Thói hư tật xấu của người Việt: Trọng mê tín- xem nhẹ trách nhiệm, ham hội hè, "thần mãn"
Trọng mê tín và xem nhẹ trách nhiệm với xã hội(Nguyễn Trường Tộ(*), Tám việc cần làm gấp 1867)
Trong dân gian, phần nhiều hễ có công sai đến thúc giục thuế khóa thì cả hương hào lý dịch cũng lánh mặt. Thế mà ngày cúng thần thì không thiếu mặt nào cả. Có những gia đình không được khá giả, qua một kỳ cúng thần mang nợ suốt đời. Có người còn phải bỏ xứ đi phiêu tán. Thế mà họ không hề oán trách chuyện thần thánh phiền phức, lại đi oán trách sưu cao thuế nặng.
(*) Nguyễn Trường Tộ thuộc thế kỷ XIX, nhưng về tư tưởng gần với các trí thức thế kỷ XX, nên xin phép được đưa vào đây.
Khổ vì hội hè(Phan Kế Bính, Việt Nam phong tục, 1915)
Xét cái tục hội hè của ta, rước xách rất phiền phí, ăn uống rất lôi thôi, chơi bời rất chán chê, tiêu pha rất tốn kém, thực là hại của mà lại mua lấy cái khó nhọc vào mình. Đã đành mở hội trước là trọng việc sự thần(1), sau là cầu vui cho dân, nhưng trong mà rước xách tế bái lắm hóa ra khổ. Hội đến hàng tháng, chịu làm sao cho được?
Vả lại đã gọi là hội, trừ ra việc đóng góp, việc ăn mặc cũng đã tốn kém nhiều rồi, còn ngần nào chơi bời, ngần nào cờ bạc, con em bỏ công bỏ việc ở nhà để đi hội, chẳng những vô ích mà lại hại thêm cho làng nữa.
…Xưa nay chỉ mấy người hào trưởng(2) trong làng sính mở hội vì họ có nhiều món lợi riêng, như mở tổ tôm điểm, bài phu điểm(3), hoặc gá bạc để lấy hồ(4)… Họ mượn tiếng sự thần, kỳ thực là cầu tư lợi. Mà khốn nạn cho dân đàn em lại phần nhiều là ngu xuẩn, nói đến việc sự thần không ai dám gàn trở gì nữa, dẫu khổ cực thế nào cũng phải nhắm mắt chịu. Nếu ai gàn trở thì sợ thần quật chết tươi. Mà thần chẳng quật, bọn hào trưởng cũng quật, tội nghiệp!
(1)sự ở đây là thờ phụng.
(2)người có thế lực trong làng.
(3)những địa điểm ăn chơi, bài phu cũng là một loại bài lá như bài bất bài cào…
(4) tiền người đánh bạc nộp cho chủ sòng gọi là hồ.
Nạn “thần mãn”
(Ngô Tất Tố, Phải hỏi ngôi đền ấythờ ông thần nào đã - báo Thời vụ 1938)
An
(1) quá nhiều thần, thừa thần,cũng như nạn nhân mãn là quá nhiều người, thừa người.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn TrọngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuHoài cổ là đi tìm vẻ đẹp trót bỏ quên
08/06/2019Linh HanyiHư học hư làm, hư tài
16/04/2014