Mảnh đất tự do của những nhà giáo dục

Trung Quốc
12:26 SA @ Thứ Năm - 20 Tháng Mười Một, 2008

Lương Khải Siêu (1873 - 1929) là một học giả lịch sử nổi tiếng thời cận đại, một người đi theo chủ nghĩa cải lương. Khải Siêu tự là Trác Như, hiệu Nhiệm Công, người Tân Hội, Quảng Đông. Đã từng đi theo học Khang Hữu Vi, chịu sự giáo dục của đường lối Duy tân. Sau khi biến pháp Duy tân thất bại, Lương Khởi Siêu đã chạy sang Nhật Bản vẽ sáng lập ra tờ báo mang tên Tân Dân, tuyên truyền về đường lối quân chủ lập hiến. Sau khi cách mạng Tân Hợi thành công, ông về nước, nhậm chức tổng trưởng tư pháp dưới thời chính quyền của Viên Thế Khải. Sau này ông lại lật đố Viên Thế Khải, nhậm chức tổng trưởng tư pháp dưới thời chính phủ của Đoạn Kỳ Thụy. Những năm cuối đời ông về làm giáo viên tại Đại học Thanh Hoa. Các tác phẩm nổi tiếng của ông đều được thu thập lại trong một cuốn sách mang tên "Ẩm băng thất". Bài diễn thuyết này của ông ra đời vào ngày 10 tháng 12 năm 1900.

Những vị ngồi đây hôm nay có đến quá nửa đang là những nhà giáo dục hoặc trong tương lai sẽ là những người tiến thân bằng con đường giáo dục. Tôi muốn nói với các bạn một chút về những ưu điểm mặc biệt của ngành giáo dục và những cách để làm sao cho mình được thông dụng: Cho nên tiêu đề của bài nói chuyện của tôi hôm nay sẽ là “Mảnh đất tự do của những nhà giáo dục”.

Khổng Tử đã nhiều lần tự bạch rằng mình chẳng có điểm nào vượt trội hơn người khác, nhưng được một lẽ ông là người học không biết chán, dạy người không biết mệt. Môn sinh của ông là Công Tây Hoa nghe xong liền nói rằng: “Chỉ có riêng đệ tử là không theo được thầy thôi.” Ngay từ nhỏ chúng ta đã được đọc những trang sách đó và đều cho rằng đó là những câu nói rất bình thường, có gì là không thể làm theo được? Trong những năm gần đây tôi đã có được một chút kinh nghiệm cho nên đọc những trang sách đó càng đọc càng thấy thú vị, tôi cảm thấy học thì không khó, nhưng học không biết chán mới là khó. Dạy người khác thì dễ nhưng dạy không biết mệt mỏi mới là khó. Điểm Không Tử hơn người khác và cũng là điểm khiến ông được trọng dụng nằm ở chính hai câu nói trên.

Không chán nản, không mệt mỏi đó chính là yếu tố quan trọng đầu tiên trong triết lý của Khổng Tử. Khi Tử Lộ hỏi về chính trị, Khổng Tử đã trả lời: Không mệt mỏi. Còn khi Tử Trương hỏi về chính trị, Khổng Tử trả lời: Muốn sống được với nó cần phải không biết mệt mỏi, muốn điều khiển được nó cần phải biết trung thành. Trong Kinh Dịch, Khổng Tử đã nói rằng: “Thiên hành kiện. Quân Tử dĩ cường bất tức”. Các bạn đã thấy đấy ông ta chỉ dạy người khác rằng cần phải trung thành với nghề nghiệp của mình, đừng nên chán nản, điều đó giống như việc chuyển động của một thiên thể vậy, không lúc nào nó ngừng nghỉ. Tại sao lại nói như vậy? Theo Khổng Tử cuộc sống đó chính là sự hoạt động, hoạt động mới chính là cuộc sống: Mọi hoạt động ngừng lại, cuộc sống cũng sẽ dừng.

Tuy nhiên, hoạt động cũng cần phải có nguồn động lực, giống như chiếc đầu máy hơi nước. Vậy đầu máy hơi nước trong hoạt động của nhân loại nằm ở đâu? Nó nằm toàn bộ trong trái tim mỗi chúng ta và phát huy tác dụng, nó làm cho chúng ta cảm thấy hứng thú với môi trường sống xung quanh. Nếu như dùng một từ ngữ tích cực để biểu đạt điều đó thì đó chính là từ “vui vẻ”. Còn nếu dùng một từ tiêu cực để nói lên điều đó thì đó chính là từ “không biết mệt mỏi”.

Mệt mỏi, chán nản chính là tội lỗi và nỗi đau khổ đầu tiên của loài người. Mệt mỏi, chán nản là một hiện tượng tâm lý muốn thoát khỏi cuộc sống của con người. Nói cách khác đó là hiện tượng chán ghét lao động. Bạn thử nghĩ xem, con người là một cỗ máy do thượng đế tạo ra không đơn thuần là để tiêu hóa bánh bao, liệu họ có thể cả ngày mà không lao động được không? Chỉ cần có một ý nghĩ là muốn lười nhác ngồi một chỗ không chịu làm gì là đã rất tội lỗi rồi. Một mặt vừa lao động, nhưng không muốn làm. Làm việc một cách không trung thực, không những sẽ làm mất năng suất làm việc mà còn có thể gây ra những tổn hại to lớn, chính vì thế chúng ta mới có thể nói chán trường chính là tội ác lớn nhất của con người, Nếu nhìn từ một phương diện khác thì dù là người như thế nào anh ta cũng cần phải sống dựa vào sức lao động của mình, dù cho bạn có không muốn lao động đến thế nào đi chăng nữa bạn cũng không thể tránh khỏi việc phải lao động. Không tránh được mà cũng không muốn làm, thế nhưng ngày nào cũng phải làm những công việc vất vả mà mình chẳng thích chút nào, điều đó chẳng khác nào bạn đã tự giam mình xuống 18 tầng địa ngục. Cho nên đó chính là lý do mà tại sao tôi lại nói chán nản là nỗi đau khổ lớn nhất của loài người.

Sau khi các bạn nghe những lời này của tôi, xem ra ai cũng đã nhận ra được một điều rằng không chán nản đó chính là điều quan trọng nhất khi làm người. Nhưng làm thế nào để làm được điều đó đây? Chán nản đó chính là một hiện tượng tâm lý của con người, tuy nhiên chính tâm lý lại là thứ mà chúng ta không sao có thể sờ thấy được. Thôi hãy ngày nào cũng tự khuyên nhủ mình đừng có chán vậy! Đừng có chán! Nếu như một người đã chán nản thì họ cũng chán buồn nghĩ về cả bản thân mình. Cách giải quyết duy nhất có thể được đó chính là tìm ra niềm vui trong lao động. Hãy nhìn mọi thứ sáng sủa như khi nhìn thất tuyết, hãy tin vào điều đó thật chắc chắn như sắt thép vậy, nếu làm được điều này bạn sẽ lại vui vẻ lao động, ngừng lại lúc nào là thấy khó chịu lúc đấy, lúc này thì lấy đâu ra chán nản nữa? Chúng ta lại dẫn một câu nói của Khổng Tử rằng “Kẻ biết chưa chắc đã hay bằng người ham hiểu biết, kẻ ham hiểu biết chưa chắc đã hay bằng kẻ lấy làm vui khi được hiểu biết.” Một người nếu như cảm thấy vui với môi trường làm việc của mình, chắc chắn họ sẽ không bao giờ chán nản. Họ cảm thấy niềm vui trong lao động, niềm vui này không ai có thể cho họ được, cũng chẳng ai có thể cướp đi được của họ và tôi đặt tên cho nó đó là “mảnh vườn riêng”.

Dù ai đó làm nghề gì đi chăng nữa thì họ cũng sẽ có một mảnh vườn riêng cho mình. Nhưng cần phải xem xem mảnh vườn riêng của ai là to lớn nhất, phong phú nhất, có lẽ về vấn đề này sẽ chẳng ai có mảnh vườn rộng lớn hơn những nhà giáo dục cả. Có hai điều mà những nhà giáo dục ngày nào cũng phải làm, cả đời làm đó chính là học và dạy. Học có lợi cho mình, còn dạy có lợi cho người khác. Mục đích của cuộc sống ngoài hai việc làm lợi cho mình và làm lợi cho người khác thì còn điều gì đáng để làm nữa? Tuy nhiên những người làm các công việc khác giữa hai mặt lợi cho mình và lợi cho người khác luôn luôn có sự mâu thuẫn, xung đột - lợi cho mình thì không lợi cho người, lợi cho người thì lại thiệt cho mình. Một công việc mà lại có lợi cả hai mặt quả không nhiều. Công việc của những nhà giáo dục đó là vừa phải học tập, vừa phải dạy dỗ, học để lấy kiến thức dạy cho người khác. Đó là hai công việc có tính bổ trợ và kế tiếp nhau. Điểm thứ hai cần nhắc đến ở đây đó là đây là niềm vui mà nếu như bạn tận hưởng nó một mình cũng chẳng để lại bất kỳ hậu họa nào về sau, cho nên chúng ta có thể tận dụng nó một cách triệt để. Điểm thứ ba là bạn có thể lấy niềm vui khi được dạy người khác để làm niềm vui cho riêng mình, chính vì thế niềm vui của những nhà giáo dục đó là những niềm vui trọn vẹn? Làm giáo dục thật vui thay?

Một người hàng xóm của tôi, anh ba nhà họ Trương năm trước đi lính năm sau lên làm đại đội trưởng, năm nay làm tiểu đoàn trưởng, mua được mấy ngôi nhà lầu, lấy được mấy cô vợ bé. Còn anh tư nhà họ Lý ở cạnh năm trước đi làm nghị viên, năm sau làm thứ trưởng, còn năm nay làm tổng trưởng, ngày nào cũng tiệc tùng linh đình, ra khỏi cửa một bước là lên xe hơi. Còn chúng ta là những nhà giáo, nếu như dạy trung học, mỗi tháng có khoảng gần một trăm đồng tiền lương, còn dạy tiểu học thì có khoảng vài chục đồng. Mỗi ngày phải lên lớp mấy tiếng đồng hồ, đây không hay còn bị phê bình, về nhà thì chỉ ăn được nửa bát cơm. ôi làm giáo dục khổ thay! Khổ thay?

Đúng như vậy, nếu nhìn từ góc độ vật chất những người bọn họ quả là rất vui vẻ, còn chúng ta là những người khổ sở, nhưng chúng ta thử nghĩ xem. Con người sống liệu chỉ có thể có vật chất được thôi sao? Bữa nào cũng sơn hào hải vị đương nhiên sướng hơn là ăn bữa cơm đạm bạc, nhưng chúng ta đâu có được sướng, mà cái lưỡi của chúng ta mới là sướng. Chúng ta mất bao nhiêu công sức để bày mưu tính kế, không những vậy mà mai sau còn nơm nớp lo sợ chỉ là để làm cho chiếc lưỡi dài chưa đến hai tấc của ta sung sướng trong một chút thời gian, liệu điều đó có đáng làm không? Quấn xung quanh người toàn lụa với là, liệu có khác gì với mặc những thứ vải thô bình thường chăng? Chẳng qua người xung quanh thấy đẹp hơn một chút, làm như vậy để được vui ư? Hay làm thế là khiến người khác vui? Các bạn nên nhớ rằng mọi niềm vui về vật chất đều có tính chất như vậy. Những kiểu vui vẻ đó chẳng hề có liên quan gì đến chúng ta, không những vậy để đổi lại những điều đó chúng ta sẽ phải trả giá bằng biết bao điều phiền não.

Khổng Tử

Chúng ta thật sự tin tưởng vào những người theo “chủ nghĩa vui vẻ”, đó là những người vui về mặt tinh thần. Khổng Tử ăn đạm bạc, uống nước lã, gối tay mà ngủ, nhưng theo ông niềm vui chính là ở chỗ đó. Còn Nhan Tử cũng tương tự, ông ăn cơm, uống nước trong bầu, ở trong ngõ hẻm, nhưng nhất quyết không đổi lấy cái thú vui đó. Đó là những lời không phải nói ra để đánh lừa người khác, cũng không phải là miễn cưỡng, mà niềm vui của họ nằm trong giáo dục. Họ đã có được niềm vui tột đỉnh về tinh thần thì lúc đó sự sung sướng của chiếc lưỡi và những lời đàm tiếu của những người xung quanh đối với họ cũng chỉ là vô nghĩa, họ lấy đâu ra thời gian để chú đến những thứ đó. Niềm vui đó thuộc về riêng họ, là tài sản của họ, họ sẽ không làm gì để phụ lại điều đó.

Nói thì nói vậy nhưng biết thì dễ nhưng làm sẽ rất khó, tâm lý chán nản vẫn sẽ thường ngày tấn công chúng ta, nếu như không chống cự được, chúng ta sẽ bị nó chinh phục. Tuy nhiên cũng chưa đến nỗi là “không thể theo kịp” như Công Tây Hoa nói. Bây giờ tôi muốn nói cho các vị biết có thể chống lại điều này một cách hữu hiệu: Các bạn có muốn dạy người khác mà không biết mệt mỏi không? Đó là bạn hãy học không biết chán, chắc chắn bạn sẽ dạy không biết mệt. Những người không chịu nghiên cứu những học thuyết mới, cầm những cuốn giáo trình cũ rích lên lớp đọc cho học sinh nghe cho xong chuyện. Hôm nay như vậy, ngày mai cũng vậy, năm nay như vậy, năm sau cũng vẫn thế, học sinh ai nghe cũng cảm thấy buồn ngủ, thử hỏi thấy vậy thầy có chán không? Khi làm thầy luôn luôn phải chuẩn bị cho mình một tinh thần đó là chạy đua với học sinh trong việc đúc rút kiến thức mới. Khi dạy một môn nào đó, đầu tiên hãy dạy mình trước, sau đó luôn luôn phải làm cho mình tiến nhanh trong lĩnh vực đó, không ngừng tham khảo tài liệu mới, năm nào cũng có cách dạy mới, như vậy làm sao chúng ta thấy chán được?

Bạn có thể học không biết chán không? Chỉ cần bạn dạy không biết chán tự nhiên bạn cũng sẽ không thấy chán học. Coi bài giảng như một nghĩa vụ làm cho xong chuyện, học trò có tiếp thu được hay không không cần thiết, như vậy người đó sẽ cảm thấy mình chẳng cần phải tích luỹ thêm kiến thức gì cả. Nếu như đã coi việc dạy người khác là một việc quan trọng, hãy cố gắng làm nó với hết lương tâm của mình lúc đó mới cảm nhận được lý lẽ của câu nói: “Dạy rồi mới thấy mình thiếu.” Lúc đó ta mới phát hiện ra rằng những kiến thức ta học ở đại học sư phạm giờ đây đã cũ rích, tự mình cảm thấy mình cần phải nghiên cứu tài liệu mới để khi phục tình trạng đó, nếu như vậy làm sao bạn thấy chán được? Còn có một cách khác đơn giản hơn đó là chỉ cần bạn ngày nào cũng học, tự nhiên bạn sẽ không cảm thấy chán. Chỉ cần bạn ngày nào cũng dạy người khác, bạn cũng sẽ không cảm thấy nản. Một thứ hay như vậy càng thưởng thức sẽ càng thấy thú vị, chỉ sợ là bạn không cảm nhận được điều đó. Một người không biết đánh bóng như chúng ta khi nhận thấy học trò cả ngày chơi bóng mướt mải mồ hôi ta sẽ tự hỏi rằng không biết động lực nào đã khiến họ làm điều đó. Nhưng bạn thử ta đánh một tháng xem, có lẽ bạn sẽ “nghiện” nó ngay. Cho nên những người đã chịu học thì sẽ không bao giờ thấy chán, người đã chịu khó dạy sẽ không bao giờ thấy mệt. Nếu làm được điều đó ta sẽ thấy câu nói của Khổng Tử quả là rất đúng.

Các bạn là những người có những mảnh vườn rộng lớn dành cho riêng mình, tôi rất mong rằng các bạn sẽ không chán mảnh vườn của mình mà thèm mảnh vườn của người khác. Hãy cố gắng làm việc trên mảnh vườn của mình để bạn có thể cả đời sử dụng được nó.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Giáo dục: Cần một triết l‎ý

    10/09/2015Dương Trung QuốcCông cuộc Đổi mới bắt đầu bằng yêu cầu “đổi mới tư duy”. Lẽ ra, giáo dục phải là người dẫn đường thì dường như nó lẽo đẽo bị cuốn theo... Phải chăng, vì giáo dục chưa có một triết lý phù hợp với nhu cầu đổi mới và hội nhập hay vì nó đã xa rời cái triết l‎ý đã từng khởi động công cuộc Duy Tân cách đây một thế kỷ?
  • Việt Nam đang đi theo triết lý giáo dục nào?

    04/11/2013GS. Chu HảoSoi thực tiễn Việt Nam vào triết lý giáo dục của thế giới, chúng ta hình như đang đi ngược chiều với mọi triết lý giáo dục hiện đại. Không thể nấn ná, đã đến lúc phải chấn hưng (hay làm lại) nền giáo dục Việt Nam.
  • Thêm một số suy nghĩ về cải cách giáo dục

    18/09/2013Nguyễn Trần BạtCải cách giáo dục hướng đến sự phát triển con người, chính vì thế những người đi dạy, đi hướng dẫn con người cho tương lai phải có nhận thức, phải có những nguyên lý mang chất lượng dự báo và định hướng. Phải khẳng định, người đi dạy quan trọng nhất là nhà nước...
  • “Emile, hay vấn đề giáo dục”

    22/08/2013Dương Thị Ngọc DungEmile, hay vấn đề giáo dục chính là "tuyên ngôn giải phóng tuổi trẻ " với lý luận đòi tự do cho con người cá nhân ở lứa tuổi thiếu niên. Xuyên suốt năm quyển - tương ứng với năm giai đoạn phát triển khác nhau của thời kỳ niên thiếu, từ lúc mới sinh ra cho đến khi trở thành một công dân trong xã hội - tư tưởng của Rousseau đều nhằm vào một mục đích duy nhất là tạo ra mẫu người công dân tự do cho một xã hội dân chủ lý tưởng...
  • Edgar Morin và giáo dục trong thế giới biến đổi

    10/06/2010Nhà văn Nguyên NgọcVừa qua, tại Trung tâm Văn hóa Pháp tại Hà Nội đã có cuộc Hội thảo về giáo dục với chủ đề Adgar Morin và Triết học Giáo dục với sự tham gia của một số nhà văn hóa, giáo dục và nhiều bạn trẻ. Bài viết dưới đây là tham luận của nhà văn Nguyên Ngọc tại Hội thảo...
  • Sứ mạng của giáo dục

    11/05/2008Lê Văn GiạngVấn đề cơ bản cần làm sáng tỏ trong triết lý giáo dục Việt Nam của chúng ta hiện nay là làm rõ các quan điểm giáo dục xã hội chủ nghĩa, định hướng xã hội chủ nghĩa trong giáo dục và phương pháp giáo dục dân chủ, khêu gợi tự do tư tưởng đối với người học cùng với phạm vi tự do tư tưởng đối với người thầy trong khi đứng trên bục giảng dạy và khi làm công tác nghiên cứu khoa học...
  • Triết lý giáo dục bình đẳng, vì con người

    26/02/2008GS. Phan Đình DiệuVới nguồn kinh phí hiện nay, nếu biết chắt chiu chi tiêu theo kiểu "con nhà nghèo" thì VN hoàn toàn có thể miễn học phí đối với các cấp học phổ cập và giảm dần tiến đến bỏ học phí ở các cấp THPT và ĐH để xây dựng một nền giáo dục bình đẳng, vì con người. Đồng thời, cần có sự điều chỉnh chương trình để hướng tới đào tạo những HS có năng lực đọc hiểu, khả năng tư duy toán học, khả năng hiểu biết và vận dụng kiến thức khoa học, và năng lực xử lý tình huống chứ không chỉ biết học thuộc lòng...
  • Phương pháp tiếp cận nhân văn: nhân cách người dạy - nhân cách người học

    21/12/2006Phạm Minh HạcCách tiếp cận nhân văn trong giáo dục, trong nhà trường, trong phương pháp dạy-học gắn liền vôi cách tiếp cận giá trị là một quy luật tổng quát trong xã hội có nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trước hết mỗi một con người, mỗi một hoạt động như hoạt động dạy và hoạt động học ở đây, mỗi một cuộc sống riêng của cá thể người phải được coi là một giá trị, mà trong thời cổ đại Protagor (khoảng 490 - 420 TCN) đã coi "con người là thước đo của vạn vật".
  • Cần thay đổi triết học giáo dục

    05/12/2006Nguyên NgọcTrong một bài viết ngắn gần đây trên Tia sáng, Giáo sư HoàngTụy có nói: "Để khắc phục khó khăn hiện nay, chỉ có một lối thoát duy nhất là hiện đại hóa giáo dục”. Tôi hoàn toàn đồng tình với phương hướng đó. Nhưng thế nào là hiện đại hóa giáo dục, thế nào là một nền giáo dục hiện đại?
  • Tư tưởng của Ngô Thì Nhậm về con người và giáo dục con người

    06/07/2006Nguyễn Bá CườngNgô Thì Nhậm (1746 – 1803) là nhà tư tưởng tiêu biểu của lịch sử dân tộc, với những đóng góp về mặt triết học, chính trị học, quân sự học, văn học, giáo dục… Trong đó, vấn đề con người được ông quan tâm trước hết. Ông tiếp cận vấn đề con người và bản tính con người vừa trên cơ sở “thiên tính tự nhiên’ vừa trong những quan hệ xã hội phức tạp. Đặc biệt, ông chỉ ra vai trò to lớn của điều kiện kinh tế và giáo dục đối với sự hình thành và thay đổi bản tính con người...
  • Chân dung những nhà cải cách giáo dục tiêu biểu trên thế giới

    22/07/2005Cuốn sách được biên dịch là tài liệu tham khảo có giá trị nhằm phục vụ các nhà hoạch định chính sách giáo dục, các nhà nghiên cứu cũng như các bậc phụ huynh muốn tìm hiểu thêm nguồn gốc những phương pháp và chính sách giáo dục đã được áp dụng trên thế giới. Trong quá trình gian nan để tìm ra các giải pháp giáo dục hiệu quả và phù hợp nhất với điều kiện phát triển của Việt Nam hiện nay, việc tham khảo các quá trình cải cách giáo dục, nhất là những mô hình cải cách đã thành công và thất bại...
  • Lạm bàn về giáo dục

    09/07/2005Phạm Duy HiểnKhông riêng gì ở Việt nam, giáo dục hiện đang là bài toán khó, ngay ở những nước tiền tiến nhất trên thế giới. Trong xã hội hiện đại, thành bại là do vốn văn hoá, khoa học, công nghệ của con người quyết định, nên giáo dục đương nhiên là mặt trận xung yếu nhất của mọi quốc gia. Nơi đây những người lãnh đạo cao nhất của đất nước thường phải vào cuộc.
  • Chấn hưng, cải cách, hiện đại hóa nền giáo dục

    08/02/2003Tôi có được đọc bản Dự thảo chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Cần nói đây là một văn bản được soạn thảo công phu, xuất phát từ ý tưởng tốt đẹp muốn đem lại cho đất nước một nền giáo dục tiên tiến, phục vụ yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa khi bước vào thế kỷ 21. Song rất tiếc, đọc xong bản dự thảo, tôi chưa thấy được rõ nét bằng cách nào từ chỗ yếu kém hiện nay nền giáo dục của ta có thể vươn lên đáp ứng yêu cầu đó. Tôi có cảm tưởng đây là một bản kế hoạch dựa trên cơ sở nền giáo dục đang phát triển lành mạnh, đúng hướng, trong một thời kỳ lịch sử bình lặng của nhân loại và đất nước, cho nên cái gì cũng tính toán chi li, như thể chúng ta nắm chắc hết mọi yếu tố cần
  • xem toàn bộ