Giải quyết xung đột trong doanh nghiệp gia đình
Những xung đột trong một doanh nghiệp gia đình không chỉ là nững nỗi bất hòa liên quan đến công việc kinh doanh, đến tài chính và sở hữu mà chúng có thể làm tổn hại cả các mối quan hệ huyết thống. Vì vậy, dù doanh nghiệp gia đình đang êm thắm, người đứng đầu vẫn nên nghĩ đến những cách giải quyết các xung đột trước khi chúng ta phát sinh. Theo Matthew mac kenzie, một chuyên gia về quản trị doanh nghiệp, có thể thực hiện những điều dưới đây để hạn chế các xung đột trong doanh nghiệp gia đình.
1. Tổ chức các cuộcbọp giađình thường xuyên để bàn về các vấnđề kinh doanh và giải quyết các mốibất đồng.
Những cuộc họp như vậy nên được tổ chức một cách trịnh trọng,
2. xây dựng một chính sách nghiêm túc, được viết thành văn bản rõ ràng để điều tiết hành vi của từng thành viên trong gia đình có tham gia vào công việc của doanh nghiệp.
Nghĩa là doanh nghiệp phải vạch ra một quy trình ra quyết định cụ thể, rõ ràng, các nguyên tắc về thừa kế, các quy định về lương bổng và phân chia vốn sở hưu, các cách thức giải quyết tranh chấp...Không nên lệ thuộc hoàn toàn vào luật sư hay các tổ chức khác bên ngoài trong việc xây dựng chính sách cho doanh nghiệp gia đình, mà nó phải được tiến hành từ bên trong nội bộ doanh nghiệp. Chính sách của doanh nghiệp không nhất thiết phải mang tính pháp lý nhưng phải phản ánh được những giá trị đạo đức và nét văn hóa kinh doanh được đa số các thành viên của gia đình chấp nhận.
3. Đánh giá kết quả, thành tích làm việc của từng thành viên là điều cần thiết nhưng không nên quan trọng hóa việc này.
Lý do là bởi vì nó có thể làm tổn thương một số thành viên và dẫn đến những xung đột. Nên xây dựng một quy trình đánh giá chính thức, nghiêm túc mà mọi người có thề hiểu như nhau và chấp nhận được. Điều quan trọng là tập trung vào việc hoàn thiện chất lượng công việc của các thành viên chứ không phải đi tìm những khuyết điểm của các thành viên.
4. Giải quyết vấn đề phân chia lợi ích, quyền sở hữu và quyền ra quyết định.
Lợi ích của từng thành viên cũng là một trong những nguồn gốc làmphát sinh xung đột trong một doanh nghiệp gia đình. Một số doanh nghiệp thường muốn giữ hòa khí bằng cách để cho một người được hưởng lợi ích như nhau, bất kể là sức đóng góp của họ cho doanh nghiệp như thế nào. Cách làm này có thể có tác dụng hạn chế xung đột trong ngắn hạn, song về lâu dài, nó sẽ làm cho những thành viên không được khen thưởng xứng đáng sẽ bất mãn. Việc phân chia quyền sở hữu, thẩm quyền quyết định trong việc kinh doanh tốt nhất nên được tiến hành công khai và có sự đồng ý của đa số các thành viên trong gia đình. Nên chia cổ phần thành hai dạng là cổ phần có quyền quyết định các công việc của doanh nghiệp và cổ phần không có quyền này. Doanh nghiệp có thể chia đều quyền sở hữu doanh nghiệp cho tất cả các thành viên nhưng chỉ nên hạn chế việc ra quyết định cho một nhóm thành viên chủ chốt của gia đình. Cách làmnày còn giúp cho quyền lực không bị phân tán quá mỏng khi nhũng thế hệ sau tham gia vào doanh nghiệp.
Những phê bình, tạo ra động lực tranh luận mang tính xây dựng là những điều cần thiết trong một doanh nghiệp để tạo ra động lực phát triển. Không nên giải quyết xung đột bằng cách né tránh. Giải pháp tốt nhất cho những xung đột trong doanh nghiệp gia đình là hãy mạnh dạn đối diện với chúng và biền chúng thành những lợi thế.
Nội dung khác
Tìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngTri thức có thúc đẩy quá trình tiến hóa hay không?
26/07/2006Đỗ Kiên Cường