Không thể "sống hai cuộc sống"

11:13 SA @ Thứ Sáu - 27 Tháng Ba, 2020

Cả nước đang vào cuộc chống lạm phát. Cắt giảm các hạng mục, công trình không thật sự cần thiết, tạm dừng hoặc dừng hẳn việc mua sắm các thiết bị đắt tiền, lãng phí là việc phải làm. Nhiều chuyện lẽ ra không cần phải đợi đến lạm phát mới cần "siết lại", ví như xây trụ sở "hoành tráng" và sắm ô tô đắt tiền.

Dù các công luận đã lên tiếng nhiều lần, Chính phủ đã tỏ thái độ kiên quyết nhưng lâu nay, chuyện mua xe vượt tiêu chuẩn, chuyện dùng xe công vô tội vạ ở ta đã thành "quốc nạn". Khánh thành một cây cầu, hàng trăm xe ô tô xịn, nối nhau diễu qua. Đến cùng một nơi, vào cùng một thời điểm xác định, tại sao nhiều vị lại không muốn và không thể đi chung xe? Tại sao không thoang thả xuống từ đầu cầu, thong thả đi bộ lên mà hưởng làn gió khoáng đạt của thiên nhiên, cũng như lòng dân ấm áp nhìn vào những "công bộc" của mình? Tại sao có lãnh đạo tỉnh nghèo, tiêu chuẩn xe đã khá "xịn" nhưng vẫn muốn vươn tay lên những chiếc xe vượt tiêu chuẩn để "làm sang"?

Thực ra, cái tâm lý "nhanh là được" không chỉ đơn thuần nảy sinh từ lòng tham cá nhân mà từ cơ chế, và phần nào đó cả bệnh giáo điều, không muốn và không dám thừa nhận những vấn đề thực tế đã rõ như ban ngày. Một vị lãnh đạo doanh nghiệp khi được đề bạt lên cấp cao hơn kê khai tài sản chỉ vài chục triệu. Đó là con số ai cũng thấy là không tin được, nếu nhìn vào mức sống thực tế, nhìn vào chuyện con cái du học nước ngoài, rồi nhà cửa, đất đai... Bản kê khai vô lý ấy rồi sẽ nằm im trong những ngăn tủ quan liêu, làm cơ sở để đánh giá đảng viên tốt, để đề bạt, bổ nhiệm lên những vị trí cao hơn. Nhưng nếu vị đó trung thực với tổ chức về tài sản của mình, dù tài sản ấy là mồ hôi công sức thật, mọi việc sẽ ra sao? Loại trừ những trường hợp tham nhũng, bòn rút công quỹ, làm giàu trên mồ hôi, công sức tập thể, rất nhiều cán bộ bình thường, tài sản kê khai ra vẫn có nguy cơ là "bất minh" nếu so với đồng lương quá "hẻo". Nghịch lý như giáo sư Hoàng Tụy nói: "đồng lương không đủ sống nhưng ai cũng sống được" đâu phải chỉ là chuyện của ngành giáo dục? Cơ chế "ngầm" ấy đang làm nảy sinh bao nhiêu vấn đề, tạo ra bao nhiêu giả dối, bất cập, mà hậu quả còn rất lâu dài.

Nghịch lý lương không đủ sống chính là "cái bóng" cần phải vượt qua. Thu nhập của cán bộ, quản lý về hình thức không cao hơn cán bộ, nhân viên bình thường là mấy, trong khi cơ chế giám sát chưa thật chặt chẽ, hệ thống luật pháp có nơi, có chỗ còn lỏng lẻo. Không khó giải thích vì sao nhiều lãnh đạo không tập trung làm chuyên môn, không quan tâm nâng cao đời sống cán bộ, nhân viên mà chỉ nhăm nhăm chạy vốn sửa chữa, xây dựng cơ bản, mua ô tô xịn, để ăn "lại quả", "phần trăm". Nhiều cơ quan, đời sống phần đông cán bộ chật vật, nhưng ô tô vẫn đầy sân, trụ sở hết xây lại sửa, thậm chí lại mốt hơn. Nhiều cán bộ "sống hai cuộc sống", cuộc sống thực "biết lo cho mình", và cuộc sống lý thuyết, biết báo cáo hợp lý hóa "từ buôn mật gấu, bóc lạc, nuôi lợn..." khi tổ chức và công luận hỏi đến nguồn gốc tài sản thực.

Cơ chế bất hợp lý đang tạo nên tình trạng thiếu minh bạch, kìm hãm sự phát triển. Thực trạng này cần phải thay đổi nếu chúng ta muốn bước những bước xa hơn, hội nhập vào sân chơi thế giới!

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Suy đoán vô tội và suy đoán có tội

    03/05/2014Đoàn Tiểu LongChống tham nhũng dễ hay khó? Nhiều người nói rằng khó vì rất khó có được bằng chứng nhận hối lộ hay lợi dụng chức vụ để trục lợi một cách tinh vi. Đó là nguyên nhân vì sao dư luận kêu ca nhiều, nhưng số vụ đưa ra xét xử lại vô cùng ít...
  • Luật sư của Nhà nước và Luật sư của người dân

    07/12/2010Đoàn Tiểu LongTừ trước tới nay, các chuyên gia pháp lý của ta đều nhất trí rằng “bình đẳng trước Toà án” chỉ là một nội dung của quyền “bình đẳng trước pháp luật” mà Hiến pháp quy định, tuy nhiên trước Toà án các bên chỉ bình đẳng về mặt tố tụng, tức là đưa ra chứng cứ, tài liệu, yêu cầu và tranh luận, chứ không bình đẳng về mọi mặt. Chính đây là điều đáng suy ngẫm...
  • Làm lãnh đạo phải có năng lực lắng nghe

    08/11/2010GS. Tương LaiMuốn đối thoại, người lãnh đạo phải tinh thông công việc của mình, biết gần dân, hiểu dân và lắng nghe dân. Phải thật sự có dân chủ, mới có đối thoại. Muốn thường xuyên vận dụng phương thức đối thoại trong mối quan hệ giữa lãnh đạo và dân thì phải thật sự mở rộng dân chủ, tạo cơ chế cho dân thực hiện trách nhiệm công dân của mình. Văn hóa đối thoại là sản phẩm của một xã hội dân chủ, biết tôn trọng vai trò làm chủ của người dân...
  • Người có chức, có quyền và tệ tham nhũng

    07/07/2008Nhà báo Hữu ThọChúng ta hay nói "những người có chức có quyền" như một cụm từ gắn liền nhau với lập luận là có chức thì có quyền, mà có quyền thì có thể dùng quyền đó làm điều tốt, lại cũng có thể dùng cái quyền đó làm điều xấu...
  • Hội nhập không chấp nhận quản lý tồi

    05/07/2008Hoàng DzựDù muốn hay không, để phát triển kinh tế xã hội vững mạnh thì cần thiết phải hội nhập với kinh tế thế giới, việc đó giống như một dòng sông cần kết nối với nhiều dòng khác để tránh tình trạng khi thì bị lũ dâng cao, khi thì bị cạn dòng trơ đáy...
  • Trách nhiệm

    18/06/2008Nguyễn Đức SơnChưa có bao giờ chữ ‘trách nhiệm’ được nhắc nhiều như bây giờ và cũng chưa bao giờ xã hội cần đến tinh thần đó như hiện nay. Tưởng như là nghịch lý, nhưng chỉ cần lướt qua những vụ việc xảy ra hàng ngày và chỉ trên phương tiện thông báo chí thôi, ai cũng có thể thấy được điều đó...
  • Lãnh đạo trước hết là con người

    07/05/2008Huyền ChiTrở thành Tổng thống Nga ở tuổi 43, ông Dmitry Medvedev đang cố gắng hoàn thiện sao cho xứng với danh hiệu thần tượng của giới trẻ - người kế nhiệm xuất sắc của Tổng thống Vladimir Putin. Khác với vẻ ngoài nghiêm nghị, cứng rắn của một nhà lãnh đạo, ông thật sôi nổi, trẻ trung, hiện đại và dí dỏm trong cuộc sống đời thường...
  • Những kịch bản thất thoát người tài

    12/06/2007Hải AnNhân tài là nguyên khí quốc gia. Thật đau lòng khi thấy đất nước, dân tộc đang để tuột khỏi tay những tài nguyên vô giá...
  • Công - tư chưa tỏ, chừng nên chuyện

    24/11/2006Kiên ĐịnhGần đây câu chuyện nhà công vụ rộ lên, đã làm cho dư luận xôn xao, báo chí tốn không biết bao nhiêu giấy mực. Còn, các cơ quan chức năng cũng được dịp tự nhìn nhận lại mình. Mua - bán là hành vi bình thường của nền kinh tế. Vậy chuyện mua - bán này có phải là việc không bình thường? Ta hãy tìm lại đúng tên từng sự việc...
  • Cái ghế mà biết nói năng…

    16/11/2006Quang MinhChuyện đồn đại về chiếc ghế vẫn diễn ra trong xã hội Việt Nam từ xưa đến nay, chỉ khác có điều là lúc thì công khai, lúc thì âm thầm nơi hậu trường, lúc bí mật đằng sau những cánh cửa khép kín. Vì sao lại có làm người chạy đua chỉ nhằm vào một chiếc ghế vậy?
  • Tản mạn xung quanh chữ “quyền”

    28/10/2006Nguyễn Đức ThạcTrên hành trình thực hiện khát vọng tự do và sự tự khẳng định quyền của con người, khái niệm "Quyền" luôn "đi, về" trong suy tư của mỗi con người với bao trăn trỏ, hăm hở, nhiệt thành và nhiều khi cũng thật vất vả đến mệt mỏi, ngay cả khi con người có cái tâm trong sáng. Và điều ấy ta thêm một lần cảm nhận được khi nghe một vị Bộ trưởng phát biểu giải trình kiến nghị và trả lời chất vấn tại kỳ họp vừa kết thúc của Quốc Hội, điều đó là sự tương quan giữa vô hạn và hữu hạn...
  • xem toàn bộ