Bàn về trách nhiệm

09:30 CH @ Thứ Năm - 25 Tháng Mười Hai, 2008

Tôi nghĩ, sự phong phú trong tình cảm của con người thể hiện ở sự cảm nhận về trách nhiệm của họ. Người có tinh thần trách nhiệm cao nhất định sẽ được xung quanh tin cậy.

Sự vĩ đại của Chúa Giê-su

Tôi nghĩ, từ cổ chí kim, từ đông sang tây không có ai không tự ý thức được trách nhiệm của mình và không làm tròn trách nhiệm ấy mà lại có thể tìm được hạnh phúc riêng hay làm cho xã hội phát triển. Tôi không hiểu lắm về tôn giáo nhưng nghe nói chúa Ghê-su đã vì loài người mà bị đóng đinh trên cây thánh giá. Những điều chúng ta không nghĩ đó là trách nhiệm thuộc về mình thì chúa Giê-su lại cho rằng mình phải gánh lấy tất cả trên vai. Con người đánh mất đi sự quý giá của mình, chìm đắm trong dục vọng, tranh cướp đồ đạc, đánh cãi nhau, hoặc như ở đây đó có chiến tranh, thế giới như chiến trường Tu La1)... Nhìn thấy cảnh ấy, có lẽ Chúa Giê-su đã nghĩ, thật là thảm cảnh và tự thấy mình phải làm gì đó để cứu rỗi con người.

Nếu là một ông vua hay vị thủ tướng, đương nhiên họ sẽ nghĩ việc toàn thể người dân không được sống an lành chính là trách nhiệm của mình. Nhưng Chúa Giê-su không phải là vua của một nước, vậy mà lại nhận tất cả trách nhiệm về mình. Hơn nữa, Chúa Giê-su ý thức rằng cần phải làm cho những người xung quanh tốt hơn lên và đã lao tâm khổ tứ đến vậy. Nhưng cuối cùng, Chúa Giê-su cũng không vượt qua được và chia lìa khỏi thế giới. Dù vậy, Chúa Giê-su cũng không hề phẫn nộ, từ đầu đến cuối vẫn bình thản như không có điều gì xảy ra. Tôi nghĩ, đó chính là điều vĩ đại ở Chúa Giê-su.

Chúng ta không thể làm được như Chúa Giê-su. Nhưng chí ít cũng nên tự ý thức rõ ràng về trách nhiệm đối với công việc mình làm.

Một nhân cách đáng kính

Mấy năm về trước, trong số ít nhiều đối tác của tôi có một người khá thành công. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, ông vấp phải cuộc khủng hoảng, sự nghiệp kinh doanh thất bại và phải vay nợ ngân hàng rất nhiều. Để trả nợ đó, ông phải xử lý tài sản của mình và đã làm theo một cách là: Đem hết tài sản ra để đập vào khoản nợ ngân hàng. Cả nhẫn của bà vợ, đại khái là tất cả những thứ có giá trị ông đều đem ra hết.

Thời đó, khi công việc làm ăn không trôi chảy và phải giải thể, thì người ta thường đem giấu ít nhiều tài sản đi. Đó là xu hướng chung. Nếu họ có 100 nghìn yên thì chỉ cần trả đến 90 nghìn yên, phần còn lại ngân hàng sẽ xuê xoa cho qua. Nhưng ông bạn đó không hề nói gì mà đưa hết tài sản của mình ra làm người nhân viên ngân hàng cũng phải ngạc nhiên và bảo: "Khoản tiền chúng tôi cho ông vay tất nhiên là sẽ phải thu lại, nhưng ông không phải làm đến thế đâu! Đồ tư trang của bà nhà thì xin ông cứ giữ lấy!". Ngược lại, chính nhân viên ngân hàng thấy ngại và bảo ông mang một phần về.

Sau đó, ông phục hồi lại sản nghiệp rất ngoạn mục và trở nên thành đạt. Lúc ấy, ông mới kể về những khổ cực trước kia và tôi đã vô cùng cảm động. Giả sử tôi cũng rơi vào hoàn cảnh như vậy thì liệu có thể quyết đoán mà đối ứng với tình hình như ông được hay không? Tôi rất lấy làm bái phục và tự mình cũng muốn trở thành người như ông. Nếu có tinh thần trách nhiệm mạnh mẽ đến như vậy thì công việc sẽ trôi chảy, mà cuộc sống cũng trở nên ấm no.

Mỗi người có trách nhiệm riêng

Cho đến nay tôi vẫn luôn quan niệm rằng, tình hình kinh doanh của công ty tốt hay xấu là thuộc về trách nhiệm của giám đốc, tình hình của một bộ phận ra sao là trách nhiệm của trưởng bộ phận, tình hình của một phòng thế nào là trách nhiệm của trưởng phòng. Chẳng hạn, khi thành tích của một phòng không tiến bộ lên, thì cũng có khi người có trách nhiệm của phòng ấy sẽ bảo: "Tại nhân viên của phòng tôi không ra sao cả". Thấy vậy tôi sẽ nói: "Cậu nói gì mà khó nghe vậy? Thành tích của phòng ra sao là thuộc trách nhiệm của cậu đấy chứ! Giả sử trong số cấp dưới của cậu có ai làm việc không tốt, làm cho thành tích của cả phòng không khá lên được, thì cậu có thể nói với công ty rằng người nhân viên đó không hợp với công việc, công ty nên sử dụng họ vào việc khác. Cậu không nói gì mà cứ thế sử dụng họ nghĩa là trách nhiệm đó thuộc về cậu đấy ! Bởi vậy, tôi sẽ không nghe lời thanh minh của cậu rằng cấp dưới làm việc không tốt hay vì bất cứ một nguyên nhân nào khác!".

Điều này cũng áp dụng cho tất cả những nhân viên khác của công ty. Trong phạm vi công việc được giao, người đó sẽ là người có trách nhiệm cao nhất. Tức là có thể nói,họ là người quản lý công việc của chính mình. Không, không phải chỉ nhân viên công ty, mà cả những người làm việc một mình, những người chuyên nội trợ hay học sinh cũng đều phải có trách nhiệm tối cao trong công việc của mình.

Mỗi người ở một vị trí khác nhau mà đều nhận thức mạnh mẽ về trách nhiệm của mình, có tinh thần độc lập tự chủ thực sự và hợp tác hành động cùng với những người khác, thì không những sẽ có được ý nghĩa cuộc sống của chính người đó, mà còn làm cho xã hội này thêm giàu đẹp.


1)Để chỉ chiến trường của ác thần A Tu La (phiên âm từ tiếng Phạn đọc là Asura) với vị thần bảo vệ Phật pháp là Đế Thích.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Kinh tế thị trường và trách nhiệm xã hội

    26/07/2019Nguyễn Trọng ChuẩnÝ thức về trách nhiệm xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường hiện đại giúp cho người ta thấy rằng, thị trường thế giới rộng lớn, đầy tiềm năng trên phạm vi toàn cầu là môi trường vô cùng thuận lợi để tìm kiếm lợi nhuận không chỉ cho riêng mình, mà còn cho cả quê hương, đất nước và cho sự phát triển, sự tiến bộ chung của xã hội.
  • Đôi điều về trách nhiệm cá nhân

    14/11/2018Nguyễn Ngọc BíchTrước các tổn thất vô hình và hữu hình mà xã hội đã chịu, vấn đề trách nhiệm cá nhân đang được công luận nêu lên. Qua hai lý do trình bày dưới đây, độc giả có thể chia sẻ lo ngại của tôi rằng vấn đề này còn phải mất nhiều năm nữa mới trở thành hiện thực.
  • Tự do và trách nhiệm trong hoạt động của con người

    31/07/2017PGS. TS. Nguyễn Văn PhúcTự do và trách nhiệm chính là những biểu hiện sức mạnh bản chất của con người. Tự do và trách nhiệm hình thành và phát triển trong tiến trình lịch sử của nhân loại cũng như của các cộng đông người và là mục tiêu, động lực của sự phát triển xã hội và con người.
  • Ai chịu trách nhiệm cho sự bền vững của cá nhân?

    13/02/2016Một khía cạnh nữa của phát triển bền vững thấy được phân tích thấu đáo. Đó là sự phát triển bền vững của mỗi cá nhân trong xã hội, của mỗi công dân trong một quốc gia. Tác giả Stephen Covey đã tổng kết, để bền vững mỗi cá nhân phải biết chăm lo cho 4 nhu cầu hay phương diện sống: thể lý, xã hội, trí não và tinh thần...
  • Thói hư tật xấu của người Việt: Trọng mê tín- xem nhẹ trách nhiệm, ham hội hè, "thần mãn"

    21/12/2015Vương Trí NhànXét cái tục hội hè của ta, rước xách rất phiền phí, ăn uống rất lôi thôi, chơi bời rất chán chê, tiêu pha rất tốn kém, thực là hại của mà lại mua lấy cái khó nhọc vào mình...
  • Thiếu trách nhiệm...

    04/12/2010Luận Minh (2006)Cụm từ này xuất hiện nhiều trên báo chí những ngày qua. Thiếu trách nhiệm chính xác là sự thoái lui của văn hoá trách nhiệm, là sự thụt lùi của đạo đức công chức, là sự lũng đoạn của tiền bạc, là sự liên kết của những thế lực ngầm, là sự bất minh trong việc thực thi chính sách, là sự gian dối, là sự yếu kém trong quản lý, là sự cố tình không tuân thủ pháp luật, là hậu quả của một cung cách giáo dục nửa vời...
  • Trách nhiệm

    30/09/2010Hồ Ngọc ĐạiAi cũng thật bụng nghĩ, mình phải chịu trách nhiệm trước cấp trên: Đúng rồi, ai cũng phải chịu trách nhiệm trước cấp trên, chỉ có điều ai ấy là ai. Ví dụ, ai ấy là tôi, một cán bộ Nhà nước, thì cấp trên trực tiếp của tôi là thủ trưởng cơ quan...
  • Trách nhiệm

    18/06/2008Nguyễn Đức SơnChưa có bao giờ chữ ‘trách nhiệm’ được nhắc nhiều như bây giờ và cũng chưa bao giờ xã hội cần đến tinh thần đó như hiện nay. Tưởng như là nghịch lý, nhưng chỉ cần lướt qua những vụ việc xảy ra hàng ngày và chỉ trên phương tiện thông báo chí thôi, ai cũng có thể thấy được điều đó...
  • Tự do và trách nhiệm trong đạo đức học hiện sinh

    29/04/2008TS. Đỗ Minh Hợp, Viện Triết họcTrên cơ sở làm rõ tự do và trách nhiệm với tư cách những phạm trù đạo đức cơ bản trong triết học hiện sinh qua việc làm rõ quan niệm của các nhà triết học hiện sinh tiêu biểu về những phạm trù này, tác giả bài biết bước đầu đưa ra những ý kiến đánh giá để đóng góp của triết học hiện sinh trong đạo đức học...
  • Khi nhân viên thiếu trách nhiệm

    30/05/2007Nguyễn Đông TriềuCấp trên than phiền cấp dưới thiếu trách nhiệm trong công việc. Dân trách Chính phủ thiếu trách nhiệm với các dự án công cộng…Triệu chứng thường gặp của căn bệnh này là do người này đùn đẩy việc cho người kia.
  • Sống có trách nhiệm

    29/04/2007Nguyễn Thị Oanh“Sống có trách nhiệm” là chủ đề sinh hoạt, học tập của ngành giáo dục TP.HCM năm 2007 này. Đây là một chủ đề rất hay vì tinh thần trách nhiệm cá nhân đã phai mờ nhiều sau nhiều thập kỷ bao cấp.
  • Trách nhiệm cao cả

    11/01/2006Chu HảoNghĩa vụ thiêng liêng của nhà giáo là "trồng Người", đóng vai trò chủ chốt trong việc thực hiện các mục tiêu cao cả của Giáo dục. Các mục tiêu ấy thường được hiểu một cách đại thể là giáo dục nhân cách và truyền đạt kiến thức cho học trò - thanh, thiếu niên - thế hệ tương lai của dân tộc...
  • Trách nhiệm mơ hồ(?!)

    28/12/2005Tô Phán8 vị nguyên là lãnh đạo hoặc là lãnh đạo đương nhiệm ở các cơ quan nhà nước đã giải trình về trách nhiệm trong vụ Nguyễn Đức Chi lừa đảo. Thật trùng hợp, các bản giải trình đều có chung ít nhất 4 điểm cơ bản...
  • xem toàn bộ