Nghề dịch

02:14 CH @ Thứ Ba - 03 Tháng Mười Một, 2009

Nghề chơi cũng lắm công phu (Kiều)

Cuộc sống trớ trêu, bỗng đặt lên vai một ông già đã hết hơi hết cốt, gánh nặng, nhất thời dựng lại lá cờ Pháp văn ở một đất nước nghìn trùng xa cách nước Pháp.

Lịch sử thăng trầm, bao nhiêu năm người ta bẵng quên tiếng Pháp, nay đến thời tái ngộ, những con người còn biết thưởng thức một vần thơ của Apollinaire, thấu hiểu ý nhị một áng văn của Valéry đã trên dưới bảy mươi, hàng ngũ thưa thớt.

Hẳn rằng các hãng Pháp có đầu tư, khách du lịch dồn hết, rồi cũng tìm ra vài người phiên dịch.

Thế hệ thanh niên đổ xô học tiếng Anh: Giao dịch, thương mại, đón đưa khách chỉ cần vài năm luyện tiếng Anh. Phải chăng tiếng Pháp rồi chỉ còn là một thứ đồ cổ dành cho một số ít ông đồ Tây, sính chữ, sính nghĩa? đời sau chỉ còn nhắc đến văn Pháp, vang bóng một thời.

Hàng hóa, người qua lại đang tuôn từ nước này qua nước khác, quả rằng trên hành tinh này không có gì ngăn cách nổi luồng giao lưu tầm cỡ thế giới ấy nữa. Nhưng liệu rằng buôn bán, du lịch có đủ làm cho các dân tộc hiểu nhau, đồng cảm với nhau. Mua bán tất có cạnh tranh, cò kè lãi lỗ, thậm chí được bao nhiêu định kiến hận thù, hiểu lầm nhau chồng chất từ bao đời. Sắc tộc này, tín đồ tôn giáo này đứng trước sắc tộc, dân tộc, tôn giáo khác bao giờ cũng muốn tìm hiểu cái mới, muốn làm quen cái lạ, vừa cảnh giác, nghi kỵ, khinh miệt những cách ăn nói, đi đứng, lễ nghi, phong tục của kẻ khác. Nhắc sao hết những thảm họa xưa và nay mà óc kỳ thị sắc tộc tôn giáo, văn hóa đã gây ra?

Chỉ khi nào thấu hiểu được, thưởng thức được những cái hay cái đẹp của một nền văn hóa khác mới xóa bỏ được óc kỳ thị kia. Dùng một máy vi tính xưa nhất, tôi không cần biết là của Pháp hay của Nhật, quý hồ tiện lợi và giá rẻ, nhưng say sưa đọc một tiểu thuyết của Balzac, nắm được những luận điểm sâu sắc của Bergson hay Sartre, ngắm một bức tranh của Gauguin là tôi đã hòa mình với tình cảm, tài năng của nhân dân Pháp, qua một sản phẩm chỉ riêng nước Pháp mới có. Cũng như khi người Pháp thấu hiểu được Truyện Kiềuhay vần thơ của Nguyễn Trãi. Lúc đó giữa hai dân tộc không còn gì ngăn cách nữa, giao tiếp không còn bị rối nhiễu, qua những tác phẩm văn học nghệ thuật cao đẹp. Những gì quý giá nhất của dân tộc này du nhập vào văn hóa của một dân tộc khác, kho tàng văn hóa của đôi bên phong phú thêm mà bản sắc vẫn được gìn giữ và ảnh hưởng sẽ tồn tại từ đời này qua đời khác. Toàn quyền Doumer bắc qua sông Hồng chiếc cầu sắt đồ sộ mong lưu danh sử sách nay mai chỉ còn là đống sắt vụn, còn những bài thơ tuyệt tác của Baudelaire mãi mãi ngân vang trong tâm hồn nhiều người Việt Nam.

Không phải đa số người Việt Nam trực tiếp đọc thơ Baudelaire, cũng như không mấy người Pháp đọc thẳng Truyện Kiều. Sự giao lưu văn hóa bắt buộc phải qua dịch thuật, mỗi nước phải có một đội ngũ dịch không cần đông, nhưng cần hết sức tinh, nắm được, sử dụng được ngôn ngữ cả hai bên ở mức tinh vi, tế nhị, nhuần nhuyễn… Không một quốc tế ngữ nào thay thế được. Muốn người Pháp và những người dùng tiếng Pháp trên thế giới hiểu Truyện Kiều, phải có người dịch Kiều ra tiếng Pháp, muốn người Đức, người Nga hiểu, phải dịch ra tiếng Đức, tiếng Nga…

Trong nhiều năm, tiếng Pháp là một trong những công cụ chủ yếu của Việt Nam để tiếp nhận văn hóa Pháp và văn hóa nhiều nước khác. Và để cho người nước khác hiểu Việt Nam, cứ tưởng tượng trong trăm năm qua, không có những bản dịch những tác phẩm của Rousseau, Montesquieu, Balzac, Engels, Shakespeare, Tolstoi, Goeth (qua bản tiếng Pháp) thì đời sống văn hóa, chính trị, triết học ở nước ta sẽ ra sao?

Đã đến lúc cần đánh chuông báo động: Đội ngũ nắm tiếng Pháp đến trình độ dịch được những tác phẩm văn học và các môn nhân văn nay thật chỉ đếm trên đầu ngón tay, hơn nữa đều đã cổ lai hy. Ở đây không ăn xổi được, không có máy móc nghe nhìn nào, phương pháp nào tạo ra nhanh nhiều những người dịch giỏi. Nghề dịch chẳng phải nghề chơi, cần sính chữ nghĩa. Phải rèn luyện lâu dài, gian khổ. Quen viết một bài xã luận ít khi mất đến tiếng đồng hồ, còn không ít chữ trong Kiều, nghiền ngẫm thâu đêm vẫn không dịch ra.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Sách khoa học là best-seller, tại sao không?

    07/07/2019Đoan Trang (thực hiện)16 năm trong nghề, dịch giả Phạm Văn Thiều đã giới thiệu đến bạn đọc Việt Nam rất nhiều cuốn sách kinh điển về khoa học thuộc các lĩnh vực “cao siêu”: lượng tử, vũ trụ học, di truyền học, toán học… Ít ai ngờ được điều mà ông khẳng định: Sách khoa học là thứ sách bán chạy, và người dịch có thể sống tốt với nghề.
  • Nhập môn nghiên cứu dịch thuật – Lý thuyết và ứng dụng

    14/08/2009Sách này có mục đích cung cấp kiến thức nhập môn thực tế vào lĩnh vực nghiên cứu dịch thuật. Nhiệm vụ của nó là điểm lại đầy đủ nhưng có phê phán những khuynh hướng và đóng góp quan trọng nhất trong lĩnh vực này một cách dễ hiểu với đông đảo bạn đọc. Các mô hình lý thuyết đương đại được minh họa sinh động qua những ví dụ thực tế cụ thể. Những nghiên cứu mới được đề cập trong các ví dụ đó, và các ‘câu hỏi thảo luận và nghiên cứu’ là để khuyến khích và hướng dẫn bạn đọc tự tìm hiểu thêm các vấn đề đã được đề cập đến.
  • Dịch giả Nguyễn Văn Vĩnh - chiếc cầu nối văn hóa Đông Tây

    28/07/2009Hoàng TiếnNền văn hóa phương Tây, ta chỉ mới làm quen độ hơn trăm năm nay. Những người có công bắc chiếc cầu nối để ta hiểu phần nào nền văn hóa phương Tây, cũng như để người phương Tây phần nào hiểu nền văn hóa Việt Nam, là lớp trí thức hồi đầu thế kỷ, mà ông Nguyễn Văn Vĩnh là người đáng được ghi công đầu.
  • Nói nhiều ngôn ngữ khác nhau

    30/06/2009Cao Việt DũngTuần qua, đời sống bình lặng của văn chương Việt Nam bỗng trở nên sôi động với một “vụ án” được gọi tên là “đạo thơ”. “Đạo”, mạo danh… vốn không phải chuyện mới, nhưng lần này nó lại liên quan đến giấc mơ đưa văn chương Việt Nam ra thế giới.
  • Dịch giả Mai Sơn: 'Không có thần đồng trong triết học'

    28/07/2007Lê Tân thực hiệnMai Sơn vừa ra mắt cuốn sách "101 triết gia". Quyển sách này cung cấp rất nhiều tài liệu tham khảo bổ ích cho độc giả. eVăn có cuộc trao đổi với ông về công việc biên soạn, dịch thuật về đề tài triết học ở Việt Nam hiện nay...
  • Gặp người “xây” tủ sách cho trí thức Việt Nam

    12/01/2007Nguyễn Văn Ninh (thực hiện)Trăn trở vì người Việt trẻ thiếu sách hay, nhà văn Ngô Tự Lập đã lên “Kế hoạch 500 cuốn sách” thông qua việc xây dựng Tủ sách tinh hoa và Quỹ dịch thuật. Và may mắn thay, anh đã nhận được sự hưởng ứng của nhiều trí thức ưu tâm với giáo dục nước nhà...
  • Ra mắt Quỹ dịch thuật Phan Châu Trinh

    09/01/2007H.T.Một năm sau khi NXB Tri thức thành lập, quỹ Dịch thuật Phan Châu Trinh được ra mắt và khởi động những dự án lớn với tham vọng hỗ trợ và quảng bá việc dịch thuật các tác phẩm có giá trị thuộc Tủ sách Tinh hoa Tri thức Thế giới. Bắt đầu từ 2007, giải thưởng dịch thuật mang tên nhà chí sĩ Phan Châu Trinh sẽ được tổ chức thường niên...
  • Ra mắt Tủ sách Tinh hoa tri thức thế giới

    22/12/2005Kiều MinhSáng nay (19/12) tại Hà Nội, NXB Tri thức vừa công bố 3 tác phẩm đầu tiên được dịch và xuất bản trong Tủ sách tinh hoa thế giới tại Việt Nam. Gồm cuốn: Những cuộc đời song hành của Plutarque; Bàn về tự do của John Stuart Mill và Thế giới như tôi thấy của Albert Einstein...
  • Kế hoạch 500 cuốn sách

    22/08/2005Ngô Tự LậpCó một việc vô cùng quan trọng mà theo tôi chúng ta cần phải và có thể làm ngay, đó là tạo điều kiện để người Việt tiếp cận với những tác phẩm quan trọng nhất của nhân loại...
  • "Tín - đạt - nhã" - chuyện cũ mà chưa cũ

    07/07/2005Ngân HuyềnBa chữ “Tín - Đạt - Nhã” đã là chủ đề của ít nhất hai cuộc thảo luận trong giới dịch thuật Việt Nam những năm 1960 và 1990. Tháng ba vừa qua (2003), tại Trung tâm Văn hoá Ngôn ngữ Đông Tây, Hà Nội, chủ đề này lại được “hâm nóng” trở lại với sự tham gia của các nhà giáo, dịch giả, nhà văn, nhà thơ: Trần Thiện Đạo, Hoàng Hưng, Hoàng Thúy Toàn, Lê Đức Mẫn, Ngô Tự Lập, Nguyễn Văn Dân, Đoàn Tử Huyến.
    Cuộc tọa đàm do Ngân Huyền lược thuật.
  • xem toàn bộ