Ngày Xuân ngẫm chuyện “làm ít tiêu nhiều” của người Việt

11:46 SA @ Thứ Ba - 23 Tháng Hai, 2016

Năng suất lao động của người Việt ngày càng tụt lại phía sau so với các nước trong khu vực, nhưng mức độ chi tiêu của người Việt lại luôn ở hàng cao so với nhiều nước phát triển trên thế giới...

Tăng trưởng bình quân năng suất lao động đã đạt 4% kể từ sau đổi mới cho đến nay nhờ các chính sách phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Tuy nhiên, khoảng cách về năng suất lao động giữa Việt Nam và những nước phát triển và nhóm nước thu nhập trung bình vẫn có khoảng cách lớn.

Khoảng cách thu nhập ngày càng thua xa

Nếu so về giá trị tương đối, khoảng cách về năng suất lao động của Việt Nam so các nước trong khu vực đang dần thu hẹp. Cụ thể, nếu như năm 1986 năng suất lao động của Nhật bản cao gấp 14,6 lần của Việt Nam, thì đến năm 2000 giảm xuống còn 10,3 lần và đến năm 2014 giảm xuống còn 6,24 lần.

Tương tự với Hàn Quốc, năng suất lao động cao gấp 8,7 lần Việt Nam năm 1990 và đến năm 2014 giảm xuống còn 7 lần; Thái Lan từ 3,5 lần giảm xuống còn 2,7 lần. Riêng với Trung Quốc năng suất lao động bị tụt lại phía sau. Nếu như năm 1986 năng suất lao động của Trung Quốc chỉ bằng 1,1 lần của Việt Nam thì đến năm 2014 đã cao gấp 2,7 lần của Việt nam và gần như bắt kịp với Thái Lan.

Thế nhưng xét về giá trị tuyệt đối thì năng suất lao động của Việt Nam đang ngày càng bị tụt lại phía sau so với những nước trong khu vực. Cụ thể, năm 1986 năng suất lao động bình quân của Nhật Bản cao hơn Việt nam 28.783,7 USD, thì đến năm 2014 con số này tăng lên 37,708,6 USD.

Với Hàn Quốc, năng suất lao động tuyệt đối cao hơn Việt Nam từ 14.533,5 USD năm 1986 lên 41.128,9 USD năm 2016; của Thái Lan tăng từ 4.473,7 USD tăng lên 11.684,2 USD; Trung Quốc từ 145.6 USD tăng lên 1.0616,5 USD.

Một điều đáng suy ngẫm là nếu như với các nước phát triển trong khu vực, đóng góp vào năng suất lao động chủ yếu nhờ công nghệ, sự sáng tạo, kỹ năng của người lao động thì ở Việt Nam, đóng góp chủ yếu từ chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Th.S Lê Văn Hùng, chuyên gia kinh tế của Viện Kinh tế Việt Nam, cho rằng đây là nguyên nhân khiến cho tốc độ tăng năng suất bình quân lao động hàng năm của Việt Nam thấp hơn nhiều so với nhiều nước.

Điều này đồng nghĩa, thu nhập của người Việt dù đã tăng lên rất nhiều nhưng vẫn ở mức khá thấp và có khoảng cách khá xa so với nhiều nước trong khu vực. Chất lượng nguồn nhân lực hiện vẫn được xem là nút thắt quan trọng kìm hãm đà tăng trưởng năng suất lao động ở Việt Nam. Nguyên nhân là do tỷ lệ qua đào tạo hiện ở mức khá thấp và tốc độ gia tăng khá chậm.

Trong khi khả năng làm ra tiền của người Việt có hạn, và còn thấp kém so với khu vực, thì mức độ chi tiêu của người Việt lại rất đáng suy ngẫm. Liên tục bội chi ngân sách trong nhiều năm nay, Việt Nam dành khoản chi ngân sách nhiều nhất cho chi thường xuyên, tạo nên thâm hụt ngân sách khá lớn.

Người Việt chen lấn mua hàng hiệu giảm giá

Nhiều cái "nhất" đáng buồn

Tuy nhiên, điều đáng chú ý là có những khoản chi không phù hợp, có phần lãng phí như hàng năm chi tới gần 13.000 tỷ đồng cho 40.000 xe công; đầu tư hàng chục nghìn tỷ cho các công trình, dự án không cần thiết như trụ sở hoành tráng, tượng đài…; chi cho các hoạt động lễ hội, khánh tiết, công tác nước ngoài…

Người Việt cũng được xếp vào hàng “nhất” ở nhiều lĩnh vực, song đáng buồn đây lại là những lĩnh vực không đáng được nhất. Mỗi năm chi ra tới 3 tỷ USD cho bia, rượu, người Việt uống bia nhiều nhất trong khu vực ASEAN và đứng thứ ba thế giới về tiêu thụ sản phẩm này.

Mức độ chi tiêu này bằng cả thu nhập của ngành lúa gạo, vốn là ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam với 3 tỷ USD xuất khẩu mỗi năm. Như vậy, công sức của hơn 50 triệu người nông dân lăn lộn ngoài đồng cũng chỉ bằng mức chi tiêu của người Việt dành cho bia rượu.

Không chỉ “ăn nhậu” nhiều, người Việt đang ngày càng chi tiêu nhiều hơn cho các dịch vụ, sản phẩm xa xỉ. Hàng tỷ USD được “đốt” mỗi năm để mua sắm xe sang đắt tiền. Những dòng xe như Porsche có giá bán từ 3 – 10 tỷ đồng/năm được người Việt bạo tay chi tiêu trong năm 2015, khi có tới hơn 230 chiếc được bán ra.

Tương tự, dòng xe Mercedes-Benz cũng cho biết mức tiêu thụ lên tới 3.600 chiếc, tăng tới 50% so với năm trước. BMW hay Audi, Lexus… cũng đều là những dòng xe sang có mức tăng trưởng khá ấn tượng. Thị trường xe sang ở Việt Nam năm 2015 đã chạm mốc gần 7.000 xe, so với mức trung bình của những năm trước khoảng 4.000 – 5.000 xe/năm.

Với các mặt hàng xa xỉ, Việt Nam đang dần trở thành điểm đến là kinh đô tiêu thụ các mặt hàng xa xỉ của thế giới. Nhiều thương hiệu nổi tiếng như các loại mặt hàng túi xách cao cấp, đồng hồ, giày dép, thời trang, mỹ phẩm… Nhiều sản phẩm hàng xa xỉ có trị giá hàng trăm triệu USD đã được các tay chơi của Việt Nam sở hữu.

Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu rộng hơn vào sân chơi thế giới, mở ra nhiều cơ hội cho Việt Nam vươn mình, và người Việt có nhiều cơ hội hơn để khẳng định vị thế trên trường quốc tế. Người Việt có thể chi tiêu nhiều hơn khi nhu cầu cuộc sống ngàng càng nâng lên, nhưng trước hết người Việt cần chuẩn bị cho mình một hành trang vững chắc, để có thể kiếm tiền nhiều hơn trong cuộc sống.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Thói hư tật xấu của người Việt: Lãng phí, mất gốc, học đòi

    28/03/2018Vương Trí NhànNhững chốn ăn chơi của Hà Nội là nhất Bắc kỳ, cái đó rành rành không ai chối cãi. Nhưng chúng ta phải buồn phiến mà nhận ra rằng những hiệu cao lâu có danh và bền vững đều là của người Tàu. Về cách tổ chức một chốn ăn, về danh vọng của một ngôi hàng cơm thật quả chúng ta không có nền nếp tục lệ và quy củ...
  • Thói hư tật xấu của người Việt: Tính toán thiển cận, mê tín gây lãng phí, không chuyên nhất, dễ dãi tiếp nhận

    05/08/2015Vương Trí NhànNgười An Nam vốn có cái thiên tính dễ đồng hóa, dễ am hiểu, dễ thu nạp lấy những cái khác lạ với mình, dễ đem những điều hay điều dở của người mà hóa làm của mình, nhưng cái tài đồng hóa đó thường thường chỉ là cái khóe tinh, biết xem xét và bắt chước của người, chỉ phảng phất ở bề ngoài chứ không thấu triệt được đến chỗ căn để cho tinh túy...
  • "Lãng phí kép"

    28/10/2014Đan TâmTổ chức, quản lý chi tiêu ở ngành giáo dục đang rất bất hợp lý. Vì vậy, mối quan tâm của người dân đối với hiệu quả đầu tư cho giáo dục - đào tạo là rất chính đáng và có cơ sở. Một số chuyên gia và khoa học đầu ngành đã từng viết rằng: Bộ Giáo dục - Đào tạo bỏ ra 1 tỉ USD Mỹ để đấu thầu các dự án biên soạn lại sách giáo khoa...
  • Bệnh lãng phí cũng đáng sợ không kém

    05/12/2010Ngọc TrảnHàng ngày chỉ cần đọc lướt qua một số tờ báo, chúng ta sẽ dễ dàng sàng lọc được không ít thông tin có liên quan đến sự lãng phí. Và nếu chịu khó để mắt quan sát, gom nhặt một chút, chúng ra cũng sẽ dễ dàng phát hiện ra sự lãng phí không mấy khó khăn. Phải chăng sự lãng phí trong xã hội ta đã trở thành phổ biến?
  • Quốc nạn - Sự vô trách nhiệm và lãng phí mang tính hệ thống

    02/12/2010Nguyễn Hoàng (2010)Sự vô trách nhiệm mang tính hệ thống tất yếu gây ra những lãng phí
    mang tính hệ thống. Đó là sự lãng phí về cơ hội, các nguồn lực con
    người và xã hội, tiền của, thời gian, tài nguyên đất nước và phải được
    coi như một tội ác ghê gớm. Quy mô và sức phá hoại nó rât nặng nề có
    thể lên đến nhiều tỷ dollar/năm. So sánh về sức tàn phá, tham nhũng chỉ
    như mấy chú muỗi mắt đặt bên cạnh những con khủng long lãng phí và phá
    hoại mà thôi. Hiện tại, chưa có bất cứ một chế tài nào để chế ngự được
    loại quốc gia đại nạn này...
  • Trí tuệ dân tộc đang bị lãng phí

    21/10/2010Hải Hà thực hiệnCác chủ trương của Đảng nhấn mạnh đến công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức, giảm tiêu hao tài nguyên thiên nhiên, tăng nhanh GDP do khoa học, tri thức tạo ra. Thế nhưng, chúng ta lại ra sức khai thác tài nguyên, lãng phí rất lớn tiềm năng trí tuệ của dân tộc...
  • Lãng phí

    09/10/2010Hà Văn ThịnhĐể sống và tồn tại, không một dân tộc nào có quyền lãng phí thời gian và vận mệnh của mình. Nghe ra thì đúng thế, nhưng sự thật, không hẳn là như thế. Chắc chắn một điều: Chưa bao giờ chúng ta lãng phí như lúc này...
  • Đừng lãng phí tài nguyên đất

    21/01/2009Nguyễn ChiếnCuộc khủng hoảng lương thực trong năm 2008 cho thấy, thế giới đang bước vào một chu kỳ phát triển mới, trong đó nông nghiệp được chú trọng hơn sau nhiều thế kỷ bị đứng sau sự ưu tiên cho phát triển công nghiệp và dịch vụ.
  • Lãng phí trong giáo dục: Thiệt hại vô bờ bến

    26/08/2006GS Nguyễn Ngọc LanhLãng phí đi đôi với tham nhũng và xét cho cùng của cải tham nhũng cũng là của cải nhân dân bị lãng phí (vào túi cá nhân). Lãng phí trong giáo dục, ngoài tiền bạc là cái dễ thấy hơn cả, còn lãng phí thời gian, công sức, lòng tin, lòng trung thực...
  • Nạn lãng phí!

    03/08/2006Ánh HồngCùng với các tệ nạn khác, nạn lãng phí đã và đang làm băng hoại nhân cách con người Việt Nam, làm kiệt quệ sức lực, tiền của, tài nguyên của đất nước. Tác hại của lãng phí, ai cũng biết, nhung nói và làm từ trên xuống dưới còn thiếu những biện pháp, chế tài cụ thể để chống lãng phí một cách triệt để?
  • Cải cách phân quyền chi tiêu

    20/05/2006TS. Nguyễn Sĩ DũngThượng sách mà không ít địa phương sử dụng trong quá trình chạy Dự án xin tiền TW là “lấy mỡ nó, rán nó”. Hậu quả là một tỉ lệ lớn “mỡ” của TW bị “rán” ngay trên đường từ địa phương đến Hà Nội và từ Hà Nội trở về...
  • Hiệu quả chưa cao là lãng phí

    20/03/2006Cầm Văn KìnhVới sự bùng nổ Internet thời gian qua, con số 13,34% dân số VN online thường xuyên đã nói lên mức độ tiếp cận nguồn tri thức và khả năng thông tin vô tận từ Internet ở nước ta. Nhưng bên cạnh chỉ số không phải không còn tâm lý cản trở sự phát triển Internet ở VN cũng như những chỉ số cần thực tâm đối diện, suy ngẫm...
  • Người giỏi làm Toán: Rất lãng phí!

    21/02/2006Hoàng Lê (thực hiện)Kiến thức Toán khá cần thiết trong nhiều lĩnh vực, trong cuộc sống. Nhưng, những thứ thực sự cần thiết cũng chỉ ở tầm vừa vừa thôi, nói nôm na là 1+1=2, chứ không phải những cái hoành tráng, trừu tượng, cao siêu. Mà, Toán học bây giờ đi xa lắm rồi, ở tận chân trời nào rồi...
  • Chi tiêu cho giáo dục: Những con số "giật mình"!

    16/02/2006Vũ Quang Việt (chuyên viên Thống kê cao cấp của Liên Hợp Quốc, New York, Mỹ)Từ New York (Mỹ) chuyên viên thống kê cao cấp của Liên Hợp Quốc Vũ Quang Việt gửi tới VietNamNet những phân tích thú vị về chi tiêu cho giáo dục Việt Nam rút ra qua những số liệu tính và phương pháp tính toán của bản thân...
  • 10 điều lãng phí nhất trong cuộc đời bạn

    28/01/2006Trong hành trình tạo dựng một cuộc đời có ý nghĩa, nếu bạn lỡ coi thường một trong 10 điều thiết yếu dưới đây, coi như bạn đã tự đánh mất một phần nhựa sống của chính mình.
  • Kênh thông tin đang bị lãng phí

    20/11/2005Đoàn MinhĐược coi là một phần bộ mặt của nhà trường, nhưng những website của các trường đại học lại là một vật thể hoàn toàn xa lạ với những sv trong chính ngôi trường đó.
  • Giới trẻ đang “chi tiêu” thời gian như thế nào

    12/10/2005Cảnh báo sự lây lan của virut ngủ. Nhiều người đã biết kéo dài thời gian của ngày. Có phải họ đang “cận thị” về tương lai của chính mình?
  • Quản lý chi tiêu trong gia đình

    28/07/2005Nói chuyện về tiền bạc sẽ dễ dàng hơn nếu vợ chồng thỏa thuận về những vấn đề ưu tiên. Nhưng đôi khi việc thoả thuận về những vấn đề ưu tiên cũng khó khăn vì thói quen sử dụng tiền bạc đã được hình thành từ lâu mà không dễ gì thay đổi.
  • Internet trong trường đại học - quá lãng phí

    17/10/2003Internet, phòng máy tính, môn tin học, website... giờ đây không còn xa lạ đối với mỗi trường đại học, cao đẳng, mỗi sinh viên. Tuy vậy, có một thực tế là SV vẫn rất khó khăn trong việc tiếp cận với Internet. Do nhiều nguyên nhân như kinh phí eo hẹp, số lượng sinh viên quá đông, công tác quản lý còn nhiều bất cập, nhận thức của nhiều lãnh đạo các trường về Internet cũng chưa đầy đủ... nên hệ thống Internet trong các trường chưa phát huy được tác dụng với SV...
  • xem toàn bộ