Bản lĩnh và trí tuệ thao lược của Cuộc cách mạng tháng Tám vĩ đại còn sống động mãi hôm nay

06:59 SA @ Thứ Sáu - 21 Tháng Tám, 2009

Bài học lịch sử dù là bài học thành công hay thất bại thì từ chiều sâu của nó, nếu chúng ta biết phân tích, vận dụng sáng tạo thì luôn luôn là áng sáng soi đường cho hiện tại và tương lai. Bài học Cách mạng Tháng Tám là bài học thành công có nghĩa như thế.

Cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 còn vang vọng mãi cùng lịch sử, hiện tại và tương lai của dân tộc và ghi vào lịch sử của phong trào giải phóng dân tộc như một dấu son của nhân loại. Nhưng câu hỏi về sự thắng lợi kỳ lạ của nó còn vẫn là một câu đố lịch sử mà không ít nhà sử học đã tốn nhiều mực bút để luận bàn. Không ít chuyên gia nghiên cứu lịch sử nước ngoài vẫn ngạc nhiên về nguyên nhân thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám. Có người nêu ra câu hỏi rằng, sự thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám chỉ là ngẫu nhiên như trái chín trên cây mà người cách mạng Việt Nam chỉ chìa giỏ ra hứng lấy, chứ tài giỏi gì? Có tác giả như Anđécxen, Đavitd Mark từng viết những tác phẩm dày 400-500 trang về Cách mạng Tháng Tám cũng là để làm rõ cái bí quyết đó.

Cố nhiên, nếu không có chiến tranh thế giới lần thứ hai và không có chuyện Nhật hất cẳng Pháp, rồi Nhật cũng phải đầu hàng, không có thời cơ lịch sử mà phần lớn được tạo ra từ diễn biến lịch sử lúc đó trên thế giới thì có thể thời điểm Tổng khởi nghĩa Tháng Tám chưa nổ ra và thành công. Nhưng chỉ là vấn đề thời điểm thôi. Và thực tế lịch sử là Tháng 5 năm 1954, Pháp thất trận ở Điện biên Phủ và thua hoàn toàn thì đâu phải nhờ thời cơ của lịch sử thế giới.

Và phải chăng sự thật sau đây đã nói lên tính ngẫu nhiên đó? Hội nghị Mặt trận Việt Minh ở Tân Trào ngày 16/8/1945, 17/8 bế mạc, 18/8 mới ra lời kêu gọi, mà 19/8 Hà Nội đã khởi nghĩa thành công, 23/8 ở Huế, 25/8 ở Sài Gòn, trong khi đê Vĩnh Yên vỡ, không có thông tin liên lạc gì để có thể truyền đạt lệnh khởi nghĩa nhanh như vậy (theo lời kể của GS.Trần Văn Giàu)? Diễn biến đó là có thật và chứng tỏ thời cơ đã quá chín muồi, quân ta đã sẵn sàng và đủ sức làm nên lịch sử với một nhãn quan và tư duy thật sự nhạy bén mà thôi.

Nếu làm Cách mạng Tháng Tám chỉ là gặp may, do ngẫu nhiên như có người nước ngoài quan niệm là không đúng với hiện thực lịch sử, không hiểu lịch sử và Đảng cộng sản Việt Nam trong suốt quá trình chuẩn bị và tập dượt tranh đấu như thế nào?

Bởi vì:

1) Từ những năm 1930 đến 1945 là quá trình Đảng ta đã lãnh đạo và vận động nhân dân ta một lòng đấu tranh vì độc lập tự do của dân tộc và nền dân chủ của nhân dân, tích cực chuẩn bị và phát triển về lực lượng, và tổ chức quần chúng cách mạng đã nhiều lần đứng lên đấu tranh có lúc thành công có lúc tạm thời chưa thành công nhưng sự tập dượt đó đã cho Đảng và nhân dân ta nhiều bài học quí và cũng rèn thêm cho lực lượng cách mạng về bản lĩnh chính trị kiên cường, về kinh nghiệm và trí tuệ đấu tranh, khởi nghĩa;

2) Y thức tạo thời cơ và nắm bắt thời cơ của Đảng ta đứng đầu al2 lãnh tụ Hồ Chí Minh trong quá trình lãnh đạo cách mạng là rất rõ. Đúng là có thời cơ lớn do chũ nghĩa phát xít thất bại, đầu hàng Đồng Minh, nhưng không chủ động và có thực lực thì không tận dụng được, nhiều đảng và tổ chức cách mạng ở châu A không làm cách mạng thành công trong bối cảnh ấy đã chứng tỏ như vậy. Ngược lại, cách mạng Việt nam chớp được thời cơ, biến thời cơ thành thế và lực lượng theo cấp số nhân. Đúng là “Gặp thời một tốt cũng thành công”..

3) Nếu nghĩ là ngẫu nhiên, gặp may thì sau đó cách mạng Việt Nam không thể vượt qua được nhiều thử thách hiểm nghèo tiếp theo, không giành được những thắng lợi to lớn, quyết định trong cách mạng và kháng chiến, kháng chiên và kiến quốc 60 năm qua như mọi người đã biết và rất khâm phục.

Chúng ta đánh giá cao thời cơ do lực lượng Đồng Minh chiến thắng quân phát xít trong đó có phát xít Nhật (Nhật xâm lược Đông Dương và Việt Nam từ năm 1940, từ đó “dân ta chịu hai tầng xiềng xích:Pháp và Nhật”). Và từ 9/3/1945 thì Pháp đầu hàng Nhật, và bỏ chạy. Rồi tháng 8/1945 “Pháp chạy, Nhật đầu hàng, vua Bảo Đại thoái vị”. Đúng là “quân đội Nhật tan rã… Giờ quyết định vận mệnh lịch sử đã đến. Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta àm giải phóng cho ta” (Hồ Chí Minh). Nhưng từ đó không thể hiểu đơn giản về chiến thắng của Tổng khởi nghĩa Cách mạng Tháng tám 1945 khi có cơ hội do phát xít thua quân Đồng Minh trong đại chiến thế giới thứ 2… Chính Hồ Chí Minh trong Thư kêu gọi Tổng khởi nghĩa cũng đã khẳng định: “Không phải Nhật bại mà bỗng dưng ta được giải phóng và tự do. Chúng ta vẫn phải ra sức phấn đếu. Chỉ có đoàn kết, phấn đấu nước ta mới được độc lập” (Hồ Chí Minh)

4) Mặt khác, dù từ Hội nghị của Việt Minh, các chỉ thị Tổng khởi nghĩa vừa công bố xong là nhiều nơi khởi nghĩa thành công, nên tưởng chừng tác dụng lãnh đạo hầu như rất ít, nhưng thực ra sự chuẩn bị trong ý thức và bản lĩnh chính trị, tài thao lược của cán bộ, đảng viên ở các cấp khởi nghĩa đã chín muồi ở trình độ cao. Lực lượng Việt Minh rất nhạy cảm và cũng đã nắm bắt được “tín hiệu” Tổng khởi nghĩa từ Trung ương, thấm nhuần ngay từ chỉ thị trước đó: “Nhật Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” của đồng chí Trường Chinh, Tổng Bí thư của Đảng. Những cán bộ cốt cán của Đảng và tập thể cấp uỷ, thường vụ cấp uỷ cấp khu, cấp tỉnh thành đã rất thấm nhuần tinh thần Hồ Chí Minh (Dĩ bất biến ứng vạn biến) và đã chủ động phân tích tình hình, chủ động ra quyết định đúng, không chờ chỉ thị của Trung ương khi có những trục trặc hay chậm trễ về thông tin do đường sá xa xôi trắc trở. Cả cuộc khởi nghĩa ở Hà Nội và Sài Gòn đều nói lên điều đó. Và những tổng kết gần đây về các cuộc họp, cuộc tranh luận về thời điểm tổng khởi nghĩa, khởi nghĩa hay không tổng khởi nghĩa và về những quyết định của những người lãnh đạo cao nhất ở hai thành phố lớn, quan trọng nhất nước này đã càng chứng tỏ điều đó.

Dù lực lượng nòng cốt của cách mạng chưa nhiều, chỉ có 2.000 đảng viên, nhưng nhờ phát huy được sức mạnh của nhân dân, sức mạnh của cả dân tộc, nên nó trở nên mạnh mẽ chưa từng có. Hơn nữa cuộc cáng mạng lại được nhà lãnh đạo thiên tài, nhà cách mạng chân chính, triết để, lại sáng suốt như Hồ Chí Minh thì không thể không chiến thắng.

Chân lý ở đây là “Lạc nước hai xe đành bỏ phí. Gặp thời một tốt cũng thành công”.

Cũng cần nói thêm rằng, ở Việt Nam thực dân Pháp bị quân Nhật hất cẳng, nên đành thua và chúng ta lại giành chính quyền từ tay quân Nhật. Giặc Pháp chưa bị dánh tan ý chí xâm lược cho nên nó lại cố xâm lược nước ta một lần nữa. Sau Cách mạng Tháng Tám không bao lâu, chúng ta lại phải đứng lên kháng chiến chống thực dân Pháp. Và chỉ đến Điện Biên phủ thì nó mới chịu đầu hàng và về nước còn “tim đập chân run”. Qụân Nguyên thời các vua Trần cũng đến ba lần bị đánh bại mới chịu khuất phục. Bọn Pháp và bọn Mỹ thực dân đều thế cả.

Truyền thống dân tộc ta là đánh giặc ngoại xâm của chúng ta là như vậy. Đảng cộng sản Việt Nam không chỉ đảng của giai cấp công nhân Việt Nam mà còn là Đảng của dân tộc Việt Nam anh hùng, thông minh và sáng tạo, biết phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc và đứng ở đỉnh cao của thời đại. Chính đó là tinh chất tạo nên đường lối chiến lược, và sách lược với những phẩm chất của Đảng ta.

Như vậy, đường lối chíến lược, sách lược đấu tranh, đường lối tổ chức và năng lực, nghệ thuật tổ chức của Đảng ta trong Cách mạng Tháng Tám, cũng như các thời kỳ sau đó chứng tỏ phẩm chất và trí tuệ của Đảng cách mạng, Đảng của dân tộc Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh rèn luyện, tổ chức và lãnh đạo là vô song.

Bản lĩnh và trình độ trí tuệ đó không chỉ là do thấm nhuần phương pháp luận sáng tạo của triết học cách mạng, mácxit của giai cấp công nhân, như nhiều nhà nghiên cứu đã khẳng định, mà theo chúng tôi còn là do thấm nhuần kho tàng triết lý. minh triết của dân tộc ta, bản lĩnh, tài năng và triết lý thời - thế, triết lý nhân nghĩa, triết lý dân là gốc của nước…, triết lý trong đánh giặc, kháng chiến, cứu nước, khởi nghĩa giành nền độc lập cho dân tộc đã hun đúc nên từ hàng nghìn năm trong dòng máu dân tộc truyền lại đã được phát huy dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ vĩ đại… Đó là một minh chứng hùng hồn của sự hội tụ sức mạnh của cách mạng của thời đại và chủ nghĩa yêu nước Việt Nam.

Rõ ràng thắng lợi của Cách mạnh Tháng Tám là tất yếu và chủ yếu trực tiếp là do tài thao lược và bản lĩnh cách mạng kiên cường, nhạy bén chủ động của Đảng ta, của lãnh tụ Hồ Chí Minh và dân tộc ta, sự nỗ lực phấn đếu suốt hàng chục năm, chuẩn bị và xây dựng nội lực, lực lượng cách mạng của toàn dân tộc ngang tầm với nhiệm vụ lịch sử, chứ không phải là gặp may, hay chỉ nhờ thời cơ từ bên ngoài (quân phát xít đầu hàng lực lượng Đồng Minh).

Như chúng ta đã biết, từ khi chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra, Hồ Chí Minh và Đảng ta luôn theo dõi, nắm sát tính hình của cuộc chiến thế giới. Dự đoán được thời thế, Đảng ta từ năm 1941 đã chuyện hướng chiến lược tập trung vào công cuộc giải phóng dân tộc là chính, đặt ở hàng đầu chứ không thực hiện song song cách mạng giải phóng dân tộc và cách mạng dân chủ như thời kỳ trước đó. Hồ Chí Minh còn tích cực tổng kết kinh nghiệm lịch sử chống ngoại xâm của ông cha (qua bài ca Lịch sử nước ta). Từ đó Đảng thức tỉnh và tập hợp các lực lượng đấu tranh vào Mặt trận Việt Minh. Rồi tiếp theo là những chỉ đạo cho chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân khi thời cơ đến.

Những phẩm chất và những kinh nghiệm đó của Đảng và dân tộc ta và nhất là của đảng bộ và nhân dân Hà Nội, thành phố Sài Gòn- Gia định về phát huy nội lực như vậy đã có ý nghĩa lớn, quyết định nhất trong Cách mạng Tháng Tám. Bài học chủ động trong đấu tranh, chuẩn bị lực lượng đón nhận thời cơ, tạo thời cơ, chứ không thụ động ngồi chờ còn có ý nghĩa to lớn với hiện tại và tương lai của cách mạng Việt Nam.

Sự nghiệp đổi mới và công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế của đất nước ta hôm nay vừa có thời cơ lớn nhưng thử thách cũng rất lớn, rất hiểm nghèo. Rõ ràng là cần chủ động xây dựng lực lượng cách mạng, tạo thế và lực, vận động được cả sức mạnh toàn dân tộc chứ không chỉ là ở đội tiên phong; phải biết nắm lấy thời cơ và biết vượt qua thử thách; phải sáng tạo linh hoạt, dựa chắc vào bản chất phương pháp luận Mác –Lênin và Hồ Chí Minh; phát huy được sức mạnh dân tộc và thời đại, phát huy nội lực, tự lực tự cường và biết hợp tác quốc tế… Nghĩa là vận dụng và phát triển bài học của Cách mạng Tháng Tám vẫn là bài học thời sự của hôm nay và mai sau.

Dù chúng ta không phải không có lúc ấu trĩ, nóng vội, tả khuynh, xa rời lập trường mác xít chân chính và kinh nghiệm quý báu của dân tộc, nhưng cái giá phải trả là khó tránh khỏi. Chỉ có điều nhanh hay chậm, chúng ta đã kịp sửa sai và thay đổi nhận thức, đổi mới tư duy, thay đổi chủ trương, chính sách cho phù hợp với thời cuộc; đồng thời, cũng phải chỉnh đốn đội ngũ, gắn bó với nhân dân, dựa vững chắc vào nhân dân, rồi chúng ta lại vượt qua cả lực cản của chính mình (sau năm 1940, sau cả cách ruộng đất 1956, sau Mậu Thân 1968, sau Đại hội của Đảng lần thức VI…).

Có thể trong thời kỳ xây dựng mới, chúng ta chưa có nhiều bài học tiền lệ như thời đánh giặc cứu nước, nên khó tránh khỏi sai lầm, mò mẫm. Nhưng điều đó chỉ đúng một phần, cái phẩm chất chính trị và bản lĩnh, tài thao lược của một Đảng có cội nguồn của bài học dựng nước và giữ nước của dân tộc ta và khi chúng ta lại biết đứng ở đỉnh cao thời đại vẫn luôn luôn có ý nghĩa lớn và nếu biết phát huy sức mạnh đó thì chúng ta tiến lên và nhất định chiến thắng. Tuy rằng, chúng ta không nên chỉ thấy một mặt khi bản thân sự vật có thể chuyển hóa tuỳ thời, tuỳ thế. Vấn đề là ở con người, ở lực lượng tiên phong với bản lĩnh và năng lực tư duy sáng tạo, ở khả năng tập hợp, đoàn kết quần chúng nhân dân, tập trung lực lượng giải quyết những nhiệm vụ lịch sử đặt ra, thúc đẩy lịch sử tiến lên phía trước.

Trong thời kỳ mới tiếp tục đổi mới và hội nhập sâu rộng vào thế giới toàn cầu, dù đã có bước tiến có ý nghĩa lịch sử, nhưng với thực trạng còn nhiều yếu kém, và bất cập như hiện nay thì phải cần có những đột phá mới bằng cải cách dân chủ, cải cách đảng cầm quyền và cải cách nhà nước cùng với các tổ chức xã hội dân sự, tạo nên đồng thuận và đại đoàn kết toàn dân tộc, kiến tạo sự phát triển nhanh và bền vững.

Và những ngày này, chúng ta không thể không nhớ đến lới dặn dò của Chủ tích Hồ Chí Minh trong Di chúc của Người: Muốn vậy “trước hết phải chỉnh đốn Đảng”, “thực hành dân chủ rộng rãi…

"Đây là một cuộc chiến đấu chống lại những gì đã cũ kỹ hư hỏng, để tạo ra những cái mới mẻ tốt tươi. Để giành lấy thắng lợi trong cuộc chiến đấu khổng lồ này cần động viên toàn dân, tổ chức và giáo dục toàn dân, dựa vào lực lượng vĩ đại của toàn dân"(Hồ Chí Minh).

Và mới đây, tại Hội nghị toàn quốc tổng kết 5 năm thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, ngày 14/8/2009, Thường trực Ban Bí thư Trương Tấn Sang cũng yêu cầu "khắc phục mọi biểu hiện vi phạm dân chủ hoặc dân chủ hình thức, đồng thời khắc phục biểu hiện tự do vô kỷ luật, vi phạm pháp luật; chủ động nắm tình hình, phát hiện và đấu tranh bằng các biện pháp thích hợp, làm thất bại mọi âm mưu của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tôn giáo để kích động, lôi kéo, gây chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, chống phá cách mạng nước ta".

Như vậy, thời kỳ mới rấ́t cần cả bản lĩnh, khí phách, trí tuệ và năng lực của Đảng và toàn dân ở một tầm cao mới.

Các nghị quyết của Đảng ta, nhất là gần đây, thể hiện tinh thần đó, đã nhấn mạnh củng cố, xây dựng và chỉnh đốn Đảng, đổi mới và hoàn thiện hệ thống chính trị, phát triển con người, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đấu tranh chống tiêu cực làm lành mạnh các quan hệ xã hội, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại, chủ động tận dụng thời cơ, vượt qua thử thách, quyết tâm giành thắng lợi trong sự nghiệp đổi mới và công nghiệp hóa, hiện đại hóa là bằng chứng về ý thức phát huy bài học của Cách mạng Tháng Tám, bài học của kháng chiến kiến quốc, bài học của quá trình đấu tranh và tạo dựng của thời có Đảng.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Năm cánh sao vàng

    02/09/2016TS. Nguyễn Sĩ DũngGần 70 năm đã trôi qua, cờ đỏ sao vàng Cách mạng Tháng Tám mãi còn vẫy gọi. Và ngôi sao năm cánh vẫn còn toả sáng dẫn đường cho dân tộc ta đi về phía trước...
  • Cách mạng tháng 8 và người trí thức

    02/09/2016Mai ThụcKỷ niệm 63 năm Cách mạng tháng Tám – “Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa” tuổi 63, người trí thức bừng tỉnh trước nền kinh tế thị trường hội nhập toàn cầu diễn ra trên đất nước ta như một cơn lốc xoáy. Rất lâu rồi, bây giờ mới có những hội thảo, những chuyên đề về vai trò của trí thức. Mọi người đồng thanh xác định vị trí của trí thức trong các ngành...
  • Tiếp tục phát triển tư tưởng của Cách mạng tháng Tám

    19/08/2016Lê Đăng DoanhCách mạng Tháng Tám là bước nhảy vọt vĩ đại của tư tưởng phát triển, đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Độc lập, tự do, hạnh phúc, mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng, đó là những chân lý có sức mạnh mãnh liệt phát huy và khơi dậy sức mạnh của một dân tộc bị nô dịch, áp bức, bị chiến tranh và nạn đói tàn phá. Chính những tư tưởng bất hủ này đã trở thành sức mạnh vật chất của cả một dân tộc, chắp cánh cho dân tộc Việt Nam làm nên những kỳ tích trong chiến đấu và dựng nước...
  • Cách mạng tháng Tám: những con người làm nên lịch sử

    01/09/2014Đoan TrangCách mạng tháng Tám 1945 là một cuộc hồi sinh vĩ của một dân tộc đoàn kết: thực sự đoàn kết, biết đoàn kết và đoàn kết đúng lúc, kịp thời. Hồi tưởng lại những tháng ngày sôi sục khí thế đấu tranh đó, chúng ta không thể bỏ qua vai trò lịch sử của những con người đã góp phần hội tụ của các nguồn xung lực mạnh mẽ của toàn dân tộc tại thời khắc bước ngoặt lịch sử...
  • Tư cách và đạo đức cách mạng

    14/01/2011X.Y.Z

    1 Đảng không phải là một tổ chức để làm quan phát tài. Nó phải làm tròn nhiệm vụ giải phóng dân tộc, làm cho Tổ quốc giàu mạnh, đồng bào sung sướng.
    2. Cán bộ của Đảng phải hiểu biết lý luận cách mạng, và lý luận cùng thực hành phải luôn luôn đi đôi với nhau.

  • Ðổi mới, một quá trình cách mạng

    02/12/2010Mở đầu cho chuyên mục “Nhìn lại 20 năm đổi mới”, khởi đăng trên báo Nhân Dân từ ngày hôm nay, 30-9, bài viết của ông Hà Đăng tập trung vào trả lời các câu hỏi Ðổi mới là gì, nhằm mục tiêu gì, do ai làm, và bao giờ thì xong...
  • Tự do - Sản phẩm của cải cách hay cách mạng?

    22/10/2010Nguyễn Trần BạtTự do luôn luôn là khởi nguồn của mọi sự phát triển, cải cách cũng hướng tới sự phát triển hay mục tiêu của cải cách là phát triển. Do đó, tự do là hạt nhân, là linh hồn của các cuộc cải cách. Trước hết, tự do không chỉ là điểm xuất phát mà còn là điểm mấu chốt của cải cách...
  • Lãnh đạo phi cách mạng

    18/10/2010Nguyễn Trần Bạt, Chủ tịch / Tổng giám đốc, InvestConsult GroupLịch sử phát triển của nhân loại đã trải qua những bước chuyển mình đầy ý nghĩa như là hệ quả của rất nhiều cuộc cách mạng vĩ đại và tất yếu. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, người ta đã buộc phải nhìn lại vai trò của những cuộc cách mạng bằng một đầu óc tỉnh táo và một con mắt khách quan hơn, toàn diện hơn. Điều này phản ánh những thay đổi về chất không chỉ của thế giới mà cả của tư duy lãnh đạo...
  • Đổi mới, cải cách và cách mạng

    14/04/2008Nguyễn Trần BạtThời đại trước, phương pháp lãnh đạo bằng cách mạng đã từng đóng một vai trò rất quan trọng, thậm chí một số nước còn tuyệt đối hóa vai trò của nó trong việc thúc đẩy tiến bộ xã hội. Thế giới ngày nay đã có những thay đổi cơ bản và việc lãnh đạo bằng phương pháp cách mạng không còn phù hợp nữa, cần phải phát triển bằng một phương pháp lãnh đạo mới, phương pháp lãnh đạo phi cách mạng...
  • Đọc bài "Quốc hội ta vĩ đại thật" của chủ tịch Hồ Chí Minh

    31/03/2007Trần Lưu Sơn (Sở Tư Pháp Tỉnh Hà Nam)Với bút danh T.L chủ tịch Hồ chí Minh viết bài”quốc hội ta vĩ đại thật” đăng trên Báo Nhân dân, số 2304, ngày 10-7-1960. Trong không khí chuẩn bị cho ngày bầu cử quốc hội khoá XII chúng ta cùng đọc lại bài viết của người...
  • Nghĩ về doanh nhân và cách mạng

    10/10/2006Dương Trung QuốcGiờ đây, vị thế của tầng lớp doanh nhân đang ngày càng được khẳng định, không chỉ trong các văn bản, nghị quyết mà quan trọng hơn là từ thực tiễn của đời sống kinh tế của đất nước. Do vậy xem xét mối quan hệ giữa doanh nhân và cách mạng, giữa một tầng lớp xã hội và một hiện tượng xã hội mang tính chất lịch sử là một điều cần thiết...
  • Cần xác định cho rõ tính chất và nhiệm vụ của Cách mạng Việt Nam hiện nay

    01/03/2006GS. NGND Nguyễn Văn ChiểnViệc xác định tính chất và nhiệm vụ này vô cùng quan trọng. Như sau Cách mạng tháng Tám, Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định nhiệm vụ là cách mạng giải phóng dân tộc, nên đề ra chính sách đoàn kết toàn dân, kể cả giai cấp phong kiến trong đó có cả cựu hoàng Bảo Đại, xác định đối tượng của cách mạng là thực dân phản động và việt gian...
  • Chân lý là cụ thể, cách mạng là sáng tạo

    09/12/2005GS. Tương Lai...bằng sự trải nghiệm và bản lĩnh của mình, Hồ Chí Minh thấy được mặt trái của tấm Huân chương mà rất nhiều người khác không thấy được. Nhờ thấu hiểu như vậy nên Người biết phải hành động như thế nào để đạt được mục đích. Người phải khôn khéo chống chọi với nhiều áp lực nặng nề để thực hiện mục đích đó.
  • Cách mạng và Khoa học

    12/10/2005Cách mạng luôn đi trước và đặt ra nhiều vấn đề cần được tổng kết thành lý luận. Muốn phục vụ kịp thời cho cách mạng, công tác nghiên cứu khoa học cần được đẩy mạnh sao cho thấy được những yêu cầu đặt ra của cách mạng...
  • xem toàn bộ