"Cần nhìn lại văn hoá Việt Nam một cách sòng phẳng"

06:54 CH @ Thứ Năm - 10 Tháng Bảy, 2014

Khi văn hoá xuống cấp, đó là trách nhiệm của cả dân tộc, tất nhiên không thể không có vai trò của nhà văn? Sau đây là cách nhìn của nhà văn Nguyên Ngọc về khía cạnh này.

Vì sao ông nhấn mạnh thị hiếu con người xuống cấp chính là mảnh đất gieo cái ác, cái xấu?

Văn hoá không phải là vấn đề đúng - sai, mà là hay - dở. Mình hay canh gác "đúng - sai", mà coi thường cái dở, để cái dở tràn lan, điều đó rất nguy hiểm. Bởi chính cái dở mài mòn thị hiếu con người, làm con người thấy sự dung tục là bình thường. Đó chính là môi trường cho cái ác, cái xấu phát triển.

Theo ông, vấn đề của văn hoá Việt Nam hôm nay là gì?

Vấn đề rất lớn của văn hoá Việt Nam là chưa lúc nào có sự bàn bạc, nhìn lại cho nghiêm túc, toàn diện những vấn đề văn hoá. Ở ta có rất nhiều kiêng kỵ, nên nhiều vấn đề văn hoá chưa được nhìn đến nơi đến chốn. Phải nhìn lại một cách sòng phẳng, minh bạch lịch sử Việt Nam, lịch sử văn hoá Việt Nam ít nhất vài thế kỷ qua. Nói chung theo tôi, cần một sự tự vấn của dân tộc. Thực ra, nền văn học của một dân tộc phải góp phần to lớn để làm việc đó. Bởi nếu không, xã hội sinh ra nhà văn để làm gì?

Nguyên Ngọc (5 tháng 9, 1932 – ) tên thật là Nguyễn Văn Báu, bút danh khác là Nguyễn Trung Thành. Ông là nhà văn, nhà văn hóa -giáo dục Việt Nam, phóng viên chiến trường, tổng biên tập báo và dịch giả.

"Tôi sống và làm theo những điều mình tin, và chịu trách nhiệm về tất cả điều đó, không thối lui, không nhân nhượng.

Đúng sai là điều khó tránh ở đời, nhưng tôi luôn coi trọng sự nhất quán trong thái độ sống: bao giờ cũng sống như một người tự do, trước hết với chính mình.

... Thiết lập lại một nền giáo dục khác hẳn nhằm tạo nên những con người tự do, dám và biết tự mình đi tìm lấy chân lý, sống và làm việc theo chân lý mình đã chọn, chịu trách nhiệm về sự lựa chọn ấy. Sự thống nhất của xã hội sẽ là sự thống nhất của những con người tự do, đầy trách nhiệm với chính mình và với xã hội, đầy tự chủ và sáng tạo."

>> Trang tác giả:Nguyên Ngọc

Dĩ nhiên, do điều kiện địa lý, dân tộc ta có nhiều ưu điểm, nhưng nhược điểm cũng không ít. Việt Nam đứng giữa hai nền văn hoá khổng lồ là Ấn Độ và Trung Hoa, nên người Việt có khả năng tiếp nhận giỏi, ứng dụng ngay, có hiệu quả. Chính sự tiếp nhận dễ dàng này cũng mang nét thực dụng và cũng không sâu. Một dân tộc không có triết học thì không triệt để. Người Việt làm gì phần lớn đều dở dang.

Những doanh nhân Việt Nam khi đã giàu thường dừng lại rất sớm, không có chí lớn trở thành những tỉ phú của hành tinh. Tương tự, lâu nay mình diễn đạt lịch sử bằng mục đích thực dụng, vẫn còn nhiều kiêng kỵ. Chẳng hạn, 3 thế kỷ Nam tiến vẫn chưa được nói rõ. Phần đất phương Nam trong lịch sử Việt Nam rất quan trọng, vì chiếm hết cả một nửa lịch sử và chiều dài đất nước. Lâu nay, người ta phân tích văn hoá Việt là văn hoá phía bắc, chứ chưa nói nhiều về phía nam...

Thưa ông, chính ông đã đề ra việc cần thiết khai hoá, khai trí trở lại cho dân ta. Điều đó bắt đầu từ đâu?

Ngay từ đầu thế kỷ 20, con đường cứu nước của cụ Phan Chu Trinh là không dùng bạo lực. Cụ chủ trương khai trí cho dân bằng cách mở nhiều trường học với cách đào tạo khá tân tiến theo kiểu Châu Âu ở miền Trung. Muốn nước mạnh, vững, thì trước tiên dân chúng phải sáng láng. Lẽ ra sau 1975, chúng ta cần bình tĩnh trở lại. Lịch sử bị cắt suốt 100 năm giành độc lập, ta phải nối lại đoạn bỏ dở đầu thế kỷ 20 là khai hoá dân tộc, mở mang dân trí.

Chúng tôi nghĩ, trước một thực trạng văn hoá đang xuống cấp về mọi mặt, điều quan trọng là phải bắt đầu từ một nền giáo dục toàn diện. Để thực hiện điều này, nhóm giáo sư Hoàng Tụy đã trình lên Thủ tướng dự án mở trường đại học hoa tiêu đầu tiên của Việt Nam ở Hội An. Cái hổng nhất của giáo dục nước ta là ở triết lý giáo dục. Giáo dục tiên tiến dạy cho con người ta khả năng đầu tiên là khả năng phản đối trước khi đồng ý, với nguyên lý cơ bản là tạo ra con người độc lập, tự do cho xã hội.

Xin cảm ơn ông

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Gia tài văn hóa của Việt Nam

    05/04/2019Phan NgọcTại sao có một bề dày văn hóa mà Việt Nam chưa bao giờ giàu có cả? Bởi vì, bề dày văn hóa như một kho vàng, tuy nhiên phải vất vả đào bới mới có được và từng cá nhân một phải làm cho chính minh. Nhưng trước hết phải có người chỉ cho anh ta thấy kho vàng đã. Do đó, phải có một chính trị sáng suốt của anh ta, cho anh ta và vì anh ta. Và xây dựng những tổ chức để cùng nhau dào bới...
  • Xã hội tri thức và vài suy nghĩ về con đường hội nhập

    15/05/2018Phan Đình DiệuSinh thời, Norbert Wiener, cha đẻ của Điều khiển học (Cybernetics) đã dự báo: "Chúng ta đang làm biến đổi môi trường của ta tận gốc rễ đến mức rồi ta phải tự biến đổi chính mình để tồn tại được trong môi trường mới đó".
  • Văn hóa và Tăng trưởng

    25/11/2016Nguyễn Trần BạtỞ đâu con người có năng lực nhận thức tốt hơn, có năng lực và điều kiện hưởng thụ tốt hơn, có điều kiện để tư duy một cách tự do và sáng tạo hơn, có sức cạnh tranh tốt hơn, tóm lại, ở đâu con người cảm thấy hạnh phúc thì ở đó có sự phát triển....
  • Tính lạc hậu tương đối của Văn hoá

    25/05/2016Nguyễn Trần BạtTrong số những cuộc xung đột, những xung đột về văn hóa tuy không phải luôn hữu hình và quyết liệt, nhưng âm thầm, bền bỉ, dai dẳng và có sức cản rất lớn đối với tiến trình phát triển chung của nhân loại. Nghiên cứu về tính lạc hậu tương đối của văn hóa với tư cách một thuộc tính tự nhiên của văn hóa và ảnh hưởng của nó đối với tiến trình phát triển và toàn cầu hóa là việc làm rất quan trọng, bởi nó sẽ giúp các dân tộc hạn chế khả năng xảy ra xung đột trên cơ sở đó, khai thác những ảnh hưởng tích cực của văn hóa...
  • Trí thức và nửa trí thức: Đến cả sự nhợt nhạt cũng giống nhau đáng sợ

    16/05/2016Ngô Tự LậpTrích đăng từ bài “Giáo dục, Trí thức và nửa đường còn lại” của Ngô Tự Lậpbàn về trí thức và nửa trí thức.
  • Văn hoá và Hiện tại

    26/08/2015Nguyễn Trần BạtToàn bộ đời sống tinh thần của chúng ta hiện nay là gì, nếu không phải là sản phẩm của văn hoá?
  • Văn hoá và Quá khứ

    26/11/2014Nguyễn Trần BạtVăn hoá là sản phẩm của quá khứ. Nhưng không phải bất cứ điều gì xảy ra trong quá khứ, bất cứ cái gì từng xuất hiện trong quá khứ đều thuộc về văn hoá, mà chỉ có những gì mang tính kế thừa một cách có hệ thống mới trở thành văn hoá. Quá khứ càng dài, càng phong phú thì vốn văn hoá càng lớn, càng đa dạng...
  • Văn hoá và Tương lai

    17/05/2014Nguyễn Trần BạtTương lai không phải là của văn hoá, tương lai là của con người với tư cách là một thực thể văn hoá. Trình độ nhận thức của con người đã đạt đến mức con người nhận thấy văn hoá trở thành quan trọng....
  • Văn hóa Internet

    15/10/2005Phạm Kim HưngHãy bắt đầu bằng việc tưởng tượng ra một cuộc sống không có điện thoại...
  • Bản sắc văn hoá - tính tương đối của sự đa dạng

    25/08/2005Ngô Tự LậpThế nhưng chúng ta cũng không thể không nói đến niềm hân hoan khi tiếp xúc với những miền đất lạ, những tiếng nói lạ hay những giai điệu xa xôi. Những gì diễn ra trong quan hệ giữa các nền văn hoá vào phút giây gặp gỡ gieo trồng những cảm xúc giống như tình yêu trai gái khi lần đầu ánh mắt giao nhau. Tất cả nói lên điều gì? Bản sắc đóng vai trò như thế nào trong đời sống nhân loại? Và sự đa dạng về bản sắc có cần đạt đến bằng mọi giá hay không?
  • 10 đặc điểm của người Việt

    22/08/2005Đây là bộ 10 đặc điểm của người Việt do người nước ngoài nhìn và bộ 9 đặc điểm khác do người Việt tự nhìn mình (tham khảo)
  • Phép “tàng hình” của những tài năng trẻ Việt Nam

    04/08/2005Chúng ta có rất nhiều tài năng khoa học trẻ và các thần đồng Nhưng các thần đồng ấy mỗi ngày một biến mất và họ chỉ còn lại cái lý lịch quá khứ của thần đồng và các tấm huy chương. Vậy ai “ăn thịt” họ?
  • Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội

    19/07/2005Nguyễn Khoa ĐiềmBước vào thời kỳ đổi mới, xây dựng kinh tế trở thành nhiệm vụ trung tâm. Tiếp đó, nhiệm vụ xây dựng Đảng được khẳng định là then chốt việc xác lập nhiệm vụ trung tâm và then chốt trở thành yêu cầu khách quan của sự nghiệp xây dựng đất nước, bảo vệ Tổ Quốc. Tuy nhiên hơn 10 năm lại đây, phát triển Văn hoá, xây dựng nền tảng tinh thần của xã hội đã trở thành mệnh lệnh cấp thiết của cuộc sống.
  • xem toàn bộ