Nhà lãnh đạo 360 độ

11:29 SA @ Thứ Sáu - 27 Tháng Sáu, 2008

Tên sách: Nhà lãnh đạo 360o
Tác giả: John C. Maxwell
Dịch giả: Đặng Oanh, Hà Phương
Phát hành: NXB Lao Động - Xã Hội & Công ty sách Alpha
Khổ sách: 14.5 x 20.5 cm
Số trang: 432
Năm xuất bản: Quý II năm 2008

Một nhà lãnh đạo 360o là người có thể lãnh đạo dù ở bất kỳ đâu, bất kỳ vị trí nào trong công ty. Và chỉ có nhà lãnh đạo 360o mới có thể ảnh hưởng, chi phối được những người ở cấp dưới, đồng cấp và cả cấp trên của mình. Với cuốn sách Nhà lãnh đạo 360o, John C. Maxwell đã dẹp tan những ngộ nhận về tầm ảnh hưởng, về tiềm năng...và giúp chúng ta khám phá những thách thức để vượt qua những trở ngại trên con đường trở thành một nhà lãnh đạo...

Trong cuốn sách, tác giả không chỉ chú ý đến cấp dưới mà còn nhấn mạnh hai khía cạnh hữu cơ khác của lãnh đạo, là cấp trên và đồng cấp. Chỉ sự hội tụ của cả ba cấp đó trong thuật lãnh đạo mới đưa đến một nhà lãnh đạo toàn vẹn.

John C. Maxwell đã chứng minh rằng quyền lực trong hầu hết các tổ chức chủ yếu thuộc về nhà lãnh đạo cấp trung, những người có một vị thế nhất định nhưng hiếm khi ý thức được ảnh hưởng và quyền lực của mình. Qua 432 trang sách, tác giả sẽ đưa chúng ta đến với các nguyên tắc cốt tử của thuật lãnh đạo.

Bí quyết vượt qua những thách thức

Trong mỗi chúng ta, ai cũng có thể trở thành nhà lãnh đạo 360o miễn là có khả năng lãnh đạo ở mức trung bình trở lên và sẵn sàng cố gắng hết sức để làm được điều đó. Nhưng để làm được điều đó không phải là dễ dàng.

Không phải ai cũng biết cách gây ảnh hưởng tới mọi người ở các vị trí khác nhau - cấp trên, đồng cấp và cấp dưới. Một số người lãnh đạo các thành viên trong nhóm rất giỏi, song lại thờ ơ với các lãnh đạo ở các phòng ban khác. Một số người xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với sếp, nhưng không có chút ảnh hưởng nào tới cấp dưới. Vài người có thể được lòng hầu hết mọi người, nhưng lại chẳng làm nên trò trống gì. Ngược lại, có những người làm việc rất năng suất song không thể hòa hợp với bất cứ ai. Nhà lãnh đạo 360o không giống ai trong số những người này.

Với Nhà lãnh đạo 360o, tác giả đưa ra cho chúng ta bảy thách thức và những bí quyết vượt qua những thách thức đó để có thể giải quyết một số vấn đề để sẵn sàng trở thành nhà lãnh đạo 360o .

- Thách thức Sự căng thẳng: Bí quyết thành công của tác giả là hãy học cách đối phó với sự căng thẳng dù chúng ta ở bất kỳ vị trí nào, hãy vượt qua trở ngại và tận dụng tối đa lợi thế và cơ hội ở vị trí đó.

- Thách thức Sự chán nản: Việc của chúng ta không phải là sửa sai cho nhà lãnh đạo, mà là gia tăng giá trị. Nếu nhà lãnh đạo không thay đổi, chúng ta nên thay đổi thái độ hoặc chỗ làm.

- Thách thức Nhiều mũ: Hãy lựa chọn và biết chiếc mũ nào cần đội và mỉm cười với thách thức.

- Thách thức Cái tôi: Hãy nhớ rằng lãnh đạo giỏi luôn gây được chú ý.

- Thách thức Sự hài lòng: Vai trò lãnh đạo là việc bố trí hơn là chức vụ, hãy ảnh hưởng đến người khác từ bất cứ vị trí nào.

- Thách thức Tầm nhìn: Chúng ta đầu tư càng nhiều cho tầm nhìn, nó càng thuộc về chúng ta.

- Thác thức Ảnh hưởng: Hãy nghĩ về ảnh hưởng, không nghĩ về chức vụ

Chúng ta có làm việc mà người khác không làm?

John C. Maxwell nói rằng, Người thành công làm những việc mà người thất bại không muốn làm.

Lãnh đạo giỏi đánh giá rất cao những nhân viên có thái độ không nề hà trong công việc. Đó là thái độ mà một nhà lãnh đạo 360o cần có. Họ phải luôn có khả năng suy nghĩ vượt qua ngoài phạm vi công việc và sẵn sàng giải quyết những việc mà người khác hoặc quá kiêu hãnh hoặc quá sợ hãi không thể đảm đương. Những công việc này sẽ nâng các nhà lãnh đạo 360o lên trên các đồng nghiệp. Và được chú ý, đó là một trong những bước đầu tiên gây ảnh hưởng lên lãnh đạo.

Chính quá trình lựa chọn nan giải và thực hiện các nhiệm vụ khó khăn sẽ góp phần tôi luyện cho các nhà lãnh đạo.

Tác giả cũng khẳng định rằng, nếu muốn trở thành nhà lãnh đạo 360o, chúng ta phải trả một cái giá. Để giành vị trí lãnh đạo, chúng ta phải từ bỏ nhiều cơ hội. Chúng ta sẽ phải hy sinh một số mục tiêu cá nhân vì lợi ích của người khác. Chúng ta phải bước ra khỏi kén và làm những việc chưa từng làm trước đây. Chúng ta sẽ phải tiếp tục học hỏi và phát triển dù chúng ta không thích như vậy. Chúng ta sẽ phải đặt người khác lên trên bản thân không chỉ một lần. Và nếu khao khát trở thành nhà lãnh đạo giỏi, chúng ta sẽ phải làm tất cả những việc này mà không được kể công hay than thở.

Nhà lãnh đạo 360o và các nguyên tắc

Trở thành nhà lãnh đạo 360o không đơn giản, nhanh chóng và có rất nhiều việc cần làm. Nhưng nó xứng đáng với từng nỗ lực nhỏ của chúng ta. Đúng như nhan đề cuốn sách, Nhà lãnh đạo 360o, nhà lãnh đạo cấp trung nằm ở trung tâm khối cầu quan hệ xoay quanh là lãnh đạo cấp cao, lãnh đạo đồng cấp và cấp dưới. Ứng với mỗi mặt phẳng quan hệ, nhà lãnh đạo cấp trung sẽ có những nguyên tắc đối nhân xử thế riêng mà chúng ta tìm thấy trong Nhà lãnh đạo 360o.

- Lãnh đạo cấp trên

Lãnh đạo cấp trên là thách thức lớn nhất đối với nhà lãnh đạo 360o. Và cơ hội lớn nhất để chúng ta gây ảnh hưởng lên cấp trên là khi chúng ta tăng thêm giá trị cho họ.

Lãnh đạo cấp trên bằng cách chia sẻ gánh nặng với cấp trên, sẵn sàng làm việc mà người khác không làm, biết tiến - lùi đúng lúc, biết đầu tư vào mối quan hệ hữu hảo,... Nhưng quan trọng hơn và cũng là nguyên tắc số 1 mà tác giả đưa ra đó là: "Hãy lãnh đạo chính mình trước. Đấy chính là xuất phát điểm cho mọi thứ. Hơn nữa, nếu anh không làm theo chính mình, thì người khác làm sao làm theo anh được?"

- Lãnh đạo đồng cấp

Để lãnh đạo đồng cấp thành công, nhà lãnh đạo 360o phải nỗ lực để đồng nghiệp tôn trọng và làm theo. Chúng ta sẽ làm việc đó như thế nào?

Lãnh đạo đồng cấp bằng cách hoàn thiện các nhà đồng cấp, giúp các đồng nghiệp dành chiến thắng, mở rộng vòng tròn quan hệ, hãy là một người bạn, tránh đấu đá về chính trị và đừng tỏ vẻ hoàn hảo.

- Lãnh đạo cấp dưới

Nhà lãnh đạo 360o được tác giả định nghĩa là lãnh đạo bằng cách gây ảnh hưởng chứ không phải bằng chức vị hay quyền lực. Họ sử dụng phương pháp này không chỉ với cấp trên, đồng cấp mà cả với cấp dưới.

Lãnh đạo cấp dưới bằng cách coi mỗi nhân viên là một điểm 10, phát triển từng nhân viên với tư cách một con người, sử dụng nhân viên đúng sở trường của họ, tưởng thưởng thành tích, và muốn người khác làm gì, bản thân hãy làm gương.

Trong quá trình cố gắng phát triển bản thân thành một nhà lãnh đạo, không phải lúc nào chúng ta cũng thành công. Nếu như chúng ta gặp khó khăn, hãy mở trang sách tới gần phần kết. Tại đây, chúng ta sẽ thấy 5 giá trị của một nhà lãnh đạo 360o mà tác giả đưa ra để khuyến khích chúng ta tiếp tục phát triển và học hỏi. Và đó cũng là lý do chúng ta nên liên tục làm việc để trở thành nhà lãnh đạo 360o.

Còn có một "phần đặc biệt" trong cuốn sách mà chúng ta không nên bỏ qua. Trong phần này, John C. Maxwell đã đưa ra cho chúng ta 12 bài luyện tập hàng ngày của lãnh đạo để tạo ra một môi trường đánh thức nhà lãnh đạo 360o. Nếu chúng ta xây dựng được một môi trường phát triển các lãnh đạo 360o, rồi có một ngày chúng ta sẽ thực hiện được điều đó.

Cuốn sách Nhà lãnh đạo 360o là một khóa học mà nhà tư vấn lãnh đạo nổi tiếng nhất nước Mỹ dành cho chúng ta, những người có khát vọng vươn lên vị trí lãnh đạo theo nghĩa toàn vẹn nhất của nghệ thuật này.

* Vài nét về tác giả

John C. Maxwell là chuyên gia bậc thầy và nổi tiếng nhất thế giới về nghệ thuật lãnh đạo với trên 13 triệu bản sách bán ra trên khắp hành tinh. Hàng năm, ông được mời tới nói chuyện tại các công ty hàng đầu trong danh sách Fortune 500 (danh sách những công ty lớn nhất nước Mỹ do tạp chí kinh tế có uy tín Fortune cập nhật và đưa ra hàng năm), với nhiều nhà lãnh đạo chính phủ trên thế giới và những tổ chức như Học Viện Quân sự Hoa Kỳ ở West Point.

Các tác phẩm của ông được đánh giá rất cao và được xếp trong danh sách bán chạy nhất trên các tạp chí như New York Times, Wall Street Journal, Bisiness Week và Maxwell là một trong 25 tác gia nổi tiếng nhất trên Amazon.

Nguồn:Lãnh đạo
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Đi tìm bí ẩn của “Nhà lãnh đạo”

    03/11/2015Trang Nhung FTU dịchBạn mong muốn trở thành một nhà lãnh đạo giỏi? Ngoài việc được đào tạo một cách chính quy, điều quan trọng là trong mỗi con người phải tiềm ẩn tố chất lãnh đạo, niềm đam mê công việc và giám chấp nhận phiêu lưu mạo hiểm. Theo thuyết lãnh đạo hiện đại, để góp phần cấu thành nên sự lãnh đạo còn có sự góp phần của 2 yếu tố đó là người lãnh đạo (the person) và công việc lãnh đạo (the job of leadership)...
  • Con tàu tổ chức và văn hóa của người lãnh đạo

    13/10/2014Nguyễn Tất ThịnhNếu ví doanh nghiệp như con tàu và vai trò của người lãnh đạo như thuyền trưởng, chúng ta có thể xem xét sự thành công và phát triển của doanh nghiệp nhìn từ phương diện vai trò của người lãnh đạo...
  • Lãnh đạo trước hết là con người

    07/05/2008Huyền ChiTrở thành Tổng thống Nga ở tuổi 43, ông Dmitry Medvedev đang cố gắng hoàn thiện sao cho xứng với danh hiệu thần tượng của giới trẻ - người kế nhiệm xuất sắc của Tổng thống Vladimir Putin. Khác với vẻ ngoài nghiêm nghị, cứng rắn của một nhà lãnh đạo, ông thật sôi nổi, trẻ trung, hiện đại và dí dỏm trong cuộc sống đời thường...
  • Bạn đã biết lãnh đạo?

    09/07/2007Phúc Hồng TrầnVăn hóa và đặc trưng tổ chức của một doanh nghiệp là chất keo kết dính các thành viên qua thời gian và sự thay đổi. Để xây dựng một Công ty bền vững, người chủ doanh nghiệp cần xác định được yếu tố này.
  • Tám đức tính để lãnh đạo

    29/10/2006Nguyễn Công Phú, Tổng giám đốc Apave Việt Nam và Đông Nam ÁTrong môi trường kinh tế quá độ, một số lãnh đạo doanh nghiệp hay biện minh cho hành động hoặc triết lý hành động của mình bằng câu: “Thương trường là chiến trường”.Nhận thức trên chỉ đúng trong một bối cảnh, một khoảng thời gian ngắn và cá biệt. Bởi lẽ lịch sử đã chứng minh rằng hòa bình và phát triển bền vững để giàu mạnh, hạnh phúc là điều mong muốn của con người.
  • Đi tìm chân dung nhà lãnh đạo hiện đại

    01/01/1900Phạm NguyễnNhững ngày này, các thuật ngữ "thế giới phẳng", "toàn cầu hóa", "hội nhập", "WTO"... xuất hiệnvới mật độ chưa từng có trên báo chí và trong cả những cuộc thường đàm. Điều ấy cho thấy rằng trong tình hình hiện nay, những vấn đề trên đang là mối quan hàng đầu, thương trực củagiới kinh doanh trong nước. Một lần nữa, buổi hội thảo" CEO trong thế giới phẳng" lại thổi bùng lên mối quan tâm này. Ở đây, vấn đề được khubiệt trong vai trò lãnh đạo doanh nghiệp...
  • Cách lãnh đạo

    31/08/2006X.Y.Z (Hồ Chí Minh)"Chẳng những phải lãnh đạo quần chúng, mà lại phải học hỏi quân chúng".
  • Các nhà lãnh đạo dạy các nhà lãnh đạo

    15/08/2006Văn Nhật theo Fash CompanyMột xu hướng mới trong việc phát triển đội ngũ những nhà lãnh đạo cấp cao của các doanh nghiệp: thay vì kết hợp với các chương trình đào tạo MBA của các trường Đại học như trước đây, nay Công ty tự thiết kế những chương trình đào tạo Giám đốc cấp cao, tham gia giảng dạy trong các chương trình này là các nhà lãnh đạo cấp cao hiện tại của chính doanh nghiệp…
  • Ba cấp độ của sự lãnh đạo

    19/09/2005Nguyễn Trần Bạt,Bản chất của hoạt động chính trị là lãnh đạo, nói cách khác, cốt lõi của hoạt động chính trị là lãnh đạo. Tuy nhiên, khái niệm lãnh đạo được hiểu khác nhau trong các hệ thống chính trị khác nhau và tuỳ theo sự phát triển của hệ thống chính trị. Chúng ta không được phép đồng nhất chính trị và lãnh đạo, nhưng cần phải hiểu rằng bản chất của lãnh đạo là tạo ra hiệu quả của hoạt động chính trị...
  • Lãnh đạo chính mình trước khi lãnh đạo người khác

    09/07/2005Theo Jagdish Parikh, một chuyên gia về lãnh đạo của Trường Kinh doanh Harvard, những nhà lãnh đạo hiệu quả nhất nhận ra rằng trước tiên họ cần phải học kỹ năng lãnh đạo chính bản thân mình!
  • 10 lời khuyên giúp các nhà lãnh đạo doanh nghiệp thành công

    02/02/2004Lãnh đạo một công ty lớn là một trong những công việc quan trọng nhất trên thế giới. Đây là một công việc vốn đã cực kỳ khó khăn và dường như ngày càng khó hơn nữa. Sau đây là 10 phẩm chất cần có để trở thành một người có thể đảm trách tốt công việc này...
  • 6 khả năng cần rèn luyện để trở thành người lãnh đạo

    27/01/2004Bạn muốn trở thành nhà lãnh đạo, nhà kinh doanh, một tổng giám đốc, một chuyên gia đầu ngành, một nhà thiết kế tài năng ... chúng tôi mời bạn cùng tìm kiếm và khám phá những bí quyết đó...
  • Xây dựng phong cách lãnh đạo

    11/11/2003Quản trị không đơn thuần giống như việc xử lý một đơn đặt hàng. Một trong những yếu tố quan trọng để xây dựng phong cách lãnh đạo là nhân cách và uy tín. Những nhân tố khác như tình thương, sự nhạy cảm, tính độ lượng và nhân từ cũng là những yêu cầu rất quan trọng.
  • xem toàn bộ