Con gà hay quả trứng có trước?

03:42 CH @ Thứ Ba - 08 Tháng Sáu, 2010

Sự sống đã bắt đầu với RNA- chứ không phải với DNA, kịch bản này về nguồn gốc sự sống dường như đã được chứng minh. Các nhà hóa học Đại học Manchester đã thành công trong việc tổng hợp một trong các thành phần của RNA [1], kết quả này góp phần củng cố giả thuyết RNA-đầu tiên (RNA-first).

Nhập đề

Có thể nói hiện nay chưa có một mô hình chuẩn nào về nguồn gốc sự sống trong vũ trụ nói chung và trên Trái đất nói riêng. Song người ta thường dừng lại ở hai phạm trù mô hình chính: Quá trình Chuyển hóa- đầu tiên (Metabolism-first) & RNA - đầu tiên (RNA-first)[2].

Điều gì đã xuất hiện trước trong những năm đầu đời của Trái đất, DNA cần thiết cho việc tổng hợp các protein[3] hay các protein cần thiết cho quá trình nhân bản (replication) của DNA? Câu hỏi này có thể biến thành câu hỏi rất bình thường nhưng mang một nghịch lý hàm ẩn một ý nghĩa khoa học rất lớn:

Con gà (protein) có trước hay quả trứng (DNA) có trước?

Mathew Powner, Beatrice Gerland & John Sutherland (Đại học Manchester) đã đưa ra câu trả lời vào tháng 5/2009: không phải quả trứng có trước mà cũng không phải con gà có trước!

Những thí nghiệm của các tác giả này đã củng cố một giả thuyết tồn tại đã 40 năm nay: sự sống đã bắt đầu bởi sự hình thành RNA, một phân tử cũng có khả năng mang thông tin về gene. Nhóm hóa học hữu cơ tại Đại học Manchester đã chứng minh rằng một số thành phần base của RNA có thể được tổng hợp không cần đến protein, đây là điều mà nhiều nhà hóa học đã có ý đồ làm từ lâu.

DNA(acid deoxyribonucleic) & RNA (acid ribonucleic)

Các phân tử di truyền như DNA và RNA là các đa phân tử (polymer-dãy của nhiều phân tử nhỏ hơn) được cấu tạo bằng những blốc thành phần gọi là nucleotide (Hình 1). Còn các nucleotide có ba thành phần khác nhau: đường, phosphat và một

Hình 1 . Mô hình phân tử DNA

nucleobase. Các nucleobase có bốn loại và tạo thành vần chữ cái (alphabet, Hình 2) nhờ đó các đa phân tử lập được mã thông tin. Trong DNA các nucleobase có thể là A (phân tử adenine), G (phân tử guanine), C (phân tử cytosine) và T (phân tử thymine), trong RNA chữ cái T được thay bằng U (phân tử uracine). Các nucleobase là các hợp chất giàu nitrogen mà liên kết với nhau theo một quy luật đơn giản: A liên kết với U (hoặc T), G với C. Mỗi cặp base làm thành một nấc thang của hai sợi xoắn DNA. Và sự kết cặp đặc thù riêng biệt là quan trọng để sao chép trung thành thông tin. Các phân tử phosphate và đường làm thành xương sống của mỗi sợi DNA hoặc RNA. DNA có cấu trúc sợi kép xoắn, quan trọng là RNA khác với DNA có thể ở dạng sợi đơn.

Hình 2 . Vần chữ cái A, G, C, T (U) để mã hóa thông tin

Hình 3. Sơ đồ đơn giản hóa của quá trình tổng hợp protein

Các tế bào hiện tại chế tạo protein bằng cách sao chép các gene từ DNA sang RNA và sử dụng RNA như những bản thiết kế (blueprint) để chế tạo protein. (Hình 3)

Thế giới RNA

Giả thuyết sự sống bắt đầu với RNA đã được đưa ra bởi Carl Woese (Đại học Illinois) năm 1965 và sau đó ba năm bởi Leslie Orgel (Viện nghiên cứu sinh học California) và Francis Crick (đồng tác giả mô hình DNA). Theo các tác giả này thì RNA có trước DNA trong các giai đoạn đầu của sự sống, 3,8 tỷ năm về trước.

Trong thế giới RNA (tên gọi do Walter Gilbert, Đại học Harvard, đặt ra năm 1986), nước tồn tại dưới dạng lỏng ngưng tụ trong các ao hồ và bốc hơi vào một bầu khí quyển chứa N và dioxyde carbon. Những tia cực tím lúc bấy giờ có khả năng đi xuyên thẳng xuống mặt đất mang đến năng lượng cần thiết cho các phản ứng hóa học. Như vậy các nguyên tố và các điều kiện đã có đầy đủ cho RNA nhân bản (replicate) và tiến hóa nhờ những lỗi trong quá trình chuyển mã (transcription). Những công đoạn này trong hiện tại đang lặp lại bởi DNA.

Năm 1982 Thomas Cech (Đại học Colorado) & Sydney Altman (Đại học Yale) đã có một phát hiện quan trọng: ribozyme (cấu tạo bằng RNA) là một chất xúc tác của nhiều phản ứng hóa học. Nhờ phát hiện này hai tác giả trên nhận giải Nobel năm 1989.

Các ribozyme [4], đóng một vai trò bản lề trong các tế bào hiện tại. Những cấu trúc mà RNA dịch mã sang protein là những bộ máy lai (hybrid) RNA-protein (Hình 3 ) và chính RNA trong bộ máy đó đóng vai trò xúc tác (catalytic). Như vậy mỗi tế bào của chúng ta mang trong các ribosome[5] sự hiển nhiên “hóa thạch” của thế giới RNA nguyên thủy.

Như vậy RNA không những mang thông tin mà còn có khả năng tổng hợp protein và tự nhân bản (replicate). Vậy RNA có khả năng tự sinh lớn.

Những phép tổng hợp không thực hiện được

Ý tưởng xem RNA là thành phần quan trọng của thế giới sống nguyên thủy gặp phải một khó khăn: các thành phần của RNA không tổng hợp được trong phòng thí nghiệm nếu không có... RNA.

Vì các nucleotide khó lòng được tổng hợp trực tiếp, tập thể các nhà sinh học Mathew Powner, Beatrice Gerland & John Sutherland (Đại học Manchester) đã đề ra một tiếp cận sáng tạo: trước hết chế tạo một một phân tử ½ đường ½ base rồi sử dụng những tiền-nucleotide này để cuối cùng có được nucleotide (Hình 4).

Hình 4 . Sơ đồ tổng hợp một nucleotide qua các tiền-nucleotide. Muốn tổng hợp ribonucleotide, cấu tạo bởi một base chứa nitrogen (biểu diễn bằng hình tròn), một đường-sugar (biểu diễn bằng hình ngũ giác) & một nhóm phosphate (biểu diễn bằng hình vuông) trong phòng thí nghiệm:

A / người ta không thể tổng hợp trực tiếp base và đường,

B/ người ta chỉ tổng hợp được qua một dạng trung gian ½ base ½ đường.

Tập thể các nhà sinh học nói trên đã thành công trong việc tổng hợp một thành phần (trong số 4 thành phần) là nucleotide với base là cytosine. Cách đây 3,8 tỷ năm không tồn tại oxygen trong bầu khí quyển, vậy không có sự hình thành tầng ôzôn, các tia tử ngoại có thể đến mặt đất không bị trở ngại. Nhóm các nhà sinh học Manchester đã bằng cách sử dụng tia tử ngoại để biến ribonucleotide với base cytosine thành ribonucleotide với base uracile. Như vậy chúng minh được rằng ở thời nguyên thủy sự xuất hiện 2 thành phần đó của ribonucleotide là khả dĩ. Jack Szostak, giải Nobel về Sinh-Y năm 2009, cho rằng đây là một kết quả rực rỡ của hóa học tiền sinh (prebiotique-trước khi có sự sống).

Song muốn củng cố giả thuyết RNA-đầu tiên (RNA-first), cần xét đến hai thành phần còn lại của ribonucleotide (với base là adenine & guanine). Beatrice Gerland nhận xét rằng không giống trường hợp cytosine & uracile, với base adenine & guanine sự tổng hợp với đường ribose [6] có thể thực hiện trực tiếp song tiếc thay với một hiệu suất quá thấp cho nên nhóm Manchester lại trở về cách tiếp cận tổng hợp qua các tiền nucleotide (Hình 4). Nếu thành công nhóm sẽ dự định đa phân tử hóa (polymerisation) bốn nucleotide để thu được một sợi RNA hoàn chỉnh.

Kết luận

Câu hỏi Con gà (protein) có trước hay quả trứng (DNA) có trước? dường như đã có được một phần câu trả lời đưa ra bởi nhóm các nhà sinh học Mathew Powner, Beatrice Gerland & John Sutherland (Đại học Manchester) song một phần câu trả lời đó cũng đã là quan trọng rồi về nguyên tắc như Jack Szostak (Nobel Sinh-Y 2009) khẳng định. Sự sống có thể bắt đầu với RNA .


Tài liệu tham khảo và chú thích

[1] Jacques-Olivier Baruch, La vie a commencé avec l’ARN, La Recherche, tháng 1/2010
[2] Jack W.Szostak (Nobel Sinh-Y 2009) & Alonso Ricardo: The Origin of Life on Earth, Scientific American, sè th¸ng 09/2009
[3]Protein = polymer các amino acid, protein đảm đương nhiều nhiệm vụ trong tế bào sống. Dạng thức (form), sự điều chỉnh (regulation) và sự sinh sản (reproduction) của sinh thể... đều do protein thực hiện. Protein được tổng hợp tại những ribosome.
[4] Ribozyme= RNA có tính năng xúc tác
[5] Ribosome có sơ đồ cấu trúc: protein+RNA, có dạng hạt đường kính 300 Angstrom.
[6] Ribose=C5H10O5, đường thành phần trong cấu trúc của RNA (còn deoxyribose là đường thành phần trong cấu trúc DNA).

Nguồn:Tia sáng
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Con người - Đời người - Làm người

    28/03/2016TS. Hồ Bá ThâmĐây thật sự là vấn đề triết học nhân văn mà chưa thấy bàn nhiều ở nước ta với một tư cách là một chuyên đề độc lập trong các giáo trình và các chuyên luận. Hồ Chí Minh cho rằng: mọi vấn đề qui đến cùng là vấn đề ở đời và làm người. Các triết học và tôn giáo ít hoặc nhiều đều động chạm đến vấn đề đó với các góc độ, khía cạnh khác nhau...
  • Con người trong các quả cầu

    26/02/2016Nguyễn QuânỞ bài này tôi muốn quay lại một vấn đề chung nhất: Nội giới của con người, với tư cách là sản phẩm của hai phản không thể tách rời tự nhiên và xã hội. Nó không chỉ là tổng hòa các quan hệ xã hội mà còn là tổng hòa của các biểu hiện tự nhiên ở mức cao nhất và nói đúng hơn là các biểu hiện tự nhiên - xã hội bởi không một quan hệ xã hội nào trong con người không bị chi phối bởi các gốc rễ tự nhiên, bản chất sống và không một biểu hiện sống - sinh học nào của nó không bị chi phối bởi các quan hệ xã hội.
  • Chia sẻ 4 câu hỏi cuộc đời quan trọng

    04/08/2010Bùi Quang MinhQua trải nghiệm cuộc sống của nhiều người, tôi nhận thấy có sự khác biệt về quan điểm đối với vấn đề Hạnh phúc, Thành Đạt, Cái Tôi và Giá trị sống. Nếu phát biểu rõ ràng, chia sẻ quan điểm và hiểu rõ cách sống của nhau, đối chiếu được những triết lý sâu xa của các đạo cũng như chiêm nghiệm của những người từng trải sẽ vô cùng hữu ích...
  • Tâm linh: Sự lẫn lộn và thảm họa

    17/09/2014Hà YênTri thức phải giúp chúng ta khám phá ra bản chất của Thế giới xung quanh và bản chất của Tâm linh con người. Vậy mà, từ thế kỷ XVII đến nay, hầu như tất cả mọi người đều cho rằng, Khoa học ngày càng đồng nghĩa với Tri thức, dẫn đến xã hội vô thần, làm cho nền tảng Tôn giáo, tình yêu và lòng trắc ẩn đã bị sai lệch hết sức thảm họa...
  • Lại bàn về những giá trị sống

    19/06/2014Nguyễn Trần BạtAnh là một mẫu mực, giống như cách anh nói, anh muốn đi tìm hiểu đời sống tinh thần của những người thành đạt, những người nổi tiếng để hiểu thêm họ như một cái gì đó để hướng theo. Anh vẫn nói là không muốn trở thành một người giảng dạy chuyên nghiệp, nhưng đối với tôi và đối với những giáo viên ở khoa chúng tôi cũng như các sinh viên ở đây thì anh vẫn là một người thầy...
  • Trí tuệ vũ trụ và những hệ quả triết học

    29/04/2014Hà YênTriết học Phương đông coi con người là Vũ trụ thu nhỏ. Triết học Phương tây thì khẳng định Thượng đế sáng tạo ra Vũ trụ và sau đó sáng tạo ra con người theo đúng hình ảnh của mình. Thế nhưng, ngoài thể xác, con người còn có Ý thức, có Tư duy, nghĩa là có Trí tuệ, thì Vũ trụ thể hiện những cái đó ở chỗ nào?
  • Siêu hình sự chết

    23/11/2009Arthur SchopenhauerChết chính là vị thần gợi hứng và vị thần hướng dẫn của triết học, và chính vì thế mà Socrate từng định nghĩa triết học là sự lo chết. Thiếu cái chết, thật khó mà triết lý. Vậy thiết tưởng ta nên viết nên một ý nghĩ đặc biệt về nó vào đầu cuốn sách cuối cùng, đứng đắn nhất và quan trong nhất của chúng ta.
  • Siêu hình tình yêu - Siêu hình sự chết

    22/09/2009Arthur SchopenhauerSchopenhauer thường hay nói: "Tôi không phải là ông thánh". Và lời tuyên bố này chả có gì là tự hạ. Sự mâu thuẫn giữa nhân cách và tác phẩm do đó được bù đắp bằng sự hòa hợp giữa tác phẩm với đặc tính tri thức của tác giả, với đường nét của thiên tài của ông. Và, đối với Schopenhauer, sự hòa hợp này là điều thiết yếu, vì theo ông, nhân cách tri thức, chứ không phải nhân cách đạo đức, tạo ra con người hơn người.
  • Nguồn gốc của loài người theo cái nhìn của Phật giáo

    05/05/2009Trưởng lão Thích Thông LạcLuật nhân quả đã xác định mọi tiêu chuẩn của mọi loài chúng sanh, nếu chúng sanh sống và tạo những tiêu chuẩn đó thì sẽ sanh làm loài vật đó, chứ không phải tiêu chuẩn đó mà làm loài vật khác được, có nghĩa là loài động vật đó sống thiện ở cấp độ thiện đó sẽ sanh làm loài chúng sanh đó, còn ngược lại sống ác ở cấp độ ác đó thì sẽ sanh làm loại chúng sanh đó. Luật nhân quả rất công bằng và công lý nên tiêu chuẩn thiện ác của nó rõ ràng, không thể sai khác được. Với trí tuệ vô hạn của đức Phật, Ngài đã thấu suốt luật nhân quả. Do đó Ngài dạy cho chúng ta cách thức sống năm tiêu chuẩn thiện để còn tiếp tục làm thân người thiện và chỉ có thân người thiện mới đủ trí tuệ thông minh rèn luyện tu tập chấm dứt khổ đau và luân hồi.
  • Con người sinh thái, con người tâm linh

    11/02/2009TS. Hồ Bá ThâmNgày nay đã có khá nhiều sách báo trong và ngoài nước nói về trường sinh học và tâm linh, chẳng hạn, GS. Hoàng Phương cũng đã có cuốn "Con người và trường sinh học", hay "Tích hợp văn hóa Đông Tây cho một chiến lược giáo dục tương lai", hoặc gần đây có cuốn của Hằng Nga – "Ngoại cảm, sự thật hay huyền thoại", hoặc Roberto Assagioli với "Siêu cá nhân". Vấn đề này đang là vấn đề hóc búa của khoa học và của triết học, tuy đã có một bước nghiên cứu nhưng có vấn đề chưa đủ mức sáng tỏ về mặt thực nghiệm.
  • Giải mã các hiện tượng dị thường

    19/12/2008Đại tá, nhà nghiên cứu Đỗ Kiên CườngChúngta.com đăng lại loạt bài viết "Giải mã các hiện tượng dị thường" đã đăng trên báo Thể thao & Văn hóa rất bổ ích và có giá trị nhận thức cao về những hiện tượng ở ranh giới nhận thức của loài người...
  • Tiềm năng con người qua nhãn quang khoa học - khai mở tiềm năng bằng tri thức

    30/01/2008Hồ Văn Khánh"Tiềm năng" có nghĩa là năng lực tiềm tàng trong cuộc sống, những nguồn năng lượng tiềm ẩn trong cơ thể. Chúng có thể đã, đang và sẽ biểu hiện qua muôn hình vạn trạng của tạo vật trên mọi khía cạnh, sắc thái của vạn hữu tùy theo thiên chức nhân duyên hay sự điều tâm rèn luyện mãnh liệt...
  • Con người, dân tộc và các nền văn hóa: chung sống trong thời đại toàn cầu hóa

    15/06/2007Cuốn sáchlà những suy ngẫm, phần nào có thể gọi là tổng kết mấy chục năm nghiên cứu và giảng dạy các vấn đề này, những suy ngẫm vừa dựa trên một khối lượng kiến thức lịch sử triết học đồ sộ ...
  • Sự sống là gì?

    11/06/2006Đặng ChuẩnTừ lâu, khoa học đã nói cách định nghĩa xem sự sống là gì, còn những người bình thường thì quen nghĩ: cái gì không chết là đang sống. Tuy nhiên, với những bước tiến nhảy vọt của khoa học hiện đại, nhất là sinh học, định nghĩa về sự sống trở nên phức tạp hơn và là thách thức lớn đối với các nhà khoa học...
  • Vì sao con người không bất tử?

    12/02/2006BS. Vũ Hướng VănCó nhiều người cho rằng đời người là một khối lượng vật chất tồn tại như một ngọn nến được đốt lên khi chào đời và sẽ tắt khi nến cháy hết. Hoặc như chiếc đồng hồ chạy pin, khi pin hết thì đồng hồ ngưng lại...
  • Con người và tâm linh

    27/01/2006Phan QuangTết đến, xuân về. Phần đông gia đình người Việt, trong việc "sắm Tết", hầu như chẳng mấy ai không nghĩ đến dăm bông hoa, vài nén hương lễ gia tiên. Đó là cách hành xử văn hóa thể hiện mối quan hệ truyền thống mang tính dân tộc đối với thế giới tâm linh...
  • Các giới hạn khoa học

    12/12/2005Jean Fourastié, Đặng Mộng Lân dịch... tác giả đã chỉ ra các giới hạn kinh điển trong đó nêu rõ phần lớn thực tại cảm quan bị tuột khỏi lập luận thực nghiệm (bản chất của sự vận động khoa học) trước khi chuyển sang “Suy nghĩ về các giới hạn khác”...
  • xem toàn bộ