Một nền học của ta và cho ta

01:11 CH @ Thứ Hai - 07 Tháng Năm, 2007

Trong công cuộc cải cách giáo dục hiện nay của chúng ta, cái vế giữ gìn truyền thống tuy có được nói đến nhưng theo tôi nghĩ là còn mờ nhạt, chưa có những nội dung cụ thể. Cần có thêm những nghiên cứu sâu sắc hơn để xác định được những gì cần giữ và cần phát huy, cần được kết hợp ra sao với các nội dung khác trong một chương trình giáo dục thống nhất. Còn yếu tố hiện đại cũng cần được hiểu phù hợp với sự phát triển của khoa học trong thời đại ngày nay và với nhu cầu nhận thức của người học về những tri thức khoa học đang không ngừng phát triển đó.

Thuật ngữ “hiện đại” thường được gắn cho một giai đoạn phát triển khoa học và văn hóa của nhân loại, mà chủ yếu là của các nước phương Tây, từ thế kỷ 17 đến khoảng giữa thế kỷ 20, với sự thống trị của tư duy duy lý và chủ nghĩa thực chứng, được xây dựng trên cơ sở những ý tưởng cơ bản sau đây:

Có một thực tế tất định, không thay đổi và tuyệt đối. Vũ trụ là cố định, tiên đoán được, và vận động theo qui luật. Mơ hồ hay bất định chỉ là do thiếu thông tin hay thiếu một lý thuyết tốt để giải thích.

Thực tế có thể được giải thích theo các qui luật của vật lý học Newton và các suy luận lôgich. Mọi phán đoán đều hoặc đúng hoặc sai, không có chỗ cho sự mập mờ, nghịch lý và đa nghĩa.

Vũ trụ có thứ bậc, với các nguyên tử ở bậc thấp nhất, rồi từ đó xây dựng nên các bậc cao hơn của các phân tử, các tế bào, các cơ thể,... Các tổ chức xã hội cũng được cấu trúc theo cùng các bậc thang từ dưới lên hay từ trên xuống.

Vũ trụ được hợp thành từ các bộ phận riêng biệt, tách rời và thay đổi được cho nhau. Thực tế vật lý có thể được giải thích bằng các nguyên tử cá thể và các lực tác động lẫn nhau giữa chúng.

Ý thức con người đứng ngoài thế giới vật lý. Ta biết được các bí mật của tự nhiên thông qua việc khảo sát khách quan các đối tượng của nó. Tự nhiên được nhận thức như là cái “khác” ta, được ta chinh phục và sử dụng.

Nội dung của khoa học “hiện đại” được giảng dạy trong nhà trường từ các nước Âu Mỹ rồi sau đó lan rộng khắp thế giới cho đến gần suốt thế kỷ 20 đều chủ yếu là truyền thụ các kiến thức tuân theo các ý tưởng cơ bản nói trên.

Nhưng sự phát triển của khoa học đã không dừng lại ở cách nhìn cơ giới như vậy. Ngay từ giữa thế kỷ 19 khoa học đã có ba phát minh lớn vượt ra ngoài khuôn khổ của tư duy cơ giới Newton là phát minh ra trường lực điện từ trong điện động lực học, lý thuyết tiến hóa trong sinh học và nguyên lý thứ hai của nhiệt động lực học về việc tăng entropy của một chất khí trong bình kín. Các phát minh này mãi cho đến giữa thế kỷ 20 vẫn gần như vắng bóng trong chương trình giảng dạy của nhà trường, trong đó có phát minh lớn như thuyết tiến hóa sinh học cho mãi đến nay vẫn bị cấm kỵ không được dạy và học trong nhiều nhà trường ở Anh, Mỹ. Sang thế kỷ 20, liên tiếp nhiều lý thuyết khoa học khác nằm ngoài phạm vi của tư duy cơ giới ra đời, như: thuyết tương đối Einstein, cơ học lượng tử, việc giải mã di truyền DNA, sự ra đời và phát triển của các lý thuyết về Hỗn độn và Phức tạp dẫn đến sự hình thành vào cuối thế kỷ cả một lĩnh vực Khoa học về Phức tạp được xem như một Khoa học mới cho thế kỷ 21, hiện đang được phát triển mạnh mẽ tại nhiều nước và được xem là nguồn cung cấp cho chúng ta những tri thức mới để lý giải nhiều vấn đề cơ bản về sự tạo thành, tiến hóa và phát triển của các hệ thống phức tạp trong tự nhiên, cuộc sống và kinh tế, xã hội của loài người. Các lý thuyết khoa học mới này đang góp phần tạo nên một cuộc cách mạng mới trong nhận thức của chúng ta, giải phóng tư duy của chúng ta khỏi cách nhìn cũ về một thế giới giản đơn, vật chất, tiên đoán được, và được thống trị bởi các luật cơ giới, các lý thuyết mới này đồng thời cũng đã là cơ sở cho nhiều phát minh công nghệ mới làm nên nhiều sản phẩm công nghệ cao được sử dụng rộng rãi trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Trong vài ba thập niên gần đây, nhiều nhà khoa học và giáo dục trên thế giới đã có những đề xuất nhằm đưa các tri thức của các lĩnh vực khoa học mới này vào chương trình giảng dạy trong nhà trường, với một lý do rất đơn giản là không thể để những con người mà thời đại đào tạo ra không biết gì về những tri thức của thời đại đang góp phần làm thay đổi cuộc sống của thời đại mình. Và đối với chúng ta, trong sự nghiệp cải cách nội dung giáo dục hiện nay, tôi nghĩ rằng cũng không nên xem đó là công việc của thiên hạ mà chưa phải là công việc của mình.

Nói tóm lại, tôi nghĩ rằng trong công cuộc đổi mới, xây dựng một nền học mới của ta và cho ta, về nội dung giáo dục ta cần đầu tư nghiên cứu một cách thấu đáo việc kết hợp ba nguồn tri thức: nguồn tri thức từ trong văn hóa truyền thống của dân tộc, nguồn tri thức khoa học “hiện đại” nay đã trở thành cổ điển, và nguồn tri thức từ các lý thuyết khoa học mới đang và sẽ có tác động lớn đến cuộc sống con người trong tương lai. Tất nhiên, kết hợp được một cách nhuần nhuyễn các nguồn tri thức đó để tạo nên nội dung của một chương trình giáo dục thống nhất phù hợp với trình độ tiếp thu của người học không phải là dễ, và nếu làm được chắc chắn sẽ là một đóng góp không nhỏ vào sự nghiệp đổi mới nền giáo dục, và xây dưng nền giáo dục độc lập của chúng ta.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Mỗi thời đại, một cách đọc...

    07/07/2020Hồ Sĩ VịnhMỗi một thời đại có cách đọc tác phẩm của mình, và cách đọc theo thời đại của mình. Cách đọc mới không làm thay đổi và sai lạc cách đọc thời đại trước đó. Mọi cách đọc đều bình đẳng như nhau...
  • Kiến tạo một xã hội học tập ở Việt Nam - những hạn chế từ lịch sử

    25/05/2016Trần Ngọc VươngNền kinh tế tri thức ở quy mô toàn xã hội tự nhiên đòi hỏi mọi thành viên của xã hội ấy đồng thời là những người năng sản bằng trí tuệ. Kiến tạo một xã hội học tập, không nghi ngờ gì nữa, là một con đường tất yếu mà Việt Nam phải khẩn trương hướng tới. Bài viết này xuất phát từ một góc nhìn cụ thể, là góc nhìn về logic - lịch sử sự vận động...
  • Tư duy hệ thống và đổi mới tư duy

    26/03/2014GS. TSKH. Phan Đình DiệuThế kỷ 20 vừa đi qua và những thành tựu khoa học to lớn mà loài người đạt được trong thế kỷ đó đã làm đảo lộn nhiều hiểu biết vốn có của chúng ta về những vấn đề cơ bản như không gian và thời gian, vật chất và vũ trụ, sự sống và con người, rồi tiếp đến là kinh tế và xã hội... Từ những hiểu biết mới trong nhiều lĩnh vực khác nhau dần dần đã hình thành một quan điểm mới, một tư duy mới về thiên nhiên cũng như về xã hội của chúng ta...
  • Giáo dục muốn hội nhập thì phải chấn hưng từ trong nước

    12/02/2007Trần Ngọc HàĐã có thâm niên hơn 50 năm làm công tác trồng người, GSVS Nguyễn Văn Hiệu không chỉ được biết đến là một nhà vật lý cơ học danh tiếng thế giới mà ông còn là một nhà giáo có tâm và suốt đời tận tụy với nghề. Còn một lẽ khác khiến tôi tìm đến với ông để thực hiện cuộc trò chuyện này trước thềm hội nhập bởi ông là một nhà giáo thẳng thắn và dám nói. Những kiến giải của ông về các vấn đề giáo dục dẫu có hơi “động chạm” và “khó nghe” nhưng nó thiết thực và đáng để những nhà quản lý, hoạch định chính sách về giáo dục phải suy ngẫm….
  • “Một thứ toán kỳ lạ: Tổng các số dương bằng một số âm”?

    25/09/2006Chu Văn KhánhGiáo sư Phan Đình Diệu là một trong những nhà khoa học có nhiều bài viết, nhiều nỗi niềm trăn trở về nền giáo dục nước nhà. Năm 2004, ông cùng một số nhà khoa học tham gia thảo luận và đệ trình lên Thủ tướng Chính phủ một bản báo cáo kiến nghị về việc cải cách nền giáo dục hiện nay. Trước thềm năm học mới, chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với ông về những vấn đề đã và đang gây bức xúc trong ngành giáo dục...
  • Cần có một nền học của ta và cho ta?

    23/06/2006Phan Đình Diệu (2004)Gần một trăm năm trước, trước những xáo động trong nền học vấn nước nhà, nhiều bậc thức giả tâm huyết hồi đầu thế kỷ 20 đã từng trăn trở: “Xưa khi học sách Tàu thì làm học trò Tàu, ngày nay học sách Tây chỉ làm học trò Tây mà thôi..... Từ xưa đến nay, nước ta quả không có quốc học thật....
  • Bài toán xã hội hóa

    03/05/2006TS. Nguyễn Sĩ DũngXã hội hóa và đổi mới tư duy vẫn là hai thứ khác nhau. Mối quan hệ giữa chúng nhiều khi cũng tế nhị như mối quan hệ giữa bình và rượu...
  • Nhìn và Thấy

    08/02/2006Phan Đình DiệuĐời là một cuộc thám hiểm bất tận, mà hành trang cho cuộc thám hiểm đó ở mỗi con người luôn luôn phải là một đôi mắt mới. Hãy để cho mỗi người tự chăm lo cho đôi mắt mình luôn được đổi mới, và được tự nhìn thế giới bằng chính đôi mắt luôn đổi mới đó...
  • Cần có đôi mắt mới

    05/09/2005Tương LaiKỷ niệm 30 năm giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước, ôn lại những chiến công lịch sử chói lọi là điều tuyệt đối cần hành trình đã đi qua, những giá trị cũ và những kinh nghiệm đã sống”. Thế nhưng, điều còn quan trọng hơn là nhìn lại xem, với chặng đường 30 năm ấy, chúng ta đã làm được gì xứng đáng với đỉnh cao chói lọi của chiến công của ngày 30/4/1975 lịch sử...
  • Einstein và các cuộc cách mạng tư duy khoa học trong thế kỷ 20

    15/08/2005Phan Đình DiệuNhững biến đổi cách mạng về tư duy trong vật lý học hiện đại, đánh dấu bởi việc ra đời thuyết tương đối, vật lý lượng tử, và gần đây hơn là hiện tượng “hỗn độn tất định” cùng với sự xuất hiện của khoa học của thế kỷ 20 nói chung một khung mẫu tư duy hoàn toàn mới, hứa hẹn đưa đến những bước tiến mới cho nhận thức của con người về vũ trụ, tự nhiên, xã hội, và cả về chính mình...
  • 1 + 1 = 2?

    07/07/2005Phan Đình DiệuKhoảng ba chục năm trước đây, lần đầu tiên đọc báo thấy có người đặt câu hỏi đó, tôi cũng đã ngạc nhiên bởi tính “phi lý” của nó, và rồi từ chỗ hoài nghi sự hiểu biết của mình về chính những điều cực kỳ đơn giản như “số 1 là gì?”, “số 2 là gì?”, “phép + có nghĩa là gì?”, và từ đó phải tự xét lại xem mình đã hiểu “1+1=2” có ý nghĩa như thế nào mà mình tin là đúng?
  • Sáng tạo ở bên bờ hỗn độn...

    20/05/2005GS. Phan Đình DiệuKhả năng sáng tạo ở bên bờ hỗn độn, một khả năng phổ biến của mọi hệ thích nghi phức tạp mà ta gặp khắp nơi trong mọi lĩnh vực tự nhiên, sự sống cho đến kinh tế, chính trị, xã hội cung cấp cho con người những cách hiểu mới về cách thức tiến hoá của giới tự nhiên và qua đó sự tiến hoá của các loại hệ thống khác, kể từ khi học thuyết tiến hoá ra đời vào giữa thế kỷ 19...
  • Bứt khỏi những quan điểm hạn hẹp về giáo dục

    10/02/2003Việc phê phán Bộ Giáo dục và Đào tạo dường như đã trở thành một chủ đề khá thường xuyên trên báo chí gần đây. Tôi là người nặng lòng với công tác giáo dục, vốn đã từng dạy học từ phổ thông đến đại học trong nhiều năm rồi tham gia công tác nghiên cứu triết học và xã hội học, tôi không thể không lên tiếng. Tuy nhiên, tôi vẫn nhất quán một ý mà chưa có dịp nói cho kỹ: không thể đổ hết lỗi cho ngành giáo dục và đào tạo, mặc dầu trách nhiệm này là không thể lẩn tránh.
  • xem toàn bộ