Im lặng bên trong

01:41 CH @ Thứ Tư - 17 Tháng Hai, 2021

Vào giờ học nghị luận về câu nói của Martin Luther King “Trong thế giới này, chúng ta xót xa không chỉ vì lời nói và hành động của những kẻ xấu, mà còn vì sự im lặng đáng sợ của cả những người tốt”, một em học sinh hỏi tôi: “Thưa cô, người tốt mà im lặng trước cái ác, cái xấu thì có nên được gọi là người tốt không?”. Một em khác nhanh nhảu: “Họ vẫn tốt chứ. Họ tốt với người xấu!”.

Thỉnh thoảng, khi chứng kiến sự im lặng của những người có-vẻ-tốt quanh mình trước sự bất công và những điều sai trái tệ hại, tôi lại nhớ đến lời trò nhỏ trong buổi thảo luận hôm đó.

“Im lặng” không chỉ là một động từ hay tính từ. Nó là một thái độ sống, một “trường phái”, một kiểu văn hóa. Người biết im lặng thường không phải là người kém hiểu biết. Ngược lại, chính vì hiểu biết đủ nhiều nên họ mới kín kẽ và thận trọng. Có nhiều lý do khiến một người bặt tiếng trước điều cần lên tiếng: để khỏi mếch lòng ai, để khỏi “trầy trụa”, để khỏi bị bóc phốt ngược (nếu có phốt), để bảo vệ vị trí công việc hoặc hình ảnh “bồ tát” của mình, để “bạng duật tương trì, ngư ông đắc lợi”... Nhân danh việc phải duy trì một trật tự, một nề nếp (mà có khi đã lung lay tận gốc từ đời nào), người ta cũng cho mình cái quyền quay lưng ngoảnh mặt trước ngổn ngang giằng xé của thực tại. Sự im lặng đầy ý thức đó lắm lần được hợp thức hóa bằng những mỹ từ, mỹ ý, thậm chí được nâng lên tầm triết học và tôn giáo như: từ bi, hỉ xả, khoan dung, độ lượng; dĩ hòa vi quý; “lâu rồi đời mình cũng qua”; hãy tu thân thôi, mặc lòng thiên hạ... Cứ thế, càng im lặng lâu được bao nhiêu thì việc im lặng càng dễ dàng hơn bấy nhiêu.

Bất kỳ môi trường lao động nào cũng tồn tại ba kiểu người: giỏi, trung bình và tồi, cả về chuyên môn lẫn đạo đức nghề nghiệp. Một nghịch lý cay đắng nhưng hoàn toàn có thể diễn ra là: trước những sai phạm rành rành và nghiêm trọng của người tồi, cấp trên cũng như đồng nghiệp của anh ta đa phần chọn im lặng hoặc lảng tránh. Số ít ỏi những người muốn báo động phải chật vật xoay xở đưa sự việc ra ánh sáng. Họ mặc nhiên có lỗi với người tồi và cả với những người vốn dĩ không có động thái nào. Họ thậm chí bị đánh giá là kém nhân ái, hiếu chiến, tố giác vì tâm lý trả đũa hoặc tư thù cá nhân. Từ chỗ mong muốn sự thật và lẽ phải, người lên tiếng bị dư luận nhìn nhận như gã dị biệt, kẻ gây sự hay chuyên gia thọc mũi vào việc của người khác. Bản chất cốt lõi của hiện tượng này đã được nhà triết học Henri Frédéric Amiel chỉ rõ: “Sự thật không chỉ bị dối trá xâm hại; nó còn bị xúc phạm bởi sự câm lặng”. Để thoát khỏi tình trạng câm nín trước tiêu cực hoặc bị buộc phải đi ngược chuẩn mực sống của mình, nhiều người chọn giải pháp nghỉ việc. Quyết định này giúp họ có thể tiếp tục nuôi dưỡng sự nhạy cảm về đạo đức mà không phải chịu đựng quá nhiều chỉ trích hoặc rủi ro.

Sự lạc lõng và thiếu vắng dần tiếng nói của người dám nói, sự nhởn nhơ và ngày càng táo tợn của kẻ được che chắn bằng hàng rào im lặng do người có khả năng và thẩm quyền lên tiếng dựng lên tạo ra những khoảng lặng chông chênh và nỗi buồn thăm thẳm về cuộc đời.

Nhưng chẳng lẽ sự im lặng chỉ mang đến xót xa? Nếu vậy thì nó đâu được tôn vinh như một nghệ thuật sống mà con người cần rèn luyện mới sở hữu được? Cổ nhân đã dạy “Im lặng là vàng”, “Uốn lưỡi bảy lần trước khi nói”, “Biết thì thưa thì thốt, không biết dựa cột mà nghe”. Im lặng đúng lúc, đúng nơi là biểu hiện của tính khiêm nhường, cầu thị; hé lộ sự khôn ngoan và khát vọng hiểu biết của con người. Im lặng là khi chẳng còn gì để nói với nhau, là khi không muốn chia sẻ bí mật vì tình thương hoặc đạo đức, là khi mất tin yêu và muốn dùng quyền cuối cùng của mình. Hoặc chỉ đơn giản là muốn đoạn lìa bản thân khỏi những buộc ràng không còn phù hợp.

Tất cả châu lục trên thế giới đều có sân khấu mặt nạ. Loại hình nghệ thuật này có khi còn được gọi là kịch câm vì diễn viên hầu như không thoại. Mặt nạ và cử động cơ thể là những ký hiệu truyền nghĩa đến khán giả thay cho tiếng nói. Sân khấu mặt nạ - vốn có tuổi đời cao nhất trong các loại hình sân khấu - cho thấy tính đa nghĩa và khả năng khơi gợi nhận thức, cảm xúc phong phú của khán giả bằng hình thức giao tiếp phi ngôn ngữ. Ngay cả trong những vở kịch nói thì những khoảng dừng lặng lẽ cũng tạo ra một bầu không khí trong suốt hoặc bi thảm mà trong đó, các nhân vật dường như rơi vào sợ hãi, tuyệt vọng và vỡ òa nhận thức. “Sự im lặng tràn vào vở kịch như nước tràn vào con tàu chìm” (Samuel Beckett).

Những thể thơ nổi tiếng thế giới như haiku, Đường luật hay sonnet đều thấm cảm sự im lặng với tinh thần sâu sắc và uyển chuyển. Edgar Allan Poe cho rằng sự im lặng có hai mặt - “tựa biển và bờ, như cơ thể với tâm hồn”. Quả vậy, hơn cả việc không phát ngôn, con người cần một thứ tĩnh tại sâu xa hơn từ trong nội tâm, để đề kháng với mớ hỗn độn đa đoan của thanh âm đời sống, để tìm thấy một thứ ánh sáng thuần khiết có tác dụng vệ sinh tâm trí và soi đường cho những nhận thức mới. Ý niệm tĩnh lặng để vận động và thúc đẩy bản thân đầy uyên áo ấy lan tỏa trong các triết lý của Hindu giáo, Phật giáo, Thiên Chúa giáo, Islam giáo... Giữ cho tâm thức lắng đọng, loại bỏ tạp âm - tạp niệm là một trong những phương cách để con người trở nên minh triết, và cũng nhờ vậy mà bỗng cao quý hơn.

Năm 2020, không điều gì có thể ám ảnh và ảnh hưởng nặng nề đến nhân loại hơn đại dịch Covid-19. Cơn dịch bệnh không hề nói năng chi nhưng gây ra những vọng âm ghê gớm. Không chỉ là khoảng cách hai mét giữa người và người. Không chỉ là chiếc khẩu trang kè kè trên mặt. Không chỉ là sự nghi ngại trước cú hắt hơi hay vài tiếng ho của người đứng gần. Mà còn là sự lặng lẽ hơn bao giờ hết của con người. Sự chùng xuống ấy kèm theo chứng rối loạn căng thẳng sau chấn thương, lo lắng, trầm cảm, tâm thần phân liệt... và cả cảm giác bị cô lập. Tuy nhiên, nhiều người còn bình tĩnh và may mắn khỏe mạnh lại nhận ra lợi ích của việc “xa đám đông điên loạn”. Người ta bắt đầu cân nhắc kỹ lưỡng hơn bao giờ hết nơi nên đến và người cần gặp. Phòng dịch là nguyên cớ hợp lý để khước từ gặp gỡ mà không sợ bị giận hờn, trách móc. Tiệc tùng, hội họp giảm đi đáng kể. Trực giác cho ra danh sách người và việc cần ưu tiên. Ở tâm điểm cuộc sàng lọc khắc nghiệt của sự sống, con người biết trân trọng an lành và yên tĩnh.

Chuyên gia sức khỏe - nhà báo Deepak Chopra cho rằng “Không có gì thay thế cho cảm hứng sáng tạo, kiến thức và sự ổn định bằng việc bạn biết cách tiếp xúc với cốt lõi của sự im lặng từ bên trong”. Quả vậy, loài người ngày càng có ý thức tìm kiếm chính mình. Dù không thể tự do đi lại như thời tiền dịch, nhiều người vẫn nghĩ ra cách an trú trong thiên nhiên, tận dụng cơ hội hít thở bầu khí quyển trong lành của biển cả hay đại ngàn, thăm viếng những nơi linh thiêng... Họ tự nấu nướng, tập yoga tại nhà, rèn luyện chánh niệm, đi bộ trong rừng hoặc những nơi thanh vắng. Để khai mở các giác quan. Để được lắng nghe và suy ngẫm về bản thể. Để thấu thị những người, những việc mà khi quá bận rộn đã không kịp để tâm để mắt. Khi trí tuệ được soi sáng và cân bằng, con người biết cách kiến tạo bầu không khí cô tịch ngay cả lúc ở giữa đám đông.

Thiền để khai mở các giác quan

Có một khoảnh khắc im lặng tuyệt diệu xuất hiện đều đặn mỗi năm mà khi được tận hưởng, tôi (và tin rằng rất nhiều người nữa) luôn có cảm giác xúc động thiêng liêng. Đó là giây phút đất trời giao hòa giữa năm cũ và năm mới. Cái ồn ã của tiếng đếm ngược, biển người, âm nhạc; thứ ánh sáng chói lóa từ đèn đuốc và pháo hoa... bất chợt bị lu mờ, nhường chỗ cho sự kết nối chặt chẽ giữa tâm hồn cá thể mỏng nhẹ với sự vận hành êm ái của vũ trụ. Đó là thời khắc con người tiếp nhận năng lượng bình yên, chữa lành tâm trí, đong đầy hy vọng và nhận ra ý nghĩa cốt tủy của tồn tại. Có lẽ, chỉ khi sở hữu được khả năng im lặng từ bên trong, mỗi cá nhân mới thiết lập được một tâm hồn ấm áp, tế vi, khỏe khoắn và vững chãi. Một tâm hồn lắng dịu giữa những cảnh tượng phi thường đẹp đẽ của tự nhiên cũng như sẵn sàng lên tiếng trước trái ngang đời sống.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tăng cường miễn dịch tinh thần

    09/02/2020Peter Pho (PP)Bất giác bắt gặp trên mạng một hình ảnh giống lão, nhưng còn thánh thiện hơn lão vạn lần. Một chàng trai trẻ nhiễm bệnh nằm chăm chú đọc sách trên giường bệnh tại bệnh viện lưu động ở Trung tâm Triển lãm và Hội nghị Quốc tế Vũ Hán...
  • Lãng quên Liệt sĩ, là đang sống vật vờ bên ngoài Tổ quốc

    26/07/2019Nếu lúc nào chúng ta lãng quên những Liệt sĩ của mình, chính là lúc ta đang sống vật vờ bên ngoài Tổ quốc...
  • Tư duy tích cực hay Câu chuyện về Nửa cốc nước đầy

    04/09/2018Chân Từ PhươngCuộc sống ngổn ngang trăm mối khiến chúng ta đôi khi rơi vào trạng thái stress đầy lo âu và phiền muộn. Cần làm gì để có thể vượt qua những khó khăn này? Bài viết dưới đây sẽ cho bạn một chiếc chìa khoá, hoặc ít nhất qua cách nhìn về tư duy tích cực của tác giả, biết đâu bạn sẽ tìm được chiếc chìa khoá mở cánh cửa Bình an và Hạnh phúc cho riêng mình.
  • Sự thanh thản

    08/05/2017Trần Hữu ThăngDanh nhân Reinhold Niebuhr (1892 – 1971) đã có một khái quát đáng kính trọng và cực kỳ thiết thực trong đời sống hàng ngày. Đó là: “Xin Thượng đế hãy ban cho con sự thanh thản để chấp nhận những gì không thể thay đổi được, lòng dũng cảm để thay đổi những gì có thể và sự khôn ngoan để phân biệt hai điều này”...
  • 17 lời khuyên về cuộc sống từ Thiền sư Kodo Sawaki

    07/02/2017Thiền sư Kodo Sawaki. Diệu Liên Lý Thu Linh chuyển ngữThiền sư Sawaki luôn nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc hành thiền hơn là học kinh sách hay tham công án. Một số lời khuyên dạy của Kodo Sawaki được môn sinh tập hợp thành “Gửi bạn”, xin chia sẻ đến bạn đọc suy ngẫm...
  • Sự yên lặng quan trọng cho bộ não hơn là bạn tưởng

    08/07/2016Carolyn Gregoire (Huffington Post)Trong một thế giới ồn ào và gây sao lãng, tìm thấy những khoảng lặng có thể đem lại ích lợi cho cơ thể và não bộ của bạn...
  • Vì sao các văn nghệ sĩ "im hơi lặng tiếng"?

    25/05/2016Hữu Việt (thực hiện)Một tự vấn của nhà văn Văn Chinh về thái độ, tiếng nói của văn nghệ sĩ trước những vấn đề trọng đại của đất nước, tham gia vào diễn đàn ‘Vì sao “văn nghệ sĩ im hơi lặng tiếng”?’.
  • Mình nói gì khi mình nói?

    09/04/2016Nguyễn Vĩnh NguyênIm lặng là thứ rất thiếu. Quen sống với sự thiếu thốn im lặng, riết rồi cái giá trị của im lặng cũng bị bỏ qua. Bạn đến đây và có nhu cầu chia sẻ với tôi về điều đó.
  • Khoảng lặng trong tâm hồn

    02/12/2015Đỗ Hồng NgọcĐọc Kim Dung, thấy có một nhân vật Hoà thượng tên là "Nói Không Được" rất thú vị. Thú vị không vì tính cách của ông mà vì cái tên của ông. Thật ra, trong nguyên bản gọi là Hoà thượng Bất Khả Thuyết. "Bất Khả Thuyết" hay "Nói Không Được" ta đã gặp nhiều khi học Phật, không chỉ là Bất khả thuyết mà còn Bất khả tư nghì, Bất khả đắc, Bất khả thủ, Bất khả...
  • Thiện và Ác trong “Quỷ dữ và nàng Prym” của Paulo Coelho

    23/06/2015Mai LanThiện và Ác là đề tài quen thuộc trong văn học nghệ thuật. Bao câu chuyện cổ tích, bao tác phẩm vĩ đại của nhân loại đã đề cập đến vấn đề này. Paulo Coelho – một nhà văn đương đại của Brasil – cũng viết về con người, về Thiện - Ác qua những tác phẩm của mình. Bài viết dưới đây sẽ tìm hiểu về cuộc đấu tranh giữa Thiện và Ác trong tác phẩm Quỷ dữ và nàng Prym của Paulo Coelho...
  • Quyền im lặng là để bảo vệ người vô tội

    22/06/2015Chân Luận thực hiệnMới đây, thảo luận về BLTTHS (sửa đổi), có đại biểu Quốc hội nói quy định quyền im lặng sẽ làm bó tay CQĐT, khiến tội phạm lộng hành…
  • Sự hình thành trong im lặng của văn hóa

    09/04/2015Nguyễn Trần BạtPhải nói rằng đất nước chúng ta mới mở cửa được 20 năm và không phải lớp người nào cũng nhận được lợi ích từ Văn hóa Việt, vì thế mọi người đều vội vã đi tìm những cái cho mình trong đời sống, và do đó chúng ta nhìn thấy sự vội vã...
  • Đối diện với một “khối im lặng” đáng sợ

    16/02/2015Kim Yến thực hiệnNhà văn, nhà báo, nhà giáo… “ba trong một” cũng chỉ là để chị thỏa sức khám phá con người. Xáp vào lửa, con người đầy trách nhiệm với từng nhịp thở của đời sống nóng bỏng giúp chị phát lộ vẻ đẹp lạ lẫm, âm thầm, dung dị và rất riêng tư của hồn người...
  • Oprah đàm đạo với thiền sư Thích Nhất Hạnh

    19/03/2014Phù Sa chuyển ngữTrên trang nhà Oprah.com, chúng tôi đọc được lời giới thiệu sau đây của Oprah về Thiền sư Nhất Hạnh, người mà cô được đặc cách phỏng vấn vào tháng 9, 2009 tại Nữu Ước, khi thiền sư tới đó hoằng pháp...
  • Tư duy hướng nội của Phật giáo và vai trò của nó trong tư duy của người Việt

    09/03/2014Hoàng Thị ThơTư duy hướng nội của Phật giáo không chỉ là một sản phẩm đặc thù của lịch sử tư duy Ấn Độ, mà còn là một trong những đặc trưng nổi bật của tư duy phương Đông. Thực chất của tư duy hướng nội là sự nhận thức hướng vào trong, để tâm tĩnh lặng và nhờ đó, “thấy được sự vật như chúng tồn tại”. Đó chính là cơ sở của giáo lý giải thoát của Phật giáo. Đồng thời, bài viết chỉ ra rằng, do Việt Nam tiếp thu Phật giáo khá sớm nên sự ảnh hưởng của tư duy hướng nội tới tư duy người Việt trong lịch sử là khá đậm nét và phổ biến...
  • Lợi ích của Thiền

    30/01/2014Đại tá, nhà nghiên cứu Đỗ Kiên CườngKhi môn đồ của một trong những tôn giáo cổ xưa nhất trên trái đất là Phật giáo Thiền tông muốn đạt tới một trạng thái tinh thần cao hơn, họ thường dùng một kỹ thuật đã có từ hơn 5.000 năm trước để biến đổi các trạng thái của ý thức. Đó là thiền định.
  • Trị liệu tâm linh

    29/01/2014Đại tá, nhà nghiên cứu Đỗ Kiên CườngTrị liệu tâm linh là bất cứ phương pháp điều trị nào không dùng các tác nhân vật chất. Nó có nhiều tên gọi khác nhau: trị liệu tâm linh, trị liệu tinh thần, trị liệu niềm tin, trị liệu dị thường, trị liệu (đặt) bàn tay... Khí công, nhân điện, yoga, khí công Bùi Long Thành, dưỡng sinh tâm thể, chữa bệnh qua truyền hình của Kaspirovski hay liệu pháp Dzhuna (Liên Xô) đều có thể xếp vào loại hình này.
  • Bình an là báu vật

    26/11/2012Phạm Thị Sen (thực hiện)Sức mạnh tâm linh mới là vĩnh cửu. Đây là lời kết của bà Sheilu, Giám đốc Học viện Vì một thế giới tốt đẹp hơn, thuộc Trường Đại học Tinh thần Thế giới, trong một buổi nói chuyện chuyên đề “Tỉ phú tâm hồn” tại Trung tâm Các giá trị sống và làm giàu thế giới nội tâm.
  • Im lặng đáng sợ

    02/09/2011Nguyễn Văn TuấnMột trong những nét văn hóa trong các cơ
    quan công quyền ở trong nước là “văn hóa im lặng”. Giới quan chức nói
    chung ít khi nào trả lời email hay thắc mắc của người dân, và càng im
    lặng trước những văn thư của quan chức nước ngoài. Thật khó giải thích
    thái độ im lặng đó, nhưng vấn đề là nó (sự im lặng) có khi gây tổn hại
    đến quốc gia …
  • Tâm linh là gì? Như thế nào? Từ đâu? Tại sao?

    07/03/2009Tinh TiếnTừ e dè, nghi ngại lúc đầu đến nay, sau khoảng một hai thập kỷ, "Tâm linh" trở thành một từ thường xuyên dùng tới trên cửa miệng của nhiều người, có nội dung còn rất "tù mù”, phiếm định, vì vậy chúng ta cần "kiện nghĩa" khái niệm này trong chừng mực bao quát nhất có thể được.
  • Im lặng và hứa suông: Hai căn bệnh cần có thuốc đặc trị

    14/07/2006Hải YếnHiện nay nhân dân là các doanh nghiệp đã và đang bị một bộ phận công chức thoái hóa, biến chất hành hạ đủ kiểu và ngày càng tinh vi. Tại kỳ họp Quốc Hội lần này, vấn đề lại được đưa ra thảo luận và việc giải quyết mối quan hệ giữa các công chứclà nhân dân - doanh nghiệp được gọi vớicái tên là: “Cải thiện quan hệ củacơ quan hành chính với dân”...
  • Sự im lặng tội lỗi

    27/02/2006Nguyễn Quang VinhLâu nay, hoá ra có nhiều sự kiện xảy ra như một vụ án, một hiện tượng tiêu cực bị phanh phui, một chân dung "sếp" bị vạch mặt... khi báo chí đưa tin, nhiều người, rất nhiều người vẫn thường nói với nhau: "Biết mà, thể nào cũng đến ngày ấy, tôi lạ gì chuyện đó...".
  • Im lặng và hứa suông hai căn bệnh cần có thuốc đặc trị

    14/10/2005Hải YếnHiện nay, khi có việc phải đến chốn công đường, người dân nói chung, các doanh nghiệp nói riêng đang ở vị thế "người đi xin", các công chức, quan chức Nhà nước ở vị thế "kẻ có quyền cho". Những "người chủ" là nhân dân đang bị các "công bộc, đầy tớ" sách nhiễu. Vì vậy, gọi là "cải thiện quan hệ của cơ quan hành chính với dân" là không hoàn toàn đúng...
  • Thiền - trong khi đọc sách

    14/08/2003Thiên hạ ai mà vào TTVNonline ai cũng biết đến những con người và cuộc chiến tinh thần đặc sắc. Thiền và Đọc sách tại sao không phối hợp nhau? Trả lời của 1 chuyên gia thiền về vấn đề này như sau...
  • xem toàn bộ