Báo chí hiện đại ngày càng lá cải

08:11 SA @ Thứ Ba - 09 Tháng Giêng, 2018

Tuần Việt Nam giới thiệu một phần cuốn Losing the News - the Future of the News That Feeds Democracy – của tác giả Alex S. Jones. Những gì độc giả đọc tiếp sau đây được trích từ chương 2, “Media and Democracy” (Truyền thông và dân chủ). Tựa đề của bài và các tiêu đề phụ do người dịch đặt.

>> Mời tham khảo:Một số quan điểm về tính khách quan, chân thật trên báo chí hiện nay

* * *

Nhà khoa học chính trị Robert M. Entman đã tìm ra một số cách vừa sâu sắc vừa thú vị để chỉ ra sự khác biệt giữa các thể loại báo chí Mỹ. Theo ông, truyền thông có thể được chia thành 4 loại: báo chí truyền thống, báo chí lá cải, báo chí cổ súy, và giải trí.

Cách đầu tiên mà Entman đưa ra để phân biệt 4 loại báo này với nhau là dựa vào mức độ chúng tuân thủ 5 tiêu chuẩn căn bản của báo chí.

4 trong số 5 tiêu chuẩn này là: chính xác, công bằng, giám sát chính phủ, tách rời việc đưa tin với bình luận và quảng cáo. Còn tiêu chuẩn thứ 5 là giới hạn đối với nỗ lực tối đa hóa lợi nhuận. Chúng ta biết rằng tất cả các loại hình báo chí đều hướng tới sản sinh lợi nhuận, nhưng một trong những luận điểm mấu chốt trong lý luận của Entman là báo chí khác nhau về mức độ chúng coi trọng lợi nhuận.

Báo chí truyền thống và những nguyên tắc bất di bất dịch

Báo chí truyền thống, ví dụ những tòa soạn như tạp chí New York Times, CBS News, Times, và các tờ báo địa phương, là loại báo mà từ lâu trong lịch sử, đã tuân thủ tất cả 5 tiêu chí nói trên của báo chí. Sứ mệnh của họ, như họ đã hiểu, là đạt tới sự chính xác, tức là đưa tin trung thực và cung cấp nền tảng sự thật cho tất cả những gì xuất hiện trong mục tin tức.

Điều này có nghĩa là đưa tin phải dựa vào những người mà chúng ta có cơ sở để tin họ; và trong thực tế, thường có nghĩa là trích dẫn ý kiến phát biểu và tư liệu từ những cơ quan có trách nhiệm, đáng tin cậy.

Entman định nghĩa công bằng là “có cách đối xử tương đương đối với các bên” và giữ cho các quan điểm cá nhân được độc lập, không sa vào tô điểm thông tin. Về căn bản, đây là một nỗ lực đạt tới sự khách quan - vốn đã là một tiêu chuẩn đặt ra cho báo chí Mỹ từ hơn một thế kỷ qua.

Giám sát chính phủ nghĩa là buộc chính phủ thực hiện trách nhiệm giải trình. Theo thời gian, tiêu chuẩn này đã mở rộng để bao hàm cả nghĩa giám sát các khía cạnh quyền lực khác, như giới kinh doanh và ngay cả bản thân giới truyền thông nữa.

Báo chí truyền thống tự thấy mình có sứ mệnh làm người giám sát, đặc biệt đối với các quan chức chính phủ. Và một trong các đặc điểm của báo chí truyền thống là phải duy trì vai trò nổi bật: thỏa mãn sứ mệnh buộc thực thi trách nhiệm giải trình, chẳng hạn đưa được những câu chuyện về các vấn đề chính sách và hành động của tổng thống.

Phần lớn các phóng sự điều tra được đánh giá dựa vào việc chúng có thỏa mãn sứ mệnh giải trình này hay không, thỏa mãn tới mức độ nào.

Phân biệt đưa tin với bình luận

Tiêu chuẩn thứ tư đặt ra cho các cơ quan thông tin là một bức tường, hay nói đúng hơn, hai bức tường. Bức tường thứ nhất nằm ngăn giữa tin tức và bình luận, hàm nghĩa là không được đưa tin dựa theo những bình luận xuất hiện trên trang xã luận.

Khi chúng ta quan sát tòa soạn New York Times chẳng hạn, sẽ thấy phòng tin tức nằm ở tầng 3 của tòa nhà, và phòng bình luận nằm ở tầng 10. Max Frankel, nhà báo từng đoạt giải Pulitzer, được chọn làm biên tập viên đứng mục bình luận của báo. Anh có phòng riêng ở tầng 10.

Vài năm sau, khi trở thành biên tập viên điều hành mục tin tức của tờ báo, Max chuyển xuống tầng 3; tuy nhiên trong suốt thời gian làm biên tập ở trang bình luận, anh chưa hề bước chân tới phòng tin tức. Bởi vì hành động đó bị coi là vi phạm nguyên tắc: Bộ phận bình luận và bộ phận tin tức được xem là phải tách rời nhau.

Phát biểu này không gây ấn tượng đối với những người coi hoạt động tin tức của tờ Times chỉ như là sự nối dài tiếng vang của mục bình luận. Nhưng trong nội bộ tòa soạn New York Times thì sự phân biệt là có thật.

Tách rời đưa tin và quảng cáo

Bức tường thứ hai trong các cơ quan báo chí, thậm chí còn kiên cố hơn bức tường thứ nhất, là tường ngăn giữa tin tức và hoạt động quảng cáo/marketing. Các phóng viên không nên quan tâm đến tác hại mà một câu chuyện có khả năng gây ra cho nhà quảng cáo; tương tự, họ không viết những mẩu tin xu nịnh có ích cho phòng quảng cáo và phòng marketing.

Tiêu chuẩn thứ tư này nói lên rằng các tin được quyết định đưa hay không là tùy thuộc giá trị của chúng; giá trị đó được đánh giá bởi các phóng viên và biên tập viên, còn những nhân viên đếm tiền của bộ phận kinh doanh trong cơ quan thông tin thì không có vai trò gì trong chuyện tin tức.

Sáng suốt đặc biệt của Entman là ở chỗ, ông đã chỉ ra trong số các tiêu chuẩn chính của báo chí truyền thống cái mà ông gọi là “giới hạn đối với hoạt động tối đa hóa lợi nhuận”. Ông định nghĩa đó là việc sử dụng khả năng đánh giá tin tức một cách chuyên nghiệp –- mà không phải băn khoăn về khán giả hay lợi nhuận – khi ra quyết định phải viết bài gì, nên xếp chúng ở vị trí nổi bật tới mức nào, phải phân bổ thời gian và nguồn lực ra sao để bám theo tin bài đó, và các quyết định báo chí tương tự.

Không nhà báo truyền thống nào lại không biết rằng cơ quan thông tin là một doanh nghiệp cần lợi nhuận. Thật vậy, thành công tài chính của cơ quan thông tin là điều sống còn đối với sứ mệnh báo chí của nó. Nhưng từ lâu nay các cơ quan thông tin truyền thống đã hoạt động với niềm tin rằng tìm kiếm lợi nhuận tối đa là việc làm vừa tồi tệ vừa sai trái.

Tồi tệ đối với kinh doanh, trong dài hạn, bởi vì tin tức (chứ không phải lợi nhuận) vốn luôn được coi là con bài chủ chốt để lôi kéo độc giả. Và sai trái, trên phương diện đạo đức, bởi vì các cơ quan thông tin truyền thống có cả vai trò xã hội lẫn vai trò thương mại.

Các cơ quan thông tin truyền thống khác nhau ở cách đánh giá lợi nhuận hợp lý nên là bao nhiêu thì vừa. Nhưng xét một cách tổng thể, quan điểm truyền thống của báo chí là: Bạn có trách nhiệm đối với đọc giả trước khi có trách nhiệm với các cổ đông, hay ít nhất thì bạn cũng có trách nhiệm đối với cả hai.

Đây chắc chắn đã là truyền thống của những phòng tin tức trên toàn nước Mỹ, những nơi đang ngày càng tự đặt họ vào mâu thuẫn, xung đột với công ty trả tiền thuê họ làm việc.

Các cơ quan thông tin truyền thống cam kết tuân thủ tất cả 5 tiêu chuẩn của báo chí nói trên: chính xác, công bằng, giám sát chính phủ, độc lập, và hạn chế tối đa hóa lợi nhuận. Đây là lý tưởng, là cái cần phải thực hiện ở các tòa soạn truyền thống.

Đối với những cơ quan này, giá trị và sứ mệnh số một là phải làm một nhà giám sát dân chủ. Lợi nhuận là yếu tố đứng thứ hai. Thứ ba là đăng tải những thông tin giúp mọi người đóng vai trò của những công dân tốt trong quan hệ với xã hội. Chính các cơ quan thông tin truyền thống là nơi có vai trò trực tiếp nhất trong việc thực hiện chức năng đưa tin.

Mỗi loại hình báo chí còn lại đều có thể được phân tích cũng với các tiêu chuẩn đó, bởi vì tất cả đều phục vụ chức năng đưa tin ở một mức độ nào đó.

Báo lá cải: nhằm vào lợi nhuận tối đa

Báo chí lá cải được Entman định nghĩa là loại báo chí đặt lợi nhuận lên làm ưu tiên hàng đầu. Đó là đặc điểm phân biệt báo lá cải với báo truyền thống. Các tờ báo lá cải khác nhau ở mức độ chúng tuân thủ 4 tiêu chuẩn chính xác, công bằng, giám sát chính phủ, và độc lập. Nhưng ở khía cạnh chính yếu này – lợi nhuận – thì tất cả các cơ quan báo chí lá cải đều thống nhất: Đối với họ, tối đa hóa lợi nhuận là mối quan tâm số một.

Với định nghĩa đó, báo lá cải bao gồm cả mục tin tức trên truyền hình địa phương, nơi các quyết định về nội dung từ lâu đã dựa hầu như hoàn toàn vào việc xem xem cái gì sẽ thu hút nhiều khán giả nhất, thay vì vào việc xác định tin gì là quan trọng, cần đưa.

Thế giới đã vận hành đơn giản như thế. Các đài truyền hình thuộc sở hữu địa phương được bán đi với giá ngang mức lợi nhuận chúng có thể mang lại, khiến cho chúng trở nên rất đắt. Hầu như không mấy ai trong chúng ta lại vị tha, quên mình đến mức có thể bán hàng với giá thấp hơn giá đặt mua cao nhất.

Người mua còn sẵn sàng trả thêm nữa, bởi họ biết các chủ sở hữu trước đó đã không tối đa hóa được lợi nhuận. Những kênh truyền hình địa phương này là các mỏ vàng tiềm năng và chúng đã bị điều hành bởi những người sẵn lòng để phần lớn vàng đó nằm lại trong lòng đất. Chúng chỉ thu về “lợi nhuận tâm lý” của việc được làm người chủ sở hữu một cơ quan ngôn luận hùng mạnh và có ảnh hưởng ở địa phương, với các chương trình làm họ tự hào về chất lượng, các giải thưởng báo chí nâng cao uy tín của họ.

Nhưng khi những người tài ba này quyết định tiền tệ hóa uy tín của họ, họ gần như luôn luôn muốn nhận về những đồng đôla. Số đôla đó đến từ những người mua đang sẵn sàng trả thêm bởi họ có dự định khai thác từng vỉa vàng dưới mỏ. Trong bối cảnh đó, người ta kỳ vọng ngành công nghiệp bị mua lại sẽ làm ra tiền để tự trả cho nó, và nếu giá mua cao, thì áp lực sản xuất ra lợi nhuận cũng sẽ cao.

Nhờ thế, các chủ sở hữu của kênh truyền hình giàu lên, người mua kênh còn giàu hơn, còn cộng đồng thì bị thua thiệt, ở chỗ hoạt động đưa tin trở nên rất tốn kém, nhiều chương trình truyền hình hóa ra thừa, vì quá đắt.

Còn tệ hại hơn thế nữa, là chuyện nội dung tin tức trên các kênh truyền hình địa phương biến đổi. Công thức bây giờ là một hỗn hợp các loại tin về tội ác, tai nạn, cháy nhà và những thứ linh tinh khác, tiếp theo là thời tiết, thể thao, và các phóng sự vui mắt.

Vào thập niên trước, chương trình phát sóng của truyền hình địa phương còn được pha thêm những mẩu tin sức khỏe - đôi khi đó là những đoạn phim do các nhà sản xuất thuốc cung cấp, xem thì giống như tin nhưng thật ra là quảng cáo trá hình.

Ở các thành phố lớn nhưng là những thị trường nhỏ, truyền hình địa phương phát sóng đủ thứ, chỉ trừ những tin tức quan trọng liên quan tới chính trị và chính sách. Khi nào không thể phớt lờ chính phủ được nữa thì họ mới hỏi đến vài chuyên gia. Phóng viên thì không được tổ chức để làm tin loại đó. Mỗi người ở bộ phận tin tức chỉ quan tâm tới các nhiệm vụ chung chung; và phải làm việc hết mình trong phần thời gian ngắn ngủi họ được cho phép, với rất ít hoặc không có kiến thức nền.

Thế nên rất thường xuyên – với các tin tức quan trọng – truyền hình copy luôn những gì báo chí địa phương đã viết. Tin về bầu cử cũng thế. Các phóng viên truyền hình xinh trai đẹp gái, mặt mũi tươi tỉnh, hầu như không hiểu gì về chính trị, được giao nhiệm vụ làm tin, và kết quả thường xuyên là các bản tin hời hợt và nhạt nhẽo, như chúng ta có thể đoán trước.

Điều này không có nghĩa là truyền hình địa phương không có mong muốn đưa tin chính trị một cách chính xác và công bằng. Họ cũng tuân thủ hai trong 5 tiêu chuẩn của báo chí truyền thống. Nhưng, họ không tập trung vào chức năng giám sát, buộc chính phủ phải giải trình, cũng như họ không đưa ra những quyết định triển khai tin này tin kia mà không căn cứ vào số người xem, và quan trọng nhất, vào mối ưu tiên hàng đầu là tối đa hóa lợi nhuận.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Giá trị mới của báo chí và trí tuệ tập thể

    25/01/2018Michael Skoler - Thúy Hiền (dịch từ Nieman Reports)Mạng xã hội đang dần đáp ứng được nhu cầu của chúng ta bởi chúng hội tụ được nhu cầu của những người khác. Nền văn hóa báo chí mới này giá trị ở chỗ nó có thể giúp cho mọi người có được cơ hội chia sẻ thông tin, khiến họ bị kinh ngạc trước những thông tin, kinh nghiệm, kiến thức của những người khác cùng chia sẻ thông tin với họ.
  • Tại sao trên báo chí lại thưa vắng các bài điểm sách?

    13/01/2018Vương Trí NhànMột mặt trong tâm thức của nhiều người, văn chương là một cái gì ghê lắm, danh giá để đời, tên tuổi đi vào lịch sử. Mặt khác thông tin trên mặt báo về văn học lại nghèo nàn nhạt nhẽo. "Kính nhi viễn chi", người ta lảng tránh. Trong sự thông tin kém cỏi như vậy, riêng phần đọc sách vì không màu mỡ riêu cua câu khách được tí nào, nên càng bị ghẻ lạnh.
  • Một số quan điểm về tính khách quan, chân thật trên báo chí hiện nay

    21/06/2017Trần Thị Cẩm ThúyVề lý thuyết, uy tín và hiệu quả của báo chí phụ thuộc vào tính khách quan, chân thật của những thông tin mà nó đem đến cho công chúng. Một tờ báo đưa tin sai, dù sau đó đính chính, sẽ tự hạ thắp vị trí của mình trong lòng độc giả.
  • Đọc lại Mác về báo chí tự do

    03/05/2016Nguyễn Khắc MaiBáo chí nói chung là sự thực hiện tự do của con người. Do đó ở đâu có báo chí ở đó có tự do báo chí. Bản chất của báo chí tự do – đó là bản chất dũng cảm, có lý tính, có đạo đức của tự do. (Các Mác)
  • Trao cho báo chí

    17/05/2011Trần Dĩ HạThưa các vị đại biểu. Tình hình tham nhũng đã đến lúc báo động hết cấp. Nếu chúng ta không tích cực chống tham nhũng thì nước ta sẽ rơi vào tình trạng thắng trong chiến tranh, thua trong hòa bình, quá khứ hào hùng nhưng tương lai thì tụt hậu...
  • Báo chí cần làm gì cho nền kinh tế?

    08/09/2009Nguyễn Trần BạtTrong những năm đổi mới vừa qua, nền kinh tế Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể với tốc độ tăng trưởng khá cao, vào khoảng 7% trong vòng 15 năm, giúp Việt Nam tăng gấp đôi thu nhập bình quân. Nhưng chúng ta cần phải phân biệt giữa những thành tích của nền kinh tế với những thành tích của các doanh nghiệp, giữa những thành tích về lượng và những thành tích về chất...
  • Kỳ vọng ở báo chí: Báo chí phải nhìn lại mình

    15/08/2009Dương Bình Nguyên thực hiệnGiáo sư Tương Lai có thể làm chuyên gia trong nhiều lĩnh vực bởi ông là một kho tri thức sống quý giá. Hơn thế, ông là người luôn nóng lòng phản biện trên báo chí trước những vấn đề lớn của xã hội. Và từ đó, góc nhìn của Giáo sư Tương Lai với báo chí cũng là góc nhìn đầy thực tế và mang tính xây dựng cao...
  • Mối quan hệ báo chí- kinh tế: Nhìn từ lịch sử

    27/07/2009Về lịch sử báo chí buổi sơ khai, có quan điểm cho rằng, nó bắt nguồn từ nhu cầu thông tin kinh tế mà các nhà buôn thông qua một mạng lưới rất nhiều những người trong giới thuơng nhân, các nhà thám hiểm hay các tăng lữ cung cấp qua thư tín rồi tổng hợp lại thành những bản tin tức để cung cấp phục vụ việc buôn bán, tìm kiếm sản phẩm, thị trường và giao thương.
  • Ai xóa cái "Tôi" của nhà báo?

    18/06/2009Lưu Hoài AnQuá nhiều các bài viết lờ nhờ, nhạt nhẽo trên báo chí mà người viết không đưa ra một quan điểm nào. Họ biện hộ: Đó chính là tính "khách quan" của báo chí. Hay đó chỉ là sự vô trách nhiệm và ngại chịu trách nhiệm của nhà báo?
  • Ảnh hưởng của văn hóa phương Tây qua sự hiện diện của tờ báo

    09/04/2009Trần Văn ToànSự ra đời của báo chí, lẽ tự nhiên, làm xuất hiện một chân dung mới: ký giả, hay nhà báo. Những danh xưng này, trong ngôn ngữ đương đại thiên về ý nghĩa nghề nghiệp thuần túy nhưng ở vào thời điểm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX lại có nét nghĩa chỉ một nhóm có vai trò ưu đẳng trong xã hội (status group). Với quốc dân, họ là đại diện cho luân lý và tri thức, có chức phận dẫn dắt, hướng đạo. Trong một xã hội vốn có truyền thống trọng quan tước, ký giả thậm chí được liệt vào tầng lớp “quan lại cao cấp”.
  • Suy nghĩ về sự lạm dụng quyền lực thứ tư

    16/01/2007Lê Thiết HùngLâu nay, báo chí vẫn được coi là cơ quan quyền lực thứ tư (sau lập pháp, hành pháp và tư pháp). Báo chí không trực tiếp giải quyết vụ việc, nhưng thông qua thế mạnh truyền thông của mình, có thể làm giảm uy tín, làmđiêu đứng, thậm chí đánh sập một cơ quan, doanh nghiệp, cá nhân nào đó nếu phát hiện thấy đối tượng có điểm yếu...
  • Truyền thông đang “xâm lấn” báo chí

    20/06/2006Lê ThăngTháng 5 vừa qua, Đại học Tự do Bruxelles đã tổ chức hội thảo quốc tế với chủ đề “Các nhà báo thời kỳ công nghệ thông tin và truyền thông (ITC): Những thách thức về đạo đức báo chí”. Tham dự hội thảo này có các nhà báo, nhà nghiên cứu báo chí từ châu Mỹ, châu Phi, châu Âu và châu Á (PV Báo Lao động tham dự và trình bày tham luận tại hội thảo)...
  • Những hạt sạn trong báo chí

    27/01/2006Phan ViệtMột số những sai trái trong đời sống văn hoá hiện tại của Việt Nam nguyên nhân là do sự cẩu thả, dễ dãi hoặc ấu trĩ về nhận thức của những người tham gia tạo, phát tán và đánh giá các sản phẩm và hoạt động văn hóa, với mong muốn góp phần làm trong sạch hơn bầu không khí văn hóa nước nhà
  • xem toàn bộ