Ai có lỗi trong chuyện (văn chương buồn tẻ) này

08:20 CH @ Chủ Nhật - 15 Tháng Giêng, 2006

Người Việt mình không có thói quen đọc sách, chỉ thích đọc báo. Đọc báo dễ, lớt phớt. Trong khi đọc sách là một quá trình nghĩ cùng tác phẩm, một kiểu sáng tạo cho riêng mình, động não thật sự.

Trong phòng chờ máy bay, tôi ghi chép chính xác như sau (hơi dài dòng, vì sân bay lúc nào mà chẳng đông người):

  • 3 người Việt đọc báo (Công an, Bóng đá, Thể thao Ngày nay).
  • 1 người Việt đọc tờ chương trình khuyến mãi của Hàng Không Việt Nam (vốn phát miễn phí ở quầy làm thủ tục).
  • 1 phụ nữ Pháp (ngồi bên) đọc Lonely Planet.
  • 1 phụ nữ Nhật đọc quyển sách dày, toàn chữ.
  • Phần còn lại, khách Việt, hoặc mắt thẫn thờ, hoặc cắm cúi mân mê chiếc điện thoại di động (giá mà lúc này nó reng cho một tiếng!).

Trên máy bay tình hình còn bi đát hơn: Với người Việt, nếu đọc, 100% là báo. Trong khi người nước ngoài đa số đọc sách.

Người Việt mình không có thói quen đọc sách, chỉ thích đọc báo. Đọc báo dễ, lớt phớt. Trong khi đọc sách là một quá trình nghĩ cùng tác phẩm, một kiểu sáng tạo cho riêng mình, động não thật sự.

Đó là thứ kỹ năng phải được rèn luyện ngay từ thuở cắp sách đến trường, nhưng chúng ta đã không làm được. Kiểu giáo dục giáo điều mấy chục năm qua đã đóng khung bao nhiêu thế hệ vào một lối tư duy khuôn mẫu. Mà văn học không chỉ cần người viết bay bổng, nó cần cả những người đọc có khả năng cùng bay bổng.

Giờ thì cả người đọc, lẫn người viết, đang cùng bay là là.

Không có những thế hệ người đọc “chuyên nghiệp” thì xã hội không có một nền văn hóa đọc sâu rộng. Từ bé đến lớn, thẩm mỹ người đọc được nhào nặn quanh một thứ văn chương cơ bản người tốt việc tốt, có gì nói nấy, chân chỉ hạt bột. Đến khi ô kìa Kafka, ô kìa Kundera, thì có tuổi rồi, có bao nhiêu thứ khác phải lo rồi.

Đất đai thế nào, cây cối thế ấy. Người viết nào xuất thân ban đầu cũng chỉ là một người đọc. Đọc biết được chừng nào, thì nghĩ được từng ấy. Nghĩ được chừng nào, thì viết được từng ấy. Thế nên, với cái nền công chúng đọc sách mà ta đang có, thì mọi người quả đã hao phí thời gian lo lắng tìm thuốc cho sự ốm yếu của văn chương nước nhà hiện nay.

Không phải lỗi nhà văn, họ cũng đã tận dụng hết vốn rồi. Cũng không phải lỗi Hội Nhà văn (HNV), như một ban huấn luyện, làm sao cho ra một đội bóng giỏi với cầu thủ ọp ẹp như thế. Nguyên nhân chính là từ thuở xa xưa, không biết ăn uống (món tinh thần) gì mà cả một thế hệ thanh niên lớn lên thiếu chất, trong khi cầu thủ nơi khác đá bằng óc tư duy chiến thuật thì cầu thủ mình chỉ biết tủn mủn với kỹ thuật cá nhân.

Người viết VN làm nghề chỉ nhờ năng khiếu, thứ thật khó đo lường để lạc quan, lại được định hướng kỹ càng để chuyên chú phục vụ người khác hơn là cho sự tồn vong của chính mình, thì đến già chỉ cùng với bạn đọc bay là là là hợp lẽ.

Thế nên tôi thắc mắc việc nhiều người nói nhà văn nay viết không hay. Thế nào là hay? Người đọc người viết đang ngồi trên cùng một thuyền, dùng chung một thước đo thẩm mỹ. Cái thước ấy dài ngắn ra sao ai chỉ cho biết. Ai thẩm định được cái hay với cái hệ thẩm mỹ xơ cứng ngay từ khi còn trẻ ấy? Thử dạo xem trang văn nghệ cuối tuần trên các báo, các bài điểm sách… sẽ thấy ngay rằng, với khả năng đọc hiện nay của nhà văn, nhà thơ, biên tập, người đọc (nói chung là tất cả), ta chỉ nên bàn đến chữ hợp (gu) nhau thôi.

HNV, gồm những con người ấy, cùng chung nền tảng kiến thức ấy, cùng kiểu tư duy ấy, thì làm được gì?

Nên xem HNV là một tổ chức xã hội, như Hội Cựu chiến binh, hay Quỹ chăm lo người nghèo gì đó mà dạo này tôi thấy hoạt động rất hiệu quả. HNV phát báo miễn phí hàng tuần cho hội viên, ai qua đời cũng có bài to bài nhỏ nhắc nhở một lần trước khi chìm vào quên lãng, rồi 5 năm một lần các nhà văn được mời họp ở Thủ đô, nói chung đó đều là những điều hay cả. Có dịp vui thế là tốt. Còn tiền ấy là tiền dân hay tiền gì gì, nếu Nhà nước vẫn cương quyết cho, cứ nhận, không nên bàn thêm. Không nhận, lỡ nó lại chạy qua kiểu đầu tư hoang phí khác (khai quật hè phố chẳng hạn) thì có phải phí phạm hơn nhiều không.

Nhưng với tư cách một tổ chức nghề nghiệp thì không ổn. Hội này không giúp gì nhiều trong thúc đẩy nhà văn sáng tác (vốn là chuyện riêng mỗi người), mà còn khiến người ta nghi ngờ về khả năng thẩm định văn chương của mình. Xem các giải thưởng hàng năm cũng như chất lượng những tờ báo chuyên ngành, tờ Văn nghệ chẳng hạn, người đọc có lý do để thất vọng nhiều hơn sau mỗi 5 năm đến kỳ Đại hội.

Hội và các sản phẩm của Hội (giải thưởng, báo…) có thể là một cái gì đó, nhưng chắc chắn không thể đại diện cho tất cả.

HNV có thể vô địch về khả năng chăm lo cho số lượng gần ngàn hội viên của mình, nhưng lại không đóng vai trò gì lớn trong những chuyển biến của văn học nước nhà, khi rất nhiều hội viên mệt mỏi, mất hết lửa lao động nhà văn, trong khi cuộc sống cuồn cuộn bên ngoài hiện diện rất nhiều người viết sung sức không là hội viên của mình. HNV cũng sẽ phải biết xấu hổ khi những tờ báo chính thống của Hội chỉ bộc lộ sự già nua, cũ kỹ ngay cả khi so với báo của thời các cụ tiền bối.

Với vốn liếng người viết hiện nay, để cải thiện tình hình được chừng nào hay chừng ấy, cần có một cú hích sáng tạo hay một cơ chế gì đó mang tính cạnh tranh, mỗi người viết tự quyết định lấy danh hiệu nhà văn qua lao động của mình chứ không chỉ bằng danh xưng hội viên.

Một giải văn chương (không nhất thiết hàng năm) chung cho những nhà văn viết tiếng Việt trên toàn thế giới chăng? Một giải làm đối trọng với HNV để mọi người viết chân chính trong-ngoài đều được bình đẳng.

Cần nhất là xây dựng được uy tín của giải. Khác với hằng hà sa số giải lâu nay vẫn nằm trong tay một ít quan văn hành chánh suốt ngày ngồi bàn giấy cơ quan, tỉ mẩn với lối chấm điểm cán bộ cũ kỹ, có thể đó là một kiểu Oscar văn chương, do nhiều người biết đọc, chịu đọc, ở mọi nơi bầu chọn, những người còn có đam mê muốn đọc văn người khác chứ không chỉ văn mình và những văn quen biết luẩn quẩn quanh mình.

*

Đó là chuyện người viết, phần ngọn. Còn phần gốc, người đọc, xét cho cùng không còn thuộc về chuyện văn chương nữa rồi.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Kinh nghiệm học và đọc

    20/07/2020Tôi viết bài viết này với ý định cung cấp cho các bạn đi sau một vài lời khuyên về việc học, đọc, viết bằng tiếng Anh đúc kết từ kinh nghiệm thực tế của tôi. Tôi hạn chế việc áp dụng những lời khuyên này trong môi trường đại học ở Mỹ, là môi trường duy nhất ngoài Việt Nam mà tôi biết đồng thời cũng là mục tiêu phấn đấu của phần lớn các bạn...
  • Tản mạn về chuyện đọc

    17/10/2019Hà Văn ThịnhTuyệt nhiên không có bất kỳ sinh viên nào hỏi thầy cô cách thức đọc cuốn sách đó. Hình như việc đọc là chuyện đương nhiên của những người biết chữ. Nhưng nếu như biết chữ rồi mà không biết đọc thì học chữ để làm gì?
  • Phải "lập trình" việc đọc sách

    01/11/2018Bộ phận trong giới trẻ Romania hiện nay rất giỏi ngoại ngữ, giỏi vi tính, thành thạo sử dụng Internet nhưng lại rất dốt tiếng mẹ đẻ. Họ gần như rất ít đọc văn học, trở nên vô cảm với văn chương. Các phương tiện nghe nhìn tiện lợi đã gần như hút hồn, thời gian và tâm trí của giới trẻ, biến họ trở thành một thứ nô lệ, một thứ "linh kiện" trong cái mạng mạch của guồng máy computer hiện đại...
  • Để biết là mình không biết...

    13/05/2018Phan Đình DiệuChưa bao giờ việc học được toàn xã hội chúng ta quan tâm như mấy năm vừa qua. Ta đã bàn nhiều về những điều mà xã hội phải lo cho người học, nhưng còn bản thân người học phải lo thế nào cho việc học của chính mình thì có lẽ còn ít được bàn tới. Trong một đời người thì việc học ở nhà trường có thầy có lớp nhiều lắm cũng khoảng mươi, mười lăm năm, còn ngoài ra để học suốt đời thì chủ yếu là tự học.
  • Tại sao trên báo chí lại thưa vắng các bài điểm sách?

    13/01/2018Vương Trí NhànMột mặt trong tâm thức của nhiều người, văn chương là một cái gì ghê lắm, danh giá để đời, tên tuổi đi vào lịch sử. Mặt khác thông tin trên mặt báo về văn học lại nghèo nàn nhạt nhẽo. "Kính nhi viễn chi", người ta lảng tránh. Trong sự thông tin kém cỏi như vậy, riêng phần đọc sách vì không màu mỡ riêu cua câu khách được tí nào, nên càng bị ghẻ lạnh.
  • Cách đọc sách hiệu quả

    27/05/2016Là sinh viên bậc đại học và cao học, đôi khi bạn cảm thấy có quá nhiều tài liệu và sách giáo khoa phải đọc trong khi quỹ thời gian thì eo hẹp. Sự tiến bộ trong học tập của bạn phụ thuộc rất nhiều vào khả năng “tiêu thụ” hết số tài liệu này. Sau đây là một số gợi ý hữu ích giúp bạn nâng cao kỹ năng đọc bài của mình, nhanh và hiệu quả...
  • Sinh viên và... nỗi buồn của sách!

    22/05/2015Linh Thoại"Tuổi thanh niên nên đến với sách như đi vào cuộc đời để tìm bạn". Đó là một trong những lời khuyên quý báu của André Maurois - nhà văn Pháp. Thế nhưng đọc sách có còn là một niềm vui tao nhã, một nhu cầu học hỏi không thể thiếu, nhất là đối với sinh viên - một bộ phận thanh niên được xem là trí thức trẻ ngày nay?
  • Bạn có biết đọc sách không?

    16/05/2014TS. Trịnh Quang TừẤy, các bạn đừng vội nói: "Đọc sách thì có gì mà không biết! Vậy cũng đi hỏi!". Thì đúng là như vậy, mình và các bạn đều biết đọc sách cả. Nhưng đọc sách có phương pháp, có hiệu quả thì có lẽ chúng ta còn chưa biết rõ lắm. Thật vậy, bất kì công việc nào, để đạt được kết quả tốt, đỡ tốn công sức và thời gian thì cần phải có phương pháp khoa học. Đối với lứa tuổi mực tím chúng mình, đọc sách nhằm mục đích tự học càng cần có phương pháp. Đọc không có phương pháp sẽ phí thời gian và công sức vô ích, đôi khi còn có hại như trì trệ tư duy, giảm trí nhớ...
  • Làm gì để xây dựng và phát triển văn hoá đọc trong điều kiện mới?

    29/07/2007Thành DuyKhái niệm văn hóa đọc mà chúng ta quen dùng chưa được nghiên cứu cụ thể, chưa có sự đầu tư nghiêm túc về nghiên cứu lẫn thực tiễn. Các nhà quản lý cần phải đưa ra được một sự định hình tương đối chuẩn xác về khái niệm này, cùng với đó là đưa ra những quy định, những phong trào đọc sách rộng rãi trong công chúng...
  • Người trẻ: Lười đọc hay không biết chọn sách?

    07/01/2006Nguyễn HàTố Tâm, giá 2.000 đồng/cuốn; Lão Tử, 6.000 đồng/cuốn... Những cuốn sách rất có giá trị được “đại hạ giá” vẫn không được các bạn trẻ ngó ngàng...
  • Đọc sách là một phương tiện bồi dưỡng trí nhớ và tư duy

    05/01/2006Phan Tất Đắc dịchĐọc sách một cách tự lực và có nghiền ngẫm kỹ chẳng những cho phép ta tiếp thu được tư tưởng của tác giả mà còn giúp ta đối chiếu tư tưởng đó với tư tưởng của các tác giả khác về vấn đề đó, và ta sẽ đi tới một phán đoán riêng của mình về những điều đọc được...
  • Từ sách giáo khoa đến chuyện dạy văn

    14/11/2005Cao Tự ThanhCó lẽ trên khắp thế giới không có nước nào có ngành giáo dục "kỳ quái" như Việt Nam hiện nay, một ngành giáo dục liên tiếp xảy ra các vụ cải cách thì chất lượng càng rớt, thầy cô càng rỗi, học sinh càng rên, phụ huynh càng run, xã hội càng rầu...
  • Cần gì phải học thơ văn!

    28/09/2005Khuất Tố QuyênTrong tuần qua, liền sau Đại hội Hội nhà văn Việt Nam từ 24 đến 25-4-2005, ngày 26-4-2005 có Hội thảo tại Đại học sư phạm Hà Nội về “Văn học Việt Nam từ sau 1975 -Những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy". Dạy văn và học văn luôn luôn còn là vấn đề nóng bỏng trong Giáo dục. Phóng viên Khuất Tố Quyên có cuộc trò chuyện với ông Phạm Toàn (nhà văn Châu Diện) về vấn đề này.
  • Vì sao môn văn trong nhà trường không hấp dẫn?

    19/09/2005Ngô Tự LậpBài văn của Nguyễn Phi Thanh làm chấn động dư luận xã hội và đặc biệt là các nhà giáo, nhưng thật ra nó chỉ lặp lại một sự kiện tương tự xảy ra trước đó 3 năm (2002)...
  • Sách là thức ăn không thể thiếu của trí tuệ

    24/08/2005Hiền ChươngĐó là lời mở đầu của Tiến Sỹ Nguyễn Tiến Dũng – Phó chủ nhiệm Văn Phòng Quốc Hội với tạp chí Sách & Đời sống xung quanh đề tài sách và cuộc sống hôm nay...
  • "Chúng em yêu văn, nhưng chúng em chán học văn"

    06/07/2005Chu Thuỳ AnhHọc sinh bây giờ không phải đã hết thích học văn. Nhưng môn văn bây giờ, có thể cần đem ra phường đổi tên lại thành môn chính tả. Học sinh lớp 12 còn tập chép chính tả, khác chăng là chính tả lớp 12 chữ có thể xấu hơn chính tả lớp 1 mà thôi!
  • Không thích đọc vì nhiều lý do

    05/07/2005Chúng tôi đã có những cuộc trao đổi ngắn với một số học sinh, sinh viên tại Hà Nội. Đa phần, các bạn không thích đọc sách và đưa ra cả 1.001 lý do để lý giải. Còn với những người ham mê đọc sách, họ luôn làm mọi cách để duy trì thói quen này...
  • Thói quen đọc bị nhiều thú vui lấn át

    05/07/2005Bùi Vũ Minh, Hải PhòngĐọc bài viết của tiến sĩ Nguyễn Thị Minh Thái (báo Lao Động số ra ngày 24.5.2005), chúng ta thấy được một phần thực trạng văn hoá đọc hiện nay. Song, dường như cái sự "lạnh lòng" với văn chương ấy không chỉ có ở giới trẻ và cũng không chỉ bó hẹp trong phạm vi các sách văn học.
  • Phải ham đọc rồi sẽ "biết đọc"

    05/07/2005TS Phạm Văn Tình (Viện Ngôn ngữ học Việt Nam)Không ai mới đọc sách mà đã cảm hết cái hay, cái đẹp của sách. Phải đọc nhiều, đọc lâu mới có thể hình thành cho mình một "phông" tri thức và một gu thẩm mỹ thích hợp. Đọc sách cũng như ẩm thực vậy. Muốn trở thành một người sành ăn phải thích ăn và biết ăn đúng lúc, đúng cách.
  • Đọc là để vịn tựa và hy vọng

    05/07/2005Nhà văn Trần Thị TrườngChúng tôi đã thử mở cuộc "điều tra" nhỏ ở một trường THPT với 50 học sinh (HS) và 50 phụ huynh (PH). Câu hỏi đưa ra là bạn biết gì về Einstein và Cervantes thì thấy, hầu hết các vị PH và HS đều biết Einstein là một nhà khoa học.
  • Cần tìm lại niềm tin nơi công chúng đọc

    05/07/2005Bình Nguyên Trang“Không gì giúp con người phát huy trí tưởng tượng bằng việc đọc. Sách mở ra cho ta một thế giới mới lạ mà không phụ thuộc vào bất cứ điều gì ngoài trí tưởng tượng của ta. Đọc sách còn làm chúng ta giàu có hơn về ngôn ngữ, vốn từ, mở rộng trường liên tưởng.”, giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh nói.
  • Văn hoá đọc trong thời đại thông tin

    13/01/2004TS. Phạm Văn TìnhSách vẫn là một kho tàng tri thức không thể thiếu được trong cuộc sống, mặc dù thời đại bùng nổ thông tin hiện nay, các phương tiện nghe - nhìn và mạng Internet đã làm giảm phần nào sự hứng thú đọc sách như trước. Bài viết của Tiến sĩ Phạm Văn Tình thêm một lần lý giải về vấn đề này...
  • Đồng hành với sách

    14/12/2003Nguyễn Văn Phước, người gắn cuộc đời mình với thương hiệu sách First News. Nói nhanh, dáng người nhỏ nhắn, nhanh nhẹn, anh đi lại thoăn thoắt không ngừng trong văn phòng lằm việc. Điện thoại di động, rồi điện thoại bàn réo liên tục Anh không chỉ làm công việc của một giám đốc mà còn “xăn tay áo” cùng làm với mọi người. Anh cho rằng, một ngày khởi đầu với những điều mới mẻ, mơ ước cũng từ đó bước ra đời
  • Báo động về tình trạng học sinh học văn ngày càng kém

    10/11/2003Ninh HồngTheo kết quả sơ bộ kỳ thi đại học năm nay có gần 10.000 bài thi bị 0 điểm, trong đó môn văn chiếm phần không nhỏ. Cũng sau kỳ thi đại học này, nhiều bài phân tích, bình giảng văn, thơ của các sĩ tử đã khiến các thầy, cô giáo trực tiếp làm công tác giảng dạy cũng như các cán bộ trong ban chấm thi phải lên tiếng trước công luận, rung một tiếng chuông buồn báo hiệu về một thực tế: học sinh ngày càng cảm thụ các áng văn hay, các bài thơ truyền cảm bằng những tư duy rất thường, nếu không muốn nói là thô tục...
  • Báo động tình trạng học văn của học sinh

    26/08/2003"Thân thể người lái đò rất tráng lệ; Nguyễn Tuân rất hung bạo..." là những câu trong bài thi tuyển sinh ĐH, CĐ vừa qua. Nhiều giáo viên chấm văn nhận xét, mỗi năm bài làm của học sinh lại kém hơn một chút. Có những lỗi sai không thể chấp nhận được, có những bài thi giám khảo không sao đọc được, có những câu văn của học sinh, giám khảo ôm bụng cười tới năm phút sau mới chấm tiếp được...
  • Làm giàu tri thức của bạn

    29/06/2003Nguyễn Quang ChiểuSinh viên không dễ có ngay thu hoạch của mình nếu chỉ bằng lòng với “cua” tài liệu mình có, hoặc những gì các giáo sư giảng, mà càng cần phải suy nghĩ, so sánh, suy xét xa hơn để tìm ra thực chất vấn đề cần nghiên cứu. Chính vì lẽ đó, điều trước hết phải biết cách đọc sách có hệ thống...
  • Ngộ độc thông tin - căn bệnh của thế kỷ 21?

    17/06/2003Con người ngày nay đang phải đối mặt với một lượng thông tin gia tăng theo cấp số nhân so với một thập kỷ trước đây. Nhưng liệu có một căn bệnh "stress thông tin" (infostress) thực sự tồn tại, các nhà nghiên cứu Australia nghi vấn.
  • xem toàn bộ