Liệu chết có thực kết thúc?

04:45 CH @ Thứ Năm - 15 Tháng Ba, 2018

Quận 10 và quận 5 cách nhau bao xa? Vậy mà nhiều lúc tôi ngỡ như chúng xa ngái như hai đất nước ở hai bờ Đại Tây Dương...

Tôi chưa đặt chân về nhà nội cũng hơn mười năm kể từ ngày bà mất, khi ấy tôi mới vừa tốt nghiệp đại học được hai tháng. Có những ngày thảnh thơi, bước ra ngoài ban công nhìn xuống dòng người như kiến bên dưới, tôi vẫn không lý giải được vì sao nhiều năm qua đi tôi vẫn không đặt chân về nhà nội. Và ngày càng không có lý do để bước chân qua nhà.

Nội và tôi, hay ba mẹ, không có hục hặc gì cả. Điều duy nhất tôi có thể lý giải cho việc không ghé thăm là vì bà đã mất. Giờ tôi vẫn giữ thói quen uống sữa đậu nành nóng mỗi sáng, lâu lâu tự thưởng cho mình một lòng đỏ trứng gà như bà vẫn hay làm cho tôi hồi còn bé.

Trong ký ức của tôi, bà dậy rất sớm, cùng với chú nấu sữa đậu nành, đẩy xe đẩy ra đầu hẻm bày hàng từ lúc người người chưa thức. Tôi chấp tay sau lưng, đủng đa đủng đỉnh ra chỗ bà bán chơi và lúc nào cũng được thưởng cho ly sữa đậu nành lòng đỏ hột gà nóng hổi.

Minh họa từ Internet

Tôi không còn nhớ vị những món ăn nghe kể là món tủ của bà như giò heo nấu giấm đỏ, gà hầm thuốc bắc hay súp tóc tiên. Những gì còn sót lại trong ngăn tủ quá khứ là sự sợ hãi mỗi khi ăn món gà hầm thuốc bắc.

Những ngày cuối tuần về nhà nội, tôi đều nhắm mắt nhắm mũi uống một ngụm, ngậm riết trong họng và nhả từ từ hầu mong nước hầm gà bớt đắng. Nội tôi gì cũng tự làm, đi mua nguyên liệu về làm đủ món ăn cho đến tự tay thắt giấy thành những đài sen, tháp ngà rất đẹp để cúng tổ tiên.

Nơi thần bí nhất của tôi là giường nội và khoảnh giếng trời trên lầu (đó là một khoảng như cửa sổ với các song sắt nằm ngang, trên nền đất), nơi tôi có thể lén nhìn xuống lầu, theo dõi mọi hành động của bà trong bếp.

Chốn thứ hai mà tôi để mắt nhiều dù chưa từng đến gần đó là chiếc giường. Giường của bà đơn giản, đóng từ gỗ, bày một ít đồ đạc bình thường. Tôi rất thích chiếc gối tráng men, có hoa văn màu xanh dương, hình chữ nhật. Không hiểu sao bà có thể gối đầu lên chiếc gối cứng như thế nhỉ? Còn về chuyện bà cháu đi chơi với nhau, tôi chỉ nhớ vài lần bà dẫn tôi đi chùa gần nhà, lễ bái và ngắm rùa.

Từ nhỏ đến từng tuổi này, lần bị ăn roi duy nhất là khi còn ở nhà nội, tầm 3-4 tuổi. Tôi không nhớ rõ sự thể xảy ra, chỉ mang máng nhớ rằng vì tranh đồ chơi với anh họ (cùng tuổi nhưng lớn tháng hơn) mà bị bà mắng.

Lúc đó, mẹ tôi giận tím mặt, vì sự hờn giận của người lớn mà tôi lãnh đạn. Mẹ đánh tôi. Chuyện tiếp sau đó là tôi cùng ba ngủ ngoài ván trong phòng khách. Sau đó ba mẹ đem tôi rời đi, ra ở nhà thuê, lúc đó tôi 5 tuổi.

Mỗi lần về nội, mọi thứ diễn ra vô cùng khách sáo, lắm lúc tôi ngỡ mình như khách đến chơi nhà. Bà lấy bánh trong thùng, khui nước ngọt cho tôi, nói qua nói lại vài câu rồi thôi. Sau khi bà mất, tôi cảm thấy không còn lý do để về nhà nội, chỉ đúng ngày đúng tháng ra chùa thắp nhang do tro cốt đặt ở đó.

Bà mất, mấy chú và cô tranh nhau ngôi nhà, người đòi bán, kẻ chỉ muốn chiếm trọn. Vợ các chú và con cái khăn gói về nhà mẹ đẻ, trong khi các chú ở lại để giữ phần. Cửa nhà lúc nào cũng đóng im ỉm, không cài chuông, hễ muốn thì phải gọi điện thoại di động cho ai đó để mở giúp.

Nhà vệ sinh cũng được làm thêm để tránh việc mếch lòng nhau. Mới đây, tôi đi ăn cưới em họ mà cứ ngỡ như cuộc tái họp gia đình thất lạc mấy chục năm trời và tôi hầu như không nhớ nổi tên của mấy đứa em.

Không hiểu sao tôi luôn có cảm giác, nội mất, mọi quan hệ cứ như bị xóa sạch. Thứ còn lại chỉ là lợi ích cá nhân. Nhiều lúc đi ngang qua hẻm nhà nội, cũng chỉ chạy chậm chút rồi lướt qua.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Văn minh đô thị vẫn là câu chuyện dài

    18/08/2018Thượng TùngMặc dù không mới nhưng văn minh đô thị cũng chưa bao giờ được xem là câu chuyện cũ. Bởi xây dựng văn minh đô thị là một tiến trình dài, đòi hỏi sự kế thừa và phát huy liên tục từ thế hệ này sang thế hệ khác. Ở đâu có đô thị, ở đó có văn minh...
  • Đô thị - thiên đường hay nấm mồ của nhân loại

    31/01/2018Hân HươngDân Đô thị xài năng lượng nhiều hơn nông thôn - các thành phố ngốn tài nguyên hơn bất cứ một loại định cư nào...
  • Văn hóa và đô thị hóa

    27/03/2016GS. Tương LaiPhải huy động ở mức cao nhất sức mạnh văn hóa, xác định rõ văn hóa vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự nghiệp phát triển đất nước. Bằng sức mạnh văn hóa ấy mà đến với thế giới, mà hội nhập quốc tế...
  • Công nghiệp hóa = Đô thị hóa?

    30/03/2015Nguyễn Bỉnh QuânMười năm tăng tốc phát triển liên tục. GDP trên đầu người tiến tới sát mức 1000 USD cái ngưỡng mà nhiều chuyên gia dự báo sẽ xuất hiện những vần đề nan giải mới, sẽ bộc lộ các khía cạnh không bền vững do tăng trưởng quá nóng. Một trong các biểu hiện rõ nhất là vấn đề của các đô thị...
  • Hồn đô thị

    02/02/2011Kiến trúc sư Nguyễn Hữu TháiRồi tới Paris- thủ đô của nước Pháp, tôi nghĩ rằng người ta đã thực sự khôn ngoan khi giữ gìn nguyên vẹn một thành phố cổ giàu bản sắc văn hoá lịch sử vào bậc nhất châu Âu. Một việc làm sáng suốt là Paris đã quyết tâm bảo tồn vốn cổ và đẩy xa khu phố cao tầng “ La Défense”...
  • Ký ức chính là một phần của lịch sử

    06/12/2010Nhà sử học Dương Trung QuốcNếu phải tìm một cái mốc thì có lẽ có một tác động nào đó từ cuốn tự truyện của nghệ sĩ Lê Vân. Cách suy nghĩ của một người đã đụng chạm đến quan điểm của nhiều nguời, nhất là về những vấn đề chung như đạo lý, lối sống...
  • Di tích bị sức ép đô thị

    16/06/2010Mai Thi - Minh NgọcPhố cổ từng chịu chung nỗi mất mát, thiệt thòi gắn liền với những biến động của đất nước. Đến nay, tiếp tục "sống" trong lòng đô thị mới, phố cổ đang "vấp" phải muôn vàn khó khăn trước hành trình bảo tồn và phát triển. Đã có không ít nỗ lực cho bài toán này, nhưng từ nỗ lực tới kết quả là một chặng dài cần cùng nhau chia sẻ và nhất là phải kịp thời khắc phục…
  • Tết của Ký ức và Hiện tại

    08/02/2010Những ngày cuối năm, bên ngoài đang là không khí rét mướt của mùa đông, là những bước đi dồn đuổi của thời gian, là những con đường Hà Nội trải dài trong dòng người chật chội, là những dáng vẻ tất bật, lo toan trên từng gương mặt... Thế nhưng, khi chân vào những ngôi nhà chúng tôi lại cảm thấy lòng mình như chưa bao giờ ấm áp hơn thế.
  • Tiếng thở dài giữa đô thị

    16/08/2009Phương HoaMỗi ngày mở các trang báo, đều thấy cả nước hầm hập bởi thông tin về ô nhiễm môi trường. Nào là những dòng sông chết, nào là những chất thải hủy hoại môi trường sống... Rồi ao hồ, đồng ruộng bị san lấp dành cho các dự án nhà ở, khu đô thị, khu công nghiệp...
  • Nữ sinh và văn học đô thị

    24/04/2009Trần Hoàng HoàngCó người đã chê văn học Việt Nam chưa phản ánh được nhịp sống đô thị. Không hẳn vậy, thân phận nữ sinh đô thị Việt Nam trong văn học chí ít đã phản ánh nhịp sống ấy, hoặc ngược lại. Có thể thấy xã hội đô thị Việt Nam mỗi thời kỳ qua thân phận các thế hệ nữ sinh trên các trang văn.
  • Đô thị, con người và văn học

    18/01/2009Huỳnh Như PhươngĐô thị đang mở rộng và phát triển dần đến "đại đô thị" và "siêu đô thị", còn con người thì ngày càng thu nhỏ và khép kín lại. Văn học có thể làm gì để con người hòa giải với đô thị, hay ít nhất, không cảm thấy đối nghịch với nó?
  • Cú va đập văn hóa của đô thị

    28/10/2008Minh QuangViệc chuyển từ một xã hội thuần nông, tiền công nghiệp, hay công nghiệp có trình độ thấp sang xã hội công nghiệp đô thị hiện đại, chắc chắn sẽ tạo ra những biến chuyển xã hội nhanh chóng và mạnh mẽ.
  • Chuyện dài đô thị và nông thôn

    21/10/2008GS. Tương LaiLiệu có người dân thành phố nào không có một gốc gác nông thôn? Người Hà Nội cũng vậy thôi. Chuẩn bị kỷ niệm 1000 năm Thăng Long, đã có nhiều công trình nghiên cứu Hà Nội miêu tả và phân tích kỹ về những dấu ấn của làng quê trên gương mặt phố phường Hà Nội, tưởng chẳng phải nói thêm...
  • Bàn về các yếu tố thẩm mỹ trong kiến trúc đô thị

    04/05/2007Lương Bửu HoàngKhi đi tìm những bước đầu tiên của kiến trúc, có lẽ trước hết chúng ta thường liên tưởng đến những câu chuyện mang dấu vết của cái hang, cái lều, cái nhà, thành lũy... Những hình thức đó đáp ứng nhu cầu thiết thực của đời sống hàng ngày: nơi cư ngụ, sinh hoạt và mọi hoạt động của đời sống định cư.
  • xem toàn bộ