Liên minh sai lầm: Ngô Đình Diệm, Mỹ và số phận Nam Việt Nam

08:03 CH @ Thứ Ba - 17 Tháng Năm, 2016

Một công trình quan trọng của vị giáo sư lịch sử người Mỹ Edward Miller vừa được dịch và ấn hành tại Việt Nam nhân dịp 30-4 năm 2016...

Sách do NXB Chính Trị Quốc Gia tổ chức dịch và ấn hành Ảnh: L.Điền
Giá bìa: 185.000 VNĐ

Đăng ký mua theo mobile:0903. 205. 306hoặc 
inbox theo 

:facebook.com/MinhChungTa

Liên minh sai lầm: Ngô Đình Diệm, Mỹ và số phận Nam Việt Nam (Misalliance: Ngo Dinh Diem, the United State, and the fate of South Vietnam) mở thêm một hướng mới trong lĩnh vực nghiên cứu sự tồn tại, phát triển và thất bại của chính thể Việt Nam cộng hòa dưới thời ông Ngô Đình Diệm.

Sách mang lại cho người đọc cảm giác tác giả đã thông hiểu tường tận những yếu tố quan trọng làm nên nền đệ nhất cộng hòa ở Nam Việt Nam - đó là một liên minh mà theo ông, đã làm nên “số phận” của Việt Nam cộng hòa.

Edward Miller tiếp cận câu chuyện về số phận Nam Việt Nam theo tư liệu của những người trong cuộc để nắm được mạch chảy chính của xã hội miền Nam Việt Nam lúc bấy giờ. Ở bình diện phong trào cách mạng và các cuộc vận động xã hội, Edward Miller tỏ ra am hiểu về văn hóa, con người Việt Nam đủ sâu sắc để có những kiến giải riêng. Như đề xuất “những cuộc lưu chuyển dân cư giai đoạn 1954-1955 cần được hiểu theo “văn hóa di chuyển” mà từ lâu đã rất phổ biến ở miền Bắc Việt Nam” là rất đáng lưu ý.

Văn phong giản dị và ngồn ngộn tình tiết thú vị ở quyển sách này chắc chắn sẽ cuốn hút bạn đọc quan tâm. Như khi đề cập đến một trong các mấu chốt dẫn đến việc tan rã liên minh giữa chính quyền Ngô Đình Diệm với Mỹ là biểu hiện của họ Ngô muốn “bắt tay với những người cộng sản”, Edward Miller đã có hẳn một câu chuyện ông ghi nhận được tại tư gia của nhà ngoại giao Ramchundur Goburdhun vào năm 1963, khi ông Ngô Đình Nhu gặp “một đại diện của cộng sản... túi áo ngực của người đàn ông có miếng vải in hình ngôi sao vàng trên nền đỏ - lá cờ của Việt Nam Dân chủ cộng hòa”. Đây có thể là giọt nước tràn ly gây đổ vỡ liên minh Mỹ - Việt lúc 
bấy giờ.

- "Một đóng góp to lớn để chúng ta hiểu thêm về sự can thiệp lầm lạc của Mỹ tại Việt Nam. Những cuốn sách tuyệt vời nâng cao kiến thức cũng như tranh luận lịch sử, và đây chính xác là điều mà Miller đã đạt được. "Liên minh sai lầm" có thể dễ dàng trở thành cuốn sách mới hay nhất của năm".
(Larry Berman, tác giả cuốn Perfect Spy: The Incredible Double Life of Pham Xuan An, TIME Magazine Reporter and Vietnamese Communist Agent)


- "Miller bác bỏ những giải thích đơn giản và có tính đảng phái đã thống trị các tường thuật trước đây về quan hệ đối tác Mỹ - Việt Nam. "Liên minh sai lầm" không chỉ là một bước tiến hóa trong hiểu biết của chúng ta về Ngô Đình Diệm và mối quan hệ Mỹ - Việt, mà sẽ còn làm thay đổi cơ bản phương hướng nghiên cứu học thuật về chiến tranh ở Việt Nam."
(Keith Weller Taylor, tác giả cuốn The Birth of Vietnam)


Giáo sư Edward Miller đã dành nhiều thời gian đến Việt Nam để nghiên cứu. Ông học tiếng Việt từ năm 1995, bản gốc sách này được Đại học Harvard xuất bản từ năm 2013. Bản dịch tiếng Việt có độ tin cậy học thuật cao khi với 440 trang nội dung đã có 103 trang chú thích.

Ngoài cuốn Liên minh sai lầm, ông còn là tác giả của cuốn Chiến tranh Việt Nam: Tuyển tập tài liệu(xuất bản năm 2016), cũng như nhiều bài báo và chương sách khác viết về chiến tranh Việt Nam.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Kỳ tích sau chiến tranh

    06/08/2015Trần Trọng ThứcHậu bán thế kỷ 20 nhân loại chứng kiến sự thần kỳ từ ba quốc gia vươn lên trong đổ nát sau chiến tranh. Chỉ 15 năm sau ngày Thế chiến thứ 2 kết thúc, dân tộc Đức đã đi một bước dài trên con đường hồi sinh bằng ý chí của người bại trận...
  • Nguồn gốc của chiến tranh

    22/04/2016Hoàng LanTại sao con người lại gây ra chiến tranh? Đúng hơn là tại sao con người luôn gây ra chiến tranh? Phát hiện những dấu vết cổ nhất về chiến tranh trong khảo cổ và phân tích nhân chủng học có thể giúp chúng ta hiếu rõ hơn về các cuộc giao tranh thời hiện đại...
  • Quan hệ Việt - Mỹ từ chiến tranh tới bình thường hóa

    28/04/2016Đoan TrangỞ những ngày đầu của Việt Nam thống nhất, lệnh cấm vận của Mỹ đã phong tỏa mọi quan hệ quốc tế của Việt Nam. Nhưng cũng trong giai đoạn khó khăn đó, mầm hòa hợp với thế giới vẫn được ươm bởi những người Mỹ và cả những người Việt từ bên ngoài.
  • Lịch sử và chiến tranh

    30/04/2014Nguyễn Hiến Lê dịchChiến tranh là một trong những sự thực lịch sử thời nào cũng xảy ra, khi loài người bắt đầu văn minh nó đã không bớt, mà khi chế độ dân chủ xuất hiện, nó cũng không giảm. Trong 3421 năm gần đây chỉ có 268 năm là không có chiến tranh. Chúng ta đã chấp nhận rằng chiến tranh là hình thức phát triển nhất của sự ganh đua, sự đào thải tự nhiên...
  • Nghĩ lại về chiến tranh

    01/09/2011Hiếu Tân (dịch)Thế giới ngày nay không bạo lực hơn trước, nhưng chiến tranh khắc nghiệt hơn với dân thường…
  • Loài người - Chiến tranh & Nỗi niềm

    14/05/2010Nguyễn Tất ThịnhChúng ta từng học, từng biết qua lịch sử hay rất nhiều các cuốn tiểu thuyết về chiến tranh xưa nay…Vậy thực ra Tại sao Loài người lại có chiến tranh và luôn có nguy cơ xảy ra điều đó đến mức các chính khách – xưa Napoleon, nay như Putin, Hồ Cẩm Đào từng hát biểu…và cũng là học thuyết của rất nhiều nước…rằng : muốn Hòa Bình phải chuẩn bị kĩ cho chiến tranh
  • Những bài học chiến tranh

    28/04/20108.000 tấn bom Mỹ ném xuống Miền Bắc Việt Nam, giết hại gần 1 triệu người, cuộc chiến của Mỹ tại Việt Nam thật thảm khốc và ác liệt, biết bao người con ra đi không trở về, biết bao ngôi làng bị tàn phá và biết bao trẻ em sinh ra bị dị tật… Tuy chiến tranh đã qua đi, và chúng ta cần từng bước khắc phục những hậu quả, hàn gắn những vết thương lòng và xây dựng Việt Nam anh dũng năm xưa thành Việt Nam phát triển trong tương lai.
  • Chiến tranh và phản chiến

    03/08/2009Tháng 4, tháng 5 - tháng của mùa hạ rực lửa - lửa thiên nhiên và với Việt nam là lửa của những trận chiến lớn: tháng 4-1968 chiến dịch Khe Sanh, 30-4-1975 Tổng tiến công đại thắng Sài Gòn (tp.HCM), 7-5-1954 chiến thắng Điện Biên Phủ, 9-5-1945 kết thúc những tháng năm ác liệt của Chiến tranh thế giới thứ hai. Nhân dịp thời gian của những chiến dịch lớn này, chúngta.com muốn bàn về một đề tài của mọi con người, mọi dân tộc, là vấn đề sống còn của nhân loại. Thiết nghĩ đề tài này luôn nóng hổi tính thời sự với chúng ta, bởi vì: muốn sống hòa bình phải biết nhận diện và xa rời chiến tranh...
  • Chiến tranh

    23/04/2009Henri BénacChiến tranh là một chủ đề thường xuyên được đề cập tới đến nỗi người ta đã khẳng định rằng chiến tranh là khởi nguồn của tất các nền văn học. Chiến tranh cũng được minh hoạ rất nhiều bằng hội hoạ, điêu khắc, âm nhạc, ca hát, điện ảnh (đặc biệt số lượng rất nhiều những phim được gọi là phim "chiến tranh" nhưng cũng là phim "về Chiến tranh" : x. Nhà Độc tài, Ngày dài nhất, Ngày tận thế)
  • Chiến tranh - Hệ quả & hệ lụy

    18/04/2009Nguyễn Tất ThịnhXã hội loài người liên miên trong thế kỉ nào cũng có ít nhất vài cuộc chiến tranh với bên trong hay bên ngoài, qui mô lớn hay nhỏ… như là một định mệnh của xã hội Loài người vậy!
  • xem toàn bộ