Văn chương, thẩm mỹ và văn hóa

01:34 CH @ Thứ Hai - 07 Tháng Năm, 2007

Đặt văn chương trong mối quan hệ của thẩm mỹ và văn hóa, tác giả muốn đem đến cho bạn đọc một cách nhìn tổng quát hơn về vấn đề “văn chương - thẩm mỹ và văn hóa”. Lý giải về bản chất của cái đẹp trong sự sáng tạo, GS Lê Ngọc Trà đã đưa ra nhiều dẫn chứng cụ thể. Bao gồm những tiền đề: Karl Marx và “Sự sáng tạo theo những quy tắc của cái đẹp”, Cái đẹp sẽ cứu rỗi thế giới? Bí ẩn của sự say mê cái đẹp…

Đi tìm về nguồn gốc câu nói “Cái đẹp sẽ cứu rỗi thế giới” của Dostoevski, tác giả cho chúng ta nhiều góc nhìn sắc sảo về cái đẹp. Bởi cái đích cuối cùng mà văn chương hướng đến là con người, thế nên cái đẹp cũng không nằm ngoài phạm vi ấy.

Có hay không “Cái đẹp sẽ cứu rỗi thế giới”? “Có chăng cái đẹp chỉ cứu vớt được một phần tâm hồn con người, mang đến cho con người sự thanh thản, niềm vui, tình yêu, sự an ủi, làm cho con người dễ nhạy cảm và mềm yếu trước cái tốt, cái đẹp và nỗi đau của người khác…”. Ở mỗi đất nước, mỗi con người, cái đẹp luôn gắn liền với nền tảng văn hóa của xứ sở đó.

Chính vì vậy, “Văn chương, thẩm mỹ và văn hóa” là sự hòa quyện tuyệt vời để tạo nên giá trị đích thực của sáng tạo. Ai đã từng đọc Nguyễn Tuân sẽ không quên những trang viết về ẩm thực tỉ mỉ và cầu kỳ của ông. Luận giải về vấn đề này, tác giả cho rằng: “Là một hành động văn hóa, một cử chỉ thẩm mỹ…”.

Một trong những vấn đề đang được quan tâm hiện nay là ứng xử của những người cầm bút trong sự tương tác văn hóa Việt. “Văn hóa tưởng tượng - Đòi hỏi của cuộc sống” mở ra vấn đề cần được nhìn nhận xác đáng. Và một khi tưởng tượng không chỉ còn là bản năng mà đã trở thành năng lực, trình độ thì lúc ấy tưởng tượng có thể được xem như một phạm trù văn hóa.

Hơn ai hết, chính những người hoạt động trong lĩnh vực văn học nghệ thuật cần có nền tảng văn hóa tưởng tượng được xây dựng trên nền tảng trí tuệ và văn hóa dân tộc. Bởi “Tưởng tượng không chỉ giúp cho sáng tạo, nó còn là nguồn gốc sâu xa của tình yêu và lòng nhân ái”, nói như P.B.Shelly: “Bí mật lớn nhất của đạo đức là tình yêu… Một người được coi là tốt tuyệt vời phải là người có trí tưởng tượng mạnh mẽ và bén nhạy, biết đặt vị trí của mình vào người khác và nhiều người khác, nỗi đau và niềm vui của đồng loại phải trở thành nỗi đau và niềm vui của chính mình. Tưởng tượng là phương tiện vĩ đại để có được hạnh phúc”.

Những bài viết của GS Lê Ngọc Trà về lý luận nhưng giàu chất văn chương, thể hiện rõ chủ kiến của tác giả đối với những vấn đề bức xúc đang đặt ra trong văn học và văn hóa nói chung.

Có thể có những kiến giải mà tác giả đưa ra chưa hẳn được tất cả đọc giả đồng tình. Nhưng những gì mà “Văn chương, thẩm mỹ và văn hóa” đem đến cho bạn đọc sẽ góp phần tạo ra nét nhìn mới trong quá trình nghiên cứu văn học, mỹ học và văn hóa.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Hòa nhập dòng chảy văn minh & tiến bộ của nhân loại

    12/01/2007Dự án Tủ sách tinh hoa tri thức thế giới được thành lập nhằm tổ chức chọn lựa dịch và xuất bản những cuốn sách nền tảng của nền học thuật thế giới. Đồng thời, để hỗ trợ mạnh mẽ hơn nữa cho việc du nhập tri thức tinh hoa thông qua con đường dịch thuật ngày 9/01/2007 này. Quỹ dịch thuật mang tên Phan Chu Trinh, nhà trí thức cách tân của Việt Nam cuối thế kỷ XIX, đầu thể kỷ XX được thành lập...
  • Văn hóa Việt Nam, nhìn từ mẫu người văn hóa

    07/08/2006Song ThủyNhìn văn hóa Việt Nam từ mẫu người văn hóa, tôi tránh được một cái nhìn tuyến tính của sự biến thiên. Hơn nữa, lối tiếp cận này còn trình ra một cách hiểu khác về văn hóa. Văn hóa, tôi nghĩ, không chỉ là những gì bày ra trên mặt đất, mà quan trọng hơn, còn là những trầm tích trong lòng đất. Và trong lòng người.
  • Bàn về văn hóa ứng xử của người Việt Nam

    06/06/2006Nguyễn Tất ThịnhTôi viết cuốn sách này với cách nhìn xuyên suốt của văn hóa xã hội. Để trở thành gì thì vấn đề cốt lõi là đẳng cấp văn hóa, để hội nhập vấn đề xuyên suốt cũng là văn hóa. Cuối cùng là mong muốn sự phản tỉnh văn hóa, như luống đất đã được lật luống, trồng trên đó cây gì tùy thuộc vào mỗi người. Có nhiều thứ để trồng lắm, nhưng đó phải là những thứ tốt lành nuôi dưỡng chúng ta và thúc đẩy chúng ta phát triển...
  • “Dựng lại” chân dung văn học: Cực khó!

    26/04/2006N.LTiếc rằng ở ta bộ môn lịch sử - với tư cách ngành quan trọng nhất trong khoa học nhân văn, vừa kém cỏi vừa cổ lỗ khiến cho quá khứ trở nên xa lạ với con người hiện đại mà những bế tắc trước mắt cũng không tìm được cơ sở để lý giải và khắc phục...
  • Triết lý trong văn hoá phương Đông

    18/01/2006Nguyễn Hùng HậuNghiên cứu văn hoá được tác giả tiến hành trên nhiều góc độ khác nhau với những cách tiếp cận khác nhau. Ở đây tác giả phân tích văn hoá chủ yếu trên góc độ triết lý để chúng ta có những chiến lượcphát triển con người nói riêng và văn hoá nói chung một cách thích hợp, góp phần hướng nhanh đến mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh...
  • Bàn về văn hiến Việt Nam

    26/12/2005GS. Vũ KhiêuVới Gs Vũ Khiêu - "'Văn hiến Việt Nam” là một sự nhìn lại, một cái nhìn chắt lọc, tinh tế hơn trên cơ sở của một công trình nghiên cứu đã xuất bản trước đây (do Nxb Khoa học xã hội ấn hành). Lần tái bản này tác giả mong muốn gửi đến độc giả một công trình nghiên cứu mang dấu ấn của gần cả một đời người đã sống và hoạt động trên lĩnh vực văn hóa và tư tưởng...
  • Lời mở: Văn hoá học lấy con người làm trung tâm

    14/09/2005Nguyễn Trần Bạt
  • xem toàn bộ