Nhật Bản mở cuộc duy tân

11:56 SA @ Thứ Hai - 07 Tháng Ba, 2016

Từ nhỏ đến lớn, từ trong ra ngoài, từ trên xuống dưới, nào là chính trị giáo dục, nào là văn hóa võ bị, nào là công thương, lý tài, nào là cơ khí nghệ thuật, cho đến những chuyện y phục tầm thường, tập quán lặt vặt, chẳng sót một vấn đề nào hay một phương diện nào mà không hóa xưa ra nay, đổi cũ ra mới...

.

Sự đổi thay vận mạng của một dân tộc quốc gia, đã đành trước hết phải nhờ có bọn đương quyền khôn ngoan sáng suốt và bọn chí sĩ thức thời làm hướng đạo tiên phong, nhưng cũng phải nhờ nơi dân tâm dân khi có biết hăm hở tấn hóa tự cường mới được. Đó là hai sự cần dùng cho cuộc tấn hóa, phải nương dựa lấy nhau và cùng đi với nhau.

Nếu có bọn đương quyền và chí sĩ sốt sắng cải cách song bị phần đông người ta còn quá ngu si thủ cựu, tự họ không muốn khôn, muốn mạnh, hay là họ tưởng mình đã khôn lắm mạnh lắm rồi, như vậy thì việc quốc gia lợi ích, khó lòng trông mong thi thố thành tựu gì được. Trái lại nếu chí sĩ có, dân tâm có, nhưng vô phước mà bị đám người cầm quyền là lũ đầu óc ngu đại, cứ ngồi lỳ trên cao, lấy quyền to sức mạnh của chúng để đè ép cản trở ý muốn tấn hóa của dân, thì việc quốc gia đại kế cũng không trông mong gì làm nổi. Dân tộc nào gặp cảnh ngộ thế ấy, kết quả đố khỏi hoặc là trong nước nổi lên một phen cách mạng đổ máu gớm ghê, hoặc là bị mất nước với người ta, nếu không cũng bị lợi dụng và yếu hèn mãi; chắc ai cũng ngó thấy nhiều quốc gia bị lôi kéo đắm chìm vào trong cảnh dưới đó cảnh vong quốc nhiều hơn. Nhật Bản đã có dân khá, lại không bị quan ngu, thành ra họ tấn hóa tự cường được là phải lắm.

Tuy ban đầu Mạc phú nhất định chủ trương khai quốc mà dân tâm xôn xao phản đối; chẳng qua chi là sự hiểu lầm chốc lát đó thôi; tới chứng có mấy hiệp súng ở Lộc Nhi đảo [Kagoshima] và Hạ quan [Shimonoseki] thì cả nước tỉnh ngộ như chớp nhoáng và mạnh bạo thay đổi tư tưởng ngay. Chớ không cố chấp. Bao nhiêu tâm lực trước kia để vào chủ nghĩa “tỏa quốc nhương di”, nay dồn cả về một mục đích “văn mình cải cách”, vậy rồi nên duy tân dựng lên.


Cuộc viếng thăm lần thứ nhất của hạm đội “Hắc chiến hạm” của đô đốc Matthew C. Perry tiến vào cảng Edo năm 1853. Biến cố này chấm dứt nhiều thế kỷ dài dặc Nhật Bản sống trong tình trạng cô lập và mở cửa xứ sở với thế giới bên ngoài - Ảnh: Công Luận (chụp lại từ tư liệu)

Nội dung liên quan

  • Thoát Á luận

    08/06/2019Fukuzawa Yukichi - Hải Âu, Kuriki Seiichi dịchTừ thế kỷ 19, Fukuzawa Yukichi (Nhật Bản) đã viết: "Đường giao thông trên thế giới là phương tiện để làn gió của văn minh phương Tây thổi vào phương Đông. Khắp mọi nơi, không có cỏ cây nào có thể ngăn được làn gió văn minh này".
  • Tân thư và phong trào Duy Tân ở Nhật Bản, Trung Quốc và Việt Nam thời kỳ cận đại

    25/07/2016Phan Trọng ThưởngDấu hiệu rõ nhất cho thấy quá trình chuyển mình lịch sử tư tưởng-chính trị và học thuật của các nước phương Đông, trong đó có Nhật Bản, Trung Quốc và Việt Nam là phong trào Duy tân diễn ra gần như cùng một thời điểm ở hàng loạt quốc gia Đông và Đông Nam châu Á, trong đó, Tân thư có một vai trò hết sức quan trọng...
  • Tư tưởng dân chủ của các nhà nho Duy Tân đầu thế kỷ XX

    15/09/2015Trần Đình HượuHơn 100 năm kể từ khi thành lập cũng như khi đóng cửa của trường Đông kinh nghĩa thục, trung tâm truyền bá tư tưởng và phát động phong trào dân chủ ở nước ta đầu thế kỷ. Không phải vì lý do “khánh tiết” như vậy mà ta bàn về tư tưởng dân chủ của các nhà nho yêu nước. Dân chủ hóa là yêu cầu cấp thiết của đất nước từ phong kiến đi lên xã hội chủ nghĩa đã đượt đặt ra từ khi thành lập và được Đại hội VI đặc biệt nhấn mạnh. Nội dung dân chủ trong tư tưởng và trong thực tế, là những bậc thang trên chiều cao của tiến bộ xã hội, cho nên hiểu tư tưởng dân chủ của các nhà Nho duy tân là xác định độ cao đó của nước ta đầu thế kỷ...
  • Nhật Bản duy tân 30 năm: Gương cũ nên soi

    06/08/2015Bạch DươngPhía sau vai trò của Thiên hoàng có hay không những căn nguyên, những đóng góp của các nhân vật khác? Và tại sao trong rất nhiều quốc gia khu vực có chung hoàn cảnh lịch sử, điều kiện xã hội như Nhật Bản lại không có được bước phát triển thần kỳ đó? Thật bất ngờ là lời đáp cho các câu hỏi khiến giới nghiên cứu hiện nay vẫn còn đang trăn trở lại đã được giải đáp một cách đầy đủ và chính xác từ cách đây 80 năm bởi công trình tầm vóc của nhà khảo cứu lịch sử Đào Trinh Nhất, cuốn sách “Nước Nhật Bổn 30 năm duy tân”...
  • Duy tân?

    13/08/2014Phan Thanh MinhTheo Hán Việt từ điển, học giả Đào Duy Anh giải thích “duy tân”: điều gì cũng sửa lại mới (réformer). Sau này, nhà Hán – Nôm học Phan Văn Các bằng phương pháp thu thập các từ tố và từ ngữ Hán Việt trong tiếng Việt hiện đại đã biên soạn cuốn từ điển Từ điển từ Hán Việt đã giải thích “duy tân”: cải lương theo cái mới (động từ)...
  • Thấy gì từ cuộc Duy Tân Minh Trị lần hai của Nhật?

    21/09/2013Nguyễn Hải HoànhCuộc “Duy tân Minh Trị lần thứ hai” này chắc chắn sẽ giúp nước Nhật tránh được nguy cơ đe dọa sự tồn vong của họ. Một lần nữa, mở cửa ra thế giới bao giờ cũng là phương kế cứu đất nước. Một dân tộc khôn ngoan thì cần biết tận dụng các lợi thế của quốc tế...
  • Cuộc Duy Tân Minh Trị lần thứ hai của nước Nhật

    19/09/2013Nguyễn Hải HoànhCuộc “Duy Tân lần thứ hai” đầu thế kỷ XXI hoàn toàn do giới tinh anh Nhật Bản chủ động đề xuất tiến hành, xuất phát từ chỗ họ nhận thức được một nguy cơ mới đang đe dọa sự tồn tại của nước Nhật. Đó là cuộc khủng hoảng dân số, và nguy cơ ấy chỉ có thể giải quyết được bằng cách mở rộng cửa nhận thật nhiều dân nhập cư từ khắp thế giới...
  • 100 năm nhìn lại Duy Tân hội và phong trào Đông Du của Phan Bội Châu

    25/06/2013Ðinh Kim PhúcSự thất bại của cụ Phan và sự thất bại của các phong trào do Cụ khởi xướng do nhiều nguyên nhân nhưng quan trọng hơn hết là có nhiều yếu tố lịch sử và thời đại đã vượt qua tầm nhìn của ông. Nhưng sự nghiệp mà ông để lại như hàng lớp con người yêu nước, các cơ sở cách mạng ở Hàng Châu, Quảng Ðông, Quảng Tây, Thái Lan... là những nền tảng cơ bản để Nguyễn Ái Quốc tiếp thu và nâng nó lên tầm cao mới vào những năm 20 của thế kỷ XX...
  • Duy tân

    18/07/2009Nguyễn Văn Vĩnh (Trích tạp chí Đại Nam Đăng Cổ Tùng Báo, số 812, ngày 8–8–1907)Làm người muốn ở đời phải khôn, phải xét thế lực mình mới được, xét việc gì phải xét đầu xét đuôi, rồi hãng nói, chớ đừng có nằm đáy giếng trông lên tưởng giời bằng cái vung; duy–tân không phải là cứ dận xằng dận xịt hết đổ ra lũ này lại đổ ra bọn kia. Mình tiến cứ việc mà tiến, dậy cứ việc mà dậy, không có ai nghe cũng là tại mình, chớ nhời hay mà phải nhẽ thì ai cũng phải lọt tai.
  • xem toàn bộ