Trả lời: “Thế có người nhà làm ở phường” hay làm "cao cao bên cửa sổ không?"
"/>Trả lời: “Thế có người nhà làm ở phường” hay làm "cao cao bên cửa sổ không?"
"/>

Chính là cần có niềm tin

02:10 CH @ Thứ Tư - 23 Tháng Mười Một, 2005

Hỏi: "Làm thế nào để du học sinh đang ở nước ngoài đăng kí kết hôn được với người trong nước ?

Trả lời: “Thế có người nhà làm ở phường” hay làm "cao cao bên cửa sổ không?"

Bạn nghĩ là tôi đang đùa. Xin thưa là không. Hiện nay, theo tôi biết du học sinh ở nước ngoài muốn kết hôn với người trong nước có thể làm theo mấy cách chính thống như sau:

Cách 1: Vì trước khi đi du học, bạn đã phải cắt hộ khẩu thường trú ở địa phương, và ra tạm trú ở nước ngoài, cho nên muốn đăng ký kết hôn với người trong nước, bạn phải xin giấychứng nhận độc thân do trường hoặc do đại sứ quán ở nuớc du học cấp. Đem giấy đó về ra phường làm thủ tục đăng ký kết hôn.

Cách 2 : Nếu lúc đi, bạn không cắt hộ khẩu ở phường theo luật định, thì bạn cứ lờ đi, coi như bạn đang ở nhà, thuộc diện thất nghiệp, bạn ra phường làmđăng kí kết hôn.

Cách 3: Bạn đưa chồng hoặc vợ chưa cưới của bạn sang nước bạn đang học tập (giả sử là bạn đưa được), đến đại sứ quán làm lễ kết hôn. Như thế, chồng (vợ) chưa cưới của bạn cũng phải có chứng nhận độc thân ở phường cấp.

Cách 4: Nếu cả bạn và vợ, chồng chưa cưới của bạn đều đang ở nước ngoài thì hai người có thể ra tòa án ở một trong hai nơi mình đang học tập để đăng ký kết hôn, sau đó mang giấy đăng ký kết hôn đó về Việt Nam, ra phường làmthủ tục hợp pháp hóa hôn thú tại Việt Nam.

ilà mấy cách thế cho vui, chứ trong thực tế thì cách nào thì cũng rắc rối nhưnhau cả thôi, thậm chí là "bất khả thi” nếu bạn cứ theo chính thống mà làm. Ví dụ bạn theo cách 1 nhé. Hỏi: nhà trường lấy tư cách gì chứng nhận bạn độc thân? Ngay cả đại sứ quán cũng không thể theo dõi được bạn độc thân hay đã kết hôn với người nước sở tại và có hôn phối được công nhận theo chính quyền nước sở tại. Theo cách 2, cách 3 hay cách 4, bạn đều gặp rắc rối cả. Kinh nghiệm rất nhiều bạn bè du học của tôi đã cho thấy điều này. Có người bạn của tôi - bạn trai du học ở Thái Lan - phải mất gần 8 tháng mới làm xong thủ tục đăng ký kết hôn. Có nguời thì chỉ vì ngại việc đối phó với chính quyền phường xã mà lần lữa mãi không đăng ký kết hôn. Có người thì làm thủ tục đăng ký kết hôn ở nước ngoài, xong roi không buồn mang về hợp pháp hóa tại Việt Nam vì ngại rắc rối, sau đó sinh con ở nước ngoài cho khỏi rắc rối về chuyện khai sinh.

Cho nên, bạn thấy đấy, câu trả lời đúng nhất là: Bạn phải có ai đó làm to to ở phường hoặc ở trên cao. Như thế, thì theo cách nào cũng được mà chẳng theo cách nào cũng được .Bạn vẫn có giấy đăng ký kết hôn trong nháy mắt.

Thực ra tôi đã không bực mình mà viết bài này nếu như tôi: (1) không chứng kiến những gì xảy ra ở các nước khác, và (2) không nghĩ đến ý nghĩa của những sự phiền hà hành chính nói trên.

Ở Mỹ chẳng hạn, bạn là du học sinh và muốn đăng ký kết hôn khôngđơn giản lắm: bạn được coi là đang cư trú ở Mỹ. Do đó, bạn và chồng,vợ chưa cưới của bạn đi ra tòa án của thành phố mình sống, khai vào bản cam đoan rằng bạn còn độc thân nếu bạn nói sai tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật, sau đó, bạn nộp đơn, rồi bạn đợi 24 tiếng, hôm sau bạn ra tại tòa án, lấy số thứ tự để vào làm thủ tục kết hôn, rồi người ta gọi bạn vào một cái phòng, có ông luật sư đứng ở đó. Ông ta sẽ đọc một vài điều luật về kết hôn, hỏi bạn xem bạn có chắc chắn về việc kết hôn này, rồi ông ta đọc một câu: “Tôi, tên là… công nhận X là chồng, (vợ) tôi", làm tương tự như thế với người kia, rồi ông ta tuyên bố hai người là vợ chồng theo luật pháp của nước Mỹ. Ông ta ký một cái giấy đăng ký kết hôn tạm, bạn đem ra quầy thanh toán, nộp hẹn, và hai tuần sau người ta sẽ gửi giấy đăng ký kết hôn chính thức đến cho bạn (giấy trông rất đẹp).Tất cả thủ tục này mất khoảng 30 phút.

Cái đáng nói là ở chỗ người ta không bắt bạn chạy lòng vòng để xin xác nhận tình trạng độc thân của mình theo kiểu Việt Nam (hoặc là cơ quan xác nhận, hoặc là phường xác nhận). Suy cho cùng thì chẳng có ai, cơ quan nào có tư cách và khả năng xác nhận một điều như thế cả vì các cơ quan chỉ cùng lắm là quản lý bạn về hành chính chứ làm sao quản lý được bạn về nhận thức, tâm hồn và cuộc sống riêng tư. Chỉ có chính bạn - với tư cách là một con người có ý thức và năng lực hành vi, có đạo đức và lòng tự tôn – là có thểcam kết điều đó trước pháp luật, và chấp nhận mọi hậu quả pháp luật cho điều cam kết của mình.

Cho nên, cái làm tôi buồn nhất mỗi khi phải ra phường hay bất cứ đâu có liên quan đến thủ tục hành chính ở Việt Nam là cảm giác sự tự tôn và tư cách công dân của mình chẳng có mấy giá trị nếu nó không được đảm bảo bằng một chữ ký của cơ quan đoàn thể, của chính quyền, hay bằng một cái thư tay nho nhỏ từ một nơi nào đó “cao cao bên cửa sổ”.

Cho nên cứ hỏi làm sao du học sinh - thạc sĩ, tiến sĩ, cửnhân không thích về nước - không thích về nước.Thực ra đãi ngộ vật chất không phải là vấn đề chính, vấn đề lớn hơn là cảm giác rằng khi về trong một môi trường mà mình không còn được là chính mình với sự tự tôn, với liêm sỉ, tự trọng, nghĩa vụ và trách nhiệm đúng mức của mình.

Tôi cứ băn khoăn: Tại sao ở Việt Nam mình, người ta lại thiếu niềm tin với nhau đến thế ? Tại sao người ta lại thích phải hạch sách, nhũng nhiễu nhau đến thế ? Tại sao ở Việt Nam, động đến cái gì hình như cũng phải có "quan hệ” hoặc phải mua được quan hệ.

Đứng về mặt kinh tế mà nói, thì việc tin tưởng nhau sẽ giảm thiểu tiền bạc, thời gian nguồn lực sử dụng vào việc giải quyết các thủ tục hành chính cồng kềnh cũng như trả lương cho những người làm hành chính mà công việc chỉlà soi mói và dò xét. Nếu người ta chỉ can 30 phút để làm xong một giấy đăng ký kết hôn, thì trong một ngàyngười ta giải quyết được nhiều đơn xin kết hôn hơn. Và người ta đỡ tốn thời gian chạy đôn chạy đáo khắp nơi xin xác nhận, xin nọ xin kia đến toát mồ hôi và tức nổ đom đóm mắt về những đòi hỏi vô lý.

Than thở như vậy là đủ, giờ đến giải pháp. Tôi không ảo tưởng mình có thể đề ra giải pháp gì hữu hiệu cho cả một vấn đề to lớn như vậy, chỉ xin nêu một số biện pháp cụ thể có thể làm:

1. Đối với nhiều vấn đề thủ tục hành chính - dân sự, Nhà nước nên cấp giấy phép cho tư nhân cung cấp dịch vụ để tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh và giảm sự cồng kềnh, quá tải và cửa quyền của các cơ quan Nhà nước, ví dụ như dịch vụ công chứng. Ở Mỹ chẳng hạn, các cá nhân hoặc tổ chức tư nhân - như văn phòng luật sư, văn phòng nhà trường, bưu điện, các đơn vị tư nhân khác - có thể xin giấy phép mở dịch vụ công chứng.

2. Giảm bới các quy định về giấy tờ, các yêu cầu xác nhận mang tính hình thức đối với các vấn đề như cưới hỏi, làm hộ khẩu, xin học, xin hộ chiếu...

3. Xử lý nghiêm minh các trường hợp lợi dụng “quan hệ” để vi phạm các quy tắc hành xử, nhằm tạo công bằng và sự tin tưởng của người dân.

4. Về lâu về dài, điều cốt lõinhất vẫn là nâng cao nhận thức để người dân - cả trong vai trò công dân và công quyền - đều tự giác thực hiện các trách nhiệm và nghĩa vụ của mình một cách trung thực. Nhưng câu chuyện này sẽ rất dài và phụ thuộc nhiều vào một chiến lược giáo dục mới mà tôi sẽ không có dịp đề cập ở đây.

Dĩ nhiên, bạn có thể bảo tôi – như có người đã nói với tôi: Tin người Việt Nam có mà loạn! Hoặc bạn có thể hỏi một cách văn hóa hơn: Vấn đề là người Việt Nam có xứng đáng được đối xử như “Con người” viết hoa - con người với sự tự tôn, liêm sỉ, và năng lực nhận thức, năng lực hành vi - không đã?

Cái đó thì... tôi xin phép không dám lấy tư cách cá nhân trả lời thay cho cả 80 triệu đồng bào ruột thịt của tôi được.Tôi cần có giấy chúng nhận tư cách đã.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Gia tài văn hóa của Việt Nam

    05/04/2019Phan NgọcTại sao có một bề dày văn hóa mà Việt Nam chưa bao giờ giàu có cả? Bởi vì, bề dày văn hóa như một kho vàng, tuy nhiên phải vất vả đào bới mới có được và từng cá nhân một phải làm cho chính minh. Nhưng trước hết phải có người chỉ cho anh ta thấy kho vàng đã. Do đó, phải có một chính trị sáng suốt của anh ta, cho anh ta và vì anh ta. Và xây dựng những tổ chức để cùng nhau dào bới...
  • Thế kỷ XXI: Tìm về đức tin và cuộc sống nội tâm

    25/02/2017Thanh ThảoĐó sẽ là một thế kỷ không dễ dàng. Khoa học kỹ thuật sẽ có những bước tiến vũ bão, kéo con người vào “cuộc chơi” của nó. Nghĩa là, nếu lỏng tay, con người sẽ bị điều khiển bởi chính những sáng tạo của mình. Đó là một nghịch lý có thật. Con người sẽ thoát ra khỏi nghịch lý ấy bằng cách nào?
  • Tính truyền thống và yêu cầu đổi mới trong thiên niên kỷ tới

    15/05/2016Lê Đăng DoanhChúng ta có nhiều đức tính để đón nhận sự thay đổi rất nhanh chóng khi bước vào thiên niên kỷ của sự sáng tạo và đổi mới, nhưng cũng rất rõ ràng là chúng ta cần xây dựng một tương quan lành mạnh giữa truyền thống với hiện đại, trong đó truyền thống phải tạo cơ sở để tiếp nhận cái mới, những tinh hoa của văn minh nhân loại.
  • Luận bàn về Pháp luật

    05/11/2015Nguyễn Trần BạtVai trò định hướng ứng xử không chỉ thuộc về đạo đức mà còn thuộc về pháp luật. Những nhà triết học ngay từ thời cổ đại, cả ở phương Đông lẫn phương Tây, đều nói đến vai trò to lớn của pháp luật...
  • Văn hoá và Hiện tại

    26/08/2015Nguyễn Trần BạtToàn bộ đời sống tinh thần của chúng ta hiện nay là gì, nếu không phải là sản phẩm của văn hoá?
  • Văn hoá và Quá khứ

    26/11/2014Nguyễn Trần BạtVăn hoá là sản phẩm của quá khứ. Nhưng không phải bất cứ điều gì xảy ra trong quá khứ, bất cứ cái gì từng xuất hiện trong quá khứ đều thuộc về văn hoá, mà chỉ có những gì mang tính kế thừa một cách có hệ thống mới trở thành văn hoá. Quá khứ càng dài, càng phong phú thì vốn văn hoá càng lớn, càng đa dạng...
  • Ảnh hưởng của văn hóa đối với pháp luật

    09/10/2014Nguyễn Trần BạtVăn hóa có một ảnh hưởng không thể phủ nhận đối với pháp luật. Văn hóa chính là cuộc sống, do đó, việc xây dựng pháp luật, theo lẽ tự nhiên, phải dựa trên những kinh nghiệm văn hóa, tức là pháp luật phải có khả năng biến thành văn hóa để điều chỉnh cuộc sống. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, ở rất nhiều nơi trên thế giới, hệ thống pháp luật tỏ ra không tương thích với cuộc sống. Phải chăng yếu tố văn hóa, ở những nơi đó, đã bị tách rời khỏi pháp luật hay bản thân pháp luật được xây dựng trên một nền văn hóa méo mó, phi tự nhiên?
  • "Phát triển bền vững" nhìn từ góc độ xã hội và văn hóa

    25/09/2014Trần Hữu DũngTừ giữa thập niên 80 đến nay, "phát triển bền vững" đã trở thành một ý niệm thời thượng. Nó là khẩu hiệu của hàng trăm tổ chức quốc tế, đề tài của mấy cuộc hội nghị, hội thảo toàn cầu, và một tiêu chuẩn quan trọng trong chiến lược phát triển của hầu hết mọi nước...
  • Nhân dân như là một phạm trù của Văn hóa chính trị

    25/07/2014Nguyễn Trần BạtNói đến đời sống chính trị người ta thường nghĩ ngay đến các nhà chính trị và các chính đảng. Đó là những bộ phận rất quan trọng cấu thành đời sống chính trị. Nhưng sẽ không có cả các nhà chính trị lẫn các chính đảng nếu không có nhân dân. Nhân dân bao giờ cũng là các đối tượng để các đảng lôi kéo...
  • Đồng thuận xã hội

    17/06/2014Nguyễn Trần BạtCó một thuật ngữ được báo chí và truyền hình sử dụng khá nhiều trong những năm gần đây, nhưng lại đang được hiểu một cách không đầy đủ, đó là đồng thuận. Có thể khẳng định, cho đến nay khái niệm này vẫn chưa được nghiên cứu một cách hệ thống và toàn diện....
  • Văn hoá và Tương lai

    17/05/2014Nguyễn Trần BạtTương lai không phải là của văn hoá, tương lai là của con người với tư cách là một thực thể văn hoá. Trình độ nhận thức của con người đã đạt đến mức con người nhận thấy văn hoá trở thành quan trọng....
  • Kinh Tế thị trường và Xã hội Công dân như một Hệ thống: Trường hợp Việt Nam

    22/11/2005Vũ Quang Việt, Ph.d. kinh tế, New York UniversityBài viết này thử nhìn kinh tế thị trường và xã hội công dân như một hệ thống và điểm lại tình hình Việt Nam qua một số kết quả nghiên cứu của tác giả về kinh tế Việt Nam đã xuất bản hoặc mới chỉ phổ biến hạn hẹp trong vòng bạn bè...
  • Thể chế hóa quyền được thông tin

    21/11/2005GS. Tương LaiThông tin là một loại sản phẩm độc đáo. Độc đáo ở chỗ nếu anh cung cấp cho người khác thì nó không mất đi mà lại tăng lên. Đây là lúc mà ý tưởng tuyệt vời được phát ra từ thế kỷ trước về sức mạnh của kiến thức và thông tin ngời ngợi tỏa sáng trước mắt chúng ta: "anh ta thắp sáng ngọn nến của tôi và nhận ánh sáng mà không hề làm cho tôi bị tối đi”...
  • "Cầm lái" và "bơi chèo"

    15/11/2005Diệp Văn SơnChính phủ có nguồn gốc tiếng Hy Lạp là "Cầm lái". Công việc của Chính phủ là cầm lái chứ không phải bơi chèo. Cung ứng dịch vụ là bơi chèo...
  • Nhà nước pháp quyền và xã hội dân sự

    11/11/2005GS. Tương LaiKhát vọng về dân chủ và công bằng vốn nung nấu từ lâu trong lịch sử loài người. Có dân chủ mới thực hiện được công bằng, đồng thời công bằng là thước đo của dân chủ và tiến bộ xã hội. Điểm quy chiếu để kiểm nhận về công bằng và dân chủ mà một xã hội đạt được thường tìm thấy dễ dàng trong pháp luật...
  • Đồng thuận xã hội

    05/11/2005GS. Tương LaiĐồng thuận là sự thể hiện cụ thể một tầm nhìn mới, vượt qua những ràng buộc hạn hẹp trong quan điểm “ai thắng ai” để thấy được rằng, hiện nay, đồng thuận xã hội chính là động lực thúc đẩy sự phát triển của đất nước...
  • Nghĩ về “bàn tay vô hình”

    21/10/2005Phan Tránh DưỡngRõ ràng là đã có một "bàn tay vô hình" làm nhiệm vụ điều phối, cung ứng một nguồn thu nhập khác ngoài lương của công chức nên họ mới thể sống được, sống khỏe, sống không phải lo chén cơm manh áo như đại bộ phận người dân đang phải đối mặt...
  • Đọc lại báo cáo “Phát triển con người 2005”

    03/10/2005Danh ĐứcBản báo cáo “Phát triển con người 2005” cần được đọc bằng cái nhìn cầu tiến vì ấm no hạnh phúc hơn nữa cho người dân. Còn bao nhiêu vấn nạn chưa giải quyết xong?
  • Cá và Ao...

    30/09/2005TS. Nguyễn Sĩ DũngMột nguyên tắc cơ bản của luật dân sự mách bảo cho chúng ta rằng: "Cá vào ao ai là cá của người đó". Theo nguyên tắc này, cây mọc trên đất của ai là cây của người đó; nhà xây trên đất của ai là nhà của người đó. Chuyện của cuộc sống là đơn giản và dễ hiểu như vậy. Tuy nhiên, mọi việc lại có vẻ không hoàn toàn đơn giản và không hoàn toàn dễ hiểu được như vậy trong thực tiễn pháp lý của chúng ta...
  • Bàn về kỹ thuật làm luật

    19/07/2005Phạm Duy NghĩaNhiều người chê luật nước ta phần nhiều là luật khung, chỉ gồm những định nghĩa và qui phạm chung, khó cho việc thi hành. Dựa vào cái khung chồng chềnh đó, vô số văn bản dưới luật được ban hành, từ tài liệu tập huấn, công văn hướng dẫn, thông tư, quyết định của các bộ, ngành cho tới các nghị định của Chính phủ.
  • Mối quan hệ cá nhân - gia đình trong bối cảnh Việt Nam đi vào toàn cầu hóa

    19/07/2005Lê ThiĐi vào hội nhập và toàn cầu hóa, xã hội Việt Nam đang chịu những tác động tích cực và tiêu cực, cả về mặt kinh tế và văn hóa xã hội. Gia đình, tế bào cơ sở của xã hội, tất yếu có những biến động khi xã hội đang thay đổi, có những đổi mới trong quan hệ giữa các thành viên gia đình, giữa cá nhân và gia đình. Vậy cần giữ gìn, phát huy vai trò gia đình như thế nào trong điều kiện mới?
  • Để Phát Triển Con Người Một Cách Bền Vững

    19/07/2005Nguyễn Trọng ChuẩnPhát triển con người một cách bền vững là mục tiêu của sự phát triển. phát triển con người một cách bền vững là phát triển thường xuyên và liên tục, lâu dài mọi năng lực thể chất, tinh thần trí tuệ, nhân cách con người - phát triển những năng lực bản chất nhất, những năng lực đang ở trong lĩnh vực tiềm năng của con người nhằm làm phong phú thêm và ngày cang nâng cao hơn chất lượng cuộc sống của mỗi người cũng như của cả cộng đồng và qua đó, tạo động lực bền vững cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Để phát triển con người một cách bền vững, cần phải tuân thủ quan điểm phát triển, quan điểm toàn diện và cách tiếp cận đúng. Cách tiếp cận đúng đắn là cách tiếp cận quán triệt quan điểm coi con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển và xem xét con người trên quan điểm phát triển, quan điểm toàn diện.
  • Cải cách tư pháp: Từ những chuyện nhỏ

    09/07/2005Nguyễn Đức LamGần đây chúng ta hay bàn đến cải cách tư pháp, và các ý kiến cũng chưa hẳn thống nhất. Nói chung, đúng là nhiều người gọi những công việc đã và đang được tiến hành sau khi có chỉ thị 08 của Bộ Chính Trị ra đời là “cải cách tư pháp”. Nhưng cũng có người nói đây đã làm gì phải cải cách, mà chỉ là làm những việc từ lâu cần phải làm mà thôi.
  • Ở đâu, đạo đức và lương tâm của giới trẻ?

    07/07/2005Tuyết Thanh, Viện Văn họcTôi thấy có một mặt của thanh niên đang tụt hậu, có thể dùng khái niệm suy thoái. Nghĩa là các thế hệ ông cha đã từng có rồi mà thanh niên ngày nay (một bộ phận lớn) đang làm mất đi, suy yếu đi. Đó là đạo đức và lương tâm nghề nghiệp.
  • xem toàn bộ