Hãy biết cởi trói cho giáo dục

01:41 CH @ Thứ Tư - 09 Tháng Chín, 2009

Không giải quyết tốt giáo dục sẽ dẫn tới thảm họa cho đất nước

Thủ tướng Malaysia Badawi cho rằng đối với nước ông hiện nay giáo dục không chỉ là vấn đề hàng đầu, mà còn nói dứt khoát hơn, là vấn đề sống hay chết. Các nước quanh ta, đang phát triển tốt hơn ta, và ta cũng đang cố đuổi cho kịp họ, cũng đều nghĩ và làm như vậy.

Có thật sự muốn cải cách?

Ở ta, về giáo dục, cũng đã có người nói một cách quyết liệt "Cải cách hay là chết!". Các nghị quyết Hội nghị Trung ương Đảng 5, 7, 9 (khóa X) đều khẳng định rõ phải tiến hành cải cách giáo dục. Duy có điều lạ, chỉ có bộ chủ quản của ngành này thì chỉ nói thực hiện Chiến lược giáo dục 2009 - 2020 chứ không hề nói đến cải cách giáo dục, cùng lắm thì cũng chỉ nói thực hiện chiến lược kia và đưa tinh thần cải cách vào đó. Vì sao bộ chủ quản lại nhạt nhẽo với cải cách giáo dục sống còn như vậy?

Chắc cũng không khó hiểu: Vì cải cách giáo dục là xuất phát từ nhận định nền giáo dục của chúng ta đang khủng hoảng nghiêm trọng và toàn diện, và điều đó thì bộ không nhận. Không có gì đáng ngạc nhiên khi liên tục thấy những giải pháp do bộ đưa ra, mới trông có vẻ tích cực, nhưng lại rất lộn xộn, chắp vá, không nhất quán, nhiều khi chỉ làm cho tình hình thêm rối rắm, và cũng không ít khi khiến người ta... buồn cười (như chuyện yêu cầu trẻ con 5 tuổi phải đi lùi được mấy mét và gần đây lại là trẻ con mẫu giáo phải phân biệt được nhạc cổ điển với điệu nam ai!...).

Vậy nên điều đầu tiên và quan trọng nhất hiện nay là yêu câu Bộ Giáo dục - Đào tạo tỏ rõ ý kiến của mình về cải cách giáo dục, Bộ có nhất trí với chủ trương cải cách giáo dục của Trung ương Đảng hay không? Nếu không thì tất phải nghĩ đến chuyện khác.

Đột phá vào chỗ nhức nhối nhất: chuyện thi cử!

Giáo dục là một hệ thống lớn và phức tạp. Mọi thay đổi và cải cách đối với giáo dục bao giờ cũng phải xuất phát từ cái điều mà chúng ta vẫn gọi là triết lý giáo dục, tức quan điểm cơ bản của chúng ta về con người mà nền giáo dục ấy muốn tạo ra. Triết lý, quan điểm ấy chi phối mọi mặt, mọi khâu của nền giáo dục. Song cũng lại có một điều khác: không thể cùng lúc "tấn công" vào tất cả các mặt, các khâu ấy. Cần chọn một điểm đột phá để bắt đầu. Tôi muốn nhắc lại một đề nghị đã được đưa ra từ năm 2004: Đột phá vào một chỗ đang lộ rõ nhức nhối nhất hiện nay: chuyện thi cử.

Như ai cũng biết, cứ mỗi năm toàn xã hội lại xáo động, rối lên một trận về chuyện thi cử. Bộ thì huy động toàn lực, toàn bộ máy không lồ của mình từ trung ương đến địa phương, mỗi năm lại thêm bao nhiêu sáng kiến, cải tiến rối rắm và tự chúng lại mâu thuẫn với chính mình. Chẳng hạn năm nay đề thi văn được coi là sáng tạo, mở, để cho sĩ tử được bộc lộ khả năng tư duy, nhưng đề mở cho người ta suy nghĩ, rồi lại có đáp án, chi tiết đến 0,25 điểm cho từng ý, tức là lại đóng. Chính người ra đề và làm đáp án tự mâu thuẫn với mình, bảo năm nay tôi mở đây, anh chị cứ suy nghĩ đi nhé..., nhưng chỉ được suy nghĩ đúng y như những ý thế này, cấm đi ra ngoài, sơ sẩy là mất điểm không thương tiếc!

Toàn xã hội cũng đã được huy động đến tối đa cho chuyện thi cử. Đến công an cũng phải ra quân. Các đoàn thể được huy động rùng rùng, thanh niên, phụ nữ... nào hỗ trợ, nào tiếp sức sĩ tử. . . Báo chí không ngày nào không xôn xao lên vì chuyện thi cử.Và đương nhiên, nhân vật chính, cũng là nạn nhân chính tội nghiệp, là học sinh và phụ huynh học sinh, quả là một cuộc vượt ải nhớ đời, mệt mỏi, tốn kém. Không ít người qụy xuống giữa đường, ngay trên sân trường, qụy theo tất cả các nghĩa...

Học cho hạnh phúc, học để làm người

Có cách nào khác để học, và học thành công, thành người, một cách nhẹ nhàng, thoải mái, vui vẻ, hạnh phúc, đồng thời lại thực chất, hiệu quả hơn không?

Có! Có thể học kiểu khác và thi kiểu khác, và đúng ra cũng chẳng có gì mới, các nước người ta đã làm phổ biến từ lâu rồi. Giáo sư Hoàng Tụy đã giải thích về điều này một cách giản dị và rất rõ ràng. Ông ví việc học của một người như làm ra một cái máy, một cái ti vi chẳng hạn. Khi sản xuất một cái ti vi, cứ xong linh kiện nào là người kiểm tra, OTK ngay linh kiện đó, từng cái một, chặt chẽ. Cuối cùng, chỉ còn việc kiểm tra sự lắp ráp chung lại và thử vận hành. Lối học và thi của chúng hiện nay là khi học từng phần - tức từng "linh kiện", từng "mô đun" kiến thức - thì không kiểm tra, không OTK, để đến cuối cùng mới làm chung một cục, vừa chắc chắn không thể đánh giá đúng kết quả học tập, vừa vô cùng mệt mỏi, nặng nề và vô lý.

Ở đây còn một vấn đề khác liên quan đến triết lý giáo dục. Chúng ta đều học toán suốt chương trình phổ thông, nào vi phân, tích phân, lượng giác... nhưng trong thực tế ra đời chắc chắn đến hơn 90% sẽ không ai dùng đến những kiến thức ấy, thậm chí chỉ cần biết cộng trừ nhân chia và vài thứ gì đó cũng đơn giản như thế... là có thể sống, làm việc thành công suốt đời rồi. Nhưng chúng ta phải học toán, phải học lượng giác, vi phân tích phân... vì tất cả những cái đó là kết quả phát triển tư duy của loài người suốt hàng nghìn năm, để đi tới một tư duy lô gích, biện chứng, minh bạch, sáng suốt. Học và quên, học và biết quên, biết quên đi cái cụ thể, vụn vặt, vô tận, để nhận ra và giữ lấy cái cốt lõi, là một triết lý quan trọng nhất của giáo dục. Cũng là một triết lý sống.

Bỏ kiểu thi như hiện nay: Sẽ cắt được cái "quan liêu vất vả"

Như vậy, có lẽ vấn đề cũng đã khá rõ: cần và hoàn toàn có thể bỏ thi cả tuyển sinh lớp 10 lẫn tốt nghiệp phổ thông trung học như hiện nay. Thay vào đó, suốt các lớp, học hết phần nào, thi kiểm tra phần đó.Và coi như xong. Cuối cấp III có thể có một kỳ kiểm tra tổng hợp nhẹ nhàng (mà lại có chiều sâu sắc của nó): Có thề mỗi học sinh viết một bài luận ngắn, chủ yếu nhằm kiểm tra khả năng sử dụng tiếng mẹ đẻ và thăm dò lối tư duy của học sinh. Có thể trong ba năm cấp III, mỗi học sinh sẽ được thầy giáo hướng dẫn để chuẩn bị dần cho bài luận đó. Thường ở các nước, 99,99% học sinh sẽ qua được kỳ kiểm tra này. Và với chứng chỉ đã xong cấp phổ thông, bất cứ ai cũng có quyền xin vào một trường đại học.

Cũng nghe nói bộ định gộp hai kỳ thi tốt nghiệp phổ thông và thi đại học làm một. Tính chất của hai kỳ thi này, nếu có, là hoàn toàn khác nhau. Thi tốt nghiệp phổ thông là kiểm tra kết quả học tập, thi đại học là tuyển, làm sao gộp một? Về nguyên tắc, bất cứ người nào đã học xong phổ thông đều có quyền vào đại học. Sở dĩ từng trường đại học phải tuyển chọn là vì khả năng của trường đó chỉ có thể nhận được chừng ấy sinh viên thôi.

Vì vậy, việc tuyển vào các trường đại học là việc của từng trường, không chuyện gì nhà nước phải đứng ra tổ chức kỳ thi quốc gia hùng hồn và nặng trĩu như hiện nay. Tôi nhớ hồi trước có cụm từ rất hay "quan liêu vất vả".

Đúng là hiện nay Bộ Giáo dục - Đào tạo đang tự mình quan liêu vất vả. Thật khổ cho họ! Từng trường đại học sẽ có cách tuyển riêng, hoặc tổ chức thi, hoặc phỏng vấn, hoặc xem sổ điểm ở phổ thông mà xét... Bộ chẳng cần nhọc công làm thay.

Bỏ được cả hai kỳ thi quốc gia như hiện nay, xã hội sẽ nhẹ đi biết chừng nào. Và có lẽ còn quan trọng hơn: Người học sẽ không bị kiệt sức vì vật lộn học đến khốn khổ để nhằm thi cử như hiện nay, đến khi qua được cửa ải vô lý để vào đại học thì mệt mỏi, mụ cả người đi, chán nản, học cho qua chuyện; và người được coi là giỏi nhất có đi ra nước ngoài thường cũng chỉ xuất sắc được vài năm đầu không đủ sức để vươn lên xa, để ra đời như những người lành mạnh về cả trí thức lẫn sức bật sức bền sáng tạo.

Thi thế nào, học thế nấy

Bỏ thi như hiện nay, theo tôi, có thể là cách đột phá tốt nhất để từ đó tạo chuyển động toàn bộ hệ thống, bởi nếu quyết bỏ thì tất sẽ dẫn đến phải thay đổi cách dạy và cách học, là một khâu quan trọng để thực hiện cải cách giáo dục. Nếu quả bộ chủ quản muốn bỏ việc thầy đọc trò chép, thì liệu bộ sẽ bỏ như thế nào nếu vẫn giữ cách thi như hiện nay? Một cách dạy và học đúng, hay, chắc chắn phải cơ sở trên một triết lý giáo dục đúng: Học không phải chỉ để nhồi nhét kiến thức, mà chủ yếu để tập dượt, rèn luyện tư duy và nhân cách, học để làm người.

Từ khâu thứ hai này, sẽ tất yếu động đến khâu thứ ba, có thể là khâu quan trọng nhất: người thầy. Rõ ràng, để dạy và học được theo cách mới, phải có người thầy "kiểu mới". Đến đây, có thể nói ta đã chạm tới cốt lõi trung tâm của giáo dục.

Đương nhiên, đây chỉ là đề xuất cho một cách bắt đâu. Ngay trong sự bắt đầu đó, và các khâu tiếp theo, chắc chắn có vô số việc cụ thể và phức tạp phải giải quyết. Nếu không quyết liệt bắt đầu bằng thay đổi cơ bản về thi cử, thì có lẽ không có chỗ bắt đầu nào khác để tháo gỡ, giải phóng giáo dục ra khỏi tình trạng khủng hoảng kéo dài, lúng túng.

Cởi trói cho giáo dục, trước hết hãy cởi cái tròng dây buộc thi cử kỳ quặc và vô lý đã làm khốn khổ cả đất nước bao nhiêu năm nay. Đây là bước đột phá nhất thiết phải làm cho kì được.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Dạy sai có thể khiến cả một dân tộc sai lầm

    30/07/2018“Hiện nay từ đào tạo mẫu giáo đến đào tạo tiến sĩ phương pháp dạy đều giống nhau. Cách làm này sẽ thủ tiêu sức sống cá nhân. Cứ học dồn, cứ nghĩ rằng làm trước là xong mà không thấy chất lượng cuộc sống của mỗi giai đoạn một khác... Bản thân tôi cả một đời dạy học. Với tôi, “trẻ em là cứu tinh của dân tộc”. Giáo sư Hồ Ngọc Đại trăn trở.
  • “Vóc dáng tự do , tinh thần độc lập”

    18/07/2016Nguyễn Thu Phương“Triết lý giáo dục, nói nôm na ra là chúng ta định xây dựng và thực hiện nền giáo dục này để làm gì? Với nền giáo dục này, chúng ta muốn đào tạo nên những con người như thế nào đây? Chúng ta định đào tạo nên những con người tự do, biết suy nghĩ và có suy nghĩ độc lập, từ đó là những con người sáng tạo, hay đào tạo nên những con người chỉ biết chấp hành, vâng lời, phục tùng, hết sức dễ bảo…”.
  • Để Việt Nam cất cánh

    21/02/2015Nguyễn Trần BạtHội nhập quốc tế là một cơ hội để Việt Nam có thể cất cánh. Nhưng để cất cánh chúng ta đang phải đứng trước những sự lựa chọn rất quan trọng. Chọn lối đi nào cho đất nước để cất cánh?
  • Việt Nam đang đi theo triết lý giáo dục nào?

    04/11/2013GS. Chu HảoSoi thực tiễn Việt Nam vào triết lý giáo dục của thế giới, chúng ta hình như đang đi ngược chiều với mọi triết lý giáo dục hiện đại. Không thể nấn ná, đã đến lúc phải chấn hưng (hay làm lại) nền giáo dục Việt Nam.
  • Giáo dục và ý nghĩa cuộc sống

    28/12/2011Hoài Khanh dịch và giới thiệu (1972)Các hệ thống dù là giáo dục hay chính trị, đã không được đổi thay một cách huyền diệu, chúng chỉ chuyển hóa khi nào có một sự thay đổi nền tảng trong chính chúng ta. Cá nhân là quan trọng trên hết, chứ không phải hệ thống và bao lâu cá nhân không hiểu biết toàn thể quá trình của mình, thì không có một hệ thống nào, dù là ở phe tả hay phe cánh hữu có thể mang đến trật tự và hòa bình cho thế giới...
  • Lại bàn về giáo dục

    15/01/2011Phạm Duy HiểnKhông riêng gì ở Việt Nam, giáo dục hiện đang là bài toán khó, ngay ở những nước tiền tiến nhất trên thế giới. Trong xã hội hiện đại, thành bại là do vốn văn hoá, khoa học, công nghệ của con người quyết định, nên giáo dục đương nhiên là mặt trận xung yếu nhất của mọi quốc gia.
  • Ánh lửa của trí tuệ

    25/01/2009GS. Tương Lai“Nói “không” với cái xấu, cái ác là cần thiết nhưng quan trọng không phải là những cái “không” mà làm ra một cái “có”; trên cơ sở cái “có”, hãy tập trung vào xây dựng một chiến lược phát triển giáo dục cho thế kỷ 21. Đừng chần chừ! Mất thời gian là mất tuyệt đối”...
  • Cần sự nổi dậy của tư duy giáo dục

    22/12/2008Bùi Hoàng Tám (Thực hiện)Loạn trường đại học, loạn giáo sư, loạn tiến sỹ… là thực trạng buồn của giáo dục Việt Nam. Thế nhưng, cái cần “nổi loạn” nhất là sự nổi loạn của tư duy thì lại trì trệ, lại không dám, chỉ biết cam chịu - GS. TSKH Hồ Ngọc Đại bày tỏ.
  • Giáo dục nhân cách sáng tạo và phát triển bền vững trong thời đại toàn cầu hóa

    28/09/2007Vũ Minh TâmNhân cách sáng tạo là một phẩm chất phát triển của con người, trong đó, con người, thông qua hoạt động sống của mình, tạo nên những giá trị tinh thần, giá trị vật chất có tính mới về chất đối với nhu cầu và lợi ích của sự phát triển xã hội...
  • Cần thay đổi triết học giáo dục

    05/12/2006Nguyên NgọcTrong một bài viết ngắn gần đây trên Tia sáng, Giáo sư HoàngTụy có nói: "Để khắc phục khó khăn hiện nay, chỉ có một lối thoát duy nhất là hiện đại hóa giáo dục”. Tôi hoàn toàn đồng tình với phương hướng đó. Nhưng thế nào là hiện đại hóa giáo dục, thế nào là một nền giáo dục hiện đại?
  • Sửa lại từ tiểu học

    07/12/2005Gs. Ts Lê Ngọc TràDư luận xã hội hiện nay đang nói nhiều về nhu cầu có một sự cải cách về giáo dục. Nhu cầu có là có thực. Nền giáo dục của chúng ta đã đi qua một chặng đường dài. Trong một hoàn cảnh hết sức khó khăn, nó đã làm được rất nhiều việc. Nhưng giờ đây đất nước đang đứng trước những cơ hội và thách thức mới, tất yếu giáo dục phải cải cách, phải thay đổi.
  • Đổi mới tư duy giáo dục phổ thông

    10/10/2005Nguyễn Kế HàoChúng tôi nói về tư duy giáo dục phổ thông chứ không bàn về tư duy giáo dục chung chung, vì trên thực tế, trong nhiều năm qua giáo dục phổ thông và giáo dục đại học đã không được dẫn dắt bằng tư duy phù hợp với hai bậc học này, mà khi thì đại học bị phổ thông hoá, lúc thì phổ thông lại bị đại học hoá...
  • Chất lượng giáo dục của Việt Nam "có vấn đề"?

    06/09/2005Huỳnh DuyTheo những gì mà tôi quan sát và tìm hiểu được thì câu trả lời là: người bảo có và cũng có người bảo không. Những người bảo chất lượng giáo dục VN có vấn đề ở đây là các đại biểu quốc hội, những vị đại biểu của nhân dân mà kỳ họp nào cũng lên tiếng phàn nàn về chất lượng giáo dục yếu kém của nước nhà. Vậy có thực là có vấn đề hay chỉ là lo lắng thái quá ở một số người.
  • Làm gì để đổi mới tư duy giáo dục?

    12/07/2005Tố PhươngGS.TSKH Nguyễn-Đăng Hưng (Giáo sư trường ĐH Liège, Bỉ - Chủ nhiệm các chương trình Cao học Bỉ&Việt tại ĐHBK TP.HCM và Hà Nội) được mệnh danh là người "tiếp thị" chất xám Việt Nam, người "chở" chất xám về Việt Nam, người “đi tìm” tiến sĩ cho Việt Nam vì đã và đang thực hiện các chương trình đào tạo thạc sỹ Bỉ-Việt tại các Đại học Bách khoa Hà Nội và TP.HCM, với chương trình 50 tiến sĩ bằng học bổng Quốc gia…
  • Phải thay cách làm giáo dục

    21/12/2003Đây là bài phát biểu của GS-TSKH Hồ Ngọc Đại tại hội thảo “Làm thế nào để nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo?” với chủ đề: tiếp tục giải quyết mâu thuẫn lớn giữa yêu cầu vừa phát triển qui mô, vừa phải đảm bảo chất lượng với điều kiện hạn hẹp về nguồn lực, do Bộ Giáo dục - đào tạo và báo Nhân Dân phối hợp tổ chức tại Hà Nội ngày 23-12-2003...
  • Cần một cách làm mới

    06/12/2003THANH HÀ“Sau năm năm thực thi, Luật giáo dục (LGD) đã bộc lộ nhiều điểm không còn phù hợp với thực tiễn”. Đây được coi là nguyên nhân chủ yếu để đặt ra vấn đề sửa đổi LGD. Tại sao một bộ luật quan trọng, mới chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian chưa dài đã “không còn phù hợp với thực tiễn”? Một quan chức Bộ GD-ĐT lý giải: có những điều luật qui định thời điểm đó là phù hợp nhưng nay tình thế đã thay đổi...
  • Giáo dục đâu phải là độc quyền của ngành giáo dục

    22/11/2003Giáo dục trong thời gian gần đây, nhất là sau dự án được gọi là cải cách áp dụng cho lớp 1 và lớp 6, và sau kỳ thi tuyển sinh đại học vừa qua, đang trở nên nóng giữa nhiều lo toan khác đối với vận mệnh đất nước. Tia Sáng, trong số báo này, cũng đã tập hợp được nhiều ý kiến đóng góp của một số trí thức trong nước về những cái đang được coi là vấn đề giáo dục hiện nay .
  • xem toàn bộ