Còn bao nhiêu con đường phải qua...?

04:03 CH @ Thứ Ba - 12 Tháng Bảy, 2016

Từ văn hóa chịu trách nhiệm...

Chúng ta thường khó quy trách nhiệm cụ thể cho ai khi sự phân công mang tính tập thể dựa vào danh xưng ủy ban, phân ban, hội đồng... Cho nên trước một thất bại hay thiếu sót, chúng ta hay nghe nói rằng: Hội đồng... (hay có thể cao hơn như Bộ... chẳng hạn) nhận là có những quyết định chưa đúng, chưa kịp thời...Cụ thể như vụ phát giải thưởng "Sản phẩm vì cộng đồng" cho Vedan vừa qua, hay như chuyện giấy phép cho Đại học "Ba không" Phan Thiết, ồn ào lao xao là thế rồi cũng lặng im, chẳng ai bị kỷ luật. Có chăng chỉ là tạm ngưng chức một ông Cục phó chờ... xem xét. Chúng ta nhớ trong chuyện Tây du ký, bọn yêu tinh quậy phá nhặng xị trần gian mà mỗi lần chúng gần thua thì luôn có một vị thần thánh nào đó trên trời xuống bảo lãnh về... dạy dỗ. Chỉ tội cái anh Tôn Ngộ Không liều mình lên trời xuống biển bao phen kiếp nạn, may mà thân anh ta bằng đá (!), chứ nếu không, thì...


Còn trách nhiệm quản lý của mấy ông to bà lớn trên cao buông lỏng quản lý để con em tác quái thì không thấy bị gì?

Suy cho cùng chỉ có những "cái mũ" là có tội. Cái mũ ấy có khi là "chúng tôi", là cơ chế, tình hình, hoàn cảnh, trình độ.... nhưng tuyệt nhiên không có chuyện... tư lợi. Thế nên mới có những doanh nghiệp "sân sau", mà nếu muốn phiên dịch một cách thanh nhã gọi là "outsourcing". Kết quả là nếu có nhiều công trình... "dần xây" mà sau bao nhiêu năm tháng vẫn cứ phơi mình cùng tuế nguyệt, chẳng ai nhận trách nhiệm. Nghĩa là các ông đấu thầu, thiết kế, phê duyệt, giám sát đều vô tội, chỉ có anh thi công, mà cụ thể là mấy ông đội trưởng, đội phó chịu sự phán xét cuối cùng của quần chúng và cấp trên (!)

Chúng ta đang xây dựng một nền văn hóa cộng đồng nhưng không thể thiếu trách nhiệm cá nhân. Làm người, chúng ta phải chịu trách nhiệm về những hành vi hay quyết định của mình. Được như thế, chúng ta mới LÀ NGƯỜI.


Đến văn hóa chấp nhận thất bại

Đêm 17/12/2009, khi đội tuyêt bóng đá U-23 Việt Nam thất bại trước Malaysia, hàng triệu con tim đã se thắt lại vì thất vọng, vì đau khổ, vì niềm mơ ước đã trôi xa. Báo Tuổi trẻ chạy hàng tít lớn: "Tan nát cõi lòng". Đúng như thế thật, 50 năm chúng ta chưa thể chạm tay vào chiếc huy chương vàng sau lần đầu tiên với đội tuyển miền Nam Việt Nam. Nhưng chúng ta nghĩ gì khi chỉ còn rất ít cổ động viên (khoảng 100) trong số hàng vạn khán giả ở lại khán đài chia sẻ những giọt nước mắt thất trận của tuyển thủ quốc gia. HLV Calisto có lần tâm sự: "Với chúng tôi, bạn bè thực sự không phải là những người có mặt khi chúng tôi thành công hay chiến thắng, mà họ luôn xuất hiện ngay cả trong hoàn cảnh khó khăn nhất, cần sự động viên chia sẻ nhất". Chưa kể đến việc chúng ta để lại sân vận động quốc gia Lào một bãi rác... với tất cả những vật dụng mà các cổ động viên tự làm hay mang theo từ Việt Nam: mũ nón, banderol, khẩu hiệu, cán cờ, kèn... Chắc chúng ta không ngạc nhiên vì cảnh tượng này khá quen thuộc ở sân Hàng Đẫy hay sân Mỹ Đình, hay bất cứ một sân bóng nào của chúng ta trong các trận cầu "nóng". Nhưng ở đây là trên nước bạn, mà chúng ta vẫn thường được nghe nói: "Mỗi người dân là một vị đại sứ khi ra nước ngoài". Đối với người Lào, chúng ta đến từ một nước lớn hơn, phát triển hơn, giàu hơn, thế nhưng hình ảnh ấy e rằng sẽ... thay đổi nhiều khi hôm nay họ phải chứng kiến cảnh sau khi các cổ động viên Việt Nam tời sân vận động của họ thì sân vận động ấy như một bãi rác.

Chúng ta nghĩ sao khi các tuyển thủ Thái Lan sau trận thua, cũng trước Malaysia, đã chắp tay lạy khán giả đất nước mình như một lời xin lỗi? Chúng ta nghĩ sao khi cầu thủ Lào dù thua, cũng trước Malaysia, vẫn được hàng vạn người vỗ tay cổ vũ sau trận đấu? Các cầu thủ chúng ta đã khóc rất nhiều (có báo gọi là... như những đứa trẻ). Không trách được họ vì họ còn trẻ. Chúng ta chỉ trách những người lớn đã không biết cách chấp nhận thất bại, trước khi đổ lỗi cho huấn luyện viên, cho cầu thủ, kể cả cho trọng tài... để rồi bộc lộ sự thất vọng bằng những xúc cảm tiêu cực xuất phát từ sự thèm khát chiến thắng quá độ dẫn đến thái độ chửi bới hằn học, thiếu kềm chế... "Thèm khát và căm thù sẽ làm xuất hiện những ưu phiền khác và vì thế chúng sẽ tạo nên mọi rắc rối trên thế gian này". (Đạt lai Lạt ma)

Nhìn từ khía cạnh ứng xử, quả là còn nhiều điều chúng ta phải học, không ở đâu xa, ngay ở những người bạn Lào hiền hòa, dễ mến thấm đạm tinh thần văn hóa Phật giáo. Khi được hỏi sao không xuống đường đi "bão" mừng được vào vòng bán kết, họ hồn nhiên trả lời: "Trận đá bóng đã diễn ra trên sân, còn bây giờ là về nhà đi ngủ".

Chúng ta tự hào có một nếp sống năng động hơn, mạnh mẽ hơn, nhưng có nhiều điều cần xem lại trong hành vi ứng xử của mình.

Nói như Bob Dylan trong bài hát Blowin' in the win:
"Phải qua biết bao con đường, anh mới được gọi là người đàn ông...
Phải nhìn lên cao biết bao nhiêu lần, anh mới thấy bầu trời trên kia..."

Vâng, chúng ta còn phải đi qua con đường còn dài phía trước tiến về một đời sống văn minh hơn. Nghĩa là dù có phải trải qua cả vinh quang và nhất là cay đắng, chúng ta sẽ học để luôn biết ứng xử như một người chân chính. Điều quan trọng là con người ấy dám nhận trách nhiệm và biết mỉm cười, luôn đúng mực ngay cả khi thất bại.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • "Phản văn hóa" - trách nhiệm là ở người sản xuất, truyền bá

    03/10/2014Nguyễn HòaKhi mà khái niệm "sốc văn hóa" ngày càng được sử dụng phổ biến trong sinh hoạt xã hội ở Việt Nam thì câu hỏi "sốc văn hóa" là gì, "sốc văn hóa" có ý nghĩa như thế nào... lại cần đặt ra và trả lời. Vì chỉ có như vậy, khái niệm này mới được sử dụng đúng với ý nghĩa của nó, nhất là đối với các hiện tượng gây "sốc" mà bản chất của chúng lại là "phản văn hóa"...
  • Tín nhiệm - trách nhiệm và sửa mình

    18/11/2018Thành Thông biên dịchCó một người trẻ tuổi phá sản khát nước tìm nước uống, đến nhà một vị lão thí chủ. Anh ta nhìn thấy hai mắt lão thí chủ lõm sâu, đoán định lão ta là một người mù. Uống nước xong, anh ta phát hiện có một số tiền để ở dưới gối, ..
  • Đôi điều về trách nhiệm cá nhân

    14/11/2018Nguyễn Ngọc BíchTrước các tổn thất vô hình và hữu hình mà xã hội đã chịu, vấn đề trách nhiệm cá nhân đang được công luận nêu lên. Qua hai lý do trình bày dưới đây, độc giả có thể chia sẻ lo ngại của tôi rằng vấn đề này còn phải mất nhiều năm nữa mới trở thành hiện thực.
  • Chỉ nghĩ đến tiền cũng làm người ta ích kỷ

    14/12/2017Chỉ cần một ý nghĩ về tiền bạc cũng biến một con người trở nên ích kỷ, làm cho người đó ít sẵn lòng giúp đỡ người khác hơn và chỉ thích "độc lập tác chiến"...
  • Luận bàn về ý thức trách nhiệm và thói vô cảm

    10/07/2017Phạm Lê Vương Các, sinh viên tp.HCMĐề thi Đại học môn Văn khối C năm nay được cho là hay nhất từ trước đến giờ với phần nghị luận về “tinh thần ý thức trách nhiệm và thói vô cảm” một vấn đề mang tính thời sự nóng bỏng. tuy nhiên có một số ý kiến nhận định cho rằng vấn đề này là “quá tầm” so với trải nghiệm của thí sinh. Vậy thì có tinh thần trách nhiệm và nói không với thói vô cảm có khó thực hiện như chúng ta vẫn nghĩ không hay là chúng ta chưa giáo dục được ý thức trách nhiệm cho thế hệ trẻ ngày nay?
  • Làm người Việt Nam

    28/10/2016Nguyễn Khắc ViệnTốt nghiệp phổ thông, chuyên nghiệp và cả đại học nữa nhiều khi cũng không tìm ra việc. Sống chưa nổi, nói gì đến lối sống. Có lần, chụp được tay một em bé móc túi, tôi hỏi: Tại sao em lại đi móc túi? Nó hỏi lại: Thế bác bảo cháu làm gì bây giờ?
  • Giáo dục có làm người Việt hết xấu xí?

    23/06/2016Đoàn Tiểu Long"Giáo dục có vai trò quan trọng, nhưng không nên quá kỳ vọng rằng một sự chấn hưng giáo dục sẽ mau chóng dẫn tới sự thay đổi sâu sắc trong con người, và qua đó làm thay đổi xã hội"
  • Văn hóa sống hay là môn học làm người

    11/04/2016Trần Quốc TiếnBức tranh nông thôn đang thay đổi từng ngày, mảng sáng, mảng tối đan chen cài răng lược. Không ai phủ nhận thành tựu kinh tế, những chính thành tựu kinh tế đổi mới đã đưa người nông dân từ làng ra phố, biến làng thành phố, để rồi làng chẳng ra làng, mà phố cũng chẳng ra phố. Nét đẹp truyền thống teo dần trong khi nét đẹp văn minh thì không thấy ai.
  • Con người - Đời người - Làm người

    28/03/2016TS. Hồ Bá ThâmĐây thật sự là vấn đề triết học nhân văn mà chưa thấy bàn nhiều ở nước ta với một tư cách là một chuyên đề độc lập trong các giáo trình và các chuyên luận. Hồ Chí Minh cho rằng: mọi vấn đề qui đến cùng là vấn đề ở đời và làm người. Các triết học và tôn giáo ít hoặc nhiều đều động chạm đến vấn đề đó với các góc độ, khía cạnh khác nhau...
  • Thu hoạch Làm người đầu Xuân

    05/03/2016Minh Bùi (tổng hợp)- Ý động thì Quỷ Thần biết. Tâm tĩnh có Trời Phật hay.
    - Tâm có tĩnh mới đối phó được đời động.
    - Để tồn tại phải giành giật chiến đấu với đối thủ - nhưng để phát triển phải chiến đấu và chiến thắng với chính mình...
  • Kẻ thù của chân lý

    06/06/2015Nguyên CẩnTừ ngàn xưa, một trong những nơi thử thách bản lĩnh và trình độ của chính khách là nghị trường. Ở đó, những người đại diện cho cử tri đứng ra chất vấn các quan chức đứng đầu các cơ quan của chính phủ. Đây là tấm gương soi của nền dân chủ...
  • Sách dạy làm người: “Xào nấu” tầm phào

    03/08/2014Muốn giữ gìn sự trinh trắng, các bạn gái phải tránh sa vào những tình cảm sướt mướt và những va chạm như mặc quần áo lót vải dày hay sử dụng yên xe máy... Một cuốn sách dạy làm người đã chỉ dẫn như thế (!)
  • Trách nhiệm với người khác, trách nhiệm với xã hội

    01/07/2014Nhà văn Nguyễn KhảiTôi vốn là người nhút nhát, thích sống yên phận, mình không đụng ai, cũng mong đừng ai đụng đến mình. Sống như thế tất nhiên là rất ích kỷ, là cá nhân, là không xã hội chủ nghĩa. Nhưng, xem ra sống cũng vẫn được, không tốt lắm nhưng cũng không hẳn là xấu lắm...
  • Tảng băng trách nhiệm

    29/12/2010Nguyên CẩnKhi con tàu Titanic lộng lẫy và sang trọng đâm vào một tảng băng trôi khiến hơn 1.500 hành khách tử nạn, nhân loại ngày ấy (năm 1912) đã gọi sự kiện đó là thảm họa lớn nhất trong thời bình. Đó không chỉ là một vụ chìm tàu đơn thuần mà còn là một cú "sốc" lớn cho những nhà thiết kế đầy tham vọng...
  • Làm quan cần phải tu thân

    21/12/2010Sông thươngNhà lãnh đạo muốn làm sống dậy những thành tựu vốn có của dân tộc mình thì trước hết họ phải làm tròn trách nhiệm được giao phó trước dân, toàn tâm toàn ý phục vụ đất nước chứ không phải chỉ vì nhắm mắt làm liều theo cái lợi trước mắt. Không gương mẫu thì không một nhà lãnh đạo nào có thể giải quyết được những vấn đề lớn lao của đất nước mà chỉ trở thành trò cười cho thiên hạ và là chủ đề đàm tiếu của dư luận. Xin hãy làm tròn trách nhiệm khi còn đang đương chức và không để phải hối hận vì những phút lỡ làng sau này.
  • Thiếu trách nhiệm...

    04/12/2010Luận Minh (2006)Cụm từ này xuất hiện nhiều trên báo chí những ngày qua. Thiếu trách nhiệm chính xác là sự thoái lui của văn hoá trách nhiệm, là sự thụt lùi của đạo đức công chức, là sự lũng đoạn của tiền bạc, là sự liên kết của những thế lực ngầm, là sự bất minh trong việc thực thi chính sách, là sự gian dối, là sự yếu kém trong quản lý, là sự cố tình không tuân thủ pháp luật, là hậu quả của một cung cách giáo dục nửa vời...
  • Quốc nạn - Sự vô trách nhiệm và lãng phí mang tính hệ thống

    02/12/2010Nguyễn Hoàng (2010)Sự vô trách nhiệm mang tính hệ thống tất yếu gây ra những lãng phí
    mang tính hệ thống. Đó là sự lãng phí về cơ hội, các nguồn lực con
    người và xã hội, tiền của, thời gian, tài nguyên đất nước và phải được
    coi như một tội ác ghê gớm. Quy mô và sức phá hoại nó rât nặng nề có
    thể lên đến nhiều tỷ dollar/năm. So sánh về sức tàn phá, tham nhũng chỉ
    như mấy chú muỗi mắt đặt bên cạnh những con khủng long lãng phí và phá
    hoại mà thôi. Hiện tại, chưa có bất cứ một chế tài nào để chế ngự được
    loại quốc gia đại nạn này...
  • 'Bản nháp', 'lỗi kỹ thuật': Trách nhiệm xã hội của Bộ GD-ĐT

    09/03/2010Hạ AnhDù là thực sự hay bao biện với "lỗi kỹ thuật" gửi "bản nháp" có điều cấm trường ngoài công lập đào tạo ngành luật, báo chí, sư phạm để đưa lên mạng lấy ý kiến dư luận, những người có trách nhiệm quản lý giáo dục đại học có lẽ phải giở lại "Vở bài tập Đạo đức lớp 1" để thực hành "bài tập số 4" (Em hãy cùng các bạn đóng vai về chủ đề "Cảm ơn, xin lỗi").
    Nguồn cơn "lệnh suýt cấm"
  • Tuổi trẻ và địa vị làm người

    02/02/2010Huỳnh Sơn PhướcBốn hay năm năm ở đại học như qua một chuyến đò ngắn, trong cả một cuộc đời lúc nào cũng cần học, tự khám phá những tiềm năng của chính mình và vượt qua chính mình. Thế nhưng, đại học là một giai đoạn quan trọng của bước chuyển trưởng thành ở một đời người...
  • Làm người khó hơn làm quan

    02/07/2009Quang DươngQuan trọng nhất, cha mẹ, người lớn phải làm gương. Cha mẹ, người lớn nói hay mà làm dở, nói tốt mà làm xấu… thì con cái, dù có được hưởng thụ nhờ cha, mẹ “làm quan” nhưng lớn lên, nó sẽ khó làm người cho ra con người.
  • Cải cách giáo dục bắt đầu từ dạy làm người

    30/03/2009"Phải làm triệt để. Tất cả các em đến tuổi phải học hết tiểu học, học đàng hoàng, và phải dạy đạo đức sao cho khi các em tốt nghiệp tiểu học phải xứng đáng là những thiếu niên ham học hỏi, hiền ngoan, có thái độ và hành động đúng mực ở nơi công cộng và đối với các quan hệ xã hội". - GS Trần Văn Thọ
  • Để trách nhiệm được quy kết đúng chỗ

    27/03/2009TS Nguyễn Ngọc ĐiệnMột loạt trưởng thôn phải từ chức hoặc nghỉ việc, sau khi báo chí phanh phui vụ cắt xén, ăn chặn tiền hỗ trợ tết dành cho người nghèo. Công luận không thể hài lòng với kiểu xử lý “thí tốt, giữ xe” ấy và đòi hỏi việc chế tài phải thực sự nghiêm khắc, công bằng, thoả đáng
  • Bàn về trách nhiệm

    25/12/2008MatsushitaTôi nghĩ, sự phong phú trong tình cảm của con người thể hiện ở sự cảm nhận về trách nhiệm của họ. Người có tinh thần trách nhiệm cao nhất định sẽ được xung quanh tin cậy...
  • Làm người

    28/04/2008Tiểu phẩm của Xuân GiangĐảo một vòng qua các kệ chẳng thấy, tôi vừa tính quay ra, gã chủ cửa hàng sách cũ đã bước đến đon đả: - Thưa… ông định tìm loại sách nào? - Ở đây có sách dạy làm người không?
  • Học để làm người và học để sống với nhau

    23/05/2007Sự mở rộng kinh tế thị trường vừa tạo điều kiện vật chất cho con người nhưng cũng đang tạo ra những thách thức gay gắt về đạo lý, về cách hưởng thụ văn hóa và thành tựu của văn minh, khoa học kỹ thuật. Đổi mới giáo dục ở nước ta nhất thiết phải bắt đầu từ bên trên, từ chuyển động ở cấp vĩ mô...

  • Nhà chí sĩ Huỳnh Thúc Kháng: Học để làm người

    28/04/2007Đinh Ngọc VânTheo cụ Huỳnh Thúc Kháng: Cái trường học để "làm người" đó tức là cái cõi đời ta vậy. Bao nhiêu sự khốn khó ở đời, bao nhiêu sự kinh nghiệm người trước để lại đều là những bài dạy cho ta. "Làm người" ở đời đã khó như trên đã nói, thì "học làm người" chắc không phải chuyện dễ"...
  • Phải dạy làm người

    24/02/2006Mai Chí ThọSinh thời, khi xem chương trình của chín lớp tiểu học và trung học cơ sở, Bác Hồ đã phát biểu: “Sao dạy làm người ít quá”.
  • Quy luật làm người

    18/07/2005Anh Nguyện dịchKhi sinh ra, bạn chẳng thể nào có một quyển sách giáo khoa để chỉ vẽ cho riêng mình; những hướng dẫn sau đây sẽ làm cuộc sống bạn tốt đẹp hơn.
  • xem toàn bộ