Bảo tồn nhưng phải thích ứng

10:11 SA @ Thứ Bảy - 19 Tháng Sáu, 2010

>> Bài trước:

Đây là hai vấn đề gắn bó mật thiết, xuyên suốt loạt bài phố cổ, đồng thời cũng là thông điệp trong bài 3 - bài viết tạm khép lại loạt bài "Phố cổ Hà Nội: Ứng xử thế nào cho phải?" của Hà Nội Mới. Với mong muốn "xới" lên những vấn đề đang có tính thời sự trong việc bảo tồn và phát huy giá trị phố cổ, xin bạn đọc xem như loạt bài của Hà Nội Mới là lời mời gọi cùng tiếp tục đóng góp cho việc ứng xử với "khu băm sáu phố phường" của chúng ta.

Trông tới, trông lui

Theo đánh giá của các chuyên gia, phố cổ Hà Nội hay khu đô thị cổ Hội An của Việt Nam cùng một số khu phố cổ (KPC) khác trên thế giới như Bắc Kinh (Trung Quốc), Damascus (Syria) tuy có điểm khác biệt, nhưng lại có chung tính chất của di sản văn hóa đô thị. Mỗi ngôi nhà dân sinh đồng thời là địa chỉ tham quan hay điểm kinh doanh du lịch.
Trước khi trông xa, hãy tìm kiếm bài học gần từ Hội An. Đó là sự cộng hưởng giữa dân cư và di sản, như chia sẻ của ông Đinh Hài - Giám đốc Sở VH,TT&DL Quảng Nam: Huy động được cộng đồng tham gia bảo tồn và phát huy giá trị của di tích; đồng thời gắn di tích với phát triển du lịch. Khi đã thấy được lợi ích thiết thực, chính người dân sẽ chủ động cùng với chính quyền gìn giữ, bảo tồn di sản.

Tương tự, khu phố cổ Hutong nằm ở trung tâm Thủ đô Bắc Kinh (Trung Quốc) cũng mang những cái tên gợi đầy ký ức như Chợ than, Chợ gạo, Chợ dê, Chợ cá tươi, gần như phố Hàng Than, Hàng Gà, Hàng Giấy, Hàng Điếu ở ta vậy. Hutong đã được đầu tư khoảng hơn 1 tỷ nhân dân tệ để tu sửa 40 ngõ cổ, cải tạo 1.400 tứ hợp viện, các điểm du lịch quan trọng trong khu vực bảo tồn cổ vật, cải thiện điều kiện cư trú của người dân…

Còn ở thành phố có từ 3.000 năm trước Công nguyên mang tên Damascus của đất nước Syria, từng được nhiều học giả cho là cổ nhất thế giới thì hiện nay nghề thủ công truyền thống như khảm xà cừ, gấm tơ tằm, đồ đồng, đồ thủy tinh và đồ gia dụng, hàng dệt… vẫn nhộn nhịp.

Di sản là tài sản

Xin trở lại với chia sẻ của nhà văn Siêu Hải, tác giả nhiều tiểu thuyết về Thăng Long - Hà Nội: Phố Hàng Than là con phố cổ nhất, xuất hiện từ thời Lý Bí, tức là thuở lập nước Vạn Xuân. Với lịch sử ấy, phố cổ “chở” theo biết bao giá trị, nếu biết phát huy, khai thác, nó sẽ thành khối tài sản vô cùng to lớn.

Thực tế, đã thấy rõ một số kết quả trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị phố cổ. Nhà số 87 phố Mã Mây xây dựng vào đầu thế kỷ XIX theo mô típ kiến trúc truyền thống của Việt Nam; đến năm 1999 thì được cải tạo thí điểm theo một dự án có sự hợp tác giữa hai thành phố Hà Nội và Toulouse (Pháp). Cái tên “87 Mã Mây” từ đó đã trở thành “ngôi nhà di sản” mỗi năm đón trên 2 vạn lượt khách tới thăm. Đây cũng là nơi làm sống dậy nhiều sinh hoạt văn hóa đậm chất Hà thành như triển lãm Nét Xuân (2004), Tết Trung thu truyền thống (năm 2009)…

Nhà cổ 87 Mã Mây đã trở thành nơi sinh hoạt đậm chất Hà thành. Ảnh: Viết Thành

Nối tiếp thành công của “87 Mã Mây”, giấc mơ giữ được cả kiến trúc và tinh thần của nhà cổ trong di sản dần hiện thực hóa. năm 2000, nhà 38 Hàng Đào - nguyên là đình Đồng Lạc (đình chợ bán yếm lụa) tiếp tục được bảo tồn, là nơi giới thiệu kỹ thuật xây dựng truyền thống kết hợp kỹ thuật tôn tạo hiện đại.

Cùng với những ngôi nhà, một số tuyến phố Hà Nội cũng thể hiện rõ khả năng thích ứng với đời sống: Tuyến đi bộ Hàng Đào - Đồng Xuân và chợ đêm Đồng Xuân với hơn 3.000 hộ kinh doanh đã góp phần giới thiệu văn hóa, kiến trúc không gian phố cổ tới du khách trong nước, quốc tế. Tuy nhiên, nhận xét của chính giới kinh doanh du lịch dưới đây lại khiến ta suy nghĩ về việc phố cổ đã thực sự phát huy hết khả năng làm thơm thảo cho cư dân và thành phố chưa: “Gần 100% khách du lịch trong nước, quốc tế đến Hà Nội theo các “tua” của trung tâm lữ hành Hanoi Red Tours có nhu cầu tham quan KPC, song chủ yếu đi… cho biết, chứ không có nhu cầu tìm hiểu giá trị lịch sử, văn hóa và không mua sắm. Bởi cơ bản hàng hóa sơ sài, manh mún, chưa đặc trưng, nhất là quy trình làm ra nó vẫn trong “bí mật”.

Tâm huyết và sự quyết tâm

Có thể khẳng định quan điểm bảo tồn và phát huy giá trị KPC Hà Nội đã rõ từ Thông báo số 72, ngày 26-5-1994 của BCH TƯ Đảng về một số vấn đề quy hoạch, xây dựng Thủ đô Hà Nội. Đó là: “Việc bảo tồn KPC là cần thiết và là một ý tốt, nhưng nên xem xét, xác định phạm vi khu vực bảo tồn hợp lý. Giữ mặt ngoài các khu phố cùng những cảnh quan, dáng vẻ đặc trưng kiến trúc của KPC. Mặt khác, phải cải tạo và nâng cao điều kiện sống và làm việc của khu phố này theo mức sống văn minh của thời đại, thanh toán các khu ổ chuột, mất vệ sinh, ô nhiễm và không bảo đảm an toàn”.

Trên tinh thần đó, ngay từ ngày 1-2-1998, UBND thành phố Hà Nội đã có công văn số 3026/UB-NNDC chấp thuận về mặt chủ trương xin sử dụng đất để giãn dân KPC. Từ đó đến nay, nhiều cuộc hội thảo bàn về việc triển khai dự án giãn dân đã được thực hiện. Trong buổi làm việc với quận Hoàn Kiếm cuối tháng 2 năm 2009, Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị đã nhấn mạnh: “Công tác giãn dân phố cổ cần coi trọng việc bàn bạc, lấy ý kiến rộng rãi của người dân, tạo đồng thuận trong quá trình thực hiện, bảo đảm công khai, minh bạch, khách quan, dân chủ, chống tiêu cực trong quá trình thực hiện”.

Tinh thần và những chủ trương nói trên là lối đi rộng để những người có trách nhiệm thực thi trực tiếp việc bảo tồn di sản phố cổ Hà Nội. Chưa kể người dân Việt Nam nói chung, người Hà Nội - trong đó có nhiều trí thức, chuyên gia, văn nghệ sĩ luôn luôn sẵn bầu tâm huyết với phổ cổ. Đã có việc tưởng quá “khó” là di dời các hộ dân ra khỏi đình, chùa, miếu trong KPC mà quyết tâm là thành công, tiêu biểu như đình Kim Ngân (số 42 phố Hàng Bạc), 25 hộ dân đã không còn cư ngụ ở đó và di tích đang được trùng tu, tôn tạo…

Vì vậy, điều cần nhất bây giờ là phải quyết tâm làm.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Nhận diện con người Hà Nội qua lăng kính văn hóa Thăng Long - Hà Nội

    17/10/2019GS.TS. Trần Văn BínhCon người sáng tạo ra văn hóa, là chủ thể của văn hóa, đồng thời con người cũng là sản phẩm của văn hóa. Vì vậy, thông qua con người có thể hiểu văn hóa của một cộng đồng, một dân tộc, và ngược lại, qua văn hóa cũng có thể hiểu rõ về con người...
  • Văn hóa là sống, vun đắp và tôn vinh

    04/08/2019G.S Tương LaiThế hệ trẻ hiện nay đang cần những dưỡng chất đến từ một nền văn hóa mà trong đó, những tinh boa của truyền thống dân tộc được thăng hoa trong quá trình chọn lựa và tiếp thu những thành tựu của văn hóa và văn minh của thời đại để tăng thêm sức đề kháng chống trả những cặn bã của nền văn minh ấy. Thế hệ trẻ nói chung đã vậy, thế hệ trẻ Thủ đô càng phải như vậy.
  • Giới trẻ Hà Nội và vòng vây giải trí

    19/07/2019Nguyễn Trương QuýTrở lại với những gì tôi đã xem, nghe, đọc về giới trẻ, mà rất nhiều văn nghệ sĩ ấp ủ đề tài này, động cơ là đáng trân trọng. Chúng tôi thích chứ, tuổi trẻ bao giờ cũng thích được nói về mình và khám phá mình cũng như thích nghe người khác đánh giá ra sao. Trong những vô vàn thành quả ấy, luôn có những giá trị đọng lại...
  • Sự hình thành trong im lặng của văn hóa

    09/04/2015Nguyễn Trần BạtPhải nói rằng đất nước chúng ta mới mở cửa được 20 năm và không phải lớp người nào cũng nhận được lợi ích từ Văn hóa Việt, vì thế mọi người đều vội vã đi tìm những cái cho mình trong đời sống, và do đó chúng ta nhìn thấy sự vội vã...
  • Hà Nội, di sản nghìn năm và tốc độ của đời sống hiện đại

    09/02/2015Nguyễn Trương QuýBắt đầu câu chuyện về Hà Nội, người ta thường nghĩ ngay đến kho "di sản gạch ngói" hay là những thứ "văn vật", thời thượng hơn thì dùng từ "văn hoá vật thể" để chỉ những cấu trúc xây dựng của đô thị, trong đó chủ đề phố cổ luôn nóng hổi và dù nghe đã nhàm tai, đã biết quá rõ những gì gọi là đẹp đẽ, những gì trầm kha của một khu phố luôn được nhắc đến hằng đầu trong những nghị quyết về văn hoá xã hội thủ đô hay những hội thảo chuyên đề về Hà Nội, nhưng hình như vẫn chưa ra được đáp số.
  • Đôi điều về quy luật phát triển của xã hội

    13/01/2014Nguyễn Văn ChiểnAi cũng biết trên thế giới ngày nay giàu mạnh nhất là 7 nước tư bản phát triển nhất mà người ta quen gọi là G.7. Vậy các nước ấy đã qua con đường phát triển như thế nào mà họ đạt được trình độ cao như vậy? Liệu các nước khác có hy vọng đuổi kịp trình độ phát triển của họ không?
  • Quyền được khước từ

    06/12/2009Dạ NgânNhững ngày cuối tháng 11, Hà Nội trở lạnh khác thường. Người dân bảo mới phải dùng máy lạnh suốt mấy ngày, rét bỗng đùng đùng đổ xuống, đất còn phải nẻ huống chi da dẻ môi miệng. Lạnh như đã sang Giáng sinh, trở tay không kịp.
  • Bộ mặt Hà Nội dưới bàn tay quy hoạch của người Pháp

    06/12/2009Kim ThiNhiều công trình kiến trúc tại Hà Nội đã được xây mới, hoàn toàn chịu ảnh hưởng của kiến trúc Pháp. Tuy nhiên, khu phố cổ vẫn giữ nguyên những đặc trưng của kiểu nhà truyền thống Việt Nam, hẹp và sâu. Nhìn vào quy hoạch của Pháp, cũng có thể thấy rõ mục đích muốn biến Hà Nội thành trung tâm quân sự và chính trị (trong tương lai), tạo điều kiện cho công cuộc khai thác thuộc địa.
  • Hà Nội phố, Hà Nội quê

    10/10/2009Trần TuấnBa mươi mấy năm rồi, Hà Nội với tôi chỉ còn là những chuyến đi, về. Bởi chừng ấy tháng năm, giã từ tuổi thơ bắt ve trèo sấu, giã từ tuổi niên thiếu bắt đầu chớm biết xao lòng buổi cắp cặp đi học ở ngõ Quỳnh, tôi về phố biển miền Trung...
  • Ký sự Cafe

    19/08/2009minhhanh.th28Mỗi một quán café lại có những đối tượng phục vụ khác nhau. Và chừng nào còn có những người yêu café Hà Nội đích thực, chừng nào còn có người phân biệt được sự khác nhau của café trung nguyên với café Hà Nội, trong café Hà Nội thì thích café Lâm, hay café Nhân, café Thái… thì chừng đó, văn hóa café còn được giữ gìn và tồn tại, như cái thanh lịch của người Tràng An xưa và nay.
  • Hàng quà ở Hà Nội ngày xưa

    29/07/2009Văn NgọcMỗi lần nhớ lại những hàng quà ngày xưa ở Hà Nội, là tôi lại nhớ lại cả một quãng đời thơ ấu. Nhớ lại những tiếng rao, tiếng động phố phường, mới ngày nào còn gần gũi ... Những tiếng xe cộ lúc sớm mai trên đường phố, những tiếng rao quà trong trưa nắng, những tiếng hát của người xẩm loà lúc phố xá lên đèn, tất cả những âm thanh đó, những hình ảnh đó, đã ghi khắc vào tâm hồn tôi.
  • Phố cổ Hà Nội

    13/07/2009Nguyễn Văn VĩnhBài viết này được trích từ cuốn Lịch sử, sự thật và sử học (Tạp chí Xưa&Nay, Nhà xuất bản Trẻ, 12/1999) tập hợp một số bài viết trên tạp chí Xưa&Nay của Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam. Bài viết nguyên bằng tiếng Pháp đăng trên tờ Annam Nouveau số 140 ngày 2/6/1932 của nhà báo-chủ bút Nguyễn Văn Vĩnh, đã được một bạn đọc dịch và gửi đến tòa soạn Xưa&Nay, góp phần giải thích về việc tìm hiểu khái niệm "Ba mươi sáu phố phường".
  • Chuyện về nhà Hà Nội học đầu tiên

    03/07/2009Trung PhongDoãn Kế Thiện (1891-1965) là một nhân sĩ trí thức giác ngộ đi theo cách mạng, là nhà văn, nhà báo, nhà dịch thuật, nhà nghiên cứu... với trên 50 năm hoạt động liên tục, đạt được nhiều thành tựu xuất sắc. Cụ được tôn vinh là Danh nhân văn hóa của đất nước. Riêng trong lĩnh vực nghiên cứu về Hà Nội, cụ được vinh danh là nhà Hà Nội học đầu tiên.
  • Tỏa sáng văn hóa Việt

    02/03/2009GS.TS Phùng Hữu PhúĐặc điểm của thăng Long - Hà Nội là một đô thị lâu đời một thành phố sông hồ, một vùng đất có hệ sinh thái đa dạng phong phú nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai biến tự nhiên. Lợi thế hàng đầu của thăng Long - Hà Nội là nguồn nhân lực chất lượng cao, tiềm năng trí tuệ dồi dào, tài nguyên văn hóa vô cùng phong phú. Tất cả những yếu tố đó đều phải được tính đến một cách khoa học trong quy hoạch phát triển đô thị, trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, nhất là xác định hướng phát triển ưu tiên và những lĩnh vực, ngành nghề, sản phẩm mũi nhọn.
  • Văn hóa Tràng An trong chuyện đặt tên đường phố

    10/02/2009Đoan Trang2008 là một năm chính quyền thủ đô nhiều lần được báo chí nhắc tới để phê phán: Từ việc mở rộng gây tranh cãi, sự lúng túng trong đối phó với trận lụt lịch sử, dự định xây TTTM ở chợ 19/12, tới vụ để sứt mẻ thương hiệu "Tràng An" khi người dân vặt hoa ở lễ hội v.v. Dù vậy, trong chuyện đặt tên đường phố, thì Hà thành có một nét văn hóa đáng ca ngợi, ít nhất cũng đáng để các nơi khác tham khảo.
  • Những di sản sống của đất Thăng Long

    20/01/2009Lê Thị TrangQuả thực, có nhiều lúc người ta như không còn tìm thấy những vẻ đẹp của cảnh và người của đất Thăng Long ngàn năm văn hiến nữa. Đô thị hóa và đời sống hiện đại hầu như đã xóa đi tất cả.
  • Tự nhiên như người Hà Nội

    08/01/2009Nguyễn Trương QuýChẳng rõ có phải vì mang thân là thủ đô tập quyền về đủ mọi mặt từ xưa đến nay (những đứt quãng không nhiều so với toàn cục) mà Hà Nội mặc nhiên được coi như là khuôn vàng thước ngọc cho các giá trị, nhất là văn hoá của đất nước. Cô gái đẹp thì ai cũng đồng ý là đẹp, nhưng được bầu làm hoa hậu thì khốn khổ, sẽ có ngay ý kiến bình luận liệu cô ấy có xứng đáng chưa, hoa hậu thì phải trả lời ứng xử tốt nữa...
  • Nhân dân Hà Nội “chủ động” vật lộn trong biển nước

    01/11/2008Bùi Quang Minh

    Trận mưa lịch sử ngày 31/10/2008 gây ngập lụt toàn diện trên địa bàn thủ đô. Đường xá ngập chìm trong biển nước. Giao thông đi lại, sinh hoạt của người dân bị đình trệ. Hoạt động sản xuất, kinh doanh của Hà Nội bị đảo lộn. Có thể rút ra một nhận xét chính xác: Tắc đường, tắc cống, tắc việc thông tin giữa chính quyền và người dân…

  • Chuyện dài đô thị và nông thôn

    21/10/2008GS. Tương LaiLiệu có người dân thành phố nào không có một gốc gác nông thôn? Người Hà Nội cũng vậy thôi. Chuẩn bị kỷ niệm 1000 năm Thăng Long, đã có nhiều công trình nghiên cứu Hà Nội miêu tả và phân tích kỹ về những dấu ấn của làng quê trên gương mặt phố phường Hà Nội, tưởng chẳng phải nói thêm...
  • Mở rộng Hà Nội: Nỗi lo giữ gìn văn hóa thủ đô

    13/05/2008Đan TâmViệc mở rộng Hà Nội cần được tính toán rất kỹ về nhiều mặt và có bước đi thích hợp nhằm thể hiện được thủ đô là tiêu biểu nhất cho chính trị và văn hóa của đất nước
  • Hà Nội ơi!

    25/03/2008Trung Trung ĐỉnhHà Nội ơi, khi nào người được sống bình an thanh lịch như ngàn năm văn hiến, đã từng có nhiều lúc nhiều thời sang trọng nhất trong thiên hạ...
  • Nét đẹp của phụ nữ Hà Nội

    15/07/2006Băng SơnCứ dăm năm lại có một lớp con gái trẻ Hà Nội lớn lên, đẹp hơn trước. Phụ nữ Hà Nội đi đâu cũng không lẫn vì nhiều vẻ. Đó là một điều thật đẹp, thật vui. Ngay giữa lòng thành phố, có thể nhận ngay ra người phụ nữ có cốt cách Hà Nội, bất kể tóc đã hoa râm, bạc trắng hay còn tóc thề để xoã ngang vai bất luận họ đang vội vã, đang ngồi trên xe máy, đang trong rạp hát, đang ăn quà hay đang thả bộ ung dung trên vỉa hè...
  • Hà Nội nơi mở cửa những đổi mới văn hoá

    08/02/2006Nguyễn Vinh PhúcKhông kể chuyện xa xưa, khi ở đây từng diễn ra sự tiếp xúc và cải biến văn hoá Ấn Độ - Trung Hoa, mà chỉ kể chuyện 100 năm trở lại đây, việc hội nhập rồi phát triển cùng văn hoá thế giới cũng đủ nói lên Hà Nội là nơi mở đầu những đổi mới trong đời sống văn hoá...
  • Hà Nội “bớt” thanh lịch - Đừng đổ hết lỗi cho giới trẻ!

    15/01/2006Trong thời kỳ đổi mới, Hà Nội tiếp nhận nhiều luồng văn hoá khác nhau, thể hiện rõ nét nhất trong lối sống của giới trẻ. Nét thanh lịch của người Hà Nội đang có phần chìm lắng, và đó không phải là lỗi của riêng giới trẻ!
  • Xây dựng văn hóa người Hà Nội

    20/12/2005… Sẽ có nhiều việc phải làm. Bởi rất nhiều nét đẹp, văn hóa Hà Nội còn… lạo xạo những hạt sạn...
  • xem toàn bộ