Đặc thù tham nhũng ở Việt Nam

08:00 SA @ Thứ Hai - 24 Tháng Mười, 2005

Sắp tới, Dự luật Phòng và chống tham nhũng sẽ được đưa ra thảo luận tại Quốc hội. Trong mấy tháng qua, đã có vài cuộc họp trao đổi về bản dự luật, chủ yếu ở các nhóm chuyên gia luật pháp, các nhóm nghiên cứu xã hội, các tổ chức...

Báo chí cũng đã đăng tải một số ý kiến của những người quan tâm. Nói cách khác, tuy Quốc hội đã công bố rộng rãi Dự luật với mong mỏi được nghe những đóng góp bổ sung, cải sửa, hoặc bác bỏ từng nội dung của Dự luật, nhưng vẫn chưa có phong trào nào gọi là "đúng ý dân" đối với một vấn đề hết sức quan trọng như vậy. Có thể hình thức lấy ý kiến dân chưa được tổ chức nghiêm túc, nơi làm, nơi không, hoặc nơi làm cũng chưa thoát khỏi dạng "phát biểu cảm tưởng", tính thiết thực của bộ luật do đó còn nhiều khoảng trống. Tôi nghĩ kỳ họp Quốc hội sắp tới sẽ còn vất vả để sắc lại những gì mà một đạo luật liên quan đến sự sống còn của chế độ tạo được sự nhất trí mạnh mẽ, thành một cái khung cho pháp luật tiến công vào tệ nạn tham nhũng.

Giáo sư Boris Begovic, thuộc Đại học Belgrade, Đại học Kinh tế Luân Đôn và Học viện Hành chính Kennedy - Đại học Harvard, vốn là cố vấn kinh tế trưởng cho Liên bang Nam Tư từ năm 2000 - 2002, tác giả một số cuốn sách về kinh tế, đã có bài viết đăng trên một tạp chí vào tháng 3/2005, nói về khái niệm, phân loại, nguyên nhân và hậu quả của tham nhũng. Tôi lưu ý bài viết này vì tính cập nhật của nó, đồng thời vì Nam Tư là một nước từ kinh tế kế hoạch tập trung mới chuyển đổi sang kinh tế thị trường gần đây thôi. Đương nhiên, Nam Tư và Việt Nam khác nhau, song tính chất của vấn đề cũng gần giống nhau. Giáo sư Begovic phản ánh lý thuyết kinh tế trên thế giới, nêu hai quan điểm cơ bản về tham nhũng - tham nhũng là yếu tố ngoại sinh hay nội sinh trong chính trị. Dù nội sinh hay ngoại sinh, theo Begovic, tham nhũng cùng chung tác hại.

Phạm vi định nghĩa tham nhũng rất rộng nhưng, phải như Vito Tanzi, một học giả Ý - mà Begovic trích dẫn, tham nhũng xuất kích ở chỗ "hành động cố tình không tuân thủ các nguyên tắc công minh nhằm trục lợi cho cá nhân hoặc cho những kẻ có liên quan tới hành động đó". Vito Tanzi nhấn mạnh đến nội dung thứ nhất là nguyên tắc công minh, bởi lẽ "nó đòi hỏi quan hệ cá nhân hoặc các mối quan hệ khác không được xen vào các quyết định kinh tế có liên quan đến nhiều bên; việc đối xử bình đẳng với tất cả các chủ thể kinh tế là nhu cầu cần thiết đối với một nền kinh tế thị trường hoạt động có hiệu quả; thái độ thiên vị đối với một số chủ thể nào đó chắc chắn sẽ vi phạm nguyên tắc công minh và mở đường cho tham nhũng; không có thiên vị thì sẽ không có tham nhũng".

Cách nhìn nhận trên đặt trước chúng ta cái hình khối tham nhũng nhiều tầng nấc mà đôi khi một quyết định kinh tế nào đó nếu mang yếu tố thiên vị thì sẽ gần như đương nhiên dẫn đến tham nhũng. Chuyện này ở ta quá rõ ràng. Vai vế của các thành phần kinh tế - tất cả đều là những bộ phận trong cơ thể của một nền kinh tế thống nhất. Hễ còn "một bên trọng, một bên khinh" thì tham nhũng có cơ tác quái. Bộ chủ quản là hình ảnh đáng sợ, song lại chưa xử lý kiên quyết - có bước đi, nhưng phải kiên quyết và kiên quyết bằng thời hạn quy định, chứ không thả nổi. Khi bộ trưởng một ngành thừa nhận rằng tổng công ty trực thuộc bộ kém năng lực, thiếu vốn, chưa được tổ chức tách ra khỏi bộ dưới hình thức nào đó thì sự lẫn lộn công tư khiến cho nền kinh tế khó lành mạnh. Nhãn tiền là vụ điện kế điện tử ở TP.HCM. Trong khi cơ chế - vô tình thôi - dung dưỡng cho tham nhũng tồn tại, chống tham nhũng xét cho cùng, chỉ là chuyện hô hào, tốn thời gian, giấy mực và kèm theo đó, tốn công truy bắt tham nhũng. Đương nhiên, sự chuyển đổi này không dễ dàng, nhưng tôi cho rằng, trong xu thế điều hành và quản lý, trước hết, điều hành và quản lý kinh tế, Việt Nam chưa tập trung đúng mức cho sự trong sáng - như một ngụ ngôn phương Tây: Hòn đá lăn giũ sạch rong rêu. Làm giảm nguy cơ tham nhũng, trong trường hợp này, vẫn còn phần nào giống Truyện Kiều:

Dẫu lìa ngỏ ý, còn vương tơ lòng
hoặc như Chinh phụ ngâm:
Nhủ rồi tay lại cầm tay,
Bước đi một bước, giây giây lại dừng

Với suy nghĩ đó, tôi cho rằng Luật Chống tham nhũng của Quốc hội nước ta cũng chỉ là một khâu, một mắt xích trong cơ chế chống tham nhũng nói chung. Tự thân nó sẽ làm được một số việc nhưng điều quan trọng là hợp đồng cùng nó cả một thế trận bày khai gồm nhiều lực lượng, xuất kích từ nhiều hướng. Bởi vậy, nên dành thời gian nghiên cứu dài hơn cho một bộ luật chống tham nhũng cơ bản còn trong kỳ họp Quốc hội lần này, nên tập trung vào sự đột phá có tính chất tình thế. Đã đột phá và có tính chất tình thế, phạm vi phải rõ và mang tính cấp bách. Tôi nghĩ rằng, bàn cái chung thì ngay trong dự thảo cũng chưa đủ, còn biện pháp xử lý cập nhật lại quá tản mạn.

Cử tri kỳ vọng ở Luật Chống tham nhũng, không phải kỳ vọng những phân tích đầy đủ một tệ nạn thực sự mang hình dáng cả thế giới, mà muốn xử lý cái tai hại trước mắt tại một địa chỉ và một thời điểm cụ thể - là Việt Nam đầu thế kỷ XXI - chặn đứng nó, đóng góp vào mở màn cuộc thảo phạt tham nhũng đúng mức cần thiết...

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • “Con” tham nhũng cũng như “con HIV”!

    22/08/2015TS Nguyễn Sĩ DũngTrong thế giới hiện đại có hai thứ rất khó chống lại là HIV và tham nhũng. HIV tàn phá hệ thống miễn dịch của con người, tham nhũng tàn phá hệ thống miễn dịch của thể chế. Trong cả hai trường hợp, hậu quả của sự tàn phá thật nặng nề...
  • Tham nhũng và tham nhũng tinh thần

    29/11/2011Nguyễn Trần BạtNếu như chống tham những vật chất có mục đích là làm trong sạch đời sống xã hội thì chống tham nhũnng tinh thần có nhiệm vụ là chống lại sự rủi ro đối với sự phát triển của nhân loại.”
  • "Tôi nói, cơ chế sản sinh ra tham nhũng…"

    16/10/2005GS. Hoàng TụyTham nhũng là một quốc nạn, điều đó ai cũng nói và cũng biết. Song để phòng, chống và hạn chế được tình trạng tham nhũng không phải là điều dễ dàng. Cho đến nay, chúng ta vẫn đang trên con đường tìm tòi, xin ý kiến nhân dân để chọn ra các giải pháp, các biện pháp đủ mạnh và hiệu quả để phòng và chống tham nhũng. Trăn trở, bức xúc với quốc nạn này, Giáo sư Hoàng Tuỵ đã có những tâm sự rất chân về tham nhũng và chống tham nhũng của Việt Nam hiện nay...
  • Tham nhũng - vấn đề của phát triển

    11/10/2005Trần Ngọc ThơMức độ tham nhũng ở VN trong thời gian gần đây đã có những dấu hiệu không giống xu hướng chung so với các nước có cùng trình độ phát triển....
  • Những bộ mặt của tham nhũng

    07/10/2005Ngô Tự LậpMặc dù "tham nhũng" là thuật ngữ được sử dụng rất nhiều và tham nhũng là vấn đề đau đầu của mọi quốc gia, ở mọi thời đại, cho đến nay người ta vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất cho nó. Lý do là tham nhũng được tiếp cận từ nhiều quan điểm khác nhau, từ kinh tế, đạo đức, tôn giáo đến chính trị, xã hội và giai cấp, và các quan điểm này lại mang nặng dấu ấn lịch sử và cá nhân...
  • “Độc quyền chức vụ” cái gốc của tham nhũng

    01/10/2005TS. Phạm Anh TuấnTham nhũng ở Việt Nam hiện nay đã trở thành quốc nạn. Quốc nạn tham nhũng là một trong những dấu hiệu cảnh báo năng lực quản lý của bộ máy Nhà nước không còn phù hợp với sự phát triển của đất nước. Vì thế, dự thảo Luật Phòng, chống tham nhũng đang được Quốc hội đưa ra lấy ý kiến nhân dân để sớm ban hành, áp dụng. Tham nhũng, dù xảy ra ở đâu thì cũng là tội phạm đặc biệt, được thực hiện trước hết bởi các quan chức...
  • Giải pháp góp phần tích cực phòng và chống tham nhũng

    17/08/2005Trọng DânCó thể nói, nếu luật về phòng và chống tham nhũng, lãng phí ra đời, công cuộc đấu tranh chống tham nhũng ở nước ta đã phải sử dụng tới hình thức pháp lý cao nhất, một "đòn phép" tối hậu...
  • Chống tham nhũng

    21/07/2005Nguyễn Quang ATham nhũng là lạm dụng quyền được trao để mưu lợi cá nhân. Có uỷ quyền là có thể tham nhũng. Tham nhũng cổ gần như loài người và sẽ còn khi loài người còn. Chẳng ai tin vào hi vọng hão huyền về một xã hội không có người được trao quyền, không có nhà nước.
  • Chống rửa tiền trong nền kinh tế tiền mặt

    21/07/2005Huỳnh Bửu SơnMột trong các biện pháp chống rửa tiền thường được hệ thống ngân hàng các nước công nghiệp phát triển áp dụng là kiểm soát ngay từ đầu các khoản tiền mặt được nộp vào hệ thống ngân hàng.
  • Toàn dân hiến kế chống tham nhũng

    21/07/2005Đỗ Lê TảoHôm nay (ngày 20.7), dự thảo Luật Phòng, chống tham nhũng được đưa ra lấy ý kiến đóng góp của mọi tầng lớp nhân dân, các cơ quan, tổ chức, đoàn thể quần chúng... Theo tờ trình của Chính phủ về dự án Luật Phòng, chống tham nhũng tại kỳ họp thứ 7 - Quốc hội khoá XI thì tình hình tham nhũng hiện nay của nước ta đang diễn ra rất phức tạp, trong nhiều lĩnh vực, có xu hướng tăng về quy mô, tính chất ngày càng nghiêm trọng...
  • Công cụ chống tham nhũng của Tổ chức minh bạch quốc tế

    18/07/2005Danh ĐứcCảnh sát điều tra sẽ có kết luận về những vụ việc đang làm công chúng buồn lòng, thậm chí nghĩ rằng mình đang bị lừa đảo, móc túi.
  • "Công ty" tham nhũng...

    09/07/2005Trần Bạch ĐằngBáo Tuổi Trẻ số ra ngày thứ hai 4-7-2005 đăng bài điều tra của Võ Hương - Như Hằng về "Hệ thống công ty một nhà được thành lập như thế nào?" phản ánh dòng vận chuyển của điện kế điện tử từ cơ quan đặt hàng là Công ty Điện lực TP.HCM đến người tiêu dùng điện. Đó là câu chuyện thời sự đang bức xúc dư luận thành phố.
  • xem toàn bộ