Vượt qua điểm chết cuộc đời
S-curvelà tên gọi của đường cong dùng để môtả quá trình hình thành và phát triển của các sự vật hiện tượng trong đời sốngcon người. Mọi sự vật hiện tượng trên cuộc đời này đều tuân theo quy luật màđường cong này thể hiện. Nó được tạm dịch là đường cong S. Hay dùng đúng vớinguyên gốc tiếng Anh là S-curve. Đó là quá trình: Xuất phát – Tăng tiến – Chữnglại - Tụt dốc. Với sự sống đó chính là quá trình:Sinh - lão - bệnh - tử. Vớisản phẩm đó chính là quá trình đi từ pha Giới thiệu - Phát triển - Bão hòa -Thoái trào.
Mọisự vật hiện tượng đều bị cho phối bởi quy luật này. Đó là quy luật bất biến màcon người không thể thay đổi được, chỉ có thể thích ứng và tác động một phầnnào đó. Trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng có gặp gỡ và chia li, cũng có hợp rồitan, cũng có hình thành phát triển rồi đi xuống. Đó là điều không thể tránhkhỏi. Sự tác động của con người chỉ có thể nhằm kéo dài quá trình phát triểnhay không để đường con đi xuống theo đúng chu kỳ của nó.
Đểtác động được vào một S-curve bất kỳ, chúng ta cần hiểu được cơ chế của nó. Tạithời điểm xuất phát, gia tốc tăng tiến sẽ tăng dần, gia tốc sẽ tăng mạnh nhấtkhi sự vật hiện tượng ở giải đoạn tăng tiến hay phát triển, đến một thời điểmnhất định, điểm còn cách đỉnh của S-Curve một đoạn, gia tốc bắt đầu giảm dần vàgiảm tới 0 trong giai đoạn chững lại của đường cong, sau đó gia tốc sẽ bắt đầuâm trong giai đoạn tụt dốc hay thoái trào. Trong mỗi đường cong S sẽ xuất hiệnmột điểm mà từ điểm đó sự tụt dốc bắt đầu và sẽ tụt dốc cho đến khi gia tốcbằng 0, lúc đó rất khó để có thể đẩy cho sự vật hiện tượng phát triển hay đứngdậy. Điểm đó được gọi là điểm chết.
Vậyđiểm chết nằm ở đâu trong một S- curve, nguyên nhân dẫn tới đó là gì, làm thếnào để đối mặt với điểm chết đó và quan trọng nhất là làm sao để vượt qua điểmchết. Đó là vấn đề của rất nhiều cá nhân cũng như tổ chức. Nhưng chắc chắn rằngmọi thứ đều có giải pháp cho nó. "Nơi đâu có ý chí, nơi đó có conđường"
1.ĐIỂM CHẾT
Mộtphi công thực sự sẽ hiểu rất rõ về khái niệm "điểm chết". Đó là điểmmà khiến máy bay không thể nào cất cánh lên được và con đường của nó lúc ấy chỉcòn là đâm thẳng xuống đất. Để máy bay rơi vào điểm chết, người phi công tồi sẽphải trả giá bằng cả mạng sống của mình.
Nhìnvào minh học (Hình vẽ) ta thấy đường cong S sẽ bắt đầu đi xuống sau giai đoạnbão hòa. Khi một sản phẩm, một sự kiện lên tới điểm bão hòa, sẽ là dấu hiệuthông báo rằng, sản phẩm và sự kiện đó sẽ tụt dốc và bắt đầu biến mất dần khỏithế giới. Ở những điểm mà sau điểm đó là một sự đi xuống không thể cứu vãn,người ta gọi là điểm chết. Sau điểm chết đó là sự tụt dốc không phanh, sự tụtdốc có thể kéo con người ta đến tận cùng và không thể gượng dậy được. Đừng baogiờ để bản thân mình hay tổ chức mình rơi vào điểm chết, bạn sẽ mất đi cơ hộilàm bất kỳ một điều gì khác như những phi công, khi rơi vào điểm chết, họ sẽphải trả giá bằng chính mạng sống của mình. Thông thường điểm chết sẽ rất gầnvới điểm đỉnh - điểm cao nhất của đường cong. Điểm chết sẽ nằm ở vùng bão hòahay giai đoạn đường cong bị chững lại.
2.NGUYÊN NHÂNCỦA ĐIỂM CHẾT
Dân gian ta có câu "Điều gì dễ đến thì cũng dễđi", cái gì nhận được quá dễ dàng thì người nhận sẽ không trân trọng nó.Người ta dễ dàng tiến đến thành công cũng sẽ dễ dàng ngủ quên trên chiến thắng.Cũng như những vùng quê ven Hà Nội, được nhà nước ra chính sách giãn dân, đấtruộng của nhà nước được chia đều cho các nhân khẩu trong làng, đất đó được bánvà bỗng dưng nhà càng đông con càng có nhiều tiền. Không còn ruộng để cày cấy,tiền nhiều, nhanh chóng, đó là nguyên nhân làm cho những tệ nạn xuất hiện,những thói xấu của giới trẻ hình thành, có nhiều ngôi làng đã mất đi nhữngtruyền thống, tinh thần đoàn kết của mình mãi mãi... Như bộ phim "Làng venđô" đã chỉ ra rất rõ.
Chạyquá nhanh, lên tới đỉnh quá nhanh mà không có thời gian dừng lại để nhìn lạimình cũng là một nguyên nhân rất lớn dẫn đến điểm chết. Cũng như nhiều tổ chức,phát triển quá nhanh mà không kịp củng cố, xây dựng văn hóa đã dẫn tới việc sụpđổ cũng không lâu sau đó. Điểm đỉnh càng cao, càng gần với điểm chết, thànhcông càng lớn càng khó khăn trong việc đứng dậy sau những thất bại. Và khi đểbản thân cũng như tổ chức của mình rơi vào điểm chết thì khả năng vực dậy sautụt dốc là gần như không thể.
Ngoàisự phát triển quá nhanh còn một nguyên nhân nữa dẫn con người ta đến điểm chếtđó là căn bệnh cầu toàn mà các cụ thường nói "Cố đấm ăn xôi" hoặc tưtưởng "Còn nước còn tát", chính với tư tưởng đó mà các tổ chức, cáccá nhân bỏ phí đi nguồn lực của mình để đầu tư 80% công sức cho 20% công việccòn lại. Đó là cách các cá nhân và tổ chức tiến đến điểm chết chậm và từ từ hơn.Họ cố gắng làm sao để quá trình tụt dốc đến chậm hơn nhưng đó là giải pháp sailầm. Cuối cùng họ vẫn rơi vào điểm chết và đi vào suy sụp ngay sau đó.
3.ĐỐI MẶT VỚIĐIỂM CHẾT
Điểmchết luôn tồn tại, đó là điều bất biến, chính vì vậy muốn vượt qua được điểmchết cần đối mặt với nó. Mỗi cá nhân đều nhận thức được rõ ràng sự tồn tại củađiểm chết, không gạt bỏ, không cố né tránh nó. Đó là sự tất yếu, vì vậy trongquá trình hình thành và phát triển, cá nhân và tổ chức cần tĩnh tâm để nhậndiện quãng đường mình đang đi và biết dừng đúng lúc để không rơi vào điểm chết.Cũng không cố gắng kéo dài quá trình bão hòa. Mỗi cá nhân cần hiểu, nếu theođúng quy luật của nó, chắc chắn sẽ rơi vào điểm chết. Dám đối mặt với sự tồntại của điểm chết để vượt qua sẽ giúp cá nhân và tổ chức tăng khả năng vượt quađiểm chết của mình tới 50%. Ta cần biết rằng, điểm chết không phải là vấn đềlàm sao để vượt qua điểm chết mới là vấn đề cần lưu tâm.
4.VƯỢT QUA ĐIỂMCHẾT
Khôngmột cá nhân hay tổ chức nào mong muốn mình rơi vào điểm chết, đó là điểm báohiệu sự diệt vong. Khi cá nhân và tổ chức nhận ra và dám đối mặt với điểm chếtchắc chắn sẽ có giải pháp để vượt qua nó. Tạo ra một S-curve mới là một trongnhững cách tốt nhất để vượt qua điểm chết, đó cũng là một cách hữu hiệu nhất đểvươn lên tầng cao mới và liên tục phát triển, tiến bộ.
Khigia tốc đạt mức lớn nhất và có chiều hướng giảm là lúc cần bẻ ngay sang mộtđường S-Curve mới, khi đó đường cong sẽ trũng xuống một đoạn nhưng sẽ có khảnăng vươn lên rất mạnh để vượt qua điểm chết của đường cong cũ. Các cá nhân vàtổ chức cần hiểu được quy luật đó để bẻ được cho mình những S-curve mới. Cũnggiống như vận động viên nhảy xa, họ phải lùi lại, nhún người mới có thể bật xa,bật càng xa càng phải lùi và nhún mạnh. Giai đoạn đầu của những S-curve mớichính là giai đoạn nhún để nhảy của một đội, một cá nhân, một chiến dịch...Người ta nói trước một cơn bão lớn thường là những khoảng lặng, rất lặng. Khichuyển sang một bước mới, bao giờ cũng có khủng hoảng.
Nhưngcũng có câu nói rằng "Sau cơn mưa trời lại sáng". Sau những khủnghoảng nhỏ của việc chuyển từ S-curve này sang một S-curve mới sẽ là những bướcnhảy vọt và phát triển mạnh mẽ. Những khoảng hụt giữa những lần bẻ S-curve làcần thiết, để chọn lọc, để rèn ý chí, rèn tinh thần, và tận dụng được sức pháttriển đang có. Cũng giống như chuyển từ đi bộ sang đi xe đạp, phải ngã tới vàilần trước khi đi thạo và chuyển từ đi xa đạp sang đi xe máy, nhất định phải ngãtiếp vài lần nữa mới ổn.
Đểcó thể bẻ cho mình những S-curve mới, cá nhân và tổ chức cần vượt qua tâm lí"Còn nước còn tát" hay "Cố đấm ăn sôi", tâm lí cầu toàn củamình, đồng thời không được để mình rơi vào vùng tự mãn, vùng tự mãn chính làbước khởi đầu cho một điểm chết.
Đãcó rất nhiều cá nhân, tổ chức liên tục bẻ được cho mình những S- curve mới đểliên tục phát triển và liên tục đi lên. Họ cũng có rất nhiều những bước thăngtrầm trong quá trình phát triển nhưng không khi nào họ bị rơi vào điểm chết đểrồi tụt dốc và không có khả năng đứng dậy. Nhưng bên cạnh đó cũng cónhiều những cá nhân và tổ chức không đủ nhận thức, không đủ dũng cảm để bẻ chomình một S-curve mới, họ đã bằng lòng với những thành công của mình để rồi tựrơi vào điểm chết dẫn đến tụt hậu và chìm vào quên lãng.
Quyluật S-curve: Sinh thành - phát triển - Bão hòa - Thoái trào của một sự vật,hiện tượng, 1 con người, 1 sản phẩm đã tồn tại và phát triển cùng với sự ra đờinó. Nhận thức để chủ động thay đổi mình, bẻ S-curve mới để bản thân và tổ chứcluôn tiến bộ và phát triển bền vững và trường tồn.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn TrọngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh LinhToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpTương lai trong lòng quá khứ
06/02/2009Nguyễn QuânBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáCách đây một thế kỷ, những người khổng lồ
12/05/2009Nguyên NgọcTiền... bạc
25/06/2009Linh Linh