GDP) hàng năm..."/>GDP) hàng năm..."/>

Mấy suy nghĩ về tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội

06:36 CH @ Thứ Bảy - 15 Tháng Bảy, 2006

Tăng trưởng kinh tế là khái niệm mà các nhà kinh tế học, các nhả quản lý, các nhà hoạt động chính trị...thường xuyên sử dụng. Hiểu một cách giản lược thì tăng trưởng kinh tế là sự tăng lên của tổng sản phẩm trong nước (GDP) hàng năm. Đây là tiêu chí quan trọng nhất để đánh giá một cách tổng quát tình hình kinh tế của mỗi nền kinh tế, là căn cứ để dự báo sự phát triển tiếp theo của nền kinh tế đó trong những năm sau.

Để đạt được sự tăng trưởng kinh tế tốt nhất là đề đạt được sự tăng trưởng ở mức cao thì cần có sự phối hợp đồng bộ giữa điều hành vĩ mô và điều khiển vi mô, kết hợp nhân tố khách quan và nhân tố chủ quan, vận dụng các quy luật kinh tế và sử dụng các công cụ đòn bẩy như thuế, tiền tệ, lãi suất, việc làm... Trong điều kiện kinh tế thị trường toàn cầu như hiện nay, mỗi nước không thể tự đóng khung mình lại mà phải trao đổi, giao lưu và hội nhập với thế giới bên ngoài, mờ rộng quan hệ kinh tế quốc tế, đấy mạnh xuất - nhập khẩu, tổ chức kinh tế theo hưởng mở có kiểm soát.

Do vậy và đương nhiên, tăng trưởng kinh tế là vấn đề cực kỳ quan trọng, liên quan đến sự thịnh suy của một quốc gia. Bởi thế, chính phủ nước nào cũng ưu tiên các nguồn lực của mình cho sự tăng trưởng kinh tế, coi đó là cái gốc, là nền tảng để giải quyết mọi vấn đề khác. Trên cơ sở giải quyết vấn đề tảng trưởng kinh tế tạo ra nhiều của cải mới, người ta mới có thể giải quyết hàng loạt vấn đề khác như cân bằng ngân sách, đầu tư chiều sâu, phúc lợi xã hội, giải quyết việc làm, chống lại các loại tội phạm, đảm bảo ngân sách cho quốc phòng an ninh... Ngược lại nếu không đạt được sự tăng trưởng kinh tế ở mức độ cần thiết thì trong xã hội sẽ có khả năng nảy sinh hàng loạt vấn đề rất nan giải. Bài học của Việt Nam trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế trầm trọng (khoảng những năm 1976 - 1986) đã cho ta thấy rõ vai trò của sự tăng trưởng kinh tế quan trọng như thế nào.

Để có thể hiểu rõ hơn về khái niệm tăng trưởng kinh tế, theo chúng tôi, cần thiết phải so sánh với khái niệm phát triển. Đối với mỗi xã hội, thông thường nói tới phát triển là nói tới sự đi lên, sự tiến bộ của toàn xã hội một cách toàn diện, bao gồm sự tổng hợp của các nhân tố: Tăng trưởng kinh tế cao, thu nhập quốc dân tính trên đầu người tăng liên tục, mức sống của đại đa số dân cư được cài thiện, các giá trị tinh thần và văn hóa được đề cao…

Khái niệm phát triển như váy có nội dung phong phú hơn và toàn diện hơn khái niệm tăng trưởng, phát triển bao hàm trong nó sự vận động của cả một hệ thống, sự tương hợp của các cấu trúc, sự cùng chiều của các động lực sự thống nhất cao của toàn xã hội và tính mục đích... Phát triển cũng đồng thời là sự gạt bỏ, loại trừ, hạn chế các lực cản, các tác động ngược... Thời gian của sự phát triển ở mỗi quốc gia, thường được nhìn nhận trong một khoảng tương đối dài 3 năm, 5 năm, hoặc 10 năm... Bởi vậy, các nhà hoạch định chính sách thường đề ra các chiến lược phát triển 5 năm, 10 năm. Muốn tạo ra được sự phát triển, tức là tạo được sự thay đổi về chất của xã hội, thì phải có sự tích lũy về lượng, trong đó tăng trường kinh tế là sự tích lũy quan trọng nhất.

Như vậy, tương quan tăng trưởng, phát triển, trước hết là mối tương quan cần được xem xét từ góc độ triết học. Một sự phân tích triết học về phát triển, nhất là việc vận dụng những quy luật cơ bản của phép biện chứng là rất cần thiết và bổ ích, cho phép tránh được những sai lầm có thể có. Bài học về "đại nhảy vọt" của Trung Quốc là một ví dụ cho ta thấy xã hội phải trả giá đất nhu thế nào nếu những quy luật của thế giới khách quan bi coi thường. Do vậy, việc tôn trọng những quy luật khách quan của sự phát triển trong bất cứ một xã hội nào cũng đều là yêu cầu có tính chất phương pháp luận của việc hoạch định các kế hoạch xã hội. Theo ý kiến của các chuyên gia về dự báo phát triển xã hội thì, ngày nay, một nước nào đó nếu muốn đạt tới một sự phát triển hợp lý, tức là phát triển mà trong đó sự tăng trưởng kinh tế đóng vai trò là cái cốt lôi, thì phải đảm bảo được các yêu cầu cơ bản sau đây:

Phải có sự tích lũy đủ lớn về vốn. Để đảm bảo sự tăng trưởng kinh tế của Việt Nam từ nay đến năm 2000, chúng ta cần phải có thêm 50 tỷ USD. Đây quả là con số không nhỏ. Tuy nhiên, làm thế nào để có 50 tỷ USD và sử dụng chúng như thế nào để có hiệu quà nhất thì không phải là không có giải pháp.

Phải có một nguồn lực về lao động mà trong đó, lao động có trình độ cao, lao động được đào tạo ngày càng chiếm tỷ lệ lớn, tức là nguồn nhân lực phải đáp ứng được các yêu cầu hiện đại của nền sàn xuất xã hội. Cuộc cách mạng về khoa học và công nghệ hiện nay đang chuyển đần một bộ phận loài người (chứ không phải tất cả loài người) từ nền văn minh công nghiệp sang nền văn minh thông tin, từ xã hội công nghiệp sang xã hội thông tin. Khoa học và công nghệ đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, là động lực quan trọng để thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Và như vậy, rõ ràng con người sẽ là một loại tài sản vô giá, sẽ là yếu tố trung tâm và quyết định sự phát triển. Muốn có chiến lược phát triển thì phải có chiến lược con người, thậm chí chiến lược con người phải đi trước chiến lược phát triển.

Hình thành và duy trì được một hệ thống luật pháp, hệ thống chính sách kích thích sự phát triển của các chủ thể xã hội, đồng thời hạn chế đến mức thấp nhất sự làm ăn phi pháp, sự đối đầu của những lợi ích, sự mâu thuẫn giữa các nhóm xã hội, các tầng lớp dân cư. Đưa được sự phát triển của cá nhân cùng chiều với sự phát triển của xã hội, theo những chuẩn mực của xã hội. Đảm bảo cho được ổn định chính trị - xã hội.

Có quan hệ quốc tế đa dạng, phong phú trên cơ sở bình đẳng, hữu nghị, hợp tác, cùng phát triển.

Trên đây là những điều kiện cơ bản để đảm bảo sự phát triền của một đất nước. Những điều kiện cơ bản đó, trong thực tế, được biểu hiện thành một số tiêu chí đánh giá sự phát triển như sau:

Thứ nhất,có nền kinh tế tăng trưởng tương đối cao và ổn định trong một thời gian dài.

Thứ hai,có sự ổn đinh về chính trị, xã hội: Sự phát triển giáo dục, văn hóa, sự coi trọng đạo đức và các giá trị nhân văn, sự công bằng xã hội và sự tôn trọng con người cùng với các giá trị của con người. (Thực ra mục tiêu của sự phát triển xã hội suy đến cùng là vì sự phát triển của mỗi con người).

Thứba, bảo vệ được thiên nhiên, môi trường, tạo được những tiền đề cần thiết cho giai đoạn phát triển tiếp sau.

Cần lưu ý rằng, từ những năm 90 trở lại đây, khái niệm phát triển bền vữngđã được sử dụng tương đối rộng rãi mà nội dung chủ yếu của nó là bảo vệ thiên nhiên, môi trường và phát triển con người và nguồn lực con người. Chính con người chứ không phải là một lực lượng nào khác quyết định sự phát triển bền vững. Cho nên hầu như nước nào cũng đề cao nguồn lực con người, tìm mọi cách để nâng cao chất lượng con người.

Chủ nghĩa tư bản hiện đại đã chống đỡ một cách có hiệu quả sự khủng hoàng theo chu kỳ về kinh tế, nhưng không chống đỡ nổi sự suy thoái và trì trệ kinh tế. Ngay cả những nền kinh tế "khổng lồ" như Mỹ và "thần kỳ" như Nhật Bản cũng không đạt được sự phát triển bền vững. Một điều khá lý thú mà các nhà phân tích cho là nguyên nhân sự phát triển không bền vững của các nước đó lại không phải do kinh tế mà do những vấn đề xã hội tạo ra. Đó là tình trạng thất nghiệp, sự bóc lột sức lao động quá đáng và tinh vi làm kiệt quệ con người, là sự thờ ơ với công việc của tầng lớp thanh niên và trung niên, sự phân tầng xã hội ngày càng sâu sắc làm con người mất lòng tin vào tương lai và phải tìm sự cứu viện trong tôn giáo, thần linh và các lực lượng siêu nhiên khác…

Có lẽ Trung Quốc là nước đã ý thức sớm mối quan hệ giữa tăng trưởng và phát triển, cho nên họ không quá lạc quan khi kinh tế tăng trưởng nhiều năm liền đạt trên 10%/năm. Họ cho rằng đó là một nền kinh tế quá "nóng". Cần phải kiềm chế bớt để có thể điều chỉnh các vấn đề xã hội, vì nếu không xừ lý tốt mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với các vấn đề xã hội thì không tạo nên một sự phát triển bền vững được. Mặt khác, Trung Quốc là một nước vận dụng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nên nếu không điều chỉnh kịp thời ngay từ đầu thì sự tăng trưởng kinh tế nhanh sẽ đưa Trung Quốc đi chệch khỏi quỹ đạo đã định.

Như vậy, đối với xã hội, vấn đề mấu chốt không chỉ là phát triển mà là sự phát triển bền vững, không chỉ nhằm tới sự giàu có của hiện tại mà là sự phồn vinh trong tương lai. Phát triển bền vững đang là một bài toán rất khó giải đối với nhiều quốc gia trên thế giới hiện nay.

Có thể hiểu quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển như quan hệ giữa phương tiện vàmục đích. Tất cả các nước đều đặt ra mục tiêu phát triển, muốn phát triển được phải dựa trên đôi cánh của tăng trưởng kinh tế. Nhưng, tăng trưởngkinh tế không phải là đôi cánhduy nhất,mặc dù nó được coi là quan trọng nhất chosự phát triển. Có thể coi ý kiến của các chuyên gia kinh tế thuộc Ngân hàng thế giới sau đây là rất có cơ sở: "Phát triển là nâng cao phúc lợi của nhân dân. Nâng cao tiêu chuẩn sống và cải tiến giáo dục, sức khỏe và bình đẳng về cơ hội là tất cả những thành phần cơ bản của phát triển kinh tế. Báo đảm các quyền chính trị và công dân là một mục tiêuphát triển rộng hơn. Tăng trưởng kinh tế là một cách cơ bản để có thể có được sự phát triển, nhưng trong bản thân nó là một đại diện rất không toàn vẹn của tiến bộ".

Như vậy, ngoài tăng trưởng kinh tế,sự phát triển và tiến bộ xã hội còn cần phải được đại diện bằng những tiêu chí nào? Một tiêu chí khác của sự phát triển cũng quan trọng không kém so với tiêu chí tăng trưởng kinh tế đó là công bàng xãhội vàcác giá trị con người.

Hiện nay, công bằng xã hội thường được hiểu là một phạm trù chính trị - xã hội - văn hóa với ý nghĩa chủ yếu là nói lên mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội, mối quan hệ giữa các thành viên trong xã hội dựa trên nguyên tắc của sự hài hòa giữa cống hiến và hưởng thụ, giữa quyền lợi và nghĩa vụ. Như vậy, nói tới công bằng xã hội là người ta nói tới sự ngang bằng nhau ở một mức độ nào đó của con người trong xã hội theo phương diện lao động và thu nhập: với một nguyên tắc, lao động ngang nhau thì sự hưởng thụ phải ngang nhau.

Thực ra, quan niệm về công bằng xã hội như trên là không đầy đủ và chưa toàn diện, mặc dù quan niệm đó có cơ sở chắc chắn là dựa vào các tiêu chuẩn lao độngvà thu nhập.Khái niệm công bằng xã hội phải được hiểu theo một nghĩa rộng rãi hơn, đầy đủ hơn để khi vận dụng trong thực tiễn người ta có thể tránh được những cực đoan, máy móc.

Theo chúng tôi, công bằng xã hội là một khái niệm luôn mang tính lịch sử, bị quy định chặt chẽ bởi các hoàn cảnh cụ thể, và thực tế thì chưa bao giờ và không đâu có sự công bằng tuyệt đối. Trong xã hội có giai cấp thì các giai cáp thống trị đưa ra những tiêu chuẩn cho sự công bằng, mà phần lớn các tiêu chuẩn đó đều đem lại lợi ích và bảo vệ lợi ích cho giai cấp thống trị. Trong xã hội có giai cấp, công bằng xã hội bị các lợi ích giai cấp làm biến dạng và xuyên tạc đi. Công bằng xã hội nhìn qua lăng kính của giai cấp bóc lột đồng nghĩa với quyền lợi của giai cấp thống trị và nghĩa vụ của người lao động, cho nên nó tạo ra những mâu thuẫn không bao giờ có thể điều hòa được. Chính những mâu thuẫn đó đã biến công bằng thành một khái niệm giả dối, lừa bịp. Các nhà tư tưởng trước Mác như Phuriê, Xanh Ximông, ôoen cũng đưa ra những giải pháp để đi đến công bằng xã hội. Tuy nhiên, những giải pháp đó còn mang tính nửa vời, không tưởng, nên ở chúng thiếu hẳn cơ sở hiện thực. Chỉ có chủ nghĩa Mác-Lênin, trên thực tế, mới tìm được giải pháp cách mạng cho vấn đề công bằng xã hội: Công bằng xã hội chỉ tồn tại khi giai cấp công nhân và nhãn dần lao động được giải phóng khỏi mọi xiềng xích, công bằng xã hôi chỉ đạt được khi xóa bỏ sự công bằng của một số người, xóa bỏ đặc quyền đặc lợi trong vấn đề công bằng. Và như vậy, chỉ có chủ nghĩa xã hội đích thực mới là xã hội có thể giải quyết được vấn đề công bằng.

Tất nhiên, công bằng còn là một khái niệm có sự phát triển. Lịch sử loài người là lịch sử phấn đấu không mệt mỏi cho sự công bằng và đi đến công bằng xã hội từ cấp thấp đến cấp cao, từ cho số ít đến cho số nhiều và cho mọi người. Một xã hội nhân đạo và công bằng phải là một xã hội tạo ra cho mọi người có những cơ may để họ tự phát triển, đem lại hạnh phúc cho bản thân họ và có những đóng góp cho xã hội. Xã hội không thể .lo đời sống một cách tỉ mỉ, cụ thể cho từng thành viên, nhưng xã hội có thể tạo điều kiện để mọi người tự lo cho cuộc sống của mình.

Như vậy, phát triển xã hội là kết quả tổng hợp của nhiều nhân tố hợp thành, trong đó tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội là hai nhân tố chính. Để tạo ra kết quả là sự phát triển, thì tăng trưởng kinh tế cần được coi là động lực vật chất, còn công bằng xã hội được xác định như là một yếu tố tinh thần có nghĩa đặc biệt. Tăng trưởng kinh tế, trên thực tế, vừa là điều kiện, vừa là tiền đề để thực hiện công bằng xã hội. Một nên kinh tế tăng trưởng thấp thì khó có điều kiện để thực hiện sụ công bằng xã hội như ở nền kinh tế phát triển cao hơn. Một nước nghèo thì các điều kiện vật chất thường có hạn chế nên phải coi tăng trưởng kinh tế là điều kiện, là cơ sở để giải quyết công bằng xã hội.

Tuy nhiên, vấn đề là ở chỗ không phải mọi nền kinh tế phát triển đến trình độ cao đều tồn tại song song với một trình độ tương ứng về công bằng xã hội. Nếu nghiên cứu riêng sự tăng trưởng kinh tế thì phải thừa nhận rằng, nền kinh tế thế giới sẽ ngày càng tăng trưởng cao, của cải tuôn ra ngày càng nhiều và sang thế kỷ XXI, sự tăng trưởng sẽ đạt từtrình độ "kỳ diệu” trong lịch sử loài người. Tổng sản lượng hàng năm của toàn thế giới trong vòng 270 năm từ 1700 đến 1970 đã tăng khoảng gần 2.000 lần, loài người đã khám phá mặt trăng và khai thác vũ trụ, nhưng buồn thay công bằng xã hội lại dường như bị vi phạm ngày càng nghiêm trọng hơn. Loài người sản xuất nhiều của cải hơn, nhưng loài người sống với nhau dường như bất công hơn và vô đạo đức hơn. Thế giới tư bản chủ nghĩa với hơn 20 nước giàu có, trong đó có những nước cực kỳ giàu có như Mỹ, Nhật vẫn không giải quyết được công bằng xã hội .

Như vậy, không nhất thiết phải là nước giàu có vấn đề công bằng xã hội mới được đặt ra. Có thể thấy rằng, ngay khi điều kiện của một nền -kinh tế tuy còn khó khăn song người ta vẫn có thể đặt ra và giải quyết tốt vấn đề công bằng xã hội. Chính sách kinh tế gắn liền với chính sách xã hội chính là một động lực thúc đẩy kinh tế phát triển. Nếu trong tư duy chính trị, người ta luôn coi công bằng xã hội là một động lực của sự phát triển thì mô hình xã hội chắc chắn sẽ phải được thiết kế theo một phương án công bằng nào đó để xã hội có khả năng đạt được sự phát triển bền vững.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Văn hóa và Tăng trưởng

    25/11/2016Nguyễn Trần BạtỞ đâu con người có năng lực nhận thức tốt hơn, có năng lực và điều kiện hưởng thụ tốt hơn, có điều kiện để tư duy một cách tự do và sáng tạo hơn, có sức cạnh tranh tốt hơn, tóm lại, ở đâu con người cảm thấy hạnh phúc thì ở đó có sự phát triển....
  • Ai chịu trách nhiệm cho sự bền vững của cá nhân?

    13/02/2016Một khía cạnh nữa của phát triển bền vững thấy được phân tích thấu đáo. Đó là sự phát triển bền vững của mỗi cá nhân trong xã hội, của mỗi công dân trong một quốc gia. Tác giả Stephen Covey đã tổng kết, để bền vững mỗi cá nhân phải biết chăm lo cho 4 nhu cầu hay phương diện sống: thể lý, xã hội, trí não và tinh thần...
  • "Phát triển bền vững" nhìn từ góc độ xã hội và văn hóa

    25/09/2014Trần Hữu DũngTừ giữa thập niên 80 đến nay, "phát triển bền vững" đã trở thành một ý niệm thời thượng. Nó là khẩu hiệu của hàng trăm tổ chức quốc tế, đề tài của mấy cuộc hội nghị, hội thảo toàn cầu, và một tiêu chuẩn quan trọng trong chiến lược phát triển của hầu hết mọi nước...
  • Đảm bảo công bằng

    10/04/2014Tàu Discovery đang trên đường trở về trái đất từ trạm vũ trụ quốc tế Alpha, trong bốn phi hành gia có một người da đen. Bỗng xuất hiện một chỗ hỏng ở vỏ ngoài con tàu, cần một người hy sinh leo ra khắc phục sự cố...
  • Giải quyết mâu thuẫn nhằm thực hiện tốt việc kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở nước ta

    17/06/2006Nguyễn Tấn HùngVấn đề kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội là vấn đề vô cùng phức tạp, đòi hỏi không chỉ cần nắm vững mối quan hệ qua lại giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội, mà còn cần phải nhận thức và giải quyết tốt những mâu thuẫn nảy sinh trong quan hệ giữa chúng...
  • Về mối quan hệ giữa lợi ích vật chất và lợi ích tinh thần trong sự phát triển của xã hội ta hiện nay

    17/04/2006Nguyễn Linh KhiếuThực tế cuộc sống cho thấy, các lợi ích kinh tế, lợi ích vật chất đang chi phối hết sức mạnh mẽ cả nhận thức và hành động của các cá nhân và cộng đồng. Điều này hoàn toàn phù hợp với hoạt động căn bản của xã hội ta trong giai đoạn hiện nay là lao động sản xuất và kinh doanh...
  • Về khái niệm tiến bộ xã hội

    04/04/2006Phó TS, GS. Hồ Sĩ QuýXung quanh khái niệm tiến bộ xã hội, xưa nay trong thảo luận, vấn đề định nghĩa tiến bộ xã hội, trên thực tế không được đặt ra. Người ta không thấy cần thiết phải thảo luận tiến bộ xã hội là gì? Cái mà các cuộc thảo luận thường quan tâm là tiến bộ xã hộ, được biểu hiện như thế nào? Nó (cần phải) bao gồm những phẩm chất gì?
  • Kinh Tế thị trường và Xã hội Công dân như một Hệ thống: Trường hợp Việt Nam

    22/11/2005Vũ Quang Việt, Ph.d. kinh tế, New York UniversityBài viết này thử nhìn kinh tế thị trường và xã hội công dân như một hệ thống và điểm lại tình hình Việt Nam qua một số kết quả nghiên cứu của tác giả về kinh tế Việt Nam đã xuất bản hoặc mới chỉ phổ biến hạn hẹp trong vòng bạn bè...
  • Ảnh hưởng của tỉ lệ tăng trưởng

    27/07/2005Trương Thị Quỳnh TrangTăng trưởng một cách nhanh chóng và ổn định là ước muốn của mọi doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp trẻ. Tuy nhiên, tăng trưởng quá “nóng” lại không được mong đợi bởi những ảnh hưởng không tốt mà nó gây ra. ...
  • xem toàn bộ