Những người thầy bé nhỏ

Vũ Hạnh dịch
04:25 CH @ Thứ Sáu - 19 Tháng Hai, 2021

Người ta nói và viết nhiều về cách dạy dỗ trẻ em. Xin hãy thành thật. Chúng ta dạy được chúng học những gì, ngoài đồng hồ lớn chứa đầy bụi bặm của những quy tắc ở đời: những kiểu lịch sự, sự đúng giờ giấc, những môn vệ sinh và nhiều quy tắc khác nữa cùng loại? Còn làm thế nào nắm bắt được phần tốt đẹp nhất của cuộc sống, thì chính lớp trẻ - đặc biệt là lớp trẻ thơ - Có thể chỉ dẫn chúng ta khá nhiều.

Xin hãy cố gắng quên đi điều gọi là ưu thế của người lớn và hãy yên lặng ngắm nhìn lớp trẻ với sự chăm chú mà người ta dành cho một bậc thầy. Chúng ta có rất nhiều điều học được trong sự tiếp cận với lớp trẻ thơ, bởi vì nơi chúng còn nguyên bản năng cuộc sống và chúng đã được sinh ra trong cuộc đời này với những vũ khí sắn Có để chống lại mọi khó khăn và chuẩn bị cho hạnh phúc.

Xin đừng quên rằng đó là những thứ sinh vật nhỏ bé tồn tại trong một thế giới khổng lồ và tùy thuộc những con người lớn là chúng ta đây, để được nuôi sống và được trú ẩn; suốt ngày chúng phải tiếp nhận cũng như thi hành mệnh lệnh và chịu trừng phạt nếu không uốn mình theo những hủ tục mà chúng vẫn xem như là phi lý. Tuy thế, tất cả điều đó không ngăn cấm chúng bảo tồn được nhân cách mình. Thế giới ngày càng cung cấp cho chúng biết bao trường hợp vui đùa mà chúng chấp nhận, không kháng cự lại những gì người ta đòi hỏi nói chung. Với chúng, đời sống có vẻ lạ lùng, vừa là đáng sợ và hấp dẫn nữa.

Ngày xưa, bạn chúng ta đây đâu đã cảm nhận như thế, nhưng hỏi mấy ai còn nhớ được chăng? Có cả hàng ngàn lý do giải thích sự quên lãng ấy: nào thiếu thì giờ, thiếu tiền bạc, thiếu tự do, nhưng cứ nhìn xem trẻ con, chúng làm chủ được thời gian mình, cũng như không hề có tiền bạc và sống thực sự như những người tù. Tuy thế, niềm vui Sống tràn đầy mỗi phút giây của chúng.

Một hôm, Cô gái bé nhỏ của tôi làm đổ hộp Sơn trên bàn và tôi buộc nó lấy giẻ lau sạch. Tôi nghĩ đó là cách trừng phạt nó, nhưng vừa thấm những giọt sơn, đôi mắt long lanh vui thích, nó đã kêu lên:

- Ồ! Ba ơi, cái giẻ này nó kỳ cục như làm bằng cao su ấy.

Với bạn, với tôi, đó chỉ là tấm giẻ ướt và chỉ có thế mà thôi. Đối với đứa trẻ, đó là đồ vật có sức Sống riêng.

Những người lớn tuổi có khuynh hướng chỉ nghĩ đến mục đích, thay vì thưởng thức những thứ phương tiện dùng để đạt đến. Trẻ em, thu hút niềm vui trong hành động, đã quên hẳn mục đích ấy. Một cách nghịch lý, đó là phương thế tốt nhất để thành tựu, vì nó đã giúp loại bỏ mọi sự ngờ vực thường làm tê liệt nỗ lực của mình. Những nhà bác học, những người nghệ sĩ, những nhà giáo dục, tất cả những ai đã từng gặt hái thành Công đều biết khá rõ bí quyết rất tuyệt vời này: đó là yêu mến việc làm của mình vì công việc ấy. Trong cái xưởng nhỏ của mình, Ford đã đôi khi mơ ước làm giàu, nhưng còn phần lớn thời gian ông chỉ đơn giản là người sung sướng trong việc mày mò tạo tác với những bù loong, Con tán và những các đăng.

Hãy quan sát một đứa trẻ đang cầm cây bút chì màu. Nó khởi sự ấn mạnh cây bút lên trên tờ giấy và vạch những nét không chút do dự. Thông thường, nó chưa biết mình phải vẽ những gì, nhưng đó chẳng phải là điều đáng kể trong lúc vui đùa. Điều chúng quan tâm là bôi màu trên giấy.

Cuộc sống bắt buộc chúng ta suy tưởng, đồng thời làm việc với những con mắt dán chặt vào một mục đích cụ thể, nhưng những kẻ nào không thưởng thức được vẻ đẹp trên cuộc hành trình, kẻ ấy đành chịu phí bỏ mất một niềm vui vô giá. Niềm vui thủ ấy, trẻ con có thể dạy cho chúng ta tìm thấy lại được.

Bạn có thể tự hỏi rằng, biết làm cách nào áp dụng điều đó vào trong cuộc sống thường ngày? Xin hãy quyết định thực hiện nhiệm vụ quen thuộc của mình, dù đang đứng trước lò lửa hay một cỗ máy. Chẳng hạn, bếp nấu còn chăng với bạn là một nơi chốn tuyệt vời đầy những mùi vị và những tiếng động... quyến rũ? Bạn có để ý đến chiếc đồng hồ của bạn hay chăng? Tuy nhiên, đứa bé mà chính bạn ngày xưa đã lắng nghe những tiếng tích tắc, với nỗi ngơ ngác tuyệt vời. Hình như đứa trẻ nào cũng thích tiếng cọ xát của viên phấn trên bảng đen, thích nhìn mặt nước nhỏ do chất nước thịt đọng lại trong lòng của một nồi canh, thích thú va chạm với bột xà phòng dễ dàng tan biến trong nước bồn tắm, và cả hàng ngàn sự vật nhỏ bé khác mà ta không hề để ý nhưng mà bọn trẻ ham thích. Bất cứ việc nào cũng chưa biết bao chi tiết biến đổi hàng ngày, chỉ cần thưởng thức tất cả điều ấy, như đám trẻ con, ta sẽ không còn cảm thấy chán ghét Công việc mà mình phải làm.

Nhà văn Joseph Conrad thường dùng tay viết để kêu lên:

- Thực là một cuộc phiêu lưu kỳ thú! Một cuộc phiêu lưu kỳ thú chừng nào!

Chúng ta cần phải nắm bắt sự vật với tinh thần ấy. Bất cứ mọi việc có thể nhìn thấy dưới góc cạnh của một cuộc phiêu lưu kỳ thú: chỉ cần hướng nỗ lực của mình theo ý nghĩa đó.

Trẻ em không có khả năng về lòng thù hận, đó chính là một trong những nét đáng yêu nhất của chúng. Hãy lấy ví dụ cổ điển của sự trừng phạt và đem so sánh phản ứng của đứa trẻ con với phản ứng của người lớn. Nhiều khi bạn thấy buồn phiền vì phải trừng phạt đứa trẻ, và qua ngày mai bạn tìm gặp nó với cái ý định hối lỗi về sự nghiêm khắc hôm qua. Đứa trẻ ngạc nhiên, Có vẻ phần nào thích thú trước cách xử sự của bạn và cũng sẵn sàng lợi dụng trường hợp mà bạn hối lỗi để tìm đạt được những gì mà bạn từ chối lâu nay. Những gì xảy ra hôm qua chẳng đáng bận tâm, hôm nay còn đó, với cả một chương trình mới.

Một nhà hiền triết đã nói, muốn được chung sống hài hòa, người đàn ông và người đàn bà cần phải thường xuyên thanh toán những sự va chạm giữa họ trong vòng 24 giờ. Con trẻ chúng ta - Vốn trong bản năng đã nhận thức được ý nghĩa của mối liên hệ nhân sinh - hiểu rõ điều đó từ lúc nằm nôi.

Jeanine, 9 tuổi, nói với mẹ rằng:

- Con thích chiều nay Charlotte đến ăn bữa tối nhà mình.

- Xem nào, hôm qua con bảo là ghét Charlotte lắm mà.

- À! Đúng rồi mẹ, nhưng là chuyện ngày hôm qua.

Bé Jeanine kêu lên Có vẻ bất bình vì người mẹ đã không hiểu được sự thật thế nào.

Ngoại trừ khi người ta đã làm hỏng trí não trẻ con, còn thì bọn chúng không hề có một định kiến nào về chủng tộc, về giai cấp hoặc về vị thế xã hội. Nó có thể đưa về nhà bất cứ là ai, ăn mặc thế nào. Trẻ con là những con người dân chủ thực sự, và đôi với chúng, một người là một người. Chúng vẫn hả miệng ngạc nhiên trước một nhân vật tầm thường nhưng đã làm chúng thán phục và đã hiểu chúng hoặc vì có tài kể chuyện. Đã biết bao lần con trẻ chúng ta biểu lộ một sự khinh thường rõ rệt đối với những vị khách mời cao sang. Có thể chúng chịu khuất phục trước sức mạnh của chúng ta, nhưng không bao giờ chịu khuất phục những phán xét của chúng ta trong việc so sánh những hon thua giữa những con người.

ít khi thấy một đứa trẻ buồn phiền, vì đôi đũa thần của óc tưởng tượng giúp chúng biến đổi những điều tầm thường, chán nản trở thành những sự diệu kỳ. Nếu bạn không còn biết làm như chúng, bạn đã để mất một thứ tài sản quý báu và bằng mọi giá bạn phải nhờ sự tiếp xúc với chúng để tìm lại khả năng ấy, khả năng giúp bạn từ một mẫu gỗ cũ kỹ, một viên đá sỏi Có màu hay một hang chuột, thêu dệt thành một thế giới huyền diệu.

Trong sự ứng xử của trẻ, tưởng tượng chiếm phạm vi rất lớn. Một đứa trẻ con tự nó không bao giờ nghĩ mình phải xén cỏ vườn nhà, nó cũng chẳng quan tâm gì về người láng giềng nghĩ sao về vườn cỏ nhà nó, nhưng nó sẳn sàng xén cỏ để có niềm vui thấy những cọng cỏ tung bay trên không và cảm nhận được chất có dưới lớp chân trần.

Đứa nhỏ biết nhìn những sự vật quen thuộc nhất dưới một ánh sáng mới mẻ. Ai trong chúng ta lại chẳng có lúc thích thú về cách diễn tả của một trẻ thơ? “Mẹ coi nè, biển có mái tóc uốn lượn", “Mưa đang chải tóc cho cỏ" và biết bao nhận xét độc đáo, chứa đầy thi vị và sự lý thú.

Nếu từ những điều tôi nói trên đây, bạn có ấn tượng là tôi nhìn trẻ con như những thiên thần thì bạn lầm rồi. Từ đầu đến cuối, đó là những tên bơm nhỏ, dễ dàng để bị “mua chuộc” và cũng liên lâu như những chú khỉ sẵn sàng khai thác những sự yếu hèn của người trưởng thường. Và về điểm này, chúng còn tỏ ra là bậc thầy của chúng ta, vì chúng hiểu rõ bản chất nhân loại và đủ khôn khéo để khai thác hiểu biết ấy.

Nếu chúng ta có thể lột bỏ được cái nếp nghĩ đã quen, là cái quan điểm người lớn đối với cuộc đời, Vốn rất chật hẹp, đã được vay mượn từ trong sách vở, ở những thầy dạy và những phụ huynh, để chấp nhận cái trình độ của con trẻ, lập tức chúng ta sẽ khám phá được một thế giới mới thật huyền dieu.

Cho dù chúng ta là những kẻ đã hói đầu và mang bụng phệ, bị trói buộc vào một thử thách nhiệm đáng chán, thì cũng tùy nơi chúng ta mà mỗi giây phút của cuộc sống này có cái giá trị của sự đáng sống.

Hãy bắt chước những trẻ con, hãy làm theo chúng biết khai thác ngũ quan mà nhìn cuộc sống, và đừng bao giờ để những buồn chán hôm qua và những đe dọa ngày mai che mờ ánh sáng của ngày hôm nay.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Trẻ em thua thiệt, quốc gia tổn thất

    01/06/2020Jeffrey D. SachsTrẻ em là nguồn lực quan trọng nhất của mọi quốc gia. Điều này đúng không chỉ về mặt đạo đức mà còn đúng về mặt kinh tế. Đầu tư vào y tế, giáo dục và kĩ năng cho trẻ em sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất cho đất nước...
  • Trẻ con thời xưa, cái gì cũng thiếu nhưng "sướng" hơn thời nay

    22/02/2017Bảo NamNhững đứa trẻ còng lưng đeo cặp sách, mở khóa Iphone, Ipad nhoay nhoáy nhưng không biết xới cơm, buộc dây giày. Đó chính là sự khác biệt giữa trẻ con thời nay và những đứa trẻ thời xưa...
  • Đối xử với trẻ em như là vốn xã hội

    01/06/2020Nhà giáo Phạm ToànCái nguyên lý bất biến nằm trong việc tìm ra con đường phát triển giáo dục đúng đắn hơn cả. Cái định hướng đó không thể coi trẻ em như những công cụ tiềm năng, mà phải coi trẻ em như những thực thể trí tuệ có bản chất tự do.
  • Nhà giáo dục người Mỹ chỉ ra 9 bước nói chuyện với con có thể thay đổi cả cuộc đời đứa trẻ

    26/02/2020Thanh HươngSo với người lớn, trí não trẻ nhỏ chưa hoàn toàn phát triển. Vì vậy bố mẹ cần có những cách riêng biệt để truyền tải thông điệp tới trẻ...
  • Trái tim tôi hiến dâng cho trẻ

    20/11/2019Qua hoạt động lãnh đạo trường mà Sukhomlynsky trau dồi tình cảm và tư duy sư phạm cũng như tích luỹ kinh nghiệm thực tiễn để viết nên một tác phẩm lớn :”Trái tim tôi hiến dâng cho trẻ”. Tác phẩm này tổng kết tư tưởng sư phạm của ông đối với bậc tiểu học...
  • Trẻ em Việt bị người lớn 'đàn áp' tư duy phản biện

    17/06/2019Ở nhà phụ huynh không trả lời mà áp đặt, ở trường thầy cô rầy la nếu hỏi nhiều nên trẻ chỉ biết chấp nhận.
  • Học là tự tìm kiến thức để sống

    27/09/2018Nhật Minh thực hiệnTriết lý giáo dục hiện đại đặt mục tiêu cuối cùng không phải là kiến thức. Mà là phải dạy cho trẻ em biết cách tự mình tìm đến kiến thức để hoạt động, để sống trong cộng đồng...
  • "Trẻ con bây giờ mở miệng là khoe ô tô..."?

    04/08/2018Trang Ngọc (thực hiện)Trẻ con hiện nay mở miệng khoe "nhà tao có ô tô, nhà mày không có" nghe thì rất đau lòng. Trở lại ngày xưa, tụi trẻ con chúng tôi cũng khoe nhau: "Nhà tao hôm nay ăn cơm có thịt", thì miếng thịt hồi đấy cũng tương đương như cái ô tô bây giờ. Nhưng đúng là có nhiều câu của trẻ nghe rất đau lòng. Ông bố trẻ, hoạ sĩ Trần Nhật Thăng nhìn nhận.
  • Dạy sai có thể khiến cả một dân tộc sai lầm

    30/07/2018“Hiện nay từ đào tạo mẫu giáo đến đào tạo tiến sĩ phương pháp dạy đều giống nhau. Cách làm này sẽ thủ tiêu sức sống cá nhân. Cứ học dồn, cứ nghĩ rằng làm trước là xong mà không thấy chất lượng cuộc sống của mỗi giai đoạn một khác... Bản thân tôi cả một đời dạy học. Với tôi, “trẻ em là cứu tinh của dân tộc”. Giáo sư Hồ Ngọc Đại trăn trở.
  • Gian lận điểm thi: Người lớn đang làm gì với thế hệ trẻ?

    25/07/2018Giáo sư Dennis McCornac, dịch Phương ThảoNhững hiện tượng tiêu cực - từ "chạy" đầu vào đến "chạy" điểm đầu ra, liên tục xuất hiện trước mắt người trẻ. Tất cả đều bắt nguồn từ nếp nghĩ đã ăn sâu của nhiều người lớn...
  • Mỹ: dạy triết học cho trẻ từ 5 tuổi

    13/06/2018D. Kim ThoaCó một cuộc cách mạng giáo dục đang được “âm thầm chuẩn bị” tại các ngôi trường tiểu học xung quanh Đại học Washington...
  • Tám năm – một tư duy Giáo dục khác và vài khái niệm khác trong Dạy học

    19/12/2017Nhóm Cánh BuồmCánh Buồm cùng nhau làm cho một tư duy Giáo dục khác hiện rõ dần qua những bộ sách giáo khoa đủ sức tham gia vào việc tổ chức thực tiễn Giáo dục lên ngang tầm đòi hỏi của lý thuyết...
  • Tuổi thơ trẻ em thời xưa và thời nay khác nhau như thế nào?

    10/07/2017Dù tích cực hay tiêu cực, tuổi thơ của trẻ em xưa và nay đã khác nhau quá xa. Công nghệ đã và đang ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của chúng ta, không chỉ với những người trưởng thành mà còn với cả trẻ nhỏ...
  • Muốn con thông minh? Các nhà khoa học nói hãy đọc sách cho trẻ theo cách này

    28/06/2017Phong TrầnCó một cách đơn giản nằm trong khả năng của các bậc cha mẹ có thể mang đến lợi ích to lớn cho trẻ sau này trên đường đời. Đó là cách chúng ta đọc sách cho trẻ từ khi chúng còn rất nhỏ...
  • John Dewey - người chắp bút tuyên ngôn giải phóng trẻ em

    23/04/2017Phạm Anh TuấnĐưa trẻ em lên vị trí trung tâm có làm mờ đi hình ảnh thiêng liêng của những người thầy? Hoàn toàn không. Ngày nay người ta quan niệm người thầy chỉ là người được xã hội phân công làm một công việc cụ thể. Nếu làm tốt công việc của mình thì người thày đó sẽ được cả xã hội kính trọng...
  • Để con yêu sách hơn smartphone: 7 cách biến cái không thể thành có thể

    04/04/2017Thu TrangThay vì đọc sách, trẻ em ngày nay mê những chiếc smartphone, máy tính bảng hơn. Dường như chính các phụ huynh cũng đang ngầm thừa nhận rằng đảo ngược điều này là "không thể"...
  • Giới trẻ đau đầu khi những giá trị xưa - nay bị đảo lộn

    02/03/2017Những giá trị xưa - nay bị đảo lộn, khiến giới trẻ phải đau đầu suy nghĩ và có những tiếc nuối cho bản thân.
  • 10 chuyện ngược đời trong cách dạy trẻ ở Việt Nam

    07/02/2017Phương ChiMột bản liệt kê 10 vấn đề “ngược đời và trái khoáy trong cách thức dạy trẻ ở gia đình, trong trường học và ngoài xã hội ở nước ta đang được nhiều phụ huynh quan tâm...
  • Vì sao trẻ dưới 3 tuổi không nên xem ti vi?

    26/10/2016Phạm Thuý (theo People)Tại Pháp, việc cho trẻ em chưa đến 3 tuổi xem ti vi là hành vi phạm pháp. Bởi cho trẻ xem ti vi quá sớm sẽ gây ra một loại các tác hại xấu cho sức khoẻ của bé, đặc biệt là gây tổn thương cho não...
  • Làm cho trọn chức trách của chúng ta

    21/10/2016Lê Huy Tuấn (gt)Nghề dạy học luôn là một trong những nghề cao quý nhất. Đồng thời cũng là một nghề mang trọng trách lớn đối với xã hội. Trong lịch sử nền giáo dục nước ta, nhiều người thầy đã có những cống hiến lớn lao cho nghề dạy học. Một trong những người hầy như thế là thầy Hoàng Đạo Thuý (1900-1994). Từ những năm 30 của thế kỷ trước, thầy đã tham gia dạy học và cùng với Trần Duy Hưng, Tạ Quang Bửu, Trần Văn Khắc, Ngô Thế Tân là những người đi tiên phong trong các hoạt động của hội hướng đạo sinh...
  • Trẻ đau khổ thì sai

    25/09/2016Nguyễn TuấnNhiệm vụ lớn nhất, trong sáng nhất và cũng là thiêng
    liêng nhất mà tôi muốn nói tới trong giáo dục là phải bảo vệ lớp trẻ...
  • Bảy điểm quan trọng Giáo Dục Trẻ trong gia đình

    12/07/2016Nguyễn ThiêmHướng vào sự phát triển triển của trẻ, phụ huynh và trẻ nên thiết lập mối quan hệ như thế nào?
  • Sức mạnh của khoảng trống

    19/06/2016Phạm Trần LêCó một người cha mua cho con trai mình một trái bóng bay đẹp . Cậu con trai vui sướng cầm trái bóng đi bên cha nhưng chẳng may lỡ tay tuột mất sợi dây khiến trái bóng bay vụt đi. Thấy con tiếc nuối, đau khổ nhìn theo trái bóng bay xa dần, người cha an ủi : “Đừng buồn con ạ, cha sẽ mua cho con một trái bóng khác”...
  • Ứng xử sai với trẻ con

    14/06/2016Hải Đức (tổng hợp)Nuôi trẻ là một nghệ thuật kết hợp giữa tình yêu thương, hiểu biết tâm lý và dinh dưỡng mới mong trẻ phát triển tốt về thể chất và tinh thần...
  • Những 'cái chết' vô tư trong cách người Việt dạy trẻ

    24/08/2015Nguyễn Tuấn HảiKhi chúng ta đánh giá học sinh của mình, nền giáo dục của ta chỉ nhìn vào điểm số để đưa ra kết luận về triển vọng của cá nhân một con người. Điều đó là không có gì sai nếu chúng ta không coi đó là phương tiện hay thước đo duy nhất...
  • Dạy trẻ tư duy bằng tiếng Anh

    22/08/2015Nguyễn Tuấn HảiLà một người làm trong ngành giáo dục, anh Nguyễn Tuấn Hải hy vọng đến một ngày trẻ em Việt không chỉ nói tốt tiếng Anh, mà còn có thể viết, sáng tác bằng thứ ngôn ngữ quốc tế này.
  • Trẻ em Úc được dạy về dân chủ như thế nào?

    07/11/2014Đỗ Thủy dịchHọc sinh phải được dạy để đánh giá nền dân chủ là một khái niệm và cách sống. Dạy dân chủ cũng có nghĩa là chuẩn bị cho con cái của chúng ta là những công dân, những người sẽ tham gia tích cực giữ gìn dân chủ. Chúng ta phải dạy về dân chủ để trẻ em trải nghiệm bản thân mình...
  • Giáo dục phải dạy trẻ em tư duy

    11/10/2014Phạm Anh TuấnBài phỏng vấn Philippe Meirieu và Marcel Gauchet do Báo Le Monde (Pháp) thực hiện và được đăng ngày 2/9/2011 trong khuôn khổ cuộc tranh luận mang chủ đề Làm thế nào để thay đổi nhà trường...
  • Thầy là kẻ “sai vặt” của học trò

    20/06/2014Xuân Trung (thực hiện)“Trẻ con hiện đại là tầng lớp dân cư lần đầu tiên xuất hiện trong lịch sử, một xã hội hiện đại không thể theo một người”...
  • Giới trẻ Việt Nam “ngộ độc” truyện ngôn tình Trung Quốc

    13/06/2014Thảo NguyênVài năm trở lại đây, đông đảo bạn trẻ, đặc biệt là phái nữ say mê đọc những cuốn truyện ngôn tình “sướt mướt” của Trung Quốc. Những tác phẩm nổi bật được truyền tay nhau, thậm chí cả trên mạng xã hội, các diễn đàn, các website tăng với tốc độ chóng mặt gây nên tình trạng đáng báo động về “ngộ độc” truyện ngôn tình...
  • Đừng hành xử với trẻ như một tên 'côn đồ'

    17/04/2014PGS.TS Huỳnh Văn SơnNhững ngày gần đây, dư luận đang xôn xao về hành vi của nhân viên, bảo vệ của một siêu thị tại Gia Lai bắt phạt một em học sinh phải mang tấm bảng “Tôi là đồ ăn trộm” khi phát hiện một em học sinh lớp 7 lỡ lấy 2 cuốn sách (chừng 10.000 đồng/cuốn)...
  • Nền giáo dục đang cần một “cú hích” lịch sử

    08/04/2014Hà Thu thực hiệnĐó là quan điểm của GS.TSKH Hồ Ngọc Đại, nguyên Viện trưởng viện giáo dục - cha đẻ của mô hình thực nghiệm, người dành cả cuộc đời để bênh vực và bảo vệ trẻ con, về “đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục". Báo Một Thế Giới đã có cuộc trao đổi ngắn với giáo sư trước sự đổi mới nền giáo dục hiện nay...
  • Con học kĩ năng sống từ cách nuôi dạy của bố mẹ

    13/09/2013Dạo này báo chí hay đưa tin về trẻ thiếu kĩ năng sống, từ trẻ lớn đến trẻ nhỏ. Ở những vùng nông thôn, bố mẹ đi làm cả ngày, các em bé tự chăm sóc bản thân, đứa lớn thì trông đứa nhỏ, những em bé ấy đâu có bố mẹ nào phàn nàn về kĩ năng sống đâu. Chỉ có những em bé sinh ra đã sống trong sự yêu thương bao bọc hết lòng của bố mẹ ở những thành phố lớn mới bị kêu ca là thiếu kĩ năng sống. Phải chăng cuộc sống càng đầy đủ, sung túc thì lớp trẻ càng thiếu kĩ năng sống? Trẻ thiếu kĩ năng sống là do chính bản thân chúng hay do môi trường xã hội tác động?
  • Có một khoảng trống trong việc dạy trẻ...

    06/09/2013Vĩnh Hà thực hiệnNhân dịp khai giảng năm học 2013-2014, PGS Văn Như Cương - hiệu trưởng Trường THPT Lương Thế Vinh - đã có lá thư gửi cha mẹ học sinh của trường với lời chia sẻ giản dị, cảm động nhưng sâu sắc.
  • Bí quyết dạy con thành tài của người Do Thái

    03/07/2013Vương LinhChỉ hơn 13 triệu dân nhưng chiếm gần 40% tỷ lệ người đoạt giải Nobel, người Do Thái được xem là dân tộc thông minh nhất thế giới. Một trong những “bí quyết” là dạy con biết vượt khó, làm việc nhà, liên tục đặt câu hỏi… từ nhỏ.
  • "Lớp trẻ cần tự hình thành hệ thống giá trị mới"

    17/03/2013Hoàng Lê (thực hiện)"Lớp trẻ hiện nay mang trong mình cả một tiềm năng ghê gớm lẫn cả tai hoạ tiềm tàng. Nếu không biết khai thác, thật khó đoán biết điều gì sẽ xảy ra... Tôi muốn nói rằng, các bạn trẻ cứ yên tâm. Xã hội ta luôn đón chờ những tài năng trẻ"...
  • Giáo dục khai sáng

    01/09/2011TS. Hồ Thiệu HùngNgày khai giảng năm học mới đang đến gần. Guồng máy giáo dục sẽ lại được
    huy động hết công suất cho việc dạy và học. Trong bối cảnh giáo dục
    “phải đổi mới căn bản và toàn diện” nhằm phục vụ công cuộc đào tạo nguồn
    nhân lực, tương lai của nước nhà đang được định hình qua tầm vóc trí
    tuệ và bản lĩnh của thế hệ ngồi trên ghế nhà trường hôm nay. Tầm vóc này
    phụ thuộc vào mức độ được khai sáng của thế hệ trẻ.
  • Người Mỹ dạy trẻ mẫu giáo

    13/11/2010Lê Hy Văn lược dịchMột nhà khoa học đoạt giải Nobel khi được hỏi, ở đâu ông học được những kiến thức khiến ông trở nên vĩ đại như vậy? đã trả lời rằng: Nơi tôi học được nhiều nhất đó là vườn trẻ, vì rằng, ở đó người ta dạy tôi cách biết tuân thủ các quy định, biết nói xin lỗi khi mình sai...
  • Giáo dục trẻ bằng đòn roi: ba câu hỏi

    29/06/2010Giáp Văn DươngẨn chứa phía sau cuộc tranh luận có nên sử dụng đòn roi trong gia đình và nhà trường để giáo dục trẻ là sự xung đột giữa các giá trị văn hóa cũ và mới, Á và Âu. Cuộc tranh luận này diễn ra gay gắt không chỉ ở Việt Nam mà còn ở hầu hết các nước châu Á.
  • Trường học, nhà trẻ ở đâu?

    16/04/2010Hướng tới kỷ niệm 1000 năm Thăng Long, Hà Nội dồn dập những dự án mở rộng, chỉnh sửa, làm mới Thủ đô ngàn năm văn hiến. KTS Trần Huy Ánh đặt ra câu hỏi nhức nhối: "Trường học, nhà trẻ ở đâu trong bản Quy hoạch Hà Nội". Và đây là câu trả lời cho KTS Trần Huy Ánh: Trường học nhà trẻ hiện nay là ở dưới lòng đường, trên gác xép, trong các khe hẻm phố chật chội hoặc núp dưới các tòa nhà cao tầng.
  • Phương án 0 tuổi

    09/12/2009Phùng Đức Toàn - Long Khởi ChíÍt ai biết rằng nếu mỗi ngày chỉ dành từ ba - bốn tiếng, bạn có thể giúp trẻ nhận biết được 2000 mặt chữ, và bước vào giai đoạn đọc hiểu mở rộng. Cũng không phải ai cũng biết rằng nếu mỗi ngày ta chỉ cần dành năm phút để dạy trẻ học ngoại ngữ thì trẻ có thể sử dụng tốt đến hàng chục ngoại ngữ khác nhau. Nhiều người lại không tin chuyện một tuổi, trẻ không những đã biết đi mà còn có thể trượt băng nghệ thuật, hay thậm chí biết bơi trước một tuổi.
  • Hồ Ngọc Đại - người hiểu trẻ em và cảm nhận trẻ em

    13/09/2009Phạm ToànTrong tất cả các nhà giáo dục Việt Nam đương thời, những người đang tìm tòi tiến hành một cuộc cải cách giáo dục thực sự, chỉ có một người đủ sức LÀM được những điều thể hiện sức HIỂU và sức CẢM NHẬN trẻ em, đó là Hồ Ngọc Đại.
  • Trẻ thành thị có vô cảm với láng giềng?

    27/06/2009Tiến sĩ giáo dục Nguyễn Minh Thức - Giảng viên tâm lý học Nguyễn Văn CôngBài viết của hai chuyên gia giáo dục và tâm lý học dưới đây có thể sẽ gây ra những phản ứng đa chiều trong dư luận. Dù ở cực nào, đồng tình hay phản đối thì cũng cho thấy vấn đề rất đáng quan tâm. Chúng tôi mong nhận được những ý kiến tranh luận để có thể tiệm cận được gần nhất với vấn đề mà gần đây không ít nhà văn hoá, xã hội học đã báo động: trẻ em ở thành thị có đời sống tình cảm nghèo hơn trẻ ở nông thôn
  • Trẻ em đã được nuôi dưỡng như thế nào?

    17/06/2008Kim QuyênTrẻ em chúng ta ngày nay được nuôi dạy về vật chất và tinh thần đầy đủ tiện nghi hơn lớp trẻ ngày xưa rất nhiều. Chúng ăn uống có nhiều dinh dưỡng và ngày ngày tiếp thu những chương trình giảng dạy cách tân nơi nhà trường, tiếp cận những phương tiện giải trí hiện đại mà trẻ em ngày xưa có nằm mơ cũng không thấy...
  • Miễn tố thủ phạm

    22/02/2006TS Nguyễn Đức MậuNếu chúng ta đảm bảo được rằng những trẻ em của đất nước thành công trong cuộc sống thì chúng ta sẽ đảm bảo được rằng đất nước sẽ thành công trên thế giới. Thành công trong cuộc sống, cụ thể là cuộc sống chứ không chỉ là lời ca chung chung: Trẻ em hôm nay - thế giới ngày mai.
  • Trẻ em nói về học tập: ''Chúng con mệt lắm rồi!''

    04/11/2003Vừa qua, tại diễn đàn dành cho trẻ em do Ủy ban Dân số-Gia đình-Trẻ em quận 4 tổ chức, các em đã lên tiếng về những bức xúc của mình xung quanh vấn đề học tập. Xin hãy lắng nghe và suy nghĩ.
  • xem toàn bộ