay go. Ai cũng nhận thức được rằng, nguyên nhân cơ bản là do trình độ quản lý yếu kém và sự thiếu thốn nghiêm trọng nguồn nhân lực có trình độ ở mọi tế bào của nền kinh tế. So sánh với các nước trong khu vực, một điều rõ ràng là chúng ta đã không có sự chuẩn bị về vốn người cho sự phát triển. Trách nhiệm đó, một phần rất lớn là thuộc về giáo dục đại học. Đặc biệt là sự xuống cấp về chuẩn mực đào tạo...
  • "Xã hội hóa cái đầu"

    14/10/2006CameraGần đây cụm từ xã hội hóa được nhắc đến quá nhiều trên mặt báo. Xã hội hóa giáo dục, xã hội hóa y tế, xã hội hóa sân khấu, xã hội hóa điện ảnh, xã hội hóa... tùm lum thứ.Cứ như thể có cái gì mới mẻ lắm, tiến bộ lắm đang nhúc nhích tiến đến gần xã hội chúng ta.
  • Bài toán xã hội hóa

    03/05/2006TS. Nguyễn Sĩ DũngXã hội hóa và đổi mới tư duy vẫn là hai thứ khác nhau. Mối quan hệ giữa chúng nhiều khi cũng tế nhị như mối quan hệ giữa bình và rượu...
  • Xã hội hoá giáo dục

    15/09/2005Nguyễn Trần Bạt, Chủ tịch / Tổng giám đốc, InvestConsult GroupGiáo dục luôn là vấn đề trung tâm của đời sống xã hội vì nó quyết định tương lai của mỗi người và của cả xã hội. Thực trạng nhức nhối của nền giáo dục Việt Nam hiện nay - nguyên nhân làm trì trệ sự phát triển của Việt Nam - đặt ra vấn đề phải cải cách giáo dục và xã hội hóa giáo dục là một trong những giải pháp được đặt ra sôi nổi nhất. Phải khẳng định, xã hội hóa giáo dục là tinh thần, là nội dung quan trọng nhất của cải cách giáo dục, đảm bảo sự thành công của cải cách giáo dục?
  • Có hay không có thị trường giáo dục?

    09/07/2005Giáo sư Trần Phương“Chống thương mại hóa giáo dục”?Ai đó đã có lần đưa vào văn bản chính thức một cụm từ gây nhiều tranh cãi. Đó là cụm từ “chống thương mại giáo dục”. Theo cụm từ này thì thương mại hóa giáo dục vớinội hàm tiêu cực. Vậy mà chưa có một cuốn từ điển nào trên thế giới định nghĩa thương mại như thế cả. Các Mác từng định nghĩa “thương mại là sự trao đổi giữa các vật ngang giá”.
  • Cần có cái nhìn toàn diện về chất lượng giáo dục

    04/12/2003Sẽ là phiến diện và thiếu công bằng khi đưa ra kết luận về sự thiếu nghiêm túc trong dạy và học của giáo viên - học sinh toàn quốc trên cơ sở những quan sát cá nhân, cảm tính ở một số khu vực. Đã đến lúc, chúng ta cần có những thước đo toàn diện hơn, khoa học hơn, và hệ thống hơn về chất lượng giáo dục để thực sự hiểu rõ những điểm mạnh và yếu của hệ thống giáo dục nước nhà, cũng như so sánh tương quan với các nền giáo dục tiên tiến trên thế giới...
  • Sàng lọc giáo viên - cuộc "cách mạng" đầu tiên trong giáo dục

    24/11/2003Làm quản lý bao giờ cũng có người ủng hộ, người chống. Nhưng làm để người ủng hộ nhiều hơn người chống là được”. Ông Lê Doãn Hợp, bí thư Tỉnh ủy Nghệ An đã thẳng thắn mở đầu cuộc trò chuyện với phóng viên TTCN. Làm chủ tịch tỉnh rồi bí thư tỉnh ủy, ông luôn dành nhiều tâm huyết cho lĩnh vực giáo dục với một mục tiêu xác định: Nghệ An sẽ “đi nhanh” bằng giáo dục, một tỉnh nhiều khó khăn như Nghệ An muốn phát triển trước hết phải phát triển giáo dục để nâng cao cả “dân trí” và “quan trí”... (Ông Lê Doãn Hợp - Bí thư tỉnh ủy Nghệ An)
  • Chất lượng thấp - Thách thức của giáo dục VN

    04/09/2003“Tôi phải công nhận điểm yếu nhất của hệ thống giáo dục chúng ta hiện nay là chất lượng, hiệu quả còn thấp so với yêu cầu. So với các nước phát triển trong khu vực, chúng ta còn thua kém một khoảng cách khá lớn...” Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Minh Hiển đã phải thừa nhận điều này trong cuộc trao đổi với báo chí nhân dịp khai giảng năm học mới...
  • “Trọng tâm của chương trình mới là phương pháp dạy học”

    11/02/2003Số giáo viên không đạt yêu cầu sẽ bố trí công việc khác. Sở GD - ĐT chịu trách nhiệm về việc “lạm thu” ở địa phương mình. Mô hình trường THPT kỹ thuật sẽ được thí điểm từ năm học 2003 - 2004. Tiếp tục cải tiến tuyển sinh ĐH, CĐ
  • Những bất cập trong việc xã hội hóa giáo dục

    08/02/2003Bài viết của Giáo sư Hoàng Tụy đăng trên báo Nhân Dân điện tử ngày 18-5-2000 nêu ra: chấn hưng, cải cách, hiện đại hóa là nhiệm vụ cấp bách nhất của ngành giáo dục hiện nay.
  • xem toàn bộ