Giá trị mới của báo chí và trí tuệ tập thể

09:50 SA @ Thứ Năm - 25 Tháng Giêng, 2018

Mạng xã hội đang dần đáp ứng được nhu cầu của chúng ta bởi chúng hội tụ được nhu cầu của những người khác. Nền văn hóa báo chí mới này giá trị ở chỗ nó có thể giúp cho mọi người có được cơ hội chia sẻ thông tin, khiến họ bị kinh ngạc trước những thông tin, kinh nghiệm, kiến thức của những người khác cùng chia sẻ thông tin với họ.

Nền báo chí cũ đặt sự tín nhiệm hoàn toàn vào những chuyên gia, những nhà phân tích. Nó không thể thích nghi được với nền văn hóa báo chí của sự chia sẻ thông tin, của kết nối và của trí thông minh của cả tập thể với những kinh nghiệm họ trực tiếp đóng góp.

Lấy Wikipedia là một ví dụ. Trong bất kỳ trường hợp nào khi cần bất kỳ thông tin nào, thì học sinh đều nghĩ đến Wikipedia là trang web đầu tiên chúng có thể tìm thấy những kiến thức mà chúng cần. Và giờ đây, không chỉ có học sinh, mà ngay cả người lớn cũng coi Wikipedia là sự lựa chọn hàng đầu. Nội dung của trang web không hề được những nhà học giả viết nên, như là Encyclopedia Britannica mà là do những công dân đóng góp mà thành. Ngày nay, tri thức của một tập thể có khi còn nhiều hơn, có giá trị hơn là một học giả hay là sự tin cậy của họ đối với một tiêu đề, một địa chỉ nào đó. Có gần 45.000 người đang tự động đóng góp gần 3 triệu bài viết bằng tiếng Anh trên trang web này, mọi người đều biết rằng bất kỳ ai cũng có thể đóng góp, và họ đặt sự tin tưởng của họ vào sự thông tuệ của tập thể.

Thay đổi văn hóa báo chí

Những trang web truyền thông xã hội hiện nay không đóng vai trò báo chí, chỉ một vài lần nó làm nhiệm vụ là trang đầu tiên đưa tin về một tin tức nào đó (như đối với trường hợp vụ máy bay bị rơi xuống đất trên sông Hudson). Hầu hết thì những trang web này đều dựa vào những tổ chức truyền thông chính ngạch để tạo nên những giá trị cho riêng mình. Và những trang này không đem lại mối lợi nào. Chúng hoàn toàn không phải là mô hình mới cho báo chí. Nhưng chúng phục vụ cho văn hóa báo chí mới và giúp các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực tin tức biết cách thay đổi như thế nào để có thể phù hợp với kỷ nguyên mới và có thể tạo ra được giá trị cho riêng mình.

Tất nhiên, các tờ báo đang lao vào các mạng xã hội, gắn thêm các đường truy cập vào mạng xã hội, và tạo các nguồn trên Twitter một cách nhiệt tình. Nhưng việc này lại sai mục đích. Bạn có thể nghe thấy ai đó hét lên trong phòng biên tập/ tin tức rằng: "Chúng ta cần xuất hiện trên Facebook, chúng ta cần Twitter" như một nỗ lực "sục sôi" để thu hút công chúng và tăng lượng truy cập ra vào trên trang web của họ.

Truyền thông chính thống nhìn nhận truyền thông xã hội như là một công cụ để có thể giúp thông tin, tin tức của họ có thể được nhiều người biết đến hơn, và có thể giúp họ quảng bá được trang web của mình. Chỉ những nhà báo thông thái nhất mới đang sử dụng mạng lưới truyền thông xã hội làm công cụ để truyền tải những giá trị đích thực họ cung cấp cho văn hóa báo chí ngày nay – Họ sử dụng chúng như là một cách thức để có thể thiết lập những mối quan hệ và lắng nghe ý kiến của những người khác. Thời lượng mà các tờ báo lớn cũng như những nhà báo "thông minh" dành cho việc lắng nghe những cư dân trên mạng Twitter cũng nhiều như thời gian họ dành để viết Tweet vậy.

Hầu hết những cuộc thảo luận về “tương lai của báo chí” trong những ngày này đều tập trung vào việc tìm ra một mô hình kinh doanh mới có thể hỗ trợ ngành báo trong kỷ nguyên Internet hiện nay. Nhưng đó chỉ là khởi đầu. Sẽ chẳng có một mô hình nhiệm màu nào có thể cứu được chúng ta, giả dụ như chúng ta có thể tìm ra nó. Báo chí sẽ thể chẳng có một mô hình kinh doanh trừ khi công chúng cần tới công việc của chúng ta để làm phong phú thêm cuộc sống của họ và các giá trị (chúng ta mang lại) đủ để thu hút họ.

Chúng ta phải chủ động tạo ra một mô hình kinh doanh mới và mô hình này phải đủ thông minh để có thể quảng bá cho công việc của chúng ta. Thực tế là độc giả chỉ trả tiền cho những gì họ nhận thấy rõ được rằng nó có giá trị với họ. Mọi kế hoạch kinh doanh hữu dụng đều phải chỉ ra được nó sẽ tạo ra các giá trị cho khách hàng bằng cách nào.

Vấn đề bộ phận truyền thông chính thống hiện nay đang đối mặt không phải là bộ phận này đã đánh mất đi mô hình kinh doanh của mình, mà là các giá trị của chúng ta. Chúng ta không còn quan trọng đối với đời sống của các công chúng như trước kia. Truyền thông xã hội là con đường giúp chúng ta kết nối lại với độc giả của chúng ta. Nếu chúng ta sử dụng chúng để lắng nghe, thì chúng ta sẽ học được cách làm thế nào để mang những giá trị vào nền văn hóa báo chí mới.

Báo chí mới phải là nền báo chí của sự cộng tác. Chỉ có sự kết hợp giữa sự tin cậy và sự kết nối mới tạo ra được một mô hình kinh doanh mới.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Phương pháp vận dụng trí tuệ tập thể để giải quyết các vấn đề phức tạp trong công việc

    19/12/2017Chu Thị ThủyPhương pháp này được sử dụng rộng rãi nhất nhằm mục đích thúc đẩy những ý nghĩ có tính sáng tạo. Được phát triển vào năm 1940 bởi ông Alex Osborn. Ông cho rằng bất cứ ai cũng có thể học được cách đưa ra các giải pháp có tính sáng tạo cho những vấn đề phức tạp khác nhau.
  • Báo chí - nhà báo và sự hình thành tầng lớp trí thức hiện đại đầu thế kỷ XX

    21/06/2017Trần Văn ToànKhái niệm trí thức hiện đại ở đây được hiểu trong sự đối nghĩa với trí thức - kẻ sĩ trong xã hội Việt Nam truyền thống. Sự hiện diện của tầng lớp trí thức hiện đại, trên thực tế, mới chỉ xuất hiện ở giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Bài viết này sẽ tập trung làm sáng tỏ vai trò của báo chí - một thiết chế văn hóa có nguồn gốc phương Tây - đã đóng vai trò như một dung môi, một tiền đề vật chất cho sự xuất hiện của tầng lớp trí thức hiện đại như thế nào...
  • Nhà báo - nhà văn, viết văn - viết báo

    21/06/2016Văn GiáMấy năm gần đây, thỉnh thoảng trong báo giới và văn giới của ta lại thấy vẩn lên câu chuyện: Nhà báo viết văn và nhà văn viết báo. Vế thứ nhất gần như mặc nhiên và được xem là thuận chiều, không có gì cần bàn lắm. Chủ yếu là ở về thứ hai. Có một số nhà văn tuyên bố ra miệng rằng: viết báo đối với họ chẳng qua là nghề tay trái, là “lấy ngắn nuôi dài”, là lo cái chuyện độ nhật... mà thôi.
  • Đọc lại Mác về báo chí tự do

    03/05/2016Nguyễn Khắc MaiBáo chí nói chung là sự thực hiện tự do của con người. Do đó ở đâu có báo chí ở đó có tự do báo chí. Bản chất của báo chí tự do – đó là bản chất dũng cảm, có lý tính, có đạo đức của tự do. (Các Mác)
  • Báo chí cần làm gì cho nền kinh tế?

    08/09/2009Nguyễn Trần BạtTrong những năm đổi mới vừa qua, nền kinh tế Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể với tốc độ tăng trưởng khá cao, vào khoảng 7% trong vòng 15 năm, giúp Việt Nam tăng gấp đôi thu nhập bình quân. Nhưng chúng ta cần phải phân biệt giữa những thành tích của nền kinh tế với những thành tích của các doanh nghiệp, giữa những thành tích về lượng và những thành tích về chất...
  • Kỳ vọng ở báo chí: Báo chí phải nhìn lại mình

    15/08/2009Dương Bình Nguyên thực hiệnGiáo sư Tương Lai có thể làm chuyên gia trong nhiều lĩnh vực bởi ông là một kho tri thức sống quý giá. Hơn thế, ông là người luôn nóng lòng phản biện trên báo chí trước những vấn đề lớn của xã hội. Và từ đó, góc nhìn của Giáo sư Tương Lai với báo chí cũng là góc nhìn đầy thực tế và mang tính xây dựng cao...
  • Báo chí và quyền Nhà nước pháp quyền

    20/06/2009Lò Văn MinhBảo là cánh cửa dân chủ đã mở cũng đúng. Nói cho có vẻ "văn hoa", bảo là "cuộc chơi" dân chủ bắt đầu cũng quá đúng. Nếu ai đó chịu khó quan sát, chịu khó thống kê các sự kiện báo chí Việt nam từ thời đổi mới, từ thời mở cửa...
  • Từ hành chính sự nghiệp tới tập đoàn báo chí

    18/06/2009TS. Phạm Duy NghĩaBài viết ngắn dưới đây lạm bàn về vai trò của giới truyền thông trong quản trị quốc gia và nhu cầu thay đổi cách quản lý lĩnh vực này trong thời đại ngày nay.
  • Truyền thông đang “xâm lấn” báo chí

    20/06/2006Lê ThăngTháng 5 vừa qua, Đại học Tự do Bruxelles đã tổ chức hội thảo quốc tế với chủ đề “Các nhà báo thời kỳ công nghệ thông tin và truyền thông (ITC): Những thách thức về đạo đức báo chí”. Tham dự hội thảo này có các nhà báo, nhà nghiên cứu báo chí từ châu Mỹ, châu Phi, châu Âu và châu Á (PV Báo Lao động tham dự và trình bày tham luận tại hội thảo)...
  • Tổ chức tri thức

    02/12/2005Nguyễn Thúy HằngCông việc có thể là thú vui và là sự thoả mãn. Đó là lời khẳng định chắc nịch cho một thế hệ trưởng thành cùng với lời triết lý “đó là lý do tại sao họ gọi là công việc”. Khi chúng ta vượt qua ngưỡng để bước vào thế giới phồn hoa sắp tới, “công việc” sẽ đảm nhận một tiêu điểm mới vượt xa những hệ thống kinh doanh truyền thống. ...
  • xem toàn bộ