Khi sắp “Tẩu hỏa nhập ma”…

06:44 SA @ Thứ Ba - 17 Tháng Giêng, 2006

Là nhà quản lý, đã bao giờ bạn ngập đầu vì công việc đến mức cảm thấy mình sắp "tẩu hỏa nhập ma"? Chắc là có. Vậy sao bạn không giao bớt việc cho những người cộng sự? Hy vọng bài viết dưới đây được bạn tham khảo và rút ra đôi điều bổ ích.

“Công việc mà ta đang làm không thể gọi là kinh doanh chừng nào tiền không sinh sôi ngay cả khi ta đang ngủ”. Đây là điều cần luôn ghi nhớ. Nếu công việc kinh doanh cứ đeo bám lấy ta như con mọn thì khi đó chắc chắn ta chỉ là vú em hay cùng lắm là một người thợ cả, chưa thể gọi là nhà quản lý. Nhiệm vụ của nhà quản lý là phải sử dụng hiệu quả đội ngũ của mình. Để có thể giao việc cho họ, bạn nên làm từng bước.

1. Rà soát lại công việc. Hầu hết các chủ doanh nghiệp và các nhà quản ]ý hiếm khi dành được thời gian để nhìn lại những việc mình làm hàng ngày, vì thế mà rất khó biết giao việc cho người khác là giao cái gì và bản thân cứ ngập đầu ngập đầu trong núi việc. Nếu lâm vào tình huống đó, xin bạn hãy giải lao vài phút để tĩnh tâm kể ra trong đầu và gạch đầu dòng những việc mình đang ôm đồm.

2. Chọn việc để giao. Khi có được danh mục các việc đó, xin bạn hãy cân nhắc xem việc đó, xem việc nào nhất thiết mình phải nhúng tay vào, việc nào quan trọng nhưng chưa thật cấp thiết có thể tạm gác lại. Sau đó hãy lọc ra những việc có thể và nên giao ngay. Bằng kinh nghiệm của mình, bạn nên cố hình dung người được giao cần có những kỹ năng, kinh nghiệm, phẩm chất gì và cần có điều kiện gì để thực hiện mỗi việc đó.

3. Lựa chọn người thích hợp. Đây chính là bước “dụng nhân như dụng mộc”. Bạn hãy điểm lại, trong số nhân viên của mình, những ai có thể đảm nhiệm các công việc đó. Bạn hãy đánh giá mặt mạnh, mặt yếu của từng người để biết người nào sẽ “vào” việc nào. Nếu có thể, trước khi quyết định, bạn nên tế nhị trao đổi với từng người để xem họ có sẵn sàng đảm nhiệm công việc ấy không. Sẽ tốt hơn nếu bạn đặt vấn đề khéo léosau đó để “đương sự” thấy ngoài mình ra, không ai đảm nhiệm việc ấy tốt hơn và háo hức chờ được “chọn mặt gửi vàng”.

4. Chuẩn bị và giao việc. Trước khi giao, bạn nên chuẩn bị một “Bản mô tả công việc" cho từng người, ngắn gọn và đơn giản thôi. Nhưng phải rõ: Bạn chờ đợi kết qủa đạt được là gì, bao giờ phải xong, xong thì phải bàn giao cho ai… và nên có vài lời gợi ý về cách thức thực hiện, vài lời căn dặn về nhứng sai lầm, vướng mắc cần tránh (đừng quên dặn khi gặp trục trặc nào thì báo cáo, trao đổi với người nào). Khi giao việc nên thể hiện sự trọng thị nhưng nhẹ nhàng, xin chớ nói “việc này dễ ợt” hoặc “tớ quá bận, nên giao cho cậu”… càng giúp người thực hiện hiểu rõ công việc càng tốt. Nếu có tài liệu, hãy chuyển cho họ và đừng quên yêu cầu ký nhận (nếu không, họ dễ làm thất lạc và không còn tâm trí đâu để lo việc). Nếu việc có liên quan đến người khác, nên đặt nhiệm vụ phối hợp cho những người ấy, mời họ cùng dự cuộc trao đổi. Cố nhiên, bên cạnh giao việc phải “giao” thời gian, giao phương tiện và kinh phí (nếu cần).

Cuối cùng, nên dành thời gian theo dõi, kiểm tra, uốn nắn và khích lệ người thực hiện. Nếu quá bận, bạn có thể ủy nhiệm cho ai đó theo dõi, kiểm tra giúp. Còn uốn nắn và khích lệ thì phải là bạn. Chính bạn, với cương vị và uy tín của mình, mới có thể làm tốt điều đó. Chúc bạn thành công.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Phương pháp vận dụng trí tuệ tập thể để giải quyết các vấn đề phức tạp trong công việc

    19/12/2017Chu Thị ThủyPhương pháp này được sử dụng rộng rãi nhất nhằm mục đích thúc đẩy những ý nghĩ có tính sáng tạo. Được phát triển vào năm 1940 bởi ông Alex Osborn. Ông cho rằng bất cứ ai cũng có thể học được cách đưa ra các giải pháp có tính sáng tạo cho những vấn đề phức tạp khác nhau.
  • Doanh nhân phải biết làm việc với người thông minh hơn mình

    02/12/2005Đây là một trong những nguyên tắc vàng mà triệu phú người Mỹ làm ăn ở Thái Lan William E. Heinecke cho rằng một người khởi nghiệp nhất thiết cần phải có...
  • Những điều cốt yếu để tạo ra một nhóm làm việc thực sự

    22/11/2005Tập hợp mọi người hợp tác và làm việc như một nhóm không phải là một điều dễ dàng như bạn có thể cảm thấy. Một loạt các nhân tố thường chống lại những nhà quản lý cố gắng theo đuổi mục đích này.
  • Xây dựng mục tiêu cho nhân viên

    19/11/2005Nhất NguyênXác định mục tiêu cho nhân viên là một công việc quan trọng và cần thiết trong quản trị nguồn nhân lực, nhằm định hướng cho nhân viên đi theo đúng mục tiêu phát triển chung của doanh nghiệp đồng thời khai thác có hiệu quả những nỗ lực của họ, giúp họ có động cơ khi làm việc...
  • Cảnh sát thời gian

    27/10/2005Nguyễn BìnhĐể giúp bạn ngăn chặn và tiêu diệt “Những kẻ đánh cắp thời gian”, xin nêu tiếp về những “Cảnh sát thời gian”...
  • Chế độ kiểm soát nội bộ trong công ty

    24/10/2005Nguyễn Ngọc BíchNhững sai phạm trong Tổng công ty Dầu khí (PetroVietnam) và Công ty Điện lực TPHCM sở dĩ diễn ra - như được giải thích - là do sự lơi lỏng trong quản lý tại các nơi đó. Các cơ quan nhà nước luôn luôn đặt nặng vấn đề quản lý, vậy tại sao các chuyện kia lại xảy ra?
  • Những kẻ đánh cắp thời gian

    21/10/2005Nguyễn BìnhÝ tưởng về quản lý thời gian đã có từ cách nay hơn 100 năm. Tuy nhiên thuật ngữ “quản lý thời gian“ đã tạo cho ta hiểu sai về việc mà một người có thể làm được. Thời gian là không thể quản lý được, chúng ta chỉ có thể quản lý bản thân và thời gian ta sử dụng. Như vậy quản lý thời gian và thực chất là quản lý bản thân chúng ta...
  • 5 sai lầm lớn của sếp mới

    25/09/2005Sáng kiến, kỹ năng, và sự cống hiến có thể là những lý do mà bạn được thăng chức quản lý. Tuy nhiên, những phẩm chất đó chưa chắc đã đảm bảo rằng bạn sẽ là một nhà quản lý giỏi. Bất kỳ một nhà quản lý mới nào cũng có thể mắc phải một số sai lầm nhất định. Nicole Morgenstern, chuyên gia tư vấn của Hiệp hội Quản lý Mỹ, đã khẳng định như vậy trong một bài viết đăng trên tờ nhật báo Wall Street Journal (Mỹ)
  • Kỹ năng quản lý

    27/07/2005Trương Thị Quỳnh TrangLàm thế nào chúng ta có thể nhận ra một nhà quản lý tài năng trong đám đông? Hãy nhìn vào một khung cảnh hỗn loạn, bạn sẽ thấy nhà quản lý tài năng chính là người nổi bật lên trên sự hỗn loạn và lập lại trật tự vốn có. Họ dường như được sinh ra trong những tình huống khủng hoảng nhất và khắc chế được sự khủng hoảng đó. Bởi vì bẩm sinh họ đã thích được thử thách và cảm thấy rất hưng phấn khi chiến thắng. ...
  • Lớn - nhỏ hay quan trọng - khẩn cấp?

    02/07/2005Trong điều hành doanh nghiệp, các nhà quản lý phải thường xuyên đối mặt với nhiều công việc phát sinh hàng ngày. Một cách tự nhiên, người ta thường chia chúng thành "việc lớn" và "việc nhỏ".
  • Môi trường làm việc năng suất và thoải mái

    02/07/2005Nếu bạn phải dành nhiều thời giờ để làm việc, bạn có thể khiến cho công việc của bạn trở nên hấp dẫn và lôi cuốn bạn hơn. Điều này sẽ giúp bạn dễ dàng hơn khi bắt đầu công việc và bạn sẽ không phải làm những điều vô ích để kết thúc công việc.
  • xem toàn bộ