Nhà văn Nhật Chiêu: Chơi cùng giấc mơ

02:11 CH @ Thứ Sáu - 06 Tháng Tư, 2007

Đang được nhiều độc giả yêu mến như một dịch giả, một nhà nghiên cứu văn học nước ngoài, văn học Phật giáo và văn học Nhật Bản uy tín, Nhật Chiêu bất ngờ xuất hiện với những truyện ngắn gây xôn xao văn đàn, khởi đầu là Người ăn gió, rồi gần đây nhất là Mưa mặt nạ...

Như tìm thấy một tình yêu mới với cõi sáng tạo của chính mình, trong vòng chưa đầy một năm, Nhật Chiêu đã viết gần 30 truyện ngắn, tạo nên một phong cách mới ấn tượng. Kết quả của cuộc chơi mới về ngôn ngữ và niềm đam mê sáng tác của ông là tuyển tập truyện ngắn vừa ra đời - Người ăn gió và quả chuông bay đi (Công ty văn hóa Đông A và Nhà xuất bản Hội Nhà Văn, 2007). Tuổi Trẻ có cuộc trò chuyện với ông xung quanh tập sách này.

* Ông có thể cho biết vì sao tập truyện được chia thành bốn phần: Bắt mộng, Hành trình, Trò chơi và Huyền ảo?

- Giấc mơ là một chủ đề trở đi trở lại trong tác phẩm của tôi. Có thể nói như tên của phần một tôi đặt cho tập sách: tôi là người cố gắng bắt mộng giống như người câu cá cố gắng bắt cá. Giấc mơ cũng thật như sợi tóc của ta, giọt nước mắt của ta, giọt mồ hôi của ta. Trong ta có một thần kinh nào đó tiết ra giấc mơ. Tuy ta không thể nhìn thấy và sờ thấy giấc mơ khi ta tỉnh thức nhưng giấc mơ vẫn còn đó. Tôi thường nghĩ rằng giấc mơ chứa đựng nhiều điều chân thật hơn là cuộc sống mà chúng ta nhìn thấy ở các đám đông. Đối với tôi, giấc mơ là rất thật và tôi muốn cho cái thật đó trình hiện.

Còn trò chơi mà người Ấn Độ vẫn quen gọi là lila không phải là một cái gì tào lao mà là một sự sống động trong thiên nhiên và thế giới. Ví dụ hoa nở tức là hoa chơi vậy. Chơi là một cái gì tự nhiên, không có mục đích. Chơi là thể hiện niềm vui của mình để hòa vào niềm vui của vũ trụ.

Tôi muốn nhìn cuộc sống này qua dạng thức giấc mơ và trò chơi, và nghệ thuật của tôi đích xác là vậy. Và đã là giấc mơ và trò chơi thì nó phải biến ảo. Nó không tự cố định vào bất kỳ khuôn mẫu nào cả.

* Truyện của ông có rất nhiều câu hỏi, đặc biệt như truyện Nàng đi đâu được cấu tứ chỉ toàn câu hỏi. Dường như chỉ có câu hỏi chứ không hề có ý định trả lời?

- Thật ra, trong thế giới nghệ thuật, đặt câu hỏi quan trọng hơn trả lời. Những câu hỏi nguyên sơ nhất thì không có nhiều, ví dụ như “ta từ đâu?”, “ta đi đến đâu?” là câu hỏi từ ngàn xưa. Trả lời thì cứ trả lời, câu hỏi trong nguyên tính của nó vẫn còn đó. Không vì anh trả lời rồi thì câu hỏi mất đi. Ở đây ta không nói tới những câu hỏi vụn vặt hằng ngày, ta muốn nói đến những câu hỏi bản nguyên (ví dụ: tại sao có, không có được không?). Hay “hạnh phúc là gì?”, “tình yêu là gì?” là những câu hỏi mọi người tự chứng nghiệm lấy, không ai trả lời thay ai được.

Tôi muốn trả về cho những câu hỏi bản nguyên tầm quan trọng của nó. Những câu hỏi xưa cũ nhưng mỗi lần nhắc lại là một lần mới.

Nhật Chiêu(ảnh): Trong nghệ thuật, người ta phải luôn sử dụng tối đa “quyền được khác”, do đó trước hết là khác với những cách làm đã trở nên khuôn khổ, sáo mòn và thứ hai là khác cả chính mình trong từng giai đoạn.

Tất nhiên, ở một người sáng tạo, phải có cái gì đó là phong cách nhưng nếu cứ giẫm chân tại chỗ, tự mình bắt chước mình thì cũng sẽ là một thất bại. Tôi cố gắng tránh điều này trong khả năng và mong ước của mình.

* Có thể nhìn thấy ngòi bút ông đầy trân trọng với phụ nữ. Những nhân vật nữ luôn mang một vẻ đẹp đầy nhục cảm mà cũng đầy thanh khiết...

- Trong cái thế giới của kỹ trị và tốc độ của ngày hôm nay, tôi chỉ muốn tìm kiếm sự thanh thản qua cái đẹp của thiên nhiên và của những cuộc tản bộ lãng du chậm rãi, thật chậm rãi. Cái đẹp có thể hiển lộ qua nhiều điều khác nhau: cỏ cây, sông núi, trăng sao... và người phụ nữ là một biểu tượng của cái đẹp.

Một trong những tác phẩm tôi thích nhất của văn chương nhân loại là Hồng lâu mộng, tác phẩm đã làm nên một Hồng học đối lập với Kinh học.

Khi nhìn cuộc đời qua Kinh học, ta sẽ thấy vô số điều bịa đặt: nào danh, nào chí, nào tứ đức tam tòng, nào quân tử, tiểu nhân... Đó chỉ là những điều bịa đặt của một xã hội mà nam giới thống trị.

Với Hồng học, người ta không rập theo kinh điển mà nhìn cuộc đời qua cái đẹp, cho nên Giả Bảo Ngọc nhìn thấy trong vẻ đẹp của phụ nữ cái mà họ đáng được thấy. Sắc đẹp của phụ nữ không phải là bịa đặt. Tôi cũng muốn nhìn như vậy.

* Tập truyện này cũng như nhiều bài viết của ông luôn thấp thoáng hình ảnh đại thi hào Nguyễn Du, vì sao, thưa ông?

- Tôi có một tình yêu đặc biệt với Nguyễn Du. Như trong một bài viết gần đây, tôi đã mượn lời ca từ của Trịnh Công Sơn để nói về Tố Như: Người ôm lấy muôn loài”... Trái tim của Nguyễn Du là một trái tim đầy tình yêu đối với muôn loài. Và do đó, khi nhắc đến bất kỳ trường hợp nào cũng có thể dẫn thơ ông. Tôi đã mượn từ ngữ của Nguyễn Du rất nhiều như “người ăn gió”, “bụi hồng chiêm bao”, “bạch dương”. Thế nhưng, tôi thích chơi đùa cùng Nguyễn Du hơn là đặt ông lên ngai thần tượng. Và tôi nghĩ Tố Như thích điều đó hơn. Do đó, trong truyện ngắn Bạch dương, tôi hình dung ông là một người gác thang máy, tất nhiên đó như là một trò chơi.

* Truyện của ông như thơ, và giữa những câu văn xuôi như thơ ấy lại thường rơi ra những câu thơ hay, cũng như những cách ngôn được trích dẫn khá đắt…

- Tôi yêu thơ ca và do đó khi viết văn xuôi, tôi vẫn bị tình yêu đó ám ảnh. Cho nên, thật tình khi viết, tôi trôi vào thơ hồi nào có khi không hay. Thậm chí những dòng thơ cứ tuôn ra như thể là tôi đang tiếp tục viết văn xuôi vậy.

Những câu cách ngôn minh triết thường xuất hiện trong truyện dường như là ngẫu nhiên, tình cờ nhưng nó tạo ra một nhân duyên nào đó và từ đó người đọc sẽ tự động bước ra ngoài văn bản của tác giả một chút để rồi bước vào lại với cái nhìn mới hơn.

* Ông nghĩ sao về nhận xét của một nhà văn thời danh về truyện ngắn của ông: “Đây là một hiện tượng của văn xuôi”?

- Tôi cũng hơi ngạc nhiên vì truyện của mình được đón nhận nhanh chóng, vì tôi vẫn thấy rằng những gì mình làm trước tiên là chơi, và như thế tôi không ngại thể nghiệm. Mà thử nghiệm rất dễ dẫn tới thất bại, dị ứng. May quá, những cái tôi nghĩ sẽ bị phản ứng theo chiều hướng nghịch lại dường như chưa xảy ra. Nhưng thôi, không sao, khen chê là chuyện thường tình, nhưng tất nhiên rất vui nhận được sự đồng cảm, còn nếu có lời chê trách thì cũng không có gì đáng buồn.

Nguồn:Tuoi Tre
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Thế giới của Sophia

    13/04/2014Điệp HoaCuốn sách mà tôi muốn nói đến là “Thế giới của Sophie” của tác giả Jostein Gaarder, Na Uy, do Huỳnh Phan Anh dịch, xuất bản tại Việt Nam năm 1998. Cuốn sách được dịch sang tiếng Việt chỉ hai năm sau khi xuất bản tại Na Uy Trong thời gian đó, “Thế giới của Sophie” cũng được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới. Điều này chứng tỏ sự nhất bén của người dịch và nhà xuất bản...
  • Hạt cơ bản

    03/02/2011Lê Mỹ giới thiệuMột cái tên dễ khiến người đọc nhầm lẫn đây là một cuốn sách lý thuyết vật lý. Kì thực, đây là một tác phẩm văn học nổi tiếng trong nền văn học Pháp đương đại, một cuốn sách không mấy dễ đọc vì sự dữ dội cũng như giá trị nhân bản của nó được chắt lọc qua lối viết khác người để làm nổi bật chính giá trị nhân bản ấy của tiểu thuyết gia Michel Houellebecq...
  • Sách Cải cách và Sự phát triển

    23/09/2009Nguyễn Trần Bạt...cải cách và đổi mới là điều quen thuộc bởi chúng ta vẫn đang nghe đến và ngẫm nghĩ mỗi ngày. Với việc nghiên cứu nghiêm túc, công phu các quá trình đổi mới, cải cách đã qua của nhiều nước, tác giả Nguyễn Trần Bạt cho ra đời tác phẩm “Cải cách và Phát triển”. Dẫu rằng các quan điểm, chiêm nghiệm là từ riêng tác giả nhưng tin chắc rằng với cách nhìn không theo lối mòn, với sự suy nghĩ có trách nhiệm và với chiều sâu học thuật ấy, những điều hợp lý trong cuốn sách sẽ là đóng góp có giá trị, thắp sáng hơn ngọn đuốc soi đường cho tiến trình phát triển của chúng ta...
  • Suy Tưởng

    01/09/2007Bùi Quang MinhHết sức tình cờ, tôi đã được tác giả tiếp chuyện và được tặng tác phẩm Suy Tưởng. Có thể nói chưa bao giờ tôi có được cảm xúc như vừa ăn một bữa "đại tiệc của tinh thần" đến vậy. Tác giả bằng quan điểm uyên bác và cái nhìn sâu sắc, mạch văn hấp dẫn cô đọng, sắc sảo... đã xới lên và gợi mở các giải pháp một cách thuyết phục cho những chủ đề nóng hổi, thiết thực và sống còn của dân tộc. Hy vọng các bạn cũng được đọc và suy tưởng tiếp những vấn đề đã nêu trong cuốn sách...
  • Thời gian và “Những giấc mơ của Einstein”

    05/02/2007Y TrangCó một nhà triết học đã định nghĩa rằng: “Con người là con vật biết mình phải chết”. Đó là phẩm chất đặc biệt và cũng là nỗi suy tư lớn nhất của con người khi bắt đầu phải đặt các câu hỏi - phần lớn là vô vọng - về thời gian...
  • Đọc “Dòng đời”

    18/12/2006Cao Huy ThuầnLần đầu tiên, văn học Việt Nam có một tiểu thuyết đồ sộ, dựng lên cả một xã hội ba mươi năm hậu chiến với đủ khía cạnh văn hóa, chính trị, kinh tế, đưa ra những bộ mặt tiêu biểu của đủ giai tầng xã hội mới cũ, vẽ lên một bức tranh hoạt họa linh động, bi hài. Phải vừa là chuyên gia, vừa là nhà văn mới viết được một truyện dài như thế, lý sự thâm hậu xen kẽ với tình tiết tài hoa...
  • Lê Vân chủ quan đến mức không còn tỉnh táo

    24/11/2006NSƯT Thanh Tú"Nếu bảo không kể ra thì người ta không biết mình cô đơn, khổ sở, không biết mình phải chịu cay đắng, vậy chứ cay đắng là do ai? Có phải do mình sống cực đoan, không thèm giao lưu với người thân không?", NSƯT Thanh Tú phản ứng trước cuốn sách đang gây sốt "Lê Vân yêu và sống"...
  • Từ nguồn cội văn chương

    06/11/2006PGS, TS Trần Thị TrâmỞ Việt Nam, thời nào cũng vậy, luôn có một đội ngũ rất đông những người từ địa hạt văn chương đi làm báo và tiềm lực văn chương quý báu đã giúp cho nhiều người trong số họ trở thành những nhà báo giỏi. Tác giả PhanThịVàngAnh cũng không nằm ngoài quy luật đó...
  • Đọc tiểu thuyết "Dòng đời"

    07/12/2006Phan Đình DiệuTác giả đã tỏ ra rất chắc tay khi không e ngại đi sâu vào những khía cạnh tế nhị, chứa nhiều uẩn khúc tâm lý hoặc nhiều khác biệt chính kiến để đưa ra được một cách trung thực và thẳng thắn - dù vẫn không xa rời hình thức văn học của một cuốn tiểu thuyết - những vấn đề vừa cấp thiết, vừa nóng bỏng đặt ra cho sự phát triển của đất nước ta trong một thời kỳ dài từ quá khứ vừa đi qua cho đến hiện tại hôm nay...
  • Văn hóa Việt Nam, nhìn từ mẫu người văn hóa

    07/08/2006Song ThủyNhìn văn hóa Việt Nam từ mẫu người văn hóa, tôi tránh được một cái nhìn tuyến tính của sự biến thiên. Hơn nữa, lối tiếp cận này còn trình ra một cách hiểu khác về văn hóa. Văn hóa, tôi nghĩ, không chỉ là những gì bày ra trên mặt đất, mà quan trọng hơn, còn là những trầm tích trong lòng đất. Và trong lòng người.
  • 'Nhân nào quả ấy' - phiếm luận của Vương Trí Nhàn

    23/07/2006Cát Tường“Ngoài trời lại có trời”, “Nhân nào quả ấy” (và sắp tới là “Cánh bướm và đóa hướng dương”) là các tập sách tiểu luận phê bình vừa được Nhà xuất bản Phụ nữ cho in lại. Đó là những quyển sách khá quen thuộc mang “nhãn” nhà phê bình Vương Trí Nhàn, một viết về văn học nước ngoài, một bàn về văn hóa đương thời...
  • Bàn về văn hiến Việt Nam

    26/12/2005GS. Vũ KhiêuVới Gs Vũ Khiêu - "'Văn hiến Việt Nam” là một sự nhìn lại, một cái nhìn chắt lọc, tinh tế hơn trên cơ sở của một công trình nghiên cứu đã xuất bản trước đây (do Nxb Khoa học xã hội ấn hành). Lần tái bản này tác giả mong muốn gửi đến độc giả một công trình nghiên cứu mang dấu ấn của gần cả một đời người đã sống và hoạt động trên lĩnh vực văn hóa và tư tưởng...
  • Tự học như thế nào?

    31/10/2005"Tự học như thế nào” là một trong những tác phẩm mà N. A. Rubakin để lại cho chúng ta. Cuốn sách viết về vấn đề rất cần cho tất cả mọi người đặc biệt là thanh niên. Nhiệm vụ của thanh niên là phải phấn đấu học tập nâng cao kiến thúc của mình trong nhà trường, sau khi ra trường. Thanh niên có thể nghiên cứu phương pháp học tập do N. A. Rubakin đưa ra để áp đụng, nâng cao vốn kiến thức và trở thành người thực sự có văn hóa, có chuyên môn giỏi....
  • Phan Châu Trinh toàn tập

    05/10/2005Bộ sách “Phan Châu Trinh tòan tập” vừa ra mắt nhân dịp giỗ lần thứ 79 ngày mất của nhà chí sĩ họ Phan (24-3-2005). Hội khoa học lịch sử VN, trực tiếp là giáo sư Chương Thâu, nhà sử học Dương Trung Quốc và bà Phan Thị Minh - hậu duệ của cụ Phan Châu Trinh - đã sưu tập tòan bộ trước tác của cụ Phan và lần đầu tiên công bố đầy đủ nhất trong ba tập sách với tổng cộng hơn 2000 trang in khổ lớn...
  • Sửa đổi lối làm việc

    01/10/2005Bùi Quang MinhTác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” của Chủ tịch Hồ Chí Minh ký bút danh X.Y.Z, viết xong tháng 10 năm 1947. Đây là tác phẩm quan trọng về xây dựng Đảng, một tài liệu học tập của cán bộ để tu dưỡng tư tưởng, đạo đức và tác phong làm việc…
  • Về cuốn sách Lượng tử và Hoa sen

    18/08/2005Tác phẩm viết chung với Matthieu Ricard, mà báo chí Pháp gọi đây là cuộc đối thoại giữa một nhà khoa học trở thành Phật tử (tức tiến sĩ sinh học Matthieu Ricard) và một phật tử trở thành nhà khoa học (Trịnh Xuân Thuận). Tác phẩm này xuất bản ở Pháp (NXB Nil-Fayard 2000) và ngay lập tức nó được dịch ra 12 thứ tiếng. Bản dịch ở Hoa Kỳ có tên là Lượng tử và hoa sen. Nếu bạn cầm cuốn này trên tay, bạn không thể bỏ xuống được, bởi đó là cuộc đối thoại rất lý thú xung quanh các vấn đề của vũ trụ, sự sống, ý thức hệ... xen lẫn với các triết thuyết nhà Phật...
  • Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm

    03/08/2005Nhân dịp kỷ niệm ngày Thương binh liệt sĩ 27/7, tiếp theo cuốn nhật ký "Mãi mãi tuổi hai mươi" của Liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc - Mỗi ngày một cuốn sách xin trân trọng được giới thiệu đến bạn đọc, những người yêu thích sách tập "Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm" của tác giả Liệt sĩ Bác sĩ Đặng Thuỳ Trâm, vừa được Nhà xuất bản Hội nhà văn ấn hành.
  • Minh triết của giới hạn

    03/08/2005Nguyễn Trung HiếuTập sách này bắt đầu bằng những câu hỏi triệt để và quyết liệt. Triệt để nhưng không khép kín, tập sách mời gọi bạn đọc vào một cuộc phiêu du trí tuệ. Bằng cách tham gia vào cuộc phiêu du ấy, bạn sẽ tự phát hiện ra những ý tưởng của riêng mình...
  • Dịch giả Huỳnh Phan Anh trò chuyện về văn học hải ngoại

    03/08/2005Từng dạy triết học tại Sài Gòn, thế nhưng cái tên Huỳnh Phan Anh lại được biết tới với tư cách là nhà phê bình, dịch giả. Còn bản thân tác giả thì tự nhận mình là một nhà giáo "đi lạc vào văn học". Từ năm 2002, Huỳnh Phan Anh định cư tại Mỹ...
  • xem toàn bộ