Suông và hão

07:35 SA @ Thứ Năm - 29 Tháng Chín, 2016

1. Ngày xuân nằm nhìn lên vách thấy con thạch sùng rình mồi. Người ta thường nhầm tưởng thạch sùng là con vật lười nhác, nhưng khi thấy nó rình mồi mới biết lúc lặng im là lúc nó làm việc căng thẳng nhất.

Nó quan sát con mồi, rón rén nhích lên đúng tầm rồi phóng cái lưỡi nhỏ xíu ra đớp. Trăm phát trăm trúng, hầu như chẳng rơi vãi bao giờ. Đó là kết quả của một cường độ tập trung cao.

Bạn hãy quan sát con kiến tha mồi, chúng lặng lẽ một mình xoay chuyển món đồ kiếm được, không mảy may nghe thấy tiếng động phát ra, nhưng hiệu quả công việc thì bao giờ cũng cao. Cả đàn kiến cùng tha mồi cũng vậy thôi, khi lặng lẽ là lúc chúng lao động cật lực. Đánh thức đồng loại bằng tín hiệu, có khi là tiếng động hoặc bằng ngôn ngữ của loài đó. Nhưng kết quả công việc lại là lao động chứ không phải là tiếng ồn hoặc những lời hô hào. Lao động là suy ngẫm và hành động, đó là sự kết hợp khăng khít của khoa học. Với động vật cấp thấp thì khoa học là bản năng, với con người là sự đúc kết từ lao động.

Nơi có lao động nghiêm túc không hẳn là nơi phát ra những tiếng hô hào ầm ĩ.


Minh họa: Đỗ Đức

2. Có hai từ “suông” và “hão”. Thực ra hai từ này xuất phát từ người lao động khi họ chứng kiến những kẻ thích hô hào ầm ĩ, thích đánh bóng công việc mình làm bằng những từ đao to búa lớn, nhưng không có sự lao động thực chất và nghiêm túc, mà chỉ là nói suông, nói hão.

Trong suông và hão đó không có chất xám, không có kết cấu gì giá trị của lao động. Suông là thứ lời nói không đi đôi với việc làm, là nước chảy bèo trôi, là thứ nước ốc ao bèo thễnh thoãng, chẳng có gì trong đó.

Quan sát con Thạch Sùng, nhìn con kiến xoay vần với cuộc sống, người nhạy cảm có thể học được ở nó nhiều điều và ngộ ra nhiều điều về sự lao động thầm lặng. Chán nhất trên đời là lời nói suông, nói hão.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Ăn, nói, gói, mở và sự “minh triết” Việt Nam

    04/10/2016Hạ Vĩnh ThầnCách đây mấy ngày, tôi có nhắc đến chuyện tại sao ông cha ta lại khuyên con cháu mình phải Học ăn, học nói, học gói, học mở. Ý tưởng của bài này xuất phát từ chỗ quá buồn về cách ăn nói của một số vị, không hề cân nhắc nên phải nói trước dân, trước truyền hình như thế nào cho hợp lẽ. Thực ra, tôi đã nghĩ từ rất lâu về điều mà cha ông mình đã minh triết: Tại sao trong cuộc đời chỉ cần học có 4 điều thôi?
  • Nói phét thành thần

    31/03/2014Nguyễn Việt HàKhoảng gần 500 năm nay, ở những quốc gia mang đậm văn hoá Tây thường có một ngày cực kỳ đặc biệt. Vào sáng sớm của ngày hôm đó, trên các phương tiện truyền thông chính thức, người ta được phép và cho phép nhau lung tung nói dối. Toàn chuyện vĩ mô kinh hoàng trời long đất lở...
  • Đừng vội nói NHƯNG...

    17/06/2009Ngọc Tú (Theo BlogCritics & Amazon.com)Get off your BUT là một cuốn sách tràn đầy lạc quan, phấn khích, được chấp bút bởi Sean Stephenson - một chàng trai trẻ bị bệnh giòn xương bẩm sinh, anh đã chọn cách thay đổi chính cuộc sống của mình, theo cách tích cực nhất, bắt đầu bằng một việc giản dị: từ bỏ lối suy nghĩ NHƯNG...
  • Học để biết hay học để làm

    23/01/2009Giang Phú Cường

    Khi còn bé chúng ta thường được ba mẹ khuyên rằng: "Con ơi cố học để biết thật nhiều, để thi tốt, để đạt điểm cao ". Ta lớn lên với tâm thế, học để lấy kiến thức là chính. Học để biết thật nhiều, nhưng học để biết liệu đã đủ, hay chăng chúng ta cần học để làm nhiều hơn...

  • Làm ít được nhiều

    13/10/2008Phùng Hà - Hương GiangWORK LESS MAKE MORE: Làm ít hơn - Hiệu quả hơn là chìa khoá để khai phá tiềm năng sống phong phú của bạn, xin đuợc chia sẻ với bạn đọc cuốn sách hữu dụng này !
  • Không có gì “khó nói”

    11/05/2008Đỗ Chí NghĩaDư luận đang “nóng” với vụ “xì-căng-đan 100 triệu” ở Cà Mau. “Nóng” vì khoản tiền lớn này được ông Bí thư tỉnh ủy nói rõ là tiền “chạy chức” – một căn bệnh phổ biến nhưng “bắt tận tay, day tận trán” quả là chuyện hy hữu. Vấn đề đặt ra là tại sao việc công bố danh tính người đưa tiền lại thành chuyện “khó nói” đến như vậy?
  • Nghe các tập đoàn lớn nói

    28/04/2008TS. Nguyễn Quang ANgày 23.4.2008 trong và bên lề Hội nghị Sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước, người ta đã được nghe những lời bộc bạch "lấy ngắn nuôi dài" của những người đứng đầu một số "tập đoàn" lớn, các tổ chức được Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng gọi là các "anh cả" của nền kinh tế...
  • Văn viết khác văn nói

    01/01/1900Nguyễn Đình SanKhác với văn nói, văn viết mang tinh chất hành chính hoặc báo chỉ nêncách viết phải bảo đảm tính khúc chiết, trong sáng, mạch lạc, tiết kiệm ngôn từ mà giàu lượng thông tin.
  • Cần lắm - đạo đức công vụ

    20/11/2006Thế PhanXây dựng bộ máy hành chính năng động, hiệu quả và trong sạch đang là mục tiêu chính của công cuộc cải cách hành chính. Để thực hiện được mục tiêu này, trước hết phải có một đội ngũ công chức giỏi về nghiệp vụ và đáp ứng dược những chuẩn mực của đạo đức công vụ.
  • Làm sai, tập thể chịu rồi…

    27/11/2006Thế PhanCải cách hành chính đang là một vấn đề được dư luận xã hội quan tâm. Cùng với việc công khai, minh bạch, trách nhiệm cá nhân được coi là một nhân tố không thể thiếu để xây dựng một bộ máy hành chính hiện đại. đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế của đất nước.
  • xem toàn bộ