Ra biển phải cưỡi sóng

08:23 CH @ Thứ Tư - 07 Tháng Sáu, 2006

Ngày nay toàn cầu hóa kinh tế thế giới đã đạt tới nấc thang phát triển: Cả thế giới thách thức một người, một người có khả năng coi cả thế giới là đối tượng lao động của mình.

Ngày nay bản đồ phân công lao động thế giới đã thay đổi vượt xa mọi dự đoán. Tiến bộ của khoa học kỹ thuật và công nghệ - nhất là công nghệ thông tin, và sự xuất hiện của kinh tế tri thức từ gần nửa thế kỷ nay càngthúc đẩy mạnh mẽ quá trình vận động này. Cơ hội trên thề giới xuất hiện nhiều hơn bao giờ hết, song những biến động trên thế giới do những thách thức truyền thông và phi truyền thông gây ra ngày càng nhiều. Điều đặc biệt quan trọng là thời gian và tốc độ ngày càng trở thành yếu tố quyết định cho thành công hay thất bại.

Hệ quả cốt yếu nhất của tình hình nêu trên là: Ngày nay có thể sản xuất bất kể cái gì tại bất kỳ đâu, đem bán ở nơi nào, miễn là làm chủ được thị trường, làm chủ được công nghệ và tiến bộ khoa học kỹ thuật, làm chủ được xu thề vận động của kinh tế thế giới. Hiện tượng này là một bước phát triển mới của tự do, song cũng là một thách thức chết người với các nước đi sau, những kẻ đến muộn. Điều đáng lo ngại nhất trong tình hình này là không gian kinh tế cho các nước nghèo do sức cạnh tranh yếu nên đang nhỏ đi tương đối so với quy mô lớn lên không ngừng của kinh tế thế giới hiện nay. Trong xu thế toàn cầu hóa, ngày càng có nhiều thế chế quản lý ở quy mô thế giới và khu vực, khiến cho không gian chỉnh sách quốc gia của hầu hết các nước đang phát triển tiếp tục bị thu hẹp - nghĩa là quyền và khả năng quyết sách của những nước này bị co lại, sự phụ thuộc gia tăng. Đã thế, nước ta hiện nay đứng lọt vào giữa khu vực đang có tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế năng động nhất thế giới.

Đó là bối cảnh kinh tế thế giới vào thời điểm nước ta gia nhập WTO.

Rất cần một chiến lược hội nhập

Hiển nhiên cho đến nay, chúng ta chưa xác lập được một chiến lược CNH - HĐH bám sát xu thế vận động của kinh tế thế giới.

Những gì chúng ta đã làm trong suốt 20 năm đổi mới và đang làm vẫn còn đậm nhạt bóng dáng "nền kinh tế kế hoạch" trước đây còn vương vấn nhiều "bao cấp". Trên những phương diện nhất định, nền kinh tế nước ta có lúc đi bên lề xu thế vận động của kinh tế thế giới, hoặc thậm chí lạc lõng. Như vậy, phải chăng có sự khác biệt lớn giữa một bên là cái thề giới thực mà chúng ta đang sống và một bên là cái thề giới chúng ta ý niệm được đề đưa vào tính toán cân nhắc khi xây dựng chiến lược phát triền và hội nhập?

So sánh nước ta với các nước mới công nghiệp hóa (NICS) ở vào thời điểm 20 năm kể từ khi họxuất phát, thì phai nói nước ta đi chậm, so với láng giềng TrungQuốc càng thấy rõ sự chậm chạp của nước ta. Nguyên nhân hàng đau của sự chậm chập này chính là sự bất cập trong tư duy chiến lược kinh tề - bắt nguồn từ sự bất cập trong tu duy nhìn nhận chế giới.

Nhìn vào trong nước, 20 năm qua con đường được vạch ra cho chiến lược CNH- HĐH và con đường phát triển kinh tế của đất nước gần như cùng đi bên nhau, những đoạn đường trùng hợp nhau làm một khá hiếm hoi, không ít những đoạn không gặp nhau hoặc ngược chiều nhau - ví dụ: đầu tư không hiệu quả hay hiệu quả thấp vào nhiều sản phẩm công nghiệp quan trọng trên cơ sở bao cấp của Nhà nước, sự trì trệ của khu vực kinh tế quốc doanh đầy ưu ái và nhưng hệ quả tiêu cực đối với toàn bộ nền kinh tế do chính sách bảo hộ gây ra...

Đáng lưu tâm là tỉnh tự phát trong chiến lược phát triển kinh tế khá phổ biến - đó là nhũng hiện tượng đầy tính cơ hội, manh mún, gặp gì làm nấy trong mọi thành phần kinh tế - kể cả quốc doanh: gặp ôtô làm ôtô, gặp đóng tàu làm đóng tàu, chỗ nào cũng ximăng lò đứng, mía đường, chỗ nào cũng xây dựng cảng biển... và tất cả hình như đều thiếu một luận cứ kinh tếvững chắc trong một tổng thể chiến lược kinh tế rỏ nét.

Sự phát triển như thế sẽ không tránh khỏi phát sinh nhiều gánh nặng mới cho nền kinh tế.

Tất cả nhũng hiện tượng này rọi thêm ánh sáng vào các nguyên nhân vì sao thành tựu đạt được chưa bền vững, chất lượng chưa cao, chưa cân xúng với công sức bỏ ra, chưa thỏa đáng với những điều kiện và thời cơ cho phép, chưa cân xứng với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội bị hủy hoại, không ít giá trị đã hun đúc nên được theo chiều dài lịch sử của đất nước bị mai một hoặc đảo lộn...Để làm rõ được, mất thì phải đem tất cả lên bàn cân so sánh một cách không khoan nhượng. So sánh với ý thức cạnh tranh quyết liệt với cả thế giới, có thể nói nền kinh tế nước ta đến nay vẫn còn là một nền kinh tế đắt. Ta hôm nay đem ra so với ta hôm qua thì không dễ nhận ra điều này.

Một điều cần đặc biệt lưu ýcho tương lai: Nhận biết bất cập về thế giới, về toàn cầu hóa kinh tế đã khiến chúng ta bỏ lơ nhiều thời cơ quan trọng và đất nước phải trả giá. Điều này đã tác động không nhỏ đến quá trình phát triển kinh tế và chiến lược CNH đất nước. Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ ký chậm mất 2 năm, lẽ ra nước ta hôm nay đã là thành viên của WTO và không phải oằn lưng gánh chịu thêm những gánh nặng mới của vòng đàm phán Doha, nhưng cơ hội thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài trong c ác năm 1995, 1997 và hiện nay chưa được tận dụng...

Nước ta có thể hội nhập kinh tế thế giới thắng lợi, có thể sớm vươn tới một quốc gia có công nghiệp theo hướng hiện đại với cách nhìn nhận thế giới và với một chiến lược của phát triển như chúng ta đang có?

Xin nhắc lại: Quá trình toàn cầu hóa kinh tế thế giới hiện nay còn nhiều bất công, do nhiều biến động khó lường...Song tất cả những hiện tượng này không phải là lý do đẻ chúng ta ngập ngừng, để kéo dài sự bảo hộ...mà chỉ là những lý do đòi hỏi nước ta phải tự trang bị cho mình tốt hơn nữa bản lĩnh và khả năng cần thiết giành lấy kỳ thắng lợi trong hội nhập kinh tế thế giới.

Cuộc sống trong kinh tế thế giới không có chuyện "ăn cơm không phải trả tiền!".Lý do chính của hội nhập là để thoát khỏi cái ao tù. Nhưng đã ra biển thì phải cưỡi sóng!

Đấy là quan điểm chiến lược cần xác định với tất cả lòng yêu nước và ý chí chính trị cao nhất của cả nước, của toàn thể cộng đồng dân tộc Việt Nam ta.

Ý thức cho ký được điều cốt tử

Sau khi nước ta gia nhập WTO không phải mọi chuyện đều vui. Không phải ai cũng vui. Hội nhập kinh tế thế giới còn có nhiều nhiều điều cay đắng.

Là nước nghèo và chưa ra khỏi tình trạng chậm phát triển, khả năng chích nghi và cạnh tranh đều yếu kém, nên những điều cay đắng đối với nước ta không phải là ít và dễ chịu đựng.

Sự trả giá đầu tiên là những sản phẩm không trụ được trên thị trường thuế quan thấp hoặc có thuế suất bằng không - nhất là sản phẩm của những ngành công nghiệp non trẻ, sự bảo hộ cuối cùng là bảo hộ bằng các biện pháp kỹ thuật cũng phải dỡ bỏ dần.Ngoài ra, chu kỳ của một sản phẩm ngày càng ngắn, những sản phẩm lỗi thời của nước ta sẽ bị các sản phẩm mới của cả thế giới thay thế một cách không thương tiếc.

Người thiệt thòi đầu tiên là những người lao động không thích nghi kịp hoặc không đáp ứng được những đòi hỏi do sản phẩm mới đặt ra...

Sự trả giá tiếp theo là phải thay đổi hay dỡ bỏ những khuôn khổ pháp chế, những chế định và những tập quán trái hay không khớp với những nêu thức chung trong WTO...

Còn nhiều sự trả giá khác nữa.

Song sự trả giá "nặng" nhất là sự tụt hậu về tư duy trong một thề giới đã thay đồi sâu sắc. Cho nên hội nhập dù có mang tính tất yếu sống còn đi nữa, xin đừng quên sự thật lạnh lùng này. Trên thế giới kẻ được người thua trong hội nhập là chuyện xảy ra hàng ngày, trong phạm vi một quốc gia cũng vây. Đương nhiên Nhà nước, các thể chế và tổ chức xã hội ở nước ta có trách nhiệm lớn trong việc giúp đất nước vượt qua được những cái "giá' phải trả này, nhưng quyết định vẫn là sự nỗ lực của từng công dân, từng doanh nghiệp.

Ngày nay toàn cầu hóa kinh tế thế giới đã đạt tới nấc thang phát triển: Cả thế giới thách thức một người, một người có khả năng coi cả thế giới là đối tượng lao động của mình.

Thành - bại, vinh - nhục đối với một quốc gia, một doanh nghiệp, một cá nhân tùy thuộc vào khả năng ýthức điều cốt tử này. Một sản phẩm đưa ra thị trường hay kết quả làm việc của một lao động - dù là trong cơ quan hành chính sự nghiệp, ngày nay đều phai chịu một thước đo chung và một thử thách khác của cả thê giới, đồng thời cũng có thề nhằm vào cả thể giới.

Một khi nhìn thay sản phẩm hay kết quả lao động của mình chịu sợ thách thức của cả thế giới, thì sẽ không đem ta hôm nay ra so sánh với ta hôm qua nữa, mà là so sánh với cả thề giới, ta sẽ nhận biết ta rõ hơn - nghĩa là biết mình rõ hơn, sẽ hiểu cơ hội và thách thức đến từ đâu - nghĩa là biết người rõ hơn. Một khi có ý thức có thể coi cả thế giới là đối tượng lao động của mình, thì sẽ có ý chí úm cách thoát khỏi cái vung trời lơ lửng úp trên đầu đang thu hẹp tầm nhìn của chúng ta, sẽ lựa chọn quyết sách nuôi chí lớn. Cuối cùng là sẽ tìm ra con đường ra biển cả: Coi thế giới là đối tượng lao động của mình. Nghĩ, sống và làm ăn lâu dài là từ đây. Chống tình trạng ăn xổi ở thì và tự ti là từ đây. Quyết tâm đi tới dân giàu nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh nhất thiết phải có ý chí này.

Một nước CNH - HĐH hay bãi rác?

Khi là thành viên của WTO, câu hỏi nàycàng trở nền nóng bỏng đối với nước ta.

Bởi lẽ: khả năng tiếp thụ kém, khả năng cạnh tranh kém, tất yếu chỉ tranh thủ được chuyển giao công nghệ loại thứ cấp, nên kinh tế nước ta càng dễ có nguy cơ trở thành “bãi rác” khi mở cửa và hội nhập toàn diện vào kinh tế thế giới. Điều này không phải là hoang tưởng mà đang là sự thực chua xót tại nhiều nước đang phát triển là thành viên của WTO từ hàng chục năm nay tại ChâuÁ, Châu Phi và ChâuMỹLatinh. Tầm nhìn kinh tế hạn chế, tư tưởng ăn xổi ở thì, hiện tượng thiếu chăm lo thỏa đáng cho cái lâu dài, cùng với phương thức làm ăn "bóc ngắn cắn dài" và đau tư theo kiểu vào lỗ hà ra lỗ hổng như những PMU 18, những đường hầm Văn Thánh, các công trình xi măng lò đứng, những công trình "mía - đường", nhiều xí nghiệp công nghiệp đã chết và biết bao nhiêu những quy hoạch phát triển ngổn ngang... tất cả đang có xu hướng thai nghén cho nước ta"cái bãi rác", cần chặn đứng!Xin đặc biệt lưu ý so với số dân, quỹ đất ở nước ta rất hạn hẹp (dưới múc bình quân của cả thế giới, mật độ dân số cao hơn cả của Trung quốc...), yêu cầu mở mang kết cấu hạ tầng trong những năm tới rất lớn, do nhiều nguyên nhân giá đất ở nước ta rất cao. Ngoài ra còn phải tỉnh đền thị trường đất đai và bất động sản hiện nay mang nhiều tính đầu cơ và đang gây một sức ép đáng kể lên nền kinh tế. Giả sử cho đến năm 2020 nước ta cần một mạng đường bộ các loại gấp hai lần hoặc hơn nữa như hiện có để đáp ứng những yêu cầu phát triển của một nước công nghiệp, điều gì sẽ xảy ra và tốn kém như thế nào?

Xin cảnh tỉnh: Vào WTO mà không tận dụng được mọi điều kiện để phát huy lợi thế cạnh tranh là thất bại, tất yếu trở thành "bãi rác" - không một duy ý chí nào có thể cưỡng lại nổi.

Xem xét như vậy, nên chăng tiến hành một cuộc điều chỉnh lớn chiến lược phát triển.

Nội dung cốt lõi cuộc điều chỉnh này là ưu tiên phân bố nguồn lực cho phát triển kết cấu hạ tầng phần cứng và phần mềm, phát triển nguồn nhân lực, ban hành các thể chế và chính sách giải phóng và không phân biệt đối xử một nguồn lực của cả nền kinh tế, chấm dứt hẳn việc dùng ngân sách Nhà nước hay các nguồn nhà nước đi vay để đầu tư hay hỗ trợ vào các dự án công nghiệp, cần đặc biệt khuyến khích thu hút FDI, khuyến khích hình thành các liên kết, liên doanh giũa trong nước với FDI, cải tiến mạnh mẽ hệ thống ngân hàng, ban hành những khuyến khích định hướng phát triển, cung cấp tối đa các dịch vụ thông tin, dịch vụ kỹ thuật...tất cả nhằm tạo ra môi trường kinh doanh tốt nhất cho những sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao và tỷ lệ lãi cao, có khả năng chiếm được thị phần lớn ở trong nước và trên thế giới.

Đây chính là tinh thần coi cả thế giới là đối tượng lao động của mình.

Vào WTO mục đích chính là để mở rộng không gian kinh tế cho sự nghiệp chấn hưng đất nước và phải tránh bằng được nguy cơ "bãi rác". Muốn thế phải từ bỏ con đường Nhà nước làm công nghiệp hóa, để chuyển hẳn sang con đường Nhà nước tạo mọi điều kiện mang tính định hướng, đế cho công nghiệp phát triển theo xu thế vận động của kinh tế thế giới. Tóm lại, Nhà nước phải thực hiện tốt vai trò "bà đỡ” của mình đối với nền kinh tế, làm cho nền kinh tếvận động đúng nguyên lý cơ bản: Thi trường quyết định sản phẩm, sản phẩm quyết định chính sách.

Thúc đẩy doanh nghiệp xông ra thị trường, để doanh nghiệp chịu sự đào thải và tôi luyện của thị trường,Nhà nước hậu thuẫn hết lòng - đó là con đường thành công của nhiều quốc gia. Nhà nước xông vào thị trường, Nhà nước nhúng tay vào làm kinh tế, kết cục thường xảy ra là chính Nhà nước bị thị trường đào thải. Phương thức này khiến nhiều quốc gia mất cả chì lẫn chài. Trong khung khổ thể chế WTO, "luật chơi" này càng nhạy cảm.

Cá nhân từng con người được phát triển đầy đủ, một dân tộc có ý chí quật cường và tinh thần kinh doanh cao, một Nhà nước thao lược - đấy chính là ba yếu tố quyết định làm nên sự nghiệp chấn hưng đất nước ta trong quá trình toàn cầu hóa ngày nay của thế giới. Sứ mệnh lãnh đạo của Đảng là khai thác và phát huy mọi truyền thống vẻ vang và tiềm năng to lớn của đất nước để tạo ra bằng được ba yếu tố này.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Cải cách hướng tới một Việt Nam tự do và trí tuệ

    03/08/2014TS. Lê Đăng DoanhNếu không có cải cách mạnh mẽ sẽ rất khó có một xã hội phát triển. Chỉ có dân mới cải cách được bộ máy nhà nước, bộ máy nhà nước không thể tự cải cách được chính mình...
  • Muốn vươn lên, chúng ta phải vượt qua đại dương trí tuệ

    29/12/2010Lê HùngĐã từng cố vấn kinh tế cho nhiều lãnh đạo cao cấp (như cố Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Văn Đồng, cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh) nên không ngoa khi ví ông như “cuốn từ điển sống” về kinh tế Việt Nam trong 20 năm đổi mới...
  • Vươn ra biển lớn thế nào?

    24/05/2006Thanh ThảoKhông phải chỉ đóng tàu to, trang bị máy mạnh là chúng ta đã có "đôi hia bảy dặm" thần kỳ đủ sức chinh phục biển cả. Đúng như trưởng ban chỉ huy PCLB T.Ư Lê Huy Ngọ đã công nhận: "Có thuyền to máy mạnh nhưng nếu chúng ta không trang bị phương tiện thông tin, không nâng cao hiểu biết của chủ phương tiện, của thuyền trưởng thì dù chúng ta có dự báo, cảnh báo cũng vẫn không có kết quả tốt được"...
  • Ra biển, phải bắt đầu từ bờ

    16/05/2006Hà Văn ThịnhVòng đàm phán thứ 12 Việt - Mỹ là vòng đàm phán cuối cùng để bước vào "con tàu" WTO mà Việt Nam sẽ trở thành thành viên chính thức của "thuỷ thủ đoàn" thương mại thế giới. Có thể nói, "duyên nợ" Việt - Mỹ luôn kịch tính đến phút chót...
  • Người tài bị đố kỵ và không được trọng dụng

    12/02/2006Nguyễn TrungNgười tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí suy thường báo hiệu thời mạt vận sắp đến. Sự "cố thủ" của một số người sẽ triệt tiêu cơ hội cho những người tài - với nghĩa là cả đức và tài - được thể hiện mình trên cương vị chèo lái con thuyền quốc gia.
  • Những yếu kém cần phải thay đổi trong hệ thống

    12/02/2006Nguyễn Trung"Tha hóa và bất cập trong hệ thống chính trị và quản lý nhà nước có nguyên nhân nằm trong hệ thống, khắc phục những yếu kém này nhất thiết phải khắc phục những yếu kém của hệ thống".
  • Sống trong thế giới hôm nay

    28/01/2006Nguyên NgọcThomas Friedman, tác giả cuốn sách Chiếc Lexus và cây ô-liu, hiểu ra rằng, khác với thời Christopho Colombo, trái đất ngày nay không còn tròn nữa. Từ tròn chuyển sang phẳng là đặc điểm lớn nhất của thời đại ngày nay, và cái đó người ta gọi là toàn cầu hóa...
  • Trò truyện thời hội nhập

    27/01/2006Trần Đăng Khoa ghiCâu chuyện chúng tôi là chuyện về thời hội nhập. Một vấn đề lớn, mang tính toàn cầu. Bởi thế không thể nói qua quýt trong mấy vốc chữ...
  • xem toàn bộ