Lãnh đủ nếu cứ rập khuôn

05:30 CH @ Thứ Tư - 15 Tháng Mười Một, 2006

Ngày7/11, lễ kết nạp Việt Nam ra nhập WTO đã được tiến hành tại Geneve (Thụy Sĩ). Tiếp cận sự kiện này dưới góc độ sửhọc, ĐBQH Dương TrungQuốc đã có cuộc trao đổi...

Đã lấy được vợ

Thưa ông, theo con mắt nghề nghiệp của mình, ông nghĩ gì về việc Việt Nam được chính thức ra nhập WTO?

Tốt quá đi chứ! Việt Nam ra nhập WTOtheo tôi được ví như người đàn ông đã lấy được vợ vậy. Việc lấy vợ là việc thường tình. Không lấy vợ là việc không bình thường. Ta sắp là nướcthứ 150 gia nhập tổ chức này, có nghĩa là thiên hạ đã thành giathất từ lâu, không lẽ gì ta đứng ngoài ở vậy. Hàng xóm láng giềng với nước ta, to như TrungQuốc, hay nhỏ như Campughia họ cũng vào từ nhiều năm rồi. TrungQuốc mất 15 năm thương thảo (được coi là kỷ lục tốn thời gian). Campuchia thì thoắt một cái là vào. Còn ta, bắt đầu dạm ngõ từ 1994 thì đến nay cũng tròn một giáp.

Theo ông, tại saocó sự khác biệt đến như vậy? Việt Nam chật vật làdo đâu?

Đi sâu vào nguyên nhân thì phải hỏi các vị bên Bộ Thương mại. Nóichung biết bao nhiêu là thủ tục rườm rà và phải qua bao nhiêu đối tác, kẻ thân người sọ, kẻ khó, ngườidễ nên đến sát nút mới hoàn thành thủ tục.

Nhưng theo tôi, vấn đề còn ở chỗ, ví như nước Trung Hoa tuy khổng lồ về vóc dáng lại đầy tiềm năng của một quốc gia có bể dày truyền thống, nhưng khi gia nhậpWTO, cánh muốn gây sự thì lại coi là "chưa trưởng thành". Họ lấy tiêu chí là "chưa có kinh tế thị trường" mặc dù khi nước Mỹ chưalập được thì người TrungHoa đã tung hoành buôn bán khắp thế giới. Tuy nhiên, thể chế chính trị của Trung Quốc một thời đã coi tư bản và kinh tế thị trường là xấu xa nêntuy có mấy thập kỷ cải cách chấp nhận kinh tế thị trường mà vẫn bị thiên hạ coi là "vị thành niên". Rồi đại loại luôn bị kiếm cỡ là Nhà nước bảo trợ, nhất là với nông dân hay các ngành xuất khẩu để áp đặt thuế chống phá giá.

Viết Nam cũng như vậy. Dù chưa được vào WTO nhưng lúc nào chúng ta cũng phảitìm cách chứng minh là mình có thị trườngrồi và phải gồng mình theo kiện với cái chiêu "chống phá giá" của họ. Nhớ lại một thời, có người cứ nghĩ vào WTO như vào hang ổ của chủ nghĩa tư bản đầy cạm bẫy "diễn biến hoà bình" vậy. Giống như anh quá lứa đi kiếmvợ, lúc nào cũng cảnh giác sợ nó lừa mình, sợ nó đào mỏ của mình mặcdù mình cũng thuộc loại kiết xác. Dần dấn mới vỡ ra là không vào là không được. Càng quá lứa càng bị thách cao, càng phải chịu nhún...

Độ chênh trên quả cầu phẳng

Vậy triển vọngvới ta saukhi vào WTO sẽ ra sao?

Ngẫm người mà nghĩ đến ta nên cứ quan sát cái anh khổng lồ đã "đồng chủng đồng văn" lại đồng hệ tư tưởng và gần ta nhất là TrungQuốc. Chỉ mới 5 năm sau khi gia nhập vào WTO, Trung Quốc đã phát triển nhanh đến nỗi làm thiên hạ "lác mắc", và chính Trung Quốc cũng giật mình tìm cách điều chỉnh tốc độ sợ quá đà (phân hoá giàu nghèo, thất nghiếp, ô nhiễm môi trường, tham nhũng cùng tệ nạnxã hội...).

Ta chưa vào nhưng phát triển mạnh mẽ không kém kể từ sau Đổi mới, mà nếu tính chi ly thì mới chưa được hai thập kỷ. Đến nay, trong nhiều năm liên tục, Việt Nam đạt chỉ số tăng trưởng GDPChâuÁ chỉ đứng sau TrungQuốc.

Khi đã nhập WTO, liệu kịch bản của ta có diễn ragiống như TrungQuốckhông? Ta có nên học hỏi họ không?

Xét về quy luật thì hình như có giống trên nhiều phương diện.Do vậy quan sát và học hỏi TrungQuốc là rất nên, khi họ đã có 5 năm thể nghiêm và kết quả tuy còn trung dung giữa "cơ hội và thách thức nhưng nhiều bài học bổ ích ta cần phải thuộc. Nhưng khi làm thì lườn phải nhở đến những bài học của quá khứ rằng nếu cứ rập khuôn thì lãnh đủ.

Trước hết, phải xác định mình là nước không (hay chưa) lớn. Có những xuất phátđiểm rất đặc thù. Ví như, ở Trung Quốc việc buôn bán phát triển từ rất sớm, đã có tầng lớp doanh nhân tầm cỡ đại gia từ lâu...Còn ở ta thì suốt thời quân chủ, thuộc địa của Pháp tới khi hòa bình, việc buôn bán vẫn chưa phát triển, chủ yếu vẫn "trong lũy tre làng”. Sang thời kỳ đổi mới, chúng ta đã thay đổi mạnh mẽ nhưng dùng các di sản lịch sử, bước vào hội nhập với thị trường thế giới ta phải vất vả hơn nhiều. Doanh nhân bỡ ngỡ là một việc, nhưng đáng lo hơn lại chính là từ phía các nhà quản lý, các văn bản pháp luật và quan trọng nhất là con người...

Nhưvậy, có nghĩa là ta chỉ có những di sản không thuận với cuộc hội nhập?

Không hẳn là như vậy, ta có một bài học lởn và rất sâu sắc. Trong con mắt của người làm sử dân tộc ta có 3 cuộc hội nhập lớn. Thứ nhất, khi ta bị hội nhập với Trung Quốc. Hơn một thiên niên kỷ Bắc thuộc và một thiên niên kỷ ta thì chủ nhưng luôn phải đối phó với phương Bắc đã giúp ta tạo nên bản lĩnh vừa biết tiếp nhận cái hay của thiên hạ lại vừa giữ được độc lập. Cùng bản sắc văn hoá riêng, đến đầu thế kỷ XX, ta đã mất nước vào tay Pháp nhưng trong con mắt những trí thức yêu nước canh tân thì coi đó là cuộc hội nhập với một thế giới mới, thế giới "ngoài Trung Hoa" nên chọn cách học Tây để đánh Tây. Do vậy mà Việt Nam trở thành Quốc gia ăn đũa lại nói tiếng Pháp. Các cụ bèn phát động cuộc Duy Tân, lấy giáo dục khởi động công cuộc "khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh" và lấy nguyên lý "thực học và thực nghiệp" làm phương châm hành động. Các cụ xem xét lại mọi giá trị cũ, dám từ bỏ nhiều giá trị tường như quốc hồn quốc túy để mong theo kịp thiên hạ...Vì vậy, theo tôi cái phương châm "thực hoá và thực nghiệp" rất hợp với cuộc hội nhập lần này.

Trả lời câu hỏi của bạn theo tôi các phương châm "thực học và thực nghiệp" rất hợp với cuộc hội nhập vô cùng to lớn của thế kỷ XXInày. Hội nhập đến mức cái quả địa cầu bị phẳng như cách nghĩ thời thượng ngày nay- một thế giới phẳng. Nhưng phẳng đến mấy thì vẫn có độ chênh, nhận thức được độ chênh mới là quan trọng để biết mình biết người...

Vậy theoông, cái gì đáng ngại nhất đốivới người Việt Nam trong cuộc hội nhập này?

Đó là cái thói "bình chân như vại" , "nước đến chân mới nhảy"!

Xin cảmơn ông!

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tác động và những thách thức khi vào WTO

    24/09/2006Lê Thành ÝLà một tổ chức thương mại lớn nhất hành tinh, WTO gồm 148 quốc gia, chiếm 85% tổng thương mại hàng hoá và chừng 90% thương mại dịch vụ toàn cầu. Hội nhậpkinh tế quốc tế và gia nhập WTO mang lại nhiều cơ hội nhưng đồng thời cũng có nhiều khó khăn, thách thức...
  • WTO được & mất

    08/07/2006Cao TrangChúng ta đã nỗ lực rất lớn để đi đến một thỏa thuận trong đối tượng công bằng đáp ứng lợi ích lâu dài cho cả Việt Nam và Mỹ. TrungQuốc đã mất 14 năm đàm phán mới chính thức trở thành hội viên của WTO, Việt Nam cũng mất gần một... con giáp để được ghi tên vào danh sách "vàng". Liệu đây có phải là một bài toán quá khó cho nền kinh tếViệt Nam?
  • Lại bàn về WTO

    14/06/2006Vũ Khoan, Phó thủ tướng Chính phủGần đây, dư luận nước ta lại nóng lên xung quanh việc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Điều đó cũng dễ hiểu vì với việc kết thúc đàm phán song phương và tuần trước vừa ký thỏa thuận về việc này với Hoa Kỳ - đối tác cuối cùng trong số 28 đối tác yêu cầu đàm phán - khả năng Việt Nam gia nhập WTO không còn xa và nền kinh tế nước ta sắp hội nhập đầy đủ vào nền kinh tế thế giới...
  • Gia nhập WTO, doanh nhân quyết tâm xung trận

    12/06/2006TS. Lê Đăng DoanhChúng ta đang học được rất nhiều khi phân tích thất bại chứ học được rất ít từ những lời tụng ca. Cuộc chiến đấu này không có chỗ cho những người được nuông chiều, quen được ưu đãi, quen được bảo hộ hay kiếm lợi bằng những mối quan hệ bất chính, sống trong những nhà kính được che chắn, không chịu được gió bão...
  • Gia nhập WTO, cần tránh một cơn bão Chanchu

    31/05/2006TS. Lê Đăng Doanh9g sáng chủ nhật 28-5-2006 tại phòng phát sóng trực tiếp của Đài Tiếng nói VN (Hà Nội), ba diễn giả tham gia diễn đàn về chủ đề “Gia nhập WTO và các doanh nghiệp vừa và nhỏ VN” đã nói về cơ hội và thách thức của các doanh nghiệp vừa và nhỏ VN khi gia nhập WTO.
  • Đã sẵn sàng ra “biển” WTO?

    23/05/2006Nguyễn Ngọc BíchKhông bao lâu nữa chúng ta sẽ gia nhập vào Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Hiện nay hoạt động kinh tế của chúng ta giống như mình đang ở trên sông, vào WTO chúng ta ra biển. Chúng ta đã sẵn sàng chưa?
  • WTO - Bao nhiêu “nhà” là đủ

    15/05/2006GS. Võ Tòng XuânMột loạt cơ hội trước mắt sẽ dâng đến cho mọi người Việt Nam làm giàu, với một điều kiện tiên quyết: có khả năng cạnh tranh cao và lành mạnh. Việc này đòi hỏi từng nhà quản lý ở từng cơ sở, từng ban ngành trong mọi lĩnh vực kinh tế, phải biết người biết ta và biết nâng cao trình độ và khả năng cạnh tranh của mình để không bị thua trên sân nhà mình...
  • Cái giá của việc "lỡ tàu" WTO

    25/12/2005Việt LâmChúng ta không vào WTO bằng mọi giá nhưng cái giá ở đó là gì không thấy ai nói đến. Và cũng chưa ai trả lời xác đáng câu hỏi: VN phải trả giá như thế nào nếu tiếp tục chậm chân...
  • Những khó khăn khi gia nhập WTO

    22/07/2005Đặng Hồng QuangViệt Nam cần khẳng định quyết tâm tham gia một sân chơi bình đẳng, tôn trọng lợi ích của các quốc gia khác, đặc biệt là với các đối tác có tiềm năng xung đột cạnh tranh nhưng đồng thời phải thuyết phục để họ hiểu thực trạng kinh tế Việt Nam và có những nhân nhượng thỏa đáng...
  • xem toàn bộ