Nguyễn Trần Bạt: Viết vì sự tiến bộ

02:40 CH @ Thứ Hai - 24 Tháng Tám, 2009

Dù biết ông từ lâu nhưng khi "ngốn" gần hết 2 cuốn sách, mỗi cuốn dày gần 500 trang gồm những bài viết, bài nói chuyện và trả lời phỏng vấn của ông đăng trên các báo và tạp chí trong nước và ngoài nước mới thấy giật mình phát hiện một Nguyễn Trần Bạtkhác, một dòng chảy tinh thần với những giá trị mới rất cần cho một Việt Nam hội nhập. Đúng như sự khao khát của tác giả: "Viết vì sự tiến bộ"!

Tôi là ai?

"Chào các bạn!"Nguyễn Trần Bạtmở đầu cuộc giao lưu với sinh viên khoa Quản lý đào tạo quốc tế trường ĐH Kinh tế quốc dân . "Tôi vốn là một người nghèo khổ", "Tôi không phải là một nhà hàn lâm, tôi không đi tìm kiếm cái cảm giác thần phục của sinh viên đối với mình như một nhà hàn lâm mà tôi đang cố làm mới mình, làm sinh động hoá trí khôn của mình thông qua giao lưu với các bạn... Cái đáng giá nhất trong cuộc đời tôi không phải là tạo ra một Công ty mà tạo ra được một nghề. Tôi là người Việt Nam đầu tiên tạo ra một loại nghề nghiệp, đó là nghề Tư vấn về đầu tư và phát triển các quan hệ thương mại. Công ty chúng tôi có khoảng 250 cán bộ, cung cấp dịch vụ tư vấn cho khoảng 20% toàn bộ thị trường các dự án ODA và 15% thị trường các đầu tư FDI tại Việt Nam. Cung cấp dịch vụ luật sư cho những giao dịch mua bán rất quan trọng như mua vệ tinh đầu tiên của nước CHXHCN Việt Nam, làm hợp đồng cho các giao dịch mua bán hoặc thuê máy bay Boeing và máy bay Airbus của Vietnam Airlines..." Lý giải về động cơ ra đời nghề mới này, ông Bạt nói "Tôi cho rằng khi Việt Nam đổi mới, mở cửa sẽ có 2 cộng đồng người gặp nhau. Người phương Tây không hiểu gì về chủ nghĩa cộng sản và những người Cộng sản Việt Nam cũng chẳng hiểu gì về Chủ nghĩa Tư bản phương Tây. Hai cộng đồng ấy mở cửa nhìn nhau và đều ngọng trong việc diễn đạt các nguyện vọng của mình, họ cần có một kẻ phiên dịch và tôi lập công ty này với ý đồ trở thành kẻ phiên dịch sớm nhất cho sự khác biệt giữa hai hệ thống kinh tế, hai hệ thống chính trị và hai mức độ phát triển..."

Có hay không chuyện "Thế giới phẳng"

" Thế giới còn lâu mới phẳng!". Ông Bạt trả lời báo Diễn đàn Doanh nghiệp và phân tích thêm: "Càng phát triển thì khoảng cách giàu nghèo càng lớn". Luận giải mâu thuẫn này, ông Bạt đưa ra "lý thuyết" mới về phát triển: "Phát triển là gì?". Phát triển là người ta khai thác những năng lực tự nhiên của con người một cách có hệ thống và có tính hiệu quả cao nhất, mà năng lực của con người thì không giống nhau... Anh cho mỗi người một cơ hội giống nhau nhưng mỗi người nhận được cơ hội một cách khác nhau. Do vậy, "khoảng cách giàu nghèo không chỉ là khoảng cách của sự may mắn mà còn là khoảng cách của sự phân bổ tự nhiên các năng lực của con người. Nếu tôi có 100 USD tiền lương/tháng mà bạn chỉ có 10 USD/tháng thì bạn là người nghèo khổ. Nhưng nếu tôi có 10.000 USD mà bạn có 1000 USD thì bạn không nghèo khổ nữa mà bạn không giàu bằng tôi. Tuy nhiên khoảng cách giữa 10.000 đô la và 1000 đô la vẫn là khoảng cách không thay đổi được vì tôi năng động hơn bạn, tôi lao động vất vả hơn bạn". Cho nên "thế giới vĩnh viễn không bao giờ phẳng" và "Người ta buộc phải phấn đấu".

Tiền chỉ là sản phẩm phụ...

Gần 100 bài viết, tham luận khoa học và giao lưu với các chủ đề về kinh tế, hội nhập và cải cách đưa lại cho người đọc cảm giác Nguyễn Trần Bạt vừa như một doanh nhân thành đạt bởi những triết lý kinh doanh "khác biệt", vừa như một nhà nghiên cứu về kinh tế và những giá trị mới có tính chất toàn cầu. Khao khát truyền dẫn những kinh nghiệm và tri thức lý luận của ông có được từ nghiên cứu các nền kinh tế, sự hợp tác làm ăn với các Tập đoàn đa quốc gia hàng đầu trên thế giới cũng như từ những cuộc tiếp xúc cá nhân với các nhân vật có tầm ảnh hưởng lớn trong các lĩnh vực kinh tế, giáo dục, văn hoá... của một số nước phát triển, trong đó có Mỹ, khiến ông như một "bác sĩ" của hội nhập, một nhà "tư tưởng" của cải cách, mở cửa của Việt Nam.


TỔNG MỤC LỤC

Quyển I- Viết Vì Sự Tiến Bộ

Phần I – Toàn Cầu Hóa

1. Biện chứng của tự do
2. Tự do và phát triển
3. Tự do sinh ra con người
4. Hạnh phúc
5. Văn hóa và phát triển
6. Một cách nhìn mới về toàn cầu hoá
7. Toàn cầu hoá văn hoá
8. Cơ hội thứ tư - toàn cầu hoá
9. Ba cấp độ của sự lãnh đạo
10. Xây dựng hệ tiêu chuẩn văn hoá chính trị toàn cầu
11. Hợp tác - nội dung triết học cơ bản của đời sống hiện đại
12. Về sự suy thoái của khoa học
13. Cảm giác bất an và lý thuyết quản lý rủi ro trong xã hội hiện đại
14. Nhận thức thế giới trong thời đại thông tin
15. Về các lực lượng đa quốc gia và vấn đề hai chính sách đối ngoại
16. Chênh lệch giàu nghèo và quá trình hội nhập thương mại toàn cầu
17. Cường quốc và vai trò lãnh đạo thế giới
18. Obama - nhiệm kỳ chống khủng hoảng và tìm triết lý phát triển
19. Đối ngoại trong nhiệm kỳ chống khủng hoảng của Obama

Phần II – Thế giới thứ ba và vấn đề cải cách

20. Lãnh đạo phi cách mạng vì một thế giới phát triển bền vững
21. Thế giới thứ ba và vấn đề cải cách văn hoá
22. Ảnh hưởng của văn hoá đối với pháp luật
23. Pháp luật tài sản tinh thần của nhân dân
24. Chính trị, quản lý và cơ chế lựa chọn
25. Thể chế và thành tích
26. Tham nhũng và tham nhũng tinh thần
27. Xã hội học tham nhũng
28. Bàn về tính đồng thuận xã hội
29. Phản biện xã hội
30. Giá trị chân chính của kinh tế tư nhân
31. Hiện đại hoá lối sống
32. Thúc đẩy sự thịnh vượng
33. Cải cách tại thế giới thứ ba: tính đồng bộ
34. Từ thế giới thứ ba đến một thế giới thứ hai rưỡi hay dân chủ hoá như là cuộc giải phóng thứ hai

Quyển II- Viết Vì Sự Tiến Bộ

Phần III: Việt Nam và Cảm hứng phát triển

1. Hồ Chí Minh - cuộc đời như một thông điệp
2. Võ Văn Kiệt - người mang khát vọng lắng nghe
3. Việt Nam và hội nhập
4. Giao lưu với sinh viên khoa quản lý đào tạo quốc tế, ĐH kinh tế quốc dân
5. Cảm hứng của sự phát triển
6. WTO: trường học, trường thi cho kinh tế
7. Có hay không chuyện thế giới phẳng hay Việt Nam phẳng
8. Gia nhập WTO = quốc tế hoá năng lực Việt Nam
9. Hội nhập những giá trị cá nhân
10. Sống chủ động trong thông tin toàn cầu
11. Con người là tiền đề của nền kinh tế năng động
12. Phẩm hạnh là giá trị quan trọng nhất của nhân lực
13. Một số biện pháp xây dựng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
14. Nhân tài và sử dụng nhân tài
15. Công chức bỏ việc - tín hiệu tốt của xã hội dân sự
16. Hiệp định thương mại Việt-Mỹ đòi hỏi đổi mới toàn diện nền kinh tế
17. Bảo vệ lợi ích Việt Nam trong quan hệ thương mại quốc tế
18. Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là đòi hỏi tất yếu của quá trình phát triển thương mại
19. "Đánh thức" tư pháp để hội nhập
20. Một số vấn đề về khuyến khích đầu tư trong nước
21. Nội lực Việt Nam
22. Kinh tế tư nhân Việt Nam sự phụ thuộc vào quan điểm của lãnh đạo
23. Một số suy nghĩ về hoạt động xúc tiến đầu tư nước ngoài trong giai đoạn hiện nay
24. Quốc tế hoá nguồn lực cần một thị trường tài chính minh bạch
25. Trách nhiệm của doanh nghiệp phát hành
26. Thị trường chứng khoán và một số vấn đề xã hội
27. Việt Nam cần tránh cái bẫy nền kinh tế "vị thành niên"
28. Bàn về xây dựng các tập đoàn kinh tế
29. Tập đoàn nhà nước và cỗ xe kinh tế Việt Nam
30. Những phản ứng về sân golf và vấn đề "tế nhị" FDI
31. Những bài học từ chuyện Nhật Bản ngưng cấp ODA
32. Minh bạch - một tiêu chí văn hoá
33. Việt Nam và những cơ hội đầu tư
34. Doanh nghiệp Nhật Bản và triển vọng đầu tư ở Việt Nam
35. Quan hệ Việt Nam - ASEAN
36. Việt Nam và kinh nghiệm gia nhập WTO
37. Nhìn lại 20 năm đầu tư nước ngoài – thành tựu và triển vọng
38. Xây dựng nền văn hoá kinh doanh
39. Xây dựng cộng đồng doanh nhân Việt Nam chuyên nghiệp
40. Cơ hội tôn vinh danh dự doanh nhân
41. Trạng thái bình thường của doanh nhân
42. Nhìn thẳng
43. Người không chịu yên phận
44. Nhà tư vấn "phiên dịch" các nền kinh tế
45. Báo chí cần làm gì cho nền kinh tế?
46. Doanh nghiệp và lực lượng công an vì sự phát triển kinh tế
47. Làm thế nào để nâng cao hiệu quả của các hiệp hội?
48. Suy nghĩ về cải cách giáo dục ở Việt Nam
49. Một số quan điểm về xã hội hoá giáo dục ở Việt Nam
50. Tự chủ - chìa khoá cất cánh cho giáo dục
51. Giao lưu với ông Nguyễn Trần Bạt trong ngày hội phụ huynh do khoa QLĐT Quốc tế - ĐH Kinh tế Quốc dân tổ chức
52. TGĐ Nguyễn Trần Bạt: tôi vẫn giữ được sự thưa thày
53. Giáo dục Việt Nam và căn bệnh thiếu hạnh phúc mãn tính
54. Chúng ta chưa có con ngựa văn hoá để cưỡi
55. Viện nghiên cứu tư nhân muốn đóng góp với xã hội

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Nguyễn Trần Bạt - "Tổng tư lệnh" của những điều khác biệt

    30/03/2016Ngô ChuyênCầu đường, triết học và luật, những khúc nối có vẻ thiếu đồng điệu nhưng lại là những tổ hợp đồng điệu trong con người ông Nguyễn Trần Bạt - một vị tổng giám đốc đam mê quan sát cuộc sống. Chẳng ai ngờ cái thứ đam mê lạ lùng ấy, một ngày kia đã biến ông trở thành một trong những doanh nhân thành đạt bậc nhất Việt Nam...
  • Tận nhân lực, tri thiên mệnh

    12/02/2009Thượng Tùng thực hiệnNguyễn Trần Bạt, Chủ tịch InvestConsult Group, thường được nhắc đến như người sáng lập ra công ty tư vấn đầu tiên ở Việt Nam. Có lẽ ông cũng là một trong không nhiều người mạnh dạn rời bỏ môi trường nhà nước từ trước Đổi mới. Ở tuổi 63, người đàn ông này vẫn rất khang kiện, vẫn làm việc miệt mài...
  • Từ cậu bé bán nước chè dạo đến ông chủ tập đoàn

    06/01/2008Phùng NguyênTừ một cậu ấm nhưng sau một biến cố của cuộc đời, Nguyễn Trần Bạt đã phải đi bán nước chè dạo ở Ga Hàng Cỏ lúc mới 7 tuổi. Nhưng mấy chục năm sau, cậu bé ấy đã trở thành người chuyên cung cấp dịch vụ cho các tập đoàn đa quốc gia...