Con người, dân tộc và các nền văn hóa: chung sống trong thời đại toàn cầu hóa
Tôi rất hân hạnh được viết mấy dòng dưới đây giới thiệu cuốn sách các bạn đang cầm trong tay của ông George Mclean Giáo sư công huân của Trường triết học, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu văn hoá và giá trị, Trường Đại học Thiên chúa giáo ở Thủ đô Oasinhtơn nước Mỹ. Ông cũng là Tiến sĩ danh dự của Viện Hàn lâm khoa học Cadắcxtan, Giáo sư thỉnh giảng và được mời làm cố vấn nghiên cứu ở nhiều trường Đại học một số nước. Đồng thời ông cũng được bầu làm Tổng Thư ký của các hội Triết học, Chính trị học, Siêu hình học và người sáng lập ra Hội đồng Nghiên cứu giá trị và triết học ở thủ đô Oasinhtơn. Giáo sư
Năm 2000 tại thành phố
Năm 2001 tại thành phố
Cũng vào năm 2001 tại
Giáo sư
Sau gần một năm chúng tôi đã nhận được bản thảo cuốn sách các bạn đang cầm trong tay bằng tiếng Anh với đề tài mà những người trong chúng ta đang rất quan tâm, đó là đề tài về con người, dân tộc, văn hoá trong thời đại toàn cầu hoá. Cuốn sách khá dày, như các bạn thấy, với nội dung cực kỳ phong phú, văn phong uyển chuyển, đòi hỏi một trình độ địch thuật khá cao mới có thể chuyển sang tiếng Việt. Nhưng các nhà dịch thuật Hoàng Thị Thơ, Nguyễn Lan Hương, Nguyễn Ngọc Toàn đã vượt qua mọi khó khăn, để bây giờ chúng ta có thể đọc cuốn sách này bằng tiếng Việt.
Cuốn sách "Con người, dân tộc và các nền văn hoá: chung sống trong giai đoạn toàn cầu hoá"là những suy ngẫm, phần nào có thể gọi là tổng kết mấy chục năm nghiên cứu và giảng dạy các vấn đề này, những suy ngẫm vừa dựa trên một khối lượng kiến thức lịch sử triết học đồ sộ từ Cổ Hy Lạp đến thời Hiện đại, thời Khai sáng, cho đến cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI mà có khi được gọi là thời "Hậu hiện đại", có phần ít nhiều đề cập đến cả triết học Ấn Độ và một số tôn giáo. Tôi không có ý định (và nếu có ý định thì chắc cũng khó làm được) giới thiệu tóm tắt nội đung cuốn sách, và cũng không có ý định bàn luận về những điều suy ngẫm của tác giả, mà chỉ làm điều chủ yếu, như đã viết ở trên, là giới thiệu mấy lời về tác giả và sự hợp tác của ông với Viện chúng tôi. Ngoài ra, nhân dịp này tôi muốn trình bày đôi điều cảm nhận ban đầu sau khi đọc và chuẩn bị xuất bản cuốn sách này.
Với đầu đề cuốn sách như chúng ta đang đọc, nhưng tác giả không nói nhiều về "thời đại toàn cầu hoá", mà ông chỉ nói lên một nhận xét khách quan là loài người đi vào thời đại này "vừa mừng, vừa lo... đầy mạo hiểm". Đây là thời gian đang chuyển đổi hệ giá trị giữa kinh tế và chính trị, giữa vật chất và tinh thần, giữa thể xác và trí tuệ, giữa sự kiện và thái độ đối với giá trị của sự kiện... Trong ngữ cảnh đó, quan niệm về con người cũng như bản chất của con người, đồng thời đi liền với con người là dân tộc và văn hoá, cũng đang có những biến đổi to lớn và tác giả đã đưa ra các định hướng để tiến tới một xã hội của những con người và các dân tộc trong thời "Hậu hiện đại".
"Hậu hiện đại", như chúng ta đều biết thường được kể từ cuối thế kỷ XX. Còn "Hiện đại" trong tác phẩm này được lấy mốc từ
- Phương tiện thiếu mục tiêu.
- Quyền lực thiếu chủ đích.
Phương pháp thiếu nội dung (tác giả gọi là "Siêu hình học" với nghĩa là một ngành của triết học nghiên cứu bản chất sự vật).
- Lý trí thiếu sự sống.
- Con người thiếu nhân cách.
- Cá nhân thiếu xã hội.
Từ đây tác giả đã kêu gọi mọi người phải có, và khi có phải nâng cao "trách nhiệm nhân văn" đối với con người đi vào thời đại mới ngày nay. Đặc biệt, như chúng tôi đã nhiều lần trình bày, nhấn mạnh tinh thần duy lý tức là con người và xã hội phải phát triển trên cơ sở các tri thức khoa học và trình độ giáo dục, đào tạo ngày càng cao, như ở nước ta trong thời đại mới đã lấy khoa học và giáo dục - đào tạo làm quốc sách hàng đầu, phải nâng cao vai trò năng động sáng tạo của mỗi con người để tạo nên một sức mạnh thúc đẩy sự tiến bộ xã hội. Tức là làm cho mỗi người thấy rõ mục đích của cuộc sống là sự tồn tại của mình gắn liền với sự tồn tại của xã hội, từ đó nâng cao ý chí, đam mê với công việc và khát vọng sống, có niềm tin vững chắc vào chính mình và cả xã hội mà mình đang sống trong đó. Không phải chỉ có hiểu biết, tri thức, mà phải làm cho mọi người cảm nhận được - nhận ra vấn đề và biết xử lý vấn đề, đặc biệt có khả năng "phản tư" - tự suy nghĩ về mình (tự phê phán, tự rút kinh nghiệm, tự khẳng định, tự ý thức, tự thể hiện, tự hoàn thiện, tự quyết định). Làm như vậy, con người tiến dần đến chỗ khẳng định vai trò chủ thể của bản thân đối với các hoạt động của mình, và như vậy hành động, hành vi, hoạt động luôn luôn mang một lý tưởng cá nhân gắn liền với lý tưởng xã hội.
Từ chỗ có ý chí, có đam mê, có khát vọng, tức là có tính mục đích rõ ràng, có lý tưởng, tác giả khẳng định đó là con đường con người tiến tới tự do. Nhưng con người có một đặc điểm không thể thiếu được là phải có quan hệ với người khác (trong nhóm, trong đội sản xuất, hàng xóm, láng giềng... và cả xã hội) và vì vậy phải đặt phạm trù tự do của con người gắn liền với tự do của dân tộc và tự do của văn hoá. ở đây toàn cầu hoá cũng đòi hỏi khẳng định quyền độc lập dân tộc, bình đẳng dân tộc, tôn trọng các giá trị văn hoá của nhân loại, đồng thời giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc. Có như vậy, con người mới đạt được chân giá trị của bản thân. Chân giá trị con người quan hệ mật thiết với bản sắc văn hoá dân tộc. Có như vậy, con người mới đạt được chân giá trị của bản thân. Chân giá trị con người quan hệ mật thiết với bản sắc văn hoá dân tộc và tinh thần dân tộc nói
Có một ý mà tôi muốn nhấn mạnh là tác giả nhiều lần trích dẫn Descartes, gần như coi đó là xuất phát điểm của những suy ngẫm của bản thân, tức là khẳng định xuất phát điểm là chủ nghĩa duy lý, khẳng định vai trò cực kỳ quan trọng của lý trí đối với sự phát triển bền vững con người và sự phát triển bền vững kinh tế - xã hội. Đồng thời vừa muốn nâng cao và bổ sung vào triết lý đó cho phù hợp với yêu cầu của thời đại mới: nhấn mạnh vai trò của cảm xúc (tình cảm), tình yêu và sự quan tâm giữa con người với con người. Qua đó, tác giả muốn đưa ra một mô hình mới về phát triển xã hội, khôi phục lại vai trò của con người, con người cùng xã hội
GS, TSKH Phạm Minh Hạc
MỤC LỤC
Lời giới thiệu
PHẦN I: THÁCH THỨC
LỜI
ChươngI: Con người và thách thức của tính hiện đại:từ chủ nghĩa duy lý đếngiải nhân cách
- Dẫn luận
- Hạn chế của thời đại Khai sáng về vấn đề sự hiểu biết của con người
- Vấn đề con người trong chủ nghĩa tự do hiện đại
- Dân chủ toàn quyền ở thế kỷ XXI
- Hang thứ nhất của
- Triết học Cơ đốc giáo về tồn tại
- Nhận thức của Ấn Độ về chiều sâu thiêng liêng của sự sống và ý thức hiện tượng học
- Hiện tượng học như là ý thức về sự sống
- Hang thứ hai của
- Con người với tư cách là vai trò
- Con người với tư cách là thực thể cá nhân sống ngoài vai trò
- Phê bình
- Con người: Một chủ thể tự ý thức có tự do
- Tác nhân đạo đức và sự phát triển đạo đức
- Siêu hình học về tự do:
- Các học thuyết về tự do
- Sự lựa chọn có tính kinh nghiệm: Tự do tự thể hiện bản thân trong hoàn cảnh thích hợp
- Tự do của quy luật và bản chất: Sự tự do tự hoàn thiện đã đạt được
- Tự do hiện sinh: Tự do tựnhiên của sự tự quyết
NỀN VĂN HÓA TRONG THỜI ĐẠI
thống văn hoá
- Các giá trị
- Phẩm hạnh
- Văn hoá
- Các truyền thống văn hoá
- Các nền văn minh
- Tính chủ thể, các nền văn hoá và văn minh
- Chủ nghĩa đa nguyên văn hoá và sự hội tụ các nền văn minh
- Kết luận
- Tự quan tâm và tự siêu nghiệm: vấn đề nan giải của đương đại
- Tính dễ xúc động
- Quà tặng
- Con người như là được trao tặng
- Con người như là quà tặng
- Hoà thuận và khoan dung
- Hàm nghĩa đối với cuộc sống xã hội
Kết luận: Vì triển vọng
- Dẫn luận
- Sự nổi lên của tính chủ quan và văn hoá
- Vấn đề tính đa dạng: một và nhiều trong phạm vi văn hoá và tôn giáo
- Những gợi ý để
Chúng ta đang mạo hiểm bước vào thiên niên kỷ mới tại thời điểm có những chuyển biến lớn. Nếu hồi tưởng lạisự phát triển thời đại hiện đại thì đó là thời kỳ đặc trưng của lý luận khoa học. Những vùng quê xanh mướt với những vụ mùa canh tác theo khoa học kỹ thuật, thành phố thì phối hợp và hỗ trợ cho cuộc sống và hoạt động của hàng triệu người, rồi cả những Trường Đại học đi đầu trong nỗ lực giáo dục đào tạo các thế hệ lãnh đạo mới...Tất cả những cái đó phản ảnh một hứa hẹn thay đổi thực sự về nhận thức lý luận trên cơ sở hành động hay thực tiễn được lý luận hoá. Thời đại hiện đại được gọi đúng tên là “Thời đại của lý trí”.
Tuy nhiên, có những nguy hiểm tiềm tàng khi cố gắng vận dụng tính duy lý vượt quá phạm vi thực của nó. Những nguy hiểm này bộc lộ ngay trong lịch sử triết học, khi các triết gia tưởng chừng như đã đạt được những đột phá ngoạn mục, thì tại đó chúng lại trở thành sự huỷ hoại bởi chính cố gắng quy giản mọi nhận thức
Nguồn gốc của động lực sai lầm này có gốc gác chí ít là từ trung tâm triết học
Sự cám dỗ của lý trí, kiểm soát được tất cả là đặc trưng nổi trội nhất của thời đại hiện đại bị thống trị bởi khát vọng của
Điều đáng lo ngại là cái lốimà
Qua thời gian, trò chơi lý luận như vậy có thể trở thành thói quen và người ta quên dần bản năng tự nhiên chính là cái mà phải có nó trò chơi mới được thực hiện. Hơn cả lý trí khi thấy các dân tộc trở thành thuộc địa ở khắp nơi trên thế giới - năm 1777 là nước Mỹ, nửa cuối của thế kỷ XX là thuộc địa Châu Phi, và trong thế kỷ XXI là đạo Hồi và các dân tộc chưa phát triển, lên án cái hệ thống như là hậu quả đó, và liên quan tới những cơ sở triết học của nó, như là sự tham muốn, tàn bạo và phương tiện.
Tương tự như vậy, có thể là có lợi cho nhà tư tưởng khi nêu ra giả thuyết rằng tất cả là vật chất rồi cố để thấy được về mặt lý thuyết các quy luật của nó đã làm sáng tỏ được tiến trình lịch sử nhân loại. Nhưng khi giả thuyết này tấn công vào cuộc sống tinh thần và gọi mọi thứ là phi lý trí trừ học thuyết lịch sử khoa học, thì tự do cá nhân và dân tộc đã bị loại bỏ, sáng tạo bị giết chết. Từ lâu rồi thử nghiệm triết học về ví dụ lịch sử không còn khả năng cổ vũ người
Cuối cùng,
Tất cả những điều này đều là trường hợp tương tự của các tiên đề duy lý có tính lý luận khi trở thành những toàn thể luận siêu hình. Không ngạc nhiên khi thấy kết quả là trong nửa sau thế kỷ XX đã tồn tại một thế giới phân cực được vũ trang đầy đủ và được duy trì bởi uy quyền khủng bố lẫn nhau giữa hai phe đối lập, một bên là các nền cộng hoà dân chủ tự do của thế giới tự do theo kiểu riêng với một bên là các nền cộng hoà dân chủ nhân dân.
Điều gây ngạc nhiên, thực ra không hữu ý là sự sụp đổ từ bên trong của phe XôViết trong thời kỳ chiến tranh lạnh có thể làmcho mọi người tin vào ý kiến rằng: con đường song hành mà phái "tự do" đang đi theo bây giờ không còn gì phải lo sợ, rằng sói đã biến thành cừu chỉ vì không còn cái gương để quan sát thấy hậu quả trong cái ADN triết học chung của họ, rằng chủ nghĩa tư bản hám lợi đã từng chà đạp các dân tộc thời thực dân sẽ bớt phi nhân tính nếu giờ đây nó được thực hiện trên phạm vi toàn cầu, và hơn thế nữa, bổn phận của các thuyết tự do thế tục là phải gây được ấn tượng đối với tất cả các thuyết khác. Phân tích trên cho thấy điều cần kíp nhất là phải tìm được những hiểu biết xác thực về con người và nhân cách. Lịch sử nhân loại trong thế kỷ XX có thể trình bày một cách tương đối đầy đủ bằng giới hạn phong phú của khái niệm con người và tiếp đó là khái niệm về dân tộc, ngược với các thuyết về chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa cộng sản duy lý nghèo nàn khi chúng còn tồn tại trong nửa đầu của thế kỷ XX. Từ việc đánh bại chủ nghĩa phatxít, đến thoát khỏi chủ nghĩa thực dân, rồi tới nâng cao tự nhận thức bản thân của các dân tộc thiều số, cho tới sự sụp đổ bên trong hệ thống Xô Viết, lịch sử những thành tựu lớn của thế kỷ trước đã được tạo nên bởi hàng loạt các chiến dịch giải phóng nhân danh phẩm giá con người và dân tộc.
Bước vào thiên niên kỷ mới, kết thúc thời kỳ hiện đại, và tiến vào thời đại mà chỉ có thể gọi bằng thuật ngữ đã được thừa nhận một cách rộng rãi là "hậu hiệnđại", thì dường như không thể tiếp tục hệt như trò chơi hiện đạivới công cụ duy lý đơn giản như trước nữa. Điều đó báo hiệu chỉ cho phép những cơ hội thực sự không biết từ đâu tới hay thậm chí chỉ làmhồi sinh lại hoặc tái tạo lại những vấn đề cũ. Thay vào đó, chúng ta cần phải sửa lại những thuyết đơn giản nói trên, thống nhất lại con người đã bị chia rẽ và từ đó hàn gắn lại những chia rẽ giữa các dân tộc để có thể làm sống động cơ hội mới của thời đại toàn cầu.
Vì những mong muốn này, chúng ta cần phải nghiên cứu đầy đủ phạm vi thể hiện của sự sống, không phải chỉ trong tính đơn giản trừu tượng của lý trí, mà trong sự thống nhất mới của các cá nhân và các dân tộc với sự phức tạp và phong phú cụ thể của chúng, vì chính trong các thuật ngữ này mà tự do bắt đầu, đời sống xã hội được xây dựng, và lịch sử được sáng tạo. Người ta cần phải giải thích rõ ràng và đầy đủ hơn phạm vi đích thực của lý trí kỹ thuật và khoa học mà thời đại hiện đại đã nhằm vào đó, để thu được những thành quả mà không phụ thuộc vào đó, cả thể xác và tinh thần. Cuối cùng, người ta cần phải có khả năng học được từ mọi chiều cạnh của cuộc sống con người, đặc biệt những điều thuộc về gia đình, cộng đồng và quốc gia, với những chiều cạnh về giáo dục, sản xuất, thương mại và tôn giáo mà trong đó nhân loại đã có chiều đài kinh nghiệm cá nhân với nhau. Những điều này phải có được một vị trí và vai trò thực sự để phát triển triết học cởi mở hơn, phong phú hơn nhằm đáp ứng được đòi hỏi của sự tiến bộ đáng tin cậy về tinh thần và vật chất trong thời đại của chúng ta.
Khi chúng ta tiếp tục tiến vào thiên niên kỷ mới này thì có cả những lý do để mừng và để lo.Đáng tiếc là cả hai đường như có liên hệ rất mật thiết tới mức không thể đơn giản bớt cái thứ hai để tăng cái thứ nhất. Thực ra, điều đó chứng tỏ là có một nhu cầu khẩn cấp phải nghiên cứu triết học để đạt được tiến bộ về hiểu biết nhằm đáp ứng cho một thời đại hoàn toàn mới mẻ. Sự tiến bộ đó có thể là nhận thức biện chứng, được hiểu không phải theo nghĩa của Hegel về sự tăng trưởng liên tục, mà theo nghĩa của Tilllich xem xét những tai ương chồng chất đang đẩy chúng ta ra bên lề của cuộc sống như là cái đang làmcho sự sống có thể tự bộc lộ ở những mức độ mới mẻ và theo những cách mới. Đề xuất này không cho rằng chỉ một mình siêu hình học có thể đương đầu, làm sáng tỏ ít nhiều những vấn đề đang là của thời đại chúng ta, mà chính những vấn đề đó đang tạo ra khả năng phản tư siêu hình sâu sắc hơn với tính chất là một bộ phận tích hợp của con người tự do trước những thách thức của thời đại chúng ta.
Hiện nay, những thách thức mới đang mở ra cho tương tai cũng ngang bằng những đe dọa. Chúng ta đã nhận ra rằng sự giải phóng thực sự không thuần tuý là vấn đề thiết lập những hệ thống kinh tế mới, dẫu rằng vấn đề kinh tế không thể ở cuối danh sách đài của những việc cần giải quyết. Những hệ thống như vậy chủ yếu phải được biến thành phương tiện của tự do hơn là biến thành phương tiện nô địch. Trực tiếp hơn là muốn nói đến nghĩa vụ của tự do được sống, đó là nghĩa vụ hiểu và bày tỏ cảm giác về bản chất người và bản sắc văn hoá. Thách thức trong thế kỷ mới này là tìm nhiều cách để phát huy bản sắc văn hoá và liên kết nó với các dân tộc khác trong sự hợp nhất sức mạnh mới, hơn là tăng cường đối đầu và huỷ diệt.
Phần I, chẩn đoán vấn đề khúc mắc của thời đại và tìm cơ sở mới cho một giải pháp. Chương I, phân tích chi tiết hơn về chủ ý, hạn chế và các năng lực đích thực của tư tưởng hiện đại từ nguồn gốc cả hai bên trong cuộc chiến tranh lạnh. Nếu sự sụp đổ rộng khắp của thử nghiệm cộng sản ở Đông Âu vào cuối thế kỷ XX đã hội tụ thành hy vọng về sự tiến bộ về thị trường và chính trị tự do, thì điều quan trọng là phải xem xét một cách có phê phán nền móng của thời kỳ Khai sáng có những điểm chung với chủ nghĩa cộng sản để từ đó nhận diện những hạn chế cơ bản của chúng. Điều này sẽ được thực hiện, trong các chương tiếp theo, bằng một quan điểm xây dựng trên cơ sở những thế mạnh đích thực của thời kỳ Khai sáng, sửa chữa những những điểm yếu và hoà nhập những chiều cạnh còn thiếu của nó như một phần nỗ lực vì một cấu trúc tích hợp cân bằng về ý thức của con người cho thế kỷ XXI.
Trong Phần II quan trọng, người ta sẽ tái cấu trúc con người.
Các chương của phần này sẽ được sắp xếp
Chương
Cuối cùng, trong
Tóm lại, ngày nay văn hoá tinh thần đang đối mặt với những thách thức cũng như cơ hội đặc biệt. Nó đang phải đương đầu với cách giải thích thông tục có tính công kích về cuộc sống và
Do vậy, cuốn sách này xem xét nhận thức mớivề chủ thể người, đặc biệt là chiều cạnh thẩm mỹ của nó, nhằm hội nhập các khoa học, cả tự nhiên và nhân văn, thành một cảm nhận mới về cuộc sống con người. Mục đích là phải cùng với những người khác và dân tộc khác lắng nghe tinh thần như là tiếng nói của sự sống. Điều này kéo
Nội dung khác
Review sách “Trí tuệ giả tạo – Internet đã làm gì chúng ta”
17/05/2019Tóm tắt nội dung 'Triết học Hội Tụ'
06/12/2021TS. Nguyễn Bá TrinhCố thủ tướng Lý Quang Diệu chỉ ra điều người Nhật vượt trội tất cả các quốc gia châu Á, riêng Singapore mất 10-15 năm mới gần bằng họ
31/12/2018L.TPhật giáo trong thời đại chúng ta
14/11/2018Nhiều tác giảNhững quy luật Tâm lý về Sự Tiến Hóa của các Dân tộc
28/05/2017Gustave Le BonDẫn nhập về hạnh phúc
08/06/2016Xã hội mở: Cải cách chủ nghĩa tư bản toàn cầu
08/06/2007George SorosMột cuốn sách bổ ích về văn hóa và văn hóa Việt Nam
19/05/2007Nguyễn HòaNhân loại qua các chặng đường phát triển
06/01/2007Phạm Thanh ĐứcTâm lý học đám đông
28/10/2006Phạm ToànTư duy chiến lược và khoa học mới
16/10/2006TS. Phan Đình DiệuBộ sách nhân kỷ niệm 15 năm ngày thành lập tạp chí Tia Sáng
10/10/2006