Trong vòng tay Sambala

04:44 CH @ Thứ Ba - 13 Tháng Giêng, 2009

Đôi điều về Sambala

Từ thế kỷ XIX khi người Anh xâm chiếm Ấn Độ, các đại diện của nền văn minh phương Tây đã được tiếp xúc với một nền văn minh đầy huyền ảo và kỳ bí của châu Á. Hàng loạt các nhà nghiên cứu văn hóa từ phương Tây đã tìm thấy tại châu Á một kho báu vô tận. Nổi tiếng nhất trong số này là Elêna Blavatxcaia với bộ Học thuyết bí ẩn và hàng loạt tác phẩm khác, Alêchxanđra Đavid-neel vớiMột Lạt ma đắc ngũ thôngCuộc vi hành của một phụ nữ từ Paris đến Lhassa, gia đình họa sĩ nổi tiếng người Nga Rêrích với hàng loạt tác phẩm hội họa nổi tiếng và thuyết Agni Yoga, Anbert Griuvedel - người đầu tiên dịch Tử thư Tây Tạng sang tiếng Đức, Guidziev - người được phương Tây coi là bậc giác ngộ...

Khi nghiên cứu nền văn minh Phật giáo tại Ấn Độ và Tây Tạng tất cả các học giáo nọ đã được nghe về một xứ sở huyền thoại, nơi chỉ có các bậc đắc đạo đang sống, tu luyện và bằng trí tuệ vượt bậc cùng quyền năng siêu phàm đã và đang giúp đỡ loài người. Xứ sở này có tên là Sambala hay Sambala. Bắt đầu từ khi bộ sách Học thuyết bí ẩn của Elêna Blavatxcaia được xuất bản vào thế kỷ XIX, xã hội châu Âu đã được biết đến Sambala. Elêna Blavatxcaia khẳng định là đã nhận được từ một số vị Thầy - Đạo sư sống ở đâu đó trong rặng Himalaya các thông tin được truyền qua không gian. Các thông tin đó sau này được bà viết lại trong bộ Học thuyết bí ẩn.

Ta cũng có thể tìm thấy xứ sở tương tự như Sambala trong các truyền thuyết của các dân tộc khác. Trong truyền thuyết của người Nga và người Hy Lạp cũng có xứ sở tương tự được gọi là Belovodie (xứ sở Nước bạc) hay Kitez Giao (thành Kitez) ở đâu đó vùng Antai và hồ Bai can, người Trung Quốc tin rằng ở đâu đó phía tây Trung Quốc trong dãy núi Côn Luân có núi Ngọc Bích, nơi mà các bậc đắc đạo như Lão Tử vẫn đang sống và tu luyện. Truyền thuyết của người Ấn Độ cho rằng phía bắc dải Himalaya có ngọn núi huyền thoại Meru - trung tâm của thế giới. Trên núi này có hoàng đế của thế giới thần linh là Indra đang sinh sống. Ngay trong kho lưu trữ của tòa thánh Vatican dòng Giatô giáo (Catolic) và thư viện của tòa thánh dòng chính thống giáo (Pravoslav) tại Hy Lạp có lưu trữ những tài liệu của một vài nhà truyền giáo thời trung cổ viết về một xứ sở kỳ lạ nằm tại phương Đông có tên là “Xembala”. Các nhà truyền đạo này trong khoảng thời gian khác nhau, cách nhau hàng trăm năm trong quá trình truyền giáo đã có may mắn rơi vào xứ sở diệu kỳ này.

Những gì họ nhìn thấy tại đây cho thấy một nền văn minh vượt trội hơn nhiều lần những gì họ đã được biết. Các văn bản còn lại cho thấy các vị này không giấu được sự ngạc nhiên và xúc động trước những gì họ đã gặp tại xứ sở này.

Vậy thì Sambala có tồn tại thật không, nếu tồn tại thật thì vị trí nằm ở đâu? Câu hỏi này trong hàng ngàn năm qua đã khiến bao nhiêu bậc đạo sư, thiền sư, pháp sư và yogi đời xưa rồi các nhà khoa học đời nay trăn trở. Trong thế kỷ XX ngay từ trước chiến tranh thế giới thứ II đã có rất nhiều đoàn thám hiểm cả của tư nhân lẫn của nhà nước Anh, Pháp, Mỹ, Đức quốc xã, Liên Xô đi tìm xứ sở kỳ diệu trong truyền thuyết này. Nhưng tất cả các bản đồ hướng dẫn kể cả các bản từ thời rất xa xưa đều không giúp họ tìm ra được Sambala. Đằng sau những bức tường băng tuyết của Himalaya là những hoang mạc rồi vùng núi non hiểm trở của Trung Á, là cao nguyên Tây Tạng với những trận gió dữ dội và lạnh buốt. Tiếp đó là rặng núi Côn Luân với chiều dài hơn cả Himalaya và không thua kém gì độ cao, sau Côn Luân là hai hoang mạc cằn cỗi nhất thế giới là Gôbi và Takla-Makan và tiếp lên phía bắc là rặng núi Pamir, Thiên Sơn rồi Antai. Khu vực rất rộng lớn này trên bản đồ thế giới cho đến nay được coi là vùng đất bí ẩn nhất của châu Á. Nhưng mặt khác tất cả các vùng trên trái đất từ lâu đã được nghiên cứu kỹ, đã được chụp ảnh từ máy bay và vệ tinh mà vẫn không tìm ra dấu vết Sambala. Thậm chí có ý kiến cho rằng Sambala vẫn nằm ở đâu đó tại Himalaya nhưng trong một chiều không gian khác nên con người chưa thấy được, một số vị lạt ma uy tín lại nói rằng, con đường tìm đến Sambala chính là con đường tìm đến với chính mình và trong mỗi người đều có một bản đồ để đến với Sambala. Chỉ cần tìm trong chính mình và khi giác ngộ được điều này thì sẽ xuất hiện lời giải đáp.

Còn với Muđasep, tác giả tập sách bạn đang cầm trên tay thì ông đã rời “Vòng tay Sambala” với nhiều cảm nhận, nhiều suy tư, nhiều giả định và phương châm sống: TÂM HỒN TRONG SẠCH.


Giới thiệu tác giả Ernst Muldashev

Cùng một tác giả:

Bức thông điệp bi thảm của cổ nhân

Chúng ta thoát thai từ đâu?

Ernst Muldashev - tiến sĩ y học, giáo sư, giám đốc Trung tâm phẫu thuật mắt và tạo hình Liên bang Nga của bộ Y tế Nga, thầy thuốc công huân đã được thưởng huy chương "Vì những cống hiến cho ngành Y tế nước nhà", nhà phẫu thuật hàng đầu, nhà tư vấn danh dự của đại học Tổng hợp Luinsvin (Hoa Kỳ), viện sĩ Viện hàn lâm nhãn khoa Mỹ, bác sĩ nhãn khoa có bằng của Mêhicô, kiện tướng môn du lịch thể thao, ba lần đạt kiện tướng của Liên bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô Viết.

Erơnơ Munđasep là nhà bác học lớn có tên tuổi trên trường quốc tế. Ông là người khai sáng phương hướng mới trong Y học - phẫu thuật tái sinh, tức phẫu thuật "cấy ghép" mô người. Ông là người đầu tiên trên thế giới tiến hành phẫu thuật cấy ghép mắt thành công. Hiện nay ông đang nghiên cứu những cơ sở của phẫu thuật tái sinh hàng hoạt các cơ quan của cơ thể con người.

Nhà bác học đã nghiên cứu chín mươi loại phẫu thuật mới, sáng chế và đưa vào ứng dụng sáu mươi loại nguyên liệu sinh học alloplant, công bố trên ba trăm công trình khoa học, nhận năm mươi sáu bằng sáng chế của Nga và nhiều nước trên thế giới. Ông đã thỉnh giảng và phẫu thuật ở trên bốn mươi nước. Hàng năm phẫu thuật từ sáu trăm đến tám trăm ca phức tạp nhất.

Erơnơ Munđasep thú nhận rằng, cho đến giờ ông vẫn chưa hiểu hết thực chất của sáng chế chủ yếu của mình là nguyên liệu sinh học "alloplant" được chế tạo từ mô người chết, mang trong mình nó những cấu tạo tự nhiên cao siêu trong việc sáng tạo cơ thể con người, vì thế trong quá trình nghiên cứu, ông không chỉ tiếp xúc với các nhà khoa học thuộc nhiều lĩnh vực (vật lý, sinh học phân tử...) mà còn tìm hiểu cơ sở của các tín ngưỡng tôn giáo và huyền học, nghiên cứu năng lượng tâm thần và những vấn đề có liên quan đến nguồn gốc loài người và vũ trụ.

Chính vì thế ông đã tổ chức bốn chuyến khảo sát khoa học Himalaya và Tây Tạng rất hữu ích đối với việc tìm hiểu phẫu thuật tái sinh. Ngoài ra trong những chuyến đi thám hiểm đó còn có những khám phá mang tính lịch sử và triết lý. Sau chuyến đi khảo sát thành công Himalaya lần thứ nhất Erơnơ Munđasep đã cho ra đời cuốn Chúng ta thoát thai từ đâu được tái bản nhiều lần và dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới.

Xin giới thiệu với độc giả cuốn sách mới của ông Trong vòng tay Sambala, một câu chuyện kể dí dỏm, hấp dẫn, nhưng thực chất mang tính khoa học sâu sắc, đề cập tới những vấn đề triết học toàn cầu.

R.T. Nigmatullin

Tiến sĩ Y học, giáo sư viện sĩ Viện HLKHTN Nga

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Chúng ta thoát thai từ đâu?

    07/01/2014"...khó mường tượng, cơ chế gì mà chỉ một mô người chết có thể tung ra một lượng thông tin to lớn về tạo dựng những mô người mới ở một cơ thể khác, tức kích thích sự tái sinh. Rồi chuyện mỗi tế bào người phức tạp đến thế nào cũng khó hình dung... Rõ ràng mọi chuyện đó xảy ra theo một chương trình hoạt động liên tục, chặt chẽ mà so với nó một cái máy tính hiện đại nhất cũng chỉ là cái đồ chơi treo trên cây thông Nôen. Các chương trình đó khu trú ở đâu? Tất nhiên không chỉ trong các gen. Theo dữ kiện vật lý mới thì các chương trình đó được ghi trong năng lượng tế vi, ở phương Đông năng lượng đó gọi là năng lượng của Chúa Trời, và cả ở trong nước cơ thể người . Vậy ai đã lập ra các chương trình tái tạo mô người diệu kỳ đó?..."
  • Giải mã các hiện tượng dị thường

    19/12/2008Đại tá, nhà nghiên cứu Đỗ Kiên CườngChúngta.com đăng lại loạt bài viết "Giải mã các hiện tượng dị thường" đã đăng trên báo Thể thao & Văn hóa rất bổ ích và có giá trị nhận thức cao về những hiện tượng ở ranh giới nhận thức của loài người...
  • Lý giải nào cho những huyền bí tâm linh

    06/12/2008Hà YênThế giới các hiện tượng huyền bí thuộc phạm trù Tâm linh, vẫn tiếp tục kích thích nhiều công trình nghiên cứu, xuất hiện nhiều trong vòng hai mươi năm trở lại đây. Sự tập hợp trí tuệ ấy, hình thành cái gọi là “Khoa học huyền bí”, mà sức lan tỏa của nó đủ trở thành một bộ phận không nhỏ trong toàn bộ Tri thức của nhân loại.
  • Mun-Đa-Sép, chiếc cầu nối giữa khoa học và huyền học

    12/10/2005Trần Trung PhượngTừ trước tới nay, trong quan niệm của nhiều người, khoa học và huyền học (Mystique hoặc Mysticisme) là hai lĩnh vực hoàn toàn riêng biệt thậm chí đối lập lẫn nhau. Một bên thuộc lĩnh vực lý trí đòi hỏi phải có sự phân tích chứng minh và dựa trên một nền tảng thực nghiệm vững chắc và một bên lại đề cao thứ cảm thức có tính chất trực giác, bí nhiệm về một loại đối tượng không hoặc khó có thể xác định bằng bất cứ một phạm trù khoa học nào. Thậm chí, từ một quan điểm thuần lý và cực đoan, có ý kiến cho rằng huyền học là một biến tướng của chủ nghĩa duy tâm ngu dân, một loại tàn dư của mê tín dị đoan từ thời xa xưa...
  • Các lạt ma hóa thân

    12/10/2005Sách thu hút bạn đọc các giới trước hết do sức hấp dẫn của những câu chuyện truyền miệng vốn có từ lâu về xứ sở huyền bí Tây Tạng. Mà, theo truyền thống tâm linh, người ta tin, sau khi chết, một vị lạt ma có thể hóa thân thành một người khác...
  • Bức thông điệp bi thảm của cổ nhân

    12/10/2005Bức thông điệp bi thảm của cổ nhân thể hiện ở độ cao của núi thiêng Cailat (6666 mét) mang ý nghĩa toàn cầu, nó nhắc nhở ta về những quy luật của hành tinh chúng ta. Nhưng tại sao các quy luật đó lại liên can tới những con số 6666 dữ tợn? Bởi Trái đất vốn hiền hòa và hành tinh chúng ta vốn xanh tươi cơ mà!
  • Về cuốn sách Lượng tử và Hoa sen

    18/08/2005Tác phẩm viết chung với Matthieu Ricard, mà báo chí Pháp gọi đây là cuộc đối thoại giữa một nhà khoa học trở thành Phật tử (tức tiến sĩ sinh học Matthieu Ricard) và một phật tử trở thành nhà khoa học (Trịnh Xuân Thuận). Tác phẩm này xuất bản ở Pháp (NXB Nil-Fayard 2000) và ngay lập tức nó được dịch ra 12 thứ tiếng. Bản dịch ở Hoa Kỳ có tên là Lượng tử và hoa sen. Nếu bạn cầm cuốn này trên tay, bạn không thể bỏ xuống được, bởi đó là cuộc đối thoại rất lý thú xung quanh các vấn đề của vũ trụ, sự sống, ý thức hệ... xen lẫn với các triết thuyết nhà Phật...
  • Cái vô hạn trong lòng bàn tay

    09/07/2005Minh BùiĐề cập đến hai cuộc đời, một của nhà vật lý thiên văn sinh ra đã là Phật tử - người mong muốn đem những hiểu biết khoa học của bản thân đối chiếu với những nguồn gốc triết học của mình, và một của nhà khoa học phương Tây trở thành nhà sư - người mà những kinh nghiệm cá nhân đã kích thích ông so sánh hai con đường nhận thức hiện thực khách quan đó.
  • xem toàn bộ