Gia nhập WTO, doanh nhân quyết tâm xung trận

09:47 CH @ Thứ Hai - 12 Tháng Sáu, 2006

Chúng ta đang học được rất nhiều khi phân tích thất bại chứ học được rất ít từ những lời tụng ca. Cuộc chiến đấu này không có chỗ cho những người được nuông chiều, quen được ưu đãi, quen được bảo hộ hay kiếm lợi bằng những mối quan hệ bất chính, sống trong những nhà kính được che chắn, không chịu được gió bão.

Gia nhập tổ chức Thương mại thế giới (WTO) sẽ trở thành hiện thực trong thời gian không xa đối với doanh nhân nước ta. Cơ hội to lớn đang mở ra với các doanh nhân Việt Nam, đồng thời, nhưng thách thức không nhỏ cũng sẽ ập đến. Thị trưởng thế giới rộng mở, thuế quan sẽ giảm, hạn ngạch không còn nữa, môi trường kinh doanh sẽ được tiếp tục cải thiện, các quy định pháp luật sẽ phải công khai, minh bạch, dễ dự báo hơn, Hàng hóa sẽ rẻ hơn và đa dạng, phong phú hơn với người tiêu dùng. Đồng thời cạnh tranh sẽ gay gắt hơn trên thị trưởng trong nước và quốc tế đối với hầu hết các sản phẩm, dịch vu, các ưu đãi và trợ cấp trực tiếp trong nước không còn phù hợp với nguyên tắc đối xứ quốc gia sẽ bị bãi bỏ. Một thế trận mới với nhưng biến đối nhanh chóng, mới lạ sẽ xuất hiện và doanh nhân phải nhanh chóng thích nghi. Song, học qua sách vở, qua thầy giảng không bằng và không thay được vừa làm vừa học, học qua thành công và qua thất bại.

Điều đầu tiên cằn tự khắng định với chính mình là hạ quyết tâm và dũng khí xung trận để quyết thắng. Chuyển đổi từ một nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường, từng bước hội nhập, đang ở trong giai đoạn phát triển thấp, doanh nhân nước ta trước phải tự tin, phải biết người, biết mình và sẵn sàng đổi mới trong cuộc chiến đấu này. Doanh nhân phải đối mặt với những đối thủ mới, mạnh hơn, nhiều kinh nghiệm hơn trên thị trường trong nước và thề giới, phải so mình với họ, soi vào họ để biết rõ mặt mạnh, mặt yếu của mình. Và mạnh và yếu không phải vĩnh viễn và không phải ở mọi nơi, có thể họ mạnh ở thành phố mà không mạnh ở nông thôn, có thể họ hơn mình hôm nay nhưng ngày mai mình sẽ vươn lên bằng họ và hơn họ.

Phải theo dõi và phản ứng nhanh nhạy hơn trước những diễn biến của thị trườngvà của các nước, phải nghiên cứu thị hiếu và điều kiện đặc thù của từng quốc gia, quy định pháp luật, tiêu chuẩn kỹ thuật về vệ sinh, chất lượng, lao động, đo lường… Hiệu quả về thời gian là một tiêu chuẩn mới rất khắt khe. Không có phần thưởng nào cho người đến sau và không có thị trường cho người đến chậm. Doanh nhân phải đổi mới và thích nghi với đòi hỏi mới. Và cả nước phải chuyển mình, bộ máy nhà nước phải đổi mới để hổ trợ doanh nhân.

Triết lý ởđây là phải coi mỗi thất bại là một cơ hội để học và vươn lên chứ không phải là một thảm họa. Phải có bản lĩnh của sắt thép chứ không như mảnh kính, mỗi một nhát búa nện vào chỉ làm cho chúng ta cứng rắn lên chứ không thể bị tan vỡ như mảnh kính. Và chúng ta học được rất nhiều khi phân tích thất bại chứ học được rất ít từ những lời tụng ca. Và ngay khi bị phá sản cũng không phải là thảm họa, đó là sự "tàn phá sáng tạo". Nhà xưởng, máy móc, người lao động vẫn còn đó, cần có ý tưởng mới, dũng khí mới, tiền vốn để lại làm lại một lần nữa, tốt hơn, có hiệu quả hơn. Cuộc chiến đấu này không có chỗ cho những người được nuông chiều, quen được ưu đãi, quen được bảo hộ hay kiếm lợi bằng những mối quan hệ bất chính, sống trong những nhà kính được che chắn, không chịu được gió bão. Doanh nhân hãy coi việc đi vào nơi gió bão như đi vào cõi bình yên vì thương trường tất yếu là dông bão, là phải vượt lên đối thủ Và hay coi việc phải trả "học phí" là việc bình thường, thậm chỉ hy sinh, mất mát là khó tránh khỏi.

Quyết tâm đó phai trớ thành quyết tâm của cả tập thể doanh nghiệp, xây dựng tác phong làm việc mới, phải trực 24/24 giờ nếu như xuất khẩu sang Bắc Mỹ vì chênh lệch mũi giờ, phải thành thạo trong giao dịch qua mạng...Tổ chức lại và cơ cấu lại doanh nghiệp là điều tất yếu.

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ tư duy là điều tất yếu. Chấp nhận những quy định và điều kiện kinh doanh mới, đối tác và đối thủ mới, doanh nhân chúng ta phải chuyên cách suy nghĩ từ “ai thắng ai” sang “cả hai bên cùgn thắng” (win-win). Thươngtrường là chiến trường nhưng có những quy luật rất khác so với chiến tranh một mất một còn bằng súng đạn. Phải từ bỏ nếp suy nghĩ phải giết hạ đối thủ để thắng bằng mọigiá mà phải tỉnh toán giữa lợi ích và chi phí, vừa hợp tác vừa cạnh tranh, tìm bạn và đối tác để tạo thêm thế mạnh cho mình. Hãy hợp tác bằng cách đem lại lợi ích cho đối tác trong khi tìm kiếm lợi nhuận cho mình. Chính lợi ích, hai bên cùng có lợi, gắn kếtlợi ích, chia sẽ lợi ích, phát huy thế mạnh của mỗibên là triết lýgắn kết để hợp tác lâudài trong khi vẫn phải cạnh tranh.

Hợp tác, liên kết là đứng trên vai những người khổng lồ, doanh nhân hãy liên kết với ngân hàng, Viện nghiên cứu trường Đại học, tìm thầy, mướn thợ để vươn lên. Hợptác trong mọi khâu từ sản xuất đến tiêu thụ vì không ai có thê tự mình làm lấy mọi việcmột cách có hiệu quả. Hợp tác, chữ tín là xu thế của hội nhập.

Và nếu lượng sức không thắng được đối thủ thì tránh ra một bên không đối đầu trực diện với họ, tìm thị phần khác, nhóm khách hàng khác, làm khác so với đối thủ. Họ mạnh về nước giải khát có gaz thì ta làmnước dừa, nước mía, trà ướp hoa nhài, nước râu ngô...Họ làm hàng giá rẻ hơn ta thì ta làm mặt hàng sang trọng hơn họ, nhằmvào đối tượng khách hàng khác họ. Thắng mà không can đánh mới là thắng của trítuệ.Tổ tiên chúng ta đã dạy "lấy yếu thắng mạnh, lấy ít địch nhiều”, tức là phải huy động trí sáng tạo, phải làmkhác họ và hay hơn họ. Và không loại trừ tình huống phải bắt tay với đổi thủ để chia sẻ thị trưởng.Không cần và không nên tạo ra đối thủ không cần thiết để tiêu phí sức lực quý báu trong thương trường này.

Chúng ta cũng phải từ bổ nếp suy nghĩ “sản xuất là quyết định" như trước đây, từ bỏ thói quen sản xuất theo quán tính, theo ýmuốn chủ quan, theo máy móc, nguyên liệu đang có sẵn. Ngày nay, thị trường, khâu phân phối là quyết định. Nếu chưa có thị trường, chưa có hợp đồng, cứ sản xuất theo kiểu của người bán hàng xén thì tự mình gây tai họa cho mình. Trung Quốc đã cung ứng đến 80% hàng hóa cho Tập đoàn Wal-Mart khổng lổ của Hoa Kỳ đe họ tiêu thụ hàng hóa cho Trung Quốc trên toàn thế giới. Trong khi đó Trung quốc tự xây dựng những Tập đoàn phân phối hiện đại của mình. Và mới đây, cả Wal-Mart lẫn BigC đã bán lại chuỗi siêu thị của mình ở Hàn Quốc là một bài học cho thấy các nước đến sau có thể vươn lên nếu như có lộ trình và phương pháp đúng đắn.

Với tư duy mới, các doanh nhân sẽ có thể hợp tác với những doanh nhân đủ mọi màu da, sử dụng các ngôn ngữ khác nhau, có tôn giáo và văn hóa khác nhau. Doanh nhân phải tự trang bị cho mình năng lực giao tiếp, ngoại ngữ, chuẩn bị kỹ càng cho các cuộc đàm phán, cho từng hợp đồng đểkhông bị trả những học phí không đáng có.

Chúc cho doanh nhân Việt Nam với tư cách là một thành viên của WTO mạnh bước ra đại dương và quyết chiến, quyết thắng trong cuộc chiến đấu hào hùng này.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Cảm hứng của sự phát triển

    27/09/2016Minh Châu thực hiệnTham gia vào cuộc đua toàn cầu mà ở đó không hề có sự ưu tiên, ưu đãi nào, WTO mở ra cánh cửa hội nhập với nền kinh tế thế giới, và rộng hơn nữa, với các thể chế phát triển của thế giới. Có một chuyên gia đã từng cho rằng từ “chợ” nhà ra “chợ” WTO, doanh nghiệp, doanh nhân phải làm rất nhiều...
  • Cải cách hướng tới một Việt Nam tự do và trí tuệ

    03/08/2014TS. Lê Đăng DoanhNếu không có cải cách mạnh mẽ sẽ rất khó có một xã hội phát triển. Chỉ có dân mới cải cách được bộ máy nhà nước, bộ máy nhà nước không thể tự cải cách được chính mình...
  • Vài cảm nhận về thời đại

    09/11/2010Giang AnhNhững đặc trưng lớn của thời đại này là gì? Dòng chảy của lịch sử sẽ đi về đâu và vị trí của trí thức trẻ Việt Nam trong dòng chảy chung ấy thế nào?
  • Phải “ra biển” như thế nào?

    06/06/2006Nguyễn MỹĐó là câu hỏi chúng tôi đặt ra giữa tang thương của cơn bão số 1 (khiến 18 tàu bị chìm và mất tích, 246 ngư dân bị chết, trong đó chỉ tìm thấy 20 thi thể). Trả lời cho câu hỏi này trước tiên là của ngành thủy sản. Bởi chỉ có họ mới nắm được các "công dân” của ngành mình đang hoạt động ở đâu, trên những phương tiện như thế nào, và cần đầu tư, hỗ trợ những gì...
  • Một số “rào cản” cần vượt qua để phát triển đối với các dân tộc Châu Á trong bối cảnh toàn cầu hóa

    31/05/2006TS. Đỗ Lan HiềnCó thể nói, ảnh hưởng của nền văn hoá Khổng giáo, Phật giáo, Lão giáo, Ấn Độ giáo... cùng với những điều kiện xã hội, tự nhiên (sinh thái) khác biệt đã tạo ra những “rào cản" về mặt văn hoá - xã hội đối với các dân tộc Châu Á, khi hội nhập với thế giới. Với những "rào cản" này, các dân tộc Châu Á không dễ dàng tiếp nhận toàn cầu hoá. Do vậy, để có thể vượt qua những "rào cản" này khi hội nhập với thế giới, các dân tộc Châu Á không chỉ cần phải tự tin, vững bước phát triển và mạnh dạn hiện đại hoá, mà còn cần phải biết điều chỉnh cả thái độ lẫn đường lối, chính sách để khai thác tốt những cơ hội mới do toàn cầu hoá hiện nay mang lại...
  • Gia nhập WTO, cần tránh một cơn bão Chanchu

    31/05/2006TS. Lê Đăng Doanh9g sáng chủ nhật 28-5-2006 tại phòng phát sóng trực tiếp của Đài Tiếng nói VN (Hà Nội), ba diễn giả tham gia diễn đàn về chủ đề “Gia nhập WTO và các doanh nghiệp vừa và nhỏ VN” đã nói về cơ hội và thách thức của các doanh nghiệp vừa và nhỏ VN khi gia nhập WTO.
  • Đã sẵn sàng ra “biển” WTO?

    23/05/2006Nguyễn Ngọc BíchKhông bao lâu nữa chúng ta sẽ gia nhập vào Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Hiện nay hoạt động kinh tế của chúng ta giống như mình đang ở trên sông, vào WTO chúng ta ra biển. Chúng ta đã sẵn sàng chưa?
  • Thế kỷ XXI: Một tương lai hư nhiều hơn thực?

    21/05/2006Đặng Chuẩn giới thiệu và lược dịchBước sang thế kỷ XXI, có những đợt sóng liên tục các dự báo lạc quan về thành tựu khoa học, phát minh công nghệ, về kinh tế xã hội. Tuy nhiên, cũng có một luồng ý kiến hoài nghi liệu thế kỷ mới có đem lại được gì hơn cho loài người? Điển hình trong luồng phản đề ấy là một bài viết gần đây...
  • Toàn cầu hóa một số vấn đề triết học đặt ra ở Châu Á - Thái Bình Dương hiện nay

    17/05/2006PGS. TS. Trần Đức CườngToàn cầu hoá là một hiện tượng phức tạp, có tác động sâu rộng đến mọi quốc gia, dân tộc trên thế giới. Trong bối cảnh đó, các nước thuộc khu vực Châu Á - Thái Bình Dương có thái độ như thế nào đối với vấn đề bản sắc văn hoá dân tộc, phải giải quyết các vấn đề quốc gia dân tộc, chủ quyền dân tộc, tính tự quyết dân tộc, phân tầng xã hội, giá trị người và đời sống con người... như thế nào. Đặc biệt, phải làm gì để chống lại sự huỷ hoại về mặt giá trị của toàn cầu hoá...?
  • Ra biển, phải bắt đầu từ bờ

    16/05/2006Hà Văn ThịnhVòng đàm phán thứ 12 Việt - Mỹ là vòng đàm phán cuối cùng để bước vào "con tàu" WTO mà Việt Nam sẽ trở thành thành viên chính thức của "thuỷ thủ đoàn" thương mại thế giới. Có thể nói, "duyên nợ" Việt - Mỹ luôn kịch tính đến phút chót...
  • WTO - Bao nhiêu “nhà” là đủ

    15/05/2006GS. Võ Tòng XuânMột loạt cơ hội trước mắt sẽ dâng đến cho mọi người Việt Nam làm giàu, với một điều kiện tiên quyết: có khả năng cạnh tranh cao và lành mạnh. Việc này đòi hỏi từng nhà quản lý ở từng cơ sở, từng ban ngành trong mọi lĩnh vực kinh tế, phải biết người biết ta và biết nâng cao trình độ và khả năng cạnh tranh của mình để không bị thua trên sân nhà mình...
  • Toàn cầu hóa, được và mất

    09/05/2006GS. Văn Như CươngToàn cầu hóa về bản chất là sự mở rộng thị trường ra ngoài biên giới quốc gia, một mong muốn hiển nhiên của những quốc gia có nền kinh tế mạnh hơn, sản xuất được nhiều hàng hóa hơn so với các nước khác. Quy luật muôn đời vẫn là: có thị trướng rộng lớn hơn, có nhiều khách hàng hơn thì lợi nhuận càng cao hơn.
  • Tồn tại và phát triển

    05/04/2006Hồ Ngọc ĐạiChính trị là gì? Cách nói của Tôn Trung Sơn có lẽ dễ hiểu hơn cả: “Về ý nghĩa của hai chữ “chính trị”, nói giản đơn thì “chính” là việc của dân chúng, “trị” là quản lý, quản lý việc của dân chúng thì gọi là chính trị...
  • “Thế giới phẳng” và Việt Nam chúng ta

    31/03/2006Nguyễn Trung“Thế giới phẳng” của Thomas L. Friedman giống cái bánh mỳ nóng mới ra lò, người mua háo hức như đã từng háo hức với “Chiếc xe Lexus và cây ô-liu” cũng của ông ta cách đây dăm năm. “Phẳng” với ý nghĩa quá trình toàn cầu hóa kinh tế kéo theo quá trình toàn cầu hóa mọi mặt đời sống xã hội loài người trên hành tinh này đi vào “luật chơi chung”...
  • Toàn cầu hoá: Cuối cùng đó là một trái đất phẳng

    05/02/2006Thomas L. Friedman, “It’s a Flat World, After All”, The New York TimesNăm 1492, Christopher Columbus vượt biển tới Ấn Độ, đi về hướng Tây. Ông trở về quê hương và tuyên bố: “Trái đất tròn”. 512 năm sau, tôi cũng bay tới Ấn Độ bằng máy bay hãng Lufthansa. Tôi đi về hướng đông. Trở về nhà tôi thì thầm với vợ mình: “Trái đất phẳng”...
  • Cái giá của việc "lỡ tàu" WTO

    25/12/2005Việt LâmChúng ta không vào WTO bằng mọi giá nhưng cái giá ở đó là gì không thấy ai nói đến. Và cũng chưa ai trả lời xác đáng câu hỏi: VN phải trả giá như thế nào nếu tiếp tục chậm chân...
  • "Cầm lái" và "bơi chèo"

    15/11/2005Diệp Văn SơnChính phủ có nguồn gốc tiếng Hy Lạp là "Cầm lái". Công việc của Chính phủ là cầm lái chứ không phải bơi chèo. Cung ứng dịch vụ là bơi chèo...
  • xem toàn bộ

Nội dung khác