Chiếc bánh của Thượng đế

05:51 CH @ Thứ Tư - 12 Tháng Bảy, 2017

Trên đời có những điều không thể cố là đạt được. Chỉ có thể để tự nhiên làm công việc của mình.

Chân lý đã không thể cố. Niềm tin cũng không. Tình yêu càng không bao giờ.

Một đứa trẻ sinh ra đã không chọn cho nó được gia đình, cha mẹ. Nếu quả là linh hồn đầu thai, thì đôi khi, linh hồn cũng chọn nhầm chỗ như người. Con người cũng không tự chọn cho mình tổ quốc. Đôi khi, đó là một định mệnh hay một món quà bất ngờ.

Vậy thì bạn, tại sao mỗi sớm mai thức dậy vẫn còn băn khoăn vì sao mình có mặt ở đây, làm thứ công việc buồn tẻ này, chờ đợi mỏi mòn một ngày mai không đến? Vì sao kẻ này sung sướng, giàu có, còn những kẻ như bạn thì khốn khổ và túi lại rỗng không? Bạn có nhiều thứ mà không biết dùng đến mà thôi. Đừng vội than vãn và phiền não. Có bao nhiêu điều phiền não ảo trong cõi đời này rồi.

Hãy nhìn chiếc bánh mì. Người ta nhồi bột bằng bàn tay khéo léo, rồi bỏ vào lò. Nó phồng lên, vàng ươm khi đạt đến độ nóng, toả mùi thơm, sau đó, được sắp sẵn ngay ngắn trên khay chờ người đến lấy, ăn và cảm nhận vị ngon của nó. Nó biến mất trong cuống họng một ai đó, tự hài lòng vì đã hoàn thành sứ mệnh của mình - của một chiếc bánh mì.

Bạn đã là chiếc bánh mì đó, mỗi ngày bạn được nướng lên trong cái không gian thanh bình, trong niềm vui được dâng hiến, được có ích, rồi bạn tan chảy trong vị ngọt đầu lưỡi của ai đó, trong cảm nhận tình yêu của một ai đó, nhưng chỉ khác là chiếc bánh mì được nướng chỉ một lần, còn bạn, bạn lần lượt được nướng trong nhiều cái lò khác nhau: Vui sướng, giận hờn, đau khổ, ghen ghét, tự hào, tị hiềm, chấp nhặt, để rồi một ngày bạn nhận ra những thứ đó cũng chỉ là một loại nhiệt hun đốt tâm can con người mà thôi. Con người cần lột bỏ những cái vỏ đó, để vươn đến một giai đoạn chuyển tiếp thanh cao hơn, rộng lượng hơn, lớn lao hơn. Là đời sống tinh thần không còn bị gián đoạn, trầm uất, không bị tham sân si nén chặt.


Bạn là chiếc bánh mì thơm ngon, nhưng đôi khi người ta không dùng đến bạn, mà bị nướng lại lần nữa, hoặc thậm chí, ném cho chó ăn, hay ở trong thùng rác cùng những thức ăn thừa. Nhưng chiếc bánh mì chính bạn thì biết chắc mình đã làm được điều gì, bạn vượt lên sự sử dụng tiện ích của người khác, mà phục vụ cho chính bạn. Bạn chỉ là một khối nội tâm cần được đi hết chiều sâu, cần được nếm trải hết. Khi đó, vui sướng bạn đem cho đi, từng khoảnh khắc, còn buồn đau là cả một khối đông lạnh cần xả ra dưới nắng mặt trời.

Bạn là chiếc bánh mì hoàn hảo của Thượng đế. Không ai có thể ném hay vứt bỏ bạn, vì chỉ có bạn mới có thể quyết định được giá trị của mình. Bạn có thể hồi sinh sau khi bị nướng ra lò và không người để mắt đến, vì bạn vẫn có thể tái tạo thứ năng lượng mới khiến người ta cần đến bạn.

Một chiếc bánh mì tự do. Và đó chính là món quà của Thượng đế.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Từ Hệ tư tưởng đến Hệ giá trị

    09/06/2018Nguyễn Trần BạtGiá trị của các hệ tư tưởng chỉ có tính chất tương đối, mang tính lịch sử. Tư tưởng và hệ tư tưởng không phải là những giá trị bất biến, càng không phải là những tín điều để tôn thờ, nó đang và sẽ bị thay thế bởi hệ giá trị, là một hệ thống các tiêu chuẩn để quy định, định hướng và tổ chức hành vi của con người trên phạm vi toàn cầu...
  • Tự do và trách nhiệm trong hoạt động của con người

    31/07/2017PGS. TS. Nguyễn Văn PhúcTự do và trách nhiệm chính là những biểu hiện sức mạnh bản chất của con người. Tự do và trách nhiệm hình thành và phát triển trong tiến trình lịch sử của nhân loại cũng như của các cộng đông người và là mục tiêu, động lực của sự phát triển xã hội và con người.
  • Khái niệm tự do

    06/04/2016Nguyễn Trần BạtTừ xưa đến nay, tự do luôn là một khái niệm bí ẩn và trừu tượng đối với con người. Đúng như tên gọi, tự do không chịu khuôn mình vào bất kỳ chiếc khung nào, ngay cả trong những nỗ lực của các nhà triết học, các nhà khoa học ở mọi thời đại nhằm mô tả và lý giải khái niệm tự do. Có lẽ vì thế, cho đến nay, tự do là cái gì đó quen thuộc mà vẫn xa lạ đối với con người...
  • Từ kiến thức đến nhân cách

    20/10/2015Vương Trí NhànCái vấn đề đặt ra chung quanh khái niệm người trí thức vốn khá đa dạng. Ở một số nước, người ta nhấn mạnh lương tâm trách nhiệm con người trí thức trước xã hội. Ở một số nước khác, người ta thích bàn đến mối quan hệ giữa tự do và phục vụ, dấn thân và "xây tháp ngà" để làm khoa học. Riêng ở Việt Nam, theo ý chúng tôi, trong nhiều trường hợp, câu chuyện nhân cách vẫn nổi lên rõ rệt hơn cả...
  • Không có sự phát triển nào đi trước tự do

    16/10/2015Nguyễn Trần BạtChúng ta vẫn hay nói nhiều về sự phát triển mà chưa hiểu hết bản chất của nó. Nếu không hiểu bản chất của sự phát triển, chúng ta không thể hiểu được giá trị của tự do và công nghệ sử dụng tự do. Tại sao chúng ta lại cần tự do? Và tự do có phải là một thứ xa xỉ không?
  • Lincoln từ chối cho vay tiền

    15/11/2014"Sự lãng phí thời gian vô ích đó chính là toàn bộ nguyên nhân gây nên khó khăn". Bồi dưỡng cho người khác nếp làm việc chuyên cần quan trọng hơn nhiều so với việc có được một khoản tiền...
  • Ý nghĩa của tự do

    04/12/2013Dr. Mortimer J. AdlerTrước khi tôi thử trình bày những gì làm cho ý niệm tự do có ý nghĩa sâu xa trong đời sống con người, hãy cho tôi thử truyền đạt một số cảm tưởng về phạm vi của ý niệm này. Trong lịch sử tư tưởng phương Tây, tự do có một số ý nghĩa rõ rệt. Tôi sẽ cố trình bày những ý nghĩa này cho bạn một cách ngắn gọn nhất. ...
  • "Lớp trẻ cần tự hình thành hệ thống giá trị mới"

    17/03/2013Hoàng Lê (thực hiện)"Lớp trẻ hiện nay mang trong mình cả một tiềm năng ghê gớm lẫn cả tai hoạ tiềm tàng. Nếu không biết khai thác, thật khó đoán biết điều gì sẽ xảy ra... Tôi muốn nói rằng, các bạn trẻ cứ yên tâm. Xã hội ta luôn đón chờ những tài năng trẻ"...
  • Tự do - Sản phẩm của cải cách hay cách mạng?

    22/10/2010Nguyễn Trần BạtTự do luôn luôn là khởi nguồn của mọi sự phát triển, cải cách cũng hướng tới sự phát triển hay mục tiêu của cải cách là phát triển. Do đó, tự do là hạt nhân, là linh hồn của các cuộc cải cách. Trước hết, tự do không chỉ là điểm xuất phát mà còn là điểm mấu chốt của cải cách...
  • Từ chữ tín đến lòng tin

    13/11/2009Trần Trọng ThứcNếu giữ chữ tín là phẩm chất cao quý trong đời sống kinh doanh thì sự bội tín không chỉ làm tha hóa bản thân mà còn gây tác hại cho nhiều người. Thực tế xã hội không thiếu những vụ việc xem thường chữ tín dẫn đến hậu quả vô cùng to lớn.
  • Để nơi bạn sống tự hào về bạn

    07/09/2009John Baldoni Harvard Business Publishing - Nguyễn Tuyến dịch“Đừng để những gì bạn không thể làm cản trở những gì bạn có thể làm”. Những lời nói đó là của John Wooden, huấn luyện viên của đội bóng rổ huyền thoại UCLA.
  • Tự do sinh ra con người

    21/04/2007Nguyễn Trần Bạt- Chủ tịch/ Tổng Giám đốc InvestConsult GroupKhái niệm tự do gắn với khái niệm con người. Trong suốt chiều dài lịch sử của nhân loại, hai khái niệm này tạo thành một mối quan hệ cực kỳ mật thiết, quan hệ biện chứng và phát triển. Thế nhưng không chỉ khái niệm tự do mà khái niệm con người từ trước đến nay vẫn chưa được nhận thức một cách đầy đủ và chưa được hiểu một cách nhất quán.
  • Học vấn người quân tử

    14/11/2006Đỗ Hoàng LinhQuan niệm Nho giáo xưa chia con người ta thành hai hạng chính là quân tử và tiểu nhân. Để cho mọi cá nhân hoàn mỹ, nền văn hoá cổ đưa ra hàng loạt khái niệm quan trọng: nhân, đức, lễ, hiếu, nghĩa nhằm ràng buộc, chế ngự hành vi con người, mong muốn con người nhanh chóng được hoàn thiện.
  • Triết lý của tự do

    05/09/2006Nguyễn Minh Tuấn, Khoa Luật Đại học quốc gia Hà NộiMontesquieu trong cuốn Tinh thần pháp luật đã định nghĩa “Tự do là quyền được làm tất cả những điều mà luật cho phép”. Vậy tự do là gì? Đối với mỗi cá nhân, tự do là sự nhận thức được qui luật và thực hiện theo qui luật. Không thể và không bao giờ con người có tự do tuyệt đối bởi lẽ về mặt khách quan, con người không thể sống không phụ thuộc vào tự nhiên và không trong mối liên hệ với cá nhân khác, về mặt chủ quan, con người cũng không ai có khả năng nhận thức được tất cả...
  • Lòng tự trọng

    18/03/2006Phan Trọng HiềnTrông người, ngẫm ta mà buồn! Nhiều năm qua, ở nước ta xảy ra biết bao vụ tiêu cực “động trời” ở nhiều ngành, nhiều cấp, nhưng hầu như chỉ mới có một vị bộ trưởng xin từ chức, còn lại đều “bình chân như vại”, xem như chuyện “của ai đó”, không liên quan gì đến mình (!)
  • Biện chứng của tự do

    21/07/2005Nguyễn Trần BạtTự do không phải là thuật ngữ xa lạ, càng không phải một phát hiện bởi nó gắn liền với con người như một công cụ để tồn tại, để sống và để phát triển. Tuy nhiên, đối với con người, tự do vẫn phần nào bí ẩn; chúng ta, dường như, chưa nhận thức trọn vẹn về nó, càng chưa biết khai thác và sử dụng nó như một công nghệ phát triển...
  • xem toàn bộ