Hiện tại và 11 “điều răn” cho tương lai

03:55 CH @ Chủ Nhật - 31 Tháng Năm, 2009

Tên sách:Mindset - Lối tư duy của tương lai
Tác giả: John Naisbitt
Phát hành: Công ty Sách Alpha và NXB Lao động - Xã hội
Năm phát hành: 2009
Số trang: 308
Khổ sách: 14.5X20.5

Trong Mind Set(Lối tư duy của tương lai), Naisbitt không hoàn toàn nhằm mục đích dự báo tương lai mà hé mở cách ông tư duy trên những luồng thông tin liên quan đến hiện tại, để hiểu thế giới hôm nay cũng như dò tìm những khả năng và cơ hội của ngày mai. Ông dựa trên 11 khuôn khổ bản lề -11 lối tư duy - những công cụ giúp ông sàng lọc, đánh giá và phân tích thông tin, sự kiện, tìm ra mối liên hệ giữa chúng cũng như điểm kết nối giữa chúng để ghép nối những mảnh rời, dữ kiện độc lập thành một hay nhiều bức tranh tổng thể. Các lối tư duy này giống như những phần mềm điều khiển cách chúng ta suy nghĩ, nhìn nhận, đánh giá và tổng kết thực tại với tư cách là điểm tham chiếu cho tương lai.

Tiếp đó, trong phần II cuốn sách, Naisbitt đã áp dụng 11 lối tư duy trên vào phân tích đời sống kinh tế, chính trị và văn hóa. Từ đó, tác giả dựng lên bức tranh tổng quát của tương lai với những xu hướng nổi trội mà ông nhận định sẽ ngự trị thế giới trong những thập kỷ sắp tới một cách toàn diện như: thế thượng phong của văn hóa nhìn, sự suy tàn chung không tránh khỏi của châu Âu, xu hướng chuyển từ quốc gia dân tộc sang các lãnh thổ kinh tế… Những ví dụ minh họa thực tế, hay có thể gọi là những nghiên cứu tác giả đưa ra trong cuốn sách, từ những thành tựu khoa học của Galileo, Darwin, Einstein, những câu chuyện kinh doanh, thể thao, thời trang, mỹ thuật, văn học… trên khắp hành tinh, đến những phân tích về vị thế kinh tế và địa chính trị của Liên minh châu Âu, Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ… có tính phổ quát cao và phạm vi ứng dụng linh hoạt.

Với Lối tư duy của tương lai, trong sự uyên bác quen thuộc của mình, Naisbitt thể hiện một cái nhìn vừa tinh thế vừa sắc bén, một khả năng bao quát và tổng hợp số lượng lớn những dữ liệu, sự kiện thuộc mọi lĩnh vực. Đặc biệt, ông mở ra khả năng vượt lên trên những hình ảnh cố định thường được phát đi từ các phương tiện thông tin đại chúng hay hàm chứa trong các khẩu hiệu chính trị. Khả năng này cho phép mỗi người có chính kiến, kết luận và lựa chọn cho riêng mình. Dự đoán tương lai dường như không còn là một môn khoa học mà trở thành một bộ môn nghệ thuật, trong đó tương lai trở thành một đối tượng mà ai cũng có thể tiếp cận: chúng ta có thể tiến hành những thí nghiệm ươm hạt và đánh giá những mầm thay đổi sẽ phát triển và không ngừng lớn mạnh khi vào đúng “thời vụ”.

Thông điệp quan trọng nhất của Naisbitt có lẽ là lời khẳng định rằng toàn thế giới không bao giờ cùng đang biến đổi như một tổng thể, cũng không phải là mọi thứ đang thay đổi. Vì vậy, khi tốc độ, khả năng và sự thích ứng với thay đổi dường như ngày càng trở thành những yếu tố chi phối đời sống, thì sự tập trung, hiệu quả, tư duy logich, và tầm nhìn cũng càng trở nên cần thiết giúp chúng ta không bị cuốn vào cuộc chạy đua theo những xu hướng nhất thời vốn không có điểm dừng. Muốn nhận ra đâu là những đại lộ dẫn thẳng về phía trước và đâu là những ánh đèn hao hao giống tín hiệu về tương lai lập lòe ngẫu nhiên bên đường, chúng ta có thể tự thám hiểm dòng tư duy của chính mình, vượt qua rừng thông tin, qua những dấu hiệu thay đổi bề mặt, vốn chỉ là biểu hiện của những hằng số lớn trong cuộc đời: cuộc sống gia đình, công việc, môi trường sống (xã hội, kinh tế, chính trị, sinh thái…), bằng những lối tư duy khách quan và độc lập. Đó là con đường tất yếu để nắm bắt hiện tại và nắm bắt hiện tại chính là cách chắc chắn nhất để thấu hiểu tương lai.


Mục lục

Phần mở đầu

Lời giới thiệu

Phần I: Lối tư duy

  1. Nhiều điều thay đổi, nhưng đa phần mọi thứ vẫn giữ nguyên
  2. Tương lai được gói trong hiện tại
  3. Tập trung vào kết quả
  4. Hiểu được sức mạnh của việc tạo ra lối đi riêng
  5. Nhìn tương lai như một bức tranh xếp hình
  6. Đừng đi trước đám đông quá xa
  7. Thay đổi phải gắn liền với lợi ích thực tiễn
  8. Những điều chúng ta hi vọng xảy ra luôn diễn ra chậm hơn
  9. Cách khai thác cơ hội, chứ không phải cách giải quyết khó khăn quyết định thành công của bạn
  10. Đừng cộng nếu chưa trừ
  11. Yếu tố không thể bỏ qua: Tính sinh thái của công nghệ

Phần II: Bức tranh tương lai

  1. VĂN HÓA: Thế thượng phong của văn hóa nhìn
  2. KINH TẾ HỌC: Từ quốc gia dân tộc sang các lãnh thổ kinh tế
  3. TRUNG QUỐC: Ngoại vi chính là trung tâm
  4. CHÂU ÂU: Sự suy tàn chung không tránh khỏi
  5. KỈ NGUYÊN PHÁT TRIỂN CỦA CHÚNG TA: Cội nguồn của đổi mới
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Sức trẻ của tư duy

    23/04/2013Không khó khăn lắm để bắt gặp đây đó quanh ta, những người tuổi còn rất trẻ nhưng cách suy nghĩ quá cũ kỹ, nhạt nhoà, ngược lại, có người tuổi đã cao nhưng cách nghĩ lại rất trẻ trung, khoáng đạt. Tuy vậy, thực tế đó không bác bỏ một sự thật cũng rất dễ kiểm nghiệm là, tuổi trẻ dễ tiếp cận với cái mới, dễ dị ứng với sự trì trệ, không cam chịu với những cái đã quen đang bào mòn sức sống, lẽ sống...
  • Để đến được tương lai?

    13/01/2011Nguyễn Quốc Phong“Chỉ tưởng tượng ra tương lai không đủ, bạn phải xây dựng nó”. Càng ngày người ta càng nhìn rõ một điều: Rất nhiều vấn đề trước đây tưởng như bất biến thì cũng có thể thay đổi; nhiều nguyên lý không còn mang giá trị thực tiễn. Từ đó, xuất hiện thái độ hoài nghi. Nhưng, con người không thể cứ quay lại quá khứ mà phải bước tới tương lai...
  • Sống ở tương lai

    24/03/2009Phan VinhTới năm 2020 sẽ xuất hiện computer sinh học và computer lượng tử. Thế hệ mới của các hệ thống tin học hùng hậu mới sẽ có chất lượng tốt hơn gấp hàng triệu lần so với những gì tốt nhất mà chúng ta đang có hiện nay. Tới năm 2020 trí tuệ máy tính có thể sẽ sánh ngang với trí não con người và công tác bảo đảm chương trình sẽ phát triển đủ độ để xuất hiện trí tuệ nhân tạo.
  • Tư duy lại khoa học

    26/02/2009Tôi hy vọng rằng các ý tưởng và kiến giải đó sẽ tạo được những ấn tượng đậm nét trong suy tư của bất kỳ ai quan tâm đến tiền đồ phát triển của khoa học trong một giai đoạn bước ngoặt hiện nay, khi thực tế tự nhiên và xã hội - các đối tượng nhận thức của chúng ta - đã và đang bộc lộ rõ các đặc trưng phức tạp, hỗn độn và bất định của mình, mà tầm nhìn và năng lực nhận thức của chúng ta thì vẫn đang còn loay hoay nhiều trong vòng vây cố hữu của tư duy cơ giới với niềm tin vào các luật nhân quả giản đơn, tuyến tính, tất định trong một thế giới ổn định và tiên đoán được.
  • Tư duy và thực tại

    12/11/2007SorosTôi bắt đầu với quan hệ giữa tư duy và thực tại, đặc biệt khi nó liên quan đến những chuyện xã hội. Tôi cần chứng tỏ cái gì là cái làm cho sự hiểu biết của chúng ta không hoàn hảo một cách cố hữu. Tri thức không vượt quá tầm hiểu biết của chúng ta, nhưng khi đến các tình thế trong đó chúng ta là những người tham gia tích cực chúng ta không thể đặt cơ sở cho quyết định của mình chỉ riêng trên tri thức...
  • Tư duy chiến lược và khoa học mới

    16/10/2006TS. Phan Đình DiệuTừ những thập niên cuối thế kỷ XX đến nay, nhiều chuyển biến to lớn trong hầu khắp mọi lĩnh vực hoạt động kinh tế, xã hội đã xảy ra trên toàn thế giới. Cùng với những chuyển biến to lớn đó trong đời sống thực tế là những chuyển biến cũng không kém phần quan trọng trong nhận tức và tư duy của con người trước những biến động và đổi thay của cuộc sống...
  • Con người đi tìm chính bản thân mình

    15/12/2005Hà Huy KhoáiPhải chăng, để hiểu được chính bản thân mình, con người cần đến các máy tính biết tư duy. Tuy nhiên, chúng ta có thể lại phải đương đầu với một nghịch lí mới: máy tính cuối cùng sẽ làm sáng tỏ được cơ chế hoạt động của bộ não người, nhưng khả năng của bộ não người lại không đủ để hiểu được cơ chế đó!
  • Xây dựng kế hoạch cho tương lai - Bảo bối thành công

    05/12/2005Phạm Quang Thiều"Nếu chúng ta xây dựng kế hoạch cho tương lai tức là cuộc sống của chúng ta là có mục đích. Cuộc đời bạn 'sẽ' là cuộc đời của kẻ hành khất, nếu trong tay bạn chẳng có một kế hoạch gì”...
  • Tư duy hệ thống: Quản lý hỗn độn và phức hợp

    27/09/2005Cái mới trong khoa học quản lý là quản lý tình thế hỗn độn và phức hợp, trên cơ sở quán triệt tư duy hệ thống. Nhà khoa học quản lý Jamshid Gharajedaghi cung cấp cho các nhà tổ chức và quản lý, cho giới kinh doanh và đông đảo độc giả những kiến thức cần thiết về tư duy hệ thống, bao gồm triết học hệ thống, các lý thuyết hệ thống và phương pháp luận hệ thống, đồng thời trình bày những ứng dụng cụ thể các lý thuyết nói trên vào việc nghiên cứu và thiết kế một số dự án ở các công ty và các cơ quan chính phủ nhiêu nước, mà bản thân tác giả đã tham gia và có vai trò tư vấn chủ chốt...
  • Giới thiệu sách "Tư duy lại cuộc đời"

    10/10/2004Đã hơn nửa thế kỷ trôi qua, Điều khiển học và Khoa học hệ thống đã phát triển, lớn mạnh như một ngành khoa học chủ đạo của thế kỷ XX. Lịch sử đang chứng minh tính đúng đắn luận điểm do nhà triết học Đức Godner Klaus đưa ra năm 1965: "Điều khiển học đang đẻ ra những tư tưởng mới của Triết học". Thật vậy, điều khiển học & khoa học hệ thống thực sự trở nên hữu ích, đóng góp có giá trị cho Thế giới quan, Nhân sinh quan của mỗi chúng ta. Chuyên luận này là kết quả tổng kết của Giám đốc công ty Bùi Quang Minh về những ảnh hưởng của Điều khiển học và Khoa học hệ thống tới Thế giới quan của mỗi người...
  • xem toàn bộ