Giáo dục Việt Nam: Cuộc thảo luận còn tiếp diễn

08:41 SA @ Thứ Tư - 26 Tháng Ba, 2008

Nếu năm 2006, ngành giáo dục Việt Nam phải chịu đựng những sự kiện gây sốc làm tổn thương đến uy tín của mình, thì năm 2007 diễn đàn giáo dục đã mở rộng và thu hút sự chú ý của dư luận vào những vấn đề thực sự quan yếu.

2007 - Cuộc thảo luận đi vào chiều sâu

Từ bức xúc trước những vấn nạn cụ thể như chương trình, sách giáo khoa, tổ chức thi cử..., dư luận xã hội dần dần chạm đến gốc rễ chi phối những hiện tượng nóng bỏng trên bề mặt. Đó chính là vấn đề thuộc về triết lý giáo dục, về tư tưởng chấn hưng giáo dục và về quan niệm con người như là trung tâm và mục tiêu của sự nghiệp đào tạo. Ở cuộc tọa đàm do báo Phụ Nữ tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh ngày 13/32007, nhiều ý kiến đã đề cập đến triết lý giáo dục như điểm xuất phát của mọi sự đôi mới trong lĩnh vực này. Một cuộc Hội thảo với chủ đề tương tự cũng đã diễn ra ở Hà Nội, tuy ít có tiếng vang vì còn thiếu những ý kiến sâu sắc, nhưng cũng cho thấy rằng mọi người không còn có thể bàng quan dược nữa.

Một triết lý giáo dục toàn diện có tính chất dân tộc, nhân bản và khai phóng sẽ có tác dụng chỉ đạo và soi sáng những phương diện của việc dạy và học đang gây bối rối trong nhà trường hiện nay. Điều đáng tiếc là cho đến nay, mặc dù có hàng ngàn chuyên gia trên lĩnh vực giáo dục làm việc ở các viện nghiên cứu và Trường Đại học, nước ta vẫn chưa thực sự có những nhà lý luận chuyên sâu và có uy tín về giáo dục.

Nhìn vào đường hướng gián dục và những văn bản pháp quy đang được thi hành, qua việc hành xử và thái độ cụ thể của những người có trách nhiệm cũng như của các nhóm chuyên gia, chỉ mới có thể nhận thức hình dạng cửa những quan niệm đang cọ xát với nhau. Có thể tạm khái quát thành ba xu hướng chính hiện nay:

Một, là những ít kiến kiên trì quan điểm xem giáo dục là một lĩnh vực phúc lợi chung và tấm gương của công bằng xã hội, cần phải được đối xử thực sự như một quốc sách hàng đầu. Xu hướng này không ủng hộ việc tăng học phí ở tất cả các bậc học và luôn đòi hỏi các khoản chi tiêu trong giáo dục phải được công khai, minh bạch. Nhiều ý kiến thảo luận trên các mặt báo, cụ thể nhất là cuộc tọa đàm ở báo Doanh nhân Sài Gòn cuối tuần ngày 28/9/2007 cho thấy sự băn khoăn chính đáng về mồi quan hệ giữa tăng học phí và nâng cao chất lượng giáo dục. Quan điểm này đụng chạm đến một nhóm lợi ích nhất định, nên không có gì khó hiểu khi nó bị một số người phản bác quy về tư duy cũ, “bảo thủ” thậm chí là "mị dân". Cũng không tránh khỏi đau lòng khi chứng kiến hiện tượng, khi nói lý thuyết thì rất lý tưởng, nhưng khi thực hành, đứng vào guồng máy quản lý, thì hành xử chẳng khác nào những kẻ thực dụng tìm cách thủ lợi từ thị trường giáo dục.

Hai, là xu hướng xem giáo dục như một thứ hàng hóa, dịch vụ và đòi hỏi phải có những cải cách tổng thể về tài chính và quản trị, trong đó tăng học phí là một biện pháp không thể tránh né. Quan điểm này được luận chứng về mã số liệu khá chi tiết nhằm thuyết phục dư luận ủng hộ giải pháp tăng học phí để nâng cao chi phí đào tạo, trong điều kiện chi phí này ở nước ta còn quá thấp, đến mức "cùng quẫn", so với không chỉ các nước Âu Mỹ mà ngay cả nhiều nước trong khu vực. Tuy nhiên, do ngại bị đánh giá là "chệch hướng", "thị trường giáo dục", “hàng hóa giáo dục". Cũng cần lưu ý rằng, những bậc thức giả sáng suốt nhất thuộc xu hướng này chỉ chú yếu đề nghị tăng học phỉ ở bậc Đại học và cũng tán thành đòi hỏi minh bạch trong sử dụng các nguồn lực tài chính cho giáo dục.

Ba, là xu hướng đang tác động thực sự đến sự vận hành bộ máy giáo dục. Xu hướng này tìm chỗ dựa về lý thuyết nơi xu hướng thứ hai, tuy không công khai quan niệm giáo dục là hàng hóa, dịch vụ, nhưng lại đang chuẩn bị gấp rút cho việc tăng học phí ở các bậc học, một số Trường Đại học công lập vào năm 2008. Bản báo cáo "Giáo dục Việt Nam - đầu tư và cơ cấu tài chính" công bố ngày 8/11/2007 là bước chuẩn bị dư luận cho đề án tặng học phí ở bậc Đại học, và có lẽ cũng không tránh khỏi việc huy động cao hơn nguồn lực gia đình cho chi phí đào tạo ở các bậc học thấp hơn, nhằm giảm áp lực về tài chính cho nhà trường. Lần đầu tiên công bố chính thức số liệu thống kê về chi phí cho giáo dục, tuy vậy, bản báo cáo ấy chưa đủ độ tin cậy để làm thỏa mân công luận. Bởi vì phải chăng, việc minh bạch hóa chi tiêu giáo dục cần được giải quyết tổng thể trong sự minh bạch hóa toàn bộ hệ thống tài chính của bộ máy quản lý. Dù sao, qua những động thái thấy rõ nhất hiện nay, quan điểm thứ ba này sẽ dẫn đến những tác động lớn đối với ngành giáo dục - đào tạo trong năm 2008.

2008 - Bước ngoặt của định hướng giáo dục?

Giống như một số thực thể văn hóa hình thành trước khi được định danh cụ thể, những thay đổi căn bản của một nền giáo dục có thể được tiến hành khá lặng lẽ mà không cần tuyên ngôn rõ ràng. Nhưng quyết sách về giáo dục tuy chỉ là giải pháp có vẻ thiên về kỹ thuật, nhưng phản ánh một quan niệm về đổi mới giáo dục và trong dài hạn, sẽ làm biến đổi sâu sắc bộ mặt của cả xã hội.

Trong tình hình giáo dục đang đặt ra những vấn đề nan giải, cần ghi nhận nỗ lực của những người có trách nhiệm trong việc đi tìm một mô hình làm khuôn mẫu mà nền giáo dục nước nhà có thể học tập được nhiều nhất. Hệ thống giáo dục được nhắc đến nhiều nhất trong nhưng năm gần đây là mô hình giáo dục Đại học Hoa Kỳ, có thể xem như câu trả lời giai tỏa cho những vướng mắc hiện nay của Đại học Việt Nam. Trên thực tế, mô hình này đã và đang được áp dụng ở từng bộ phận như học chế tín chỉ, tổ chức kiểm định chất lượng, hệ thống các Trường Cao đẳng cộng đồng... và những người quan sát nhạy cảm có thể nhận ra ở đó những dấu hiệu của sự chuyển đổi về quan niệm giáo dục Đại học.

Tuy nhiên, có lẽ hơi chú quan khi cho rằng sự chọn lựa này "tìm được sự đồng thuận cao trong cộng đồng giáo dục Việt Nam". Kinh nghiệm cho thay sự vay mượn một thiết chế ngoài sinh, dù có tính đến những "mức độ cải biến cho phù hợp với tình hình thực tế của Việt Nam", vấn có thể dẫn đến những lầm lỗi không thể sửa chữa được. Huống chi ở đây, so với giáo dục Hoa Kỳ, nền giáo dục của chúng ta đi chậm đến hàng trăm năm, nhưng tiền đề vật chất và tâm lý đều chưa được chuẩn bị bảo đảm cho những cải cách thành công. Những tham vọng về việc xây dựng các trường “Đại học hoa tiêu”, "Đại học đẳng cấp quốc tế", trong bối cảnh một nền giáo dục phổ thông đầy lỗ hổng và một đội ngũ giảng viên còn nhiều khiếm khuyết như hiện nay có thể chỉ là câu chuyện mua vui của những tâm hồn lãng mạn hoặc nhưng đầu óc duy ý chí dược tân trang mà thôi.

Cũng như việc tăng hay không tăng học phí, việc chọn lựa áp dụng một mô hình giáo dục nào đó phản ánh không chỉ quan niệm giáo dục mà cả nhãn quan xã hội của những người trong cuộc. Sự tác động của những chọn lựa như vậy sẽ là thách thức quan trọng đối với uy tín của người quản lý, đồng thời đem lại những bài học kinh nghiệm đắt giá mà khi rút tỉa được thì đã muộn.

Trong toàn cảnh cuộc thảo luận về giáo dục hiện nay, bài viết Đổi mới có tính cách mạng nền giáo dục và đào tạo của nước nhà của Đại tướng Võ Nguyên Giáp (Sài Gòn giải phóng, ngày 10/9/2007) thể hiện một quan điểm giáo dục "phù hợp với truyền thống văn hóa dân tộc và xu hưởng phát triển chung của thời đại". Trong những giải pháp cụ thể mà tác giả bài báo đề xuất nổi bật là việc tổ chức lại và kiện toàn Hội đồng giáo dục quốc gia với nhiệm vụ tư vấn trong việc hoạch định chính sách và chiến lược phát triển giáo dục ở tầm vĩ mô. Một hội đồng hoạt động dân chủ mới có cơ may tập hợp và phát huy trí tuệ của toàn xã hội nhằm tìm hướng đi cho một nền giáo dục đang đến hồi bức bách, mà không dựa vào quyết định vội vàng, thiếu khảo sát thực tế của một nhóm chuyên gia nào đó, nhất là khi muốn mô phỏng một mô hình giáo dục nước ngoài làm khuôn mẫu cho chính mình.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • “Lệch chuẩn” trong giáo dục

    24/10/2006Ngụy Hữu TâmGiáo dục chính là quá trình xã hội hoá, tạo điều kiện cho mỗi thành viên tiếp cận xã hội đó. Tuy những năm đầu cách mạng, ngành giáo dục của chúng ta đã có một số kết quả đáng kể, nhưng sau đó có sự hụt hẫng. Để minh chứng cho yếu kém của ngành giáo dục nước ta, tôi xin cung cấp thêm cho bạn đọc một thông tin nữa...
  • Lãng phí trong giáo dục: Thiệt hại vô bờ bến

    26/08/2006GS Nguyễn Ngọc LanhLãng phí đi đôi với tham nhũng và xét cho cùng của cải tham nhũng cũng là của cải nhân dân bị lãng phí (vào túi cá nhân). Lãng phí trong giáo dục, ngoài tiền bạc là cái dễ thấy hơn cả, còn lãng phí thời gian, công sức, lòng tin, lòng trung thực...
  • Trung thực: nền móng của cải cách giáo dục Việt Nam

    30/12/2005Phạm Xuân Anh"Trung thực nền giáo dục" chính là nền móng của CCGD nước ta hiện nay. Theo quan điểm chủ quan của tôi thì CCGD mà chúng ta đang tiến hành tựa như “xây nhà từ nóc” vậy. Chính vì vậy, những giải pháp chấn hưng giáo dục đều thất bại hoặc không mấy thành công. Tôi có cảm giác rằng nhiều ý kiến, biện pháp CCGD của nhiều tập thể, cá nhân đưa ra vừa qua khi họ đang ở trên… mây để quan sát nền giáo dục nước nhà vậy...
  • Đừng biến học sinh thành khúc gỗ!

    02/12/2005Trần Phương Hoa (Giáo viên trường Genetics - Đại học Bách khoa Hà Nội)"Việc làm cho học sinh trở thành những khúc gỗ biết nghe trên lớp được coi là thành công và khả năng quản lý giỏi của cô. Mọi ý tưởng sáng tạo hay đi chệch khỏi ý tưởng của cô đều bị gạt bỏ..."
  • “Chỉ thị” giảm tải 15% chương trình tiểu học… chỉ là hình thức!

    10/11/2005Năm học này Bộ GD - ĐT chỉ “giảm tải 15% chương trình tiểu học”. Đến nay đã qua nửa học kỳ I của năm học mới, những chủ trương trên vẫn “chưa đi vào cuộc sống” vì dù chương trình đã được “ấn định” nhưng không biết sẽ được “cắt giảm” như thế nào?
  • Dạy thêm, học thêm nhìn từ góc độ đạo đức

    04/11/2005Lê Quang DũngDạy học thêm ở ta cho thấy sự yếu kém về chất lượng và sự bất cập, lạc hậu trong quản lý giáo dục, là giết chết sáng tạo.
  • Bệnh thành tích trong giáo dục vẫn là... bệnh nan y?

    23/08/2005Quốc Thanh - Sông Ngân64,15% - tỷ lệ tốt nghiệp THCS ở Khánh Hòa - đã gây “sóng gió” cho tỉnh này trong suốt mấy tuần qua. Nhưng từ con số này đã nói lên điều gì trong cách dạy và học hay tổ chức thi cử?
  • Để giúp học sinh tiếp thu kiến thức nhanh chóng và hiệu quả

    11/01/2004Theo lộ trình, năm 2005, khoảng 50% số trường THPT và THCS được kết nối internet. Việc kết nối internet trong nhà trường là cần thiết để giúp học sinh tiếp thu các kiến thức nhanh chóng và hiệu quả...
  • Giáo dục

    30/11/2003Vấn đề đáng “báo động đỏ” trước hết của xã hội hiện nay (chứ không chỉ đối với ngành giáo dục) là phải bằng mọi biện pháp chống lại sự giả dối, gian trá, đề cao tính trung thực như là tiêu chuẩn đầu tiên để xem xét một con người. Riêng với ngành giáo dục, dù đau đến mấy cũng phải chữa, để các thế hệ con em chúng ta thật sự nên người. Cuộc “đại phẫu” đau đớn này chỉ có thể được thực hiện nếu các cấp lãnh đạo và toàn xã hội ủng hộ...
  • Nhà giáo không được tụt hậu

    24/11/2003TS Đỗ Huy ThịnhTại Hội thảo quốc tế về giảng dạy tiếng Anh tổ chức ở Trung tâm Ngôn ngữ khu vực (Singapore) mới đây, trong số hơn 500 người tham dự chỉ có một đại biểu Việt Nam. Nếu không có kinh phí của trường, có lẽ đại biểu này cũng không thể tham dự...
  • Giáo dục của chúng ta đang đi sau các nước hàng chục năm

    22/11/2003Nguyễn Thế LongTrong quá trình cải cách giáo dục (CCGD) hơn hai mươi năm qua, hãy cùng nhìn lại xem các trường đại học (ĐH) đã có những chuyển biến đổi mới gì trong nội dung và phương pháp giảng dạy, học tập?
  • Phút nói thật của giáo viên: Sự thật nhức nhối!

    20/11/2003“- Em không làm được bài à? Đi “vệ sinh đi”!!!? - Em chưa học bài gì sao? Về chỗ, 5 điểm!?”. Có những chuyện kể ra nghe như tiếu lâm ấy mà lại là sự thật, sự thật nhức nhối có ở hầu khắp các trường hiện nay. Phút nói thật dưới đây của các thầy cô cũng là giây phút người ta phải giật mình: hoá ra cả thầy cả trò đều là nạn nhân.
  • xem toàn bộ