Thử siêu âm chữ Thương

10:29 SA @ Thứ Sáu - 08 Tháng Tư, 2016

Thời xưa xếp hạng chữ sĩ, nông, công rồi mới đến thương. Bậc thang giá trị ấy đã dẫn đến những hệ quả gì? Và hôm nay, người doanh nhân Việt Nam đang ở không gian nào? Và chữ thương của họ đã rõ nét chưa?

Xét về thuật ngữ, chữ Thương ngày xưa chỉ mới bao gồm nghề kinh doanh, chưa hề dám có cái nội hàm “kinh bang tế thế” dù chỉ trong nền quan hệ sản xuất còn đơn giản, vốn liếng và sức lao động chủ yếu chỉ từ đất đai, vốn liếng và sức lao động chính là bắp thịt. Cả thời của ông Adam Smith cũng phân tích thế thôi. Qua đến ông David Ricardo thì có thêm việc tìm kiếm lợi thế so sánh đưa đến sự phân công lao động của từng vùng. Ông Taylor tìm cách tăng năng suất bằng hợp lý hóa… Khi Karl Marx và Friedrich Engels viết “Tuyên ngôn” vào năm 1848, yếu tố tư bản được soi bằng kính lúp, nhưng sau đó, mỗi người mỗi nơi lại hiểu về vị trí giới công kỹ thương khác nhau. Có nơi chỉ còn chữ Công, chữ Nông và phần còn lại chẳng được định hình. Ngay ở đất nước tự mệnh danh là quốc gia nằm ở trung tâm vũ trụ, với 5.000 năm văn hiến, những người mang nghiệp thương gia đã phải chết lên chết xuống, cùng với bao kẻ sĩ đã mất (chỗ đứng) đầu, trong một cơn tăng xông mang tên cách mạng văn hóa đầy ngụy quân tử. Thế mới biết, giới thương nhân Trung Quốc, mới đây thôi, đáng thương như thế nào?

Ở phương Tây, thảm kịch hủy diệt hàng loạt (Holocaust) do Đức quốc xã gây ra, phát xuất từ suy nghĩ điên rồ là tiêu diệt giới thương nhân Do Thái đang nắm thực lực kinh tế - tài chính và công kỹ nghệ. Bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu của năm 1929 đã đổ dầu vào lửa căm phẫn và tham vọng vô ý thức của chủ nghĩa quốc xã hẹp hòi. Nhật và Ý cũng lao vào phe Trục, mang nặng ảo tưởng về việc phân chia lại thế giới, chẳng khác gì cách chiếm đoạt của thực dân dưới chiêu bài đẹp đẽ. Giới thương nhân nhường chỗ đứng của mình, và lùi thêm mấy bước khá xa chữ Binh đầy bạo lực của lắm tay hữu dũng, nhưng thật sự vô trí, vô mưu. Lúc bấy giờ, có lẽ chỉ có người điên mới dám nghĩ đến “toàn cầu hóa”.

Thế nhưng, cây muốn lặng mà gió chẳng đừng, biết bao lý thuyết gia đã quy tội giới doanh nhân, đồng hóa họ với giới tư sản xấu xa, với tội phạm (điển hình là thuật ngữ tư sản mại bản, tư sản bóc lột, tư sản dã man và cả tiểu tư sản bên cạnh địa chủ, dù chỉ là chủ đất nhỏ bé). Ngộ nhận đó đã dẫn đến bi kịch “ cải cách, cải tạo”, bóp méo ý nghĩa tự do và công bằng, bóp chết sự sáng tạo cần có của tiến hóa xã hội.

Những từ đao to búa lớn, độc mồm đọc miệng, những từ chung chung, hoặc “cả vú lấp miệng em” đã giết chết chữ Thương.

Ông John Maynard Keynes tìm ra nhiều quy luật về lao động, lãi suất và tiền tệ để tăng của cải xã hội mà cũng bó tay nhìn thế giới đi vào phân cực. Ông nghiên cứu vai trò nhà nước nhưng cũng đành nhìn các nhà nước hô hào và đẩy dân chúng lao vào lò lửa Thế chiến thứ II. Nhiều nhà khoa học kinh tế đoạt giải Nobel cũng chỉ tìm ra được 1 cái gì đó giải mã cho chỉ 1 thời và 1 thế giới có điều kiện nào đó.

Nhiều nhà chính trị đã bàn về “bóc lột”, “sản phẩm dịch vụ” và “giá trị thặng dư”, thậm chí đã có nhiều người biến những khái niệm này thành chứng cớ kết tội giới thương nhân.

Thực ra, từ Ausbeutung (tiếng Đức), Exploit (Anh), Explotation (Pháp) đều mang ý nghĩa “khai thác’ chứ không thô bạo như việc diễn nghĩa thành “bóc lột”.
Ở đâu cũng thế, và thời nào cũng thế, có cầu là có cung và chỗ gặp nhau ở cung và cầu chính là thị trường. Không ai để chịu bóc lột và những thương nhân thờ tiền bạc cũng không dễ “bóc lột” người khác. Tất cả đều phải lao động cật lực (hard working) và lao động thông minh cộng với lịch lãm (smart working). Nguồn mở Explore Express của Microsoft với 26 triệu dòng lệnh là một ví dụ.

Xin đừng biến những diễn dịch thô bạo thành giáo điều.

Lần đọc những tác phẩm kinh điển của Karl Marx và Friedrich Engels chẳng hạn, từ “Klassenkampf” không hề mang tính đấu tranh giai cấp theo nghĩa “tiêu diệt”. “Kampf” có nghĩa chính yếu là sự vượt qua thử thách, gian nan, là làm mới và nâng mình lên. “Ich kaempfe”: tôi chiến đấu (hàm ý tôi cố gắng vượt qua, chứ không có nghĩa phải tiêu diệt ai, hủy hoại, tàn phá cái gì). Từ “Klassenkampf” nên được hiểu là cuộc đấu tranh của chính các giai cấp. Khi nói một cách trừu tượng hóa khoa học, thí dụ “giai cấp thống trị và giai cấp bị trị” thì đừng quên chữ “trị” ở đây, theo thời gian đã chuyển thành “quản trị” từ lâu rồi.

Ở nước ta, khoảng một thế kỷ nay, nhất là từ cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945 là một chương sử đầy các bài học lớn về giới doanh nhân, rất đáng được nghiên cứu để rút ra những kinh nghiệm cho hôm nay và mai sau. Tháng 8/1945, bản Tuyên ngôn Độc lập lịch sử đã được viết ở số nhà 48 phố Hàng Ngang của ông bà Trịnh Văn Bô giàu có nhất nước. Ông bà Bô còn hiến hơn 7.000 cây vàng, khi mỗi cây vàng này thực sự có giá trị hàng nghìn lần giá mua hôm nay.
Nhà doanh nghiệp Nguyễn Sơn Hà, với tư cách đại biểu khóa đầu tiên của Quốc Hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa khi bàn về việc xây dựng Hiến pháp 1946, đã đề nghị ghi rõ: quyền tự do kinh doanh là một quyền cơ bản của công dân. Mãi tới 46 năm sau, chân lý đơn giản này mới được thông qua, với điều 57 của Hiến pháp 1992. Thế thì cuộc tranh cãi hiện nay về việc ai được làm kinh tế, ai thì “không nên”, có hơi bị hàn lâm quá chăng?! Đợt cải tạo năm 1955-1957 chỉ với 3.065 doanh nghiệp nhỏ bé của tư nhân (trong đó chỉ có 957 cơ sở công nghiệp) là cuộc san lấp mặt bằng cần phải đánh giá lại. Cuộc cải tạo 1976 và các sản phẩm phụ sau đó, coi là cuộc cải tạo cuối cùng theo kiểu duy ý chí hay không? Và cũng nên xem lại vì sao mãi đến năm 1995 (50 năm sau Cách mạng tháng 8) mới có buổi tiếp xúc thứ nhì giữa người đứng đầu Chính phủ với giới doanh nghiệp? Và số phận của những nhà công thương sau ngày gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh (13/10/1945) ra sao? Hãy xem lại để thực lòng cầu thị và tiến lên.



Ngày nay, không gian của giới doanh nhân (một khái niệm không chỉ cho riêng giới thương nhân) đã thay đổi rất nhiều: cuộc cách mạng khoa học – công nghệ như vũ bão suốt hai thế kỷ qua: thế giới internet không dây và phi không gian; ý thức về môi trường, về toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, về đối thoại Bắc – Nam, về tính cạnh tranh toàn cầu song song với hợp tác và những bậc thang giá trị mới, những yếu tố mới làm gia tăng giá trị trên cơ sở mọi bên cùng thắng…
Từ năm 1986 ở nước ta, sự trỗi dậy của nền kinh tế là thành quả đáng khâm phục của nhân dân. Chữ Thương có đóng góp được ít phần. Họ tạo công ăn việc làm cho 1,2 – 1,4 triệu người đến tuổi lao động hàng năm. Từ năm 2004, họ có ngày 13/10 để “tôn vinh” mặc dù chỉ cần “tôn trọng” là đủ. Họ không muốn bị mỉa mai, xách mé kiểu “thương lái”, “con buôn”, “lái buôn”, là “tà đạo” và chỉ xem thành phần kinh tế nhà nước mới là chủ đạo, “chính đạo”. Họ cần một môi trường pháp lý rõ ràng và văn minh, trong sạch thực sự, để bộ máy quản lý “không thể, không dám và không muốn tham nhũng, sách nhiễu”. Mọi nghề nghiệp chân chính đều vinh quang và mọi thành phần xã hội đều là xương thịt của khối đại đoàn kết dân tộc. Họ không muốn bị tụt hậu về mọi mặt so với giới doanh nhân thế giới đang ngày càng khỏe, càng trẻ và giỏi giang.

Cả chính phủ và bộ máy nhà nước cũng nên quản trị như một doanh nghiệp mang tính xã hội cao, thay vì “cai trị”.

Gần 100 năm trước, cụ Lương Văn Can của phong trào Đông Du đã nêu ra 10 điểm nhược của dân mình như: thiếu thương phẩm, thương hội, tín thực; thiếu kiên tâm, nghị lực, trọng nghề; thiếu thương học, giao thiệp, tiết kiệm; thiếu ưa chuộng hàng nội hóa…

Bao lâu những điều này vẫn còn tính thời sự, vẫn cảnh báo người làm ăn trong thời kỳ mới, chữ Thương vẫn chưa rõ nét là chữ Thương của một dân tộc đang nỗ lực bứt phá vượt Ngũ môn để hóa Rồng.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Nhìn doanh nhân dưới góc độ văn hoá

    10/10/2018Vương Trí NhànNhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn chia sẻ những cảm nghĩ của mình, sau gần một tháng nghiền ngẫm bài báo của SGTT: “Đâu là những việc cần làm nếu muốn nhìn giới kinh doanh dưới góc độ văn hoá”...
  • Doanh nhân, anh là ai?

    13/10/2016Nguyễn Đức ThạcDoanh nhân - nhà doanh nghiệp anh là ai? Đây là một câu hỏi lớn đặt ra cho tư duy học thuật, phản ánh những yêu cầu bức xúc của đời sống xã hội đang vận động, biến đổi phức tạp, đan xen những cơ hội và thách thức...
  • Trạng thái bình thường của doanh nhân

    13/10/2016Nguyễn Trần BạtCho đến nay chúng ta vẫn chưa có một đội ngũ doanh nhân theo đúng nghĩa, nhưng dư luận xã hội mong muốn xây dựng đội ngũ doanh nhân với hai phẩm chất cơ bản là Tâm và Tài, thậm chí còn cho rằng sự kết hợp giữa Tâm và Tài đã tạo ra một bản sắc riêng cho doanh nhân Việt Nam...
  • Luận đàm về doanh nhân

    13/10/2016Mặc SanThế nào là doanh nhân? Doanh nhân khác nhà quản lý ra sao? Câu hỏi không mới, nhưng dường như mỗi đáp án đưa ra có thể mang một sắc thái mới...
  • Nỗi buồn lớn của doanh nhân nhỏ

    08/04/2016Nguyễn Mạnh Hùng“Có một thứ tài sản duy nhất trên thế gian này ta cho đi không hề bị mất đi mà lại được thêm. Đó là tri thức”. Câu nói này của tôi luôn vang lên tại bất cứ buổi nói chuyện, hội thảo hay toạ đàm nào về sách và văn hoá đọc trên khắp mọi miền đất nước.
  • Xây dựng cộng đồng doanh nhân

    12/10/2015Nguyễn Trần Bạt, Chủ tịch - Tổng giám đốc InvestConsult GroupChúng tôi cho rằng vị trí của doanh nhân đã được nâng lên đáng kể nhưng chưa tương xứng với vai trò của họ đối với sự phát triển của đất nước. Hiện nay, trong suy nghĩ của một bộ phận không nhỏ của xã hội, doanh nhân vẫn không được coi trọng, vẫn bị coi là những kẻ bóc lột, doanh nghiệp tư nhân dường như vẫn còn mặc cảm tự ti trong quan hệ với doanh nghiệp nhà nước, với các cơ quan của nhà nước...
  • Doanh nhân dưới lăng kính văn hóa

    18/05/2015Nguyễn Trần BạtKhi kinh doanh trở thành một nghề thực sự, được trọng vọng trong xã hội, thì những chuẩn mực đạo đức, văn hoá của doanh nhân hiện đại cần được xác lập...
  • Doanh nhân – một góc nhìn

    13/10/2014Vũ Quốc TuấnDoanh nhân nước ta đã được công nhận là “lính xung kích thời bình” và từ năm 2004, ngày 13 tháng 10 hàng năm được lấy làm “Ngày Doanh Nhân”. Ngày 13/10 năm nay, xin góp thêm một góc nhìn về doanh nhân với kinh tế thị trường...
  • Hưởng thụ văn hóa của doanh nhân: Một nhu cầu lớn và có thật

    13/10/2014Kim YếnĐối với nhiều doanh nhân, nhu cầu hưởng thụ văn hóa gần như trở thành một đam mê vô tận. Nó làm cho cuộc sống vốn đầy rẫy bận rộn và lo toan trở nên thi vị hơn, ý nghĩa hơn. Niềm đam mê ấy đôi khi còn lớn hơn công việc đa đoan của người kinh doanh nữa. Theo cách riêng, mỗi doanh nhân tìm tòi trong sự tận hưởng về văn hóa, nghệ thuật những giá trị song một cách nghiêm túc, để có thể cân bằng giữa trí tuệ, tình cảm, ý chí.
  • Ba yếu tố làm nên thành công của doanh nhân

    29/07/2005Nguyễn Trần Bạt“Tôi nhận ra rất sớm là kiểu gì cũng phải có học vấn và kiên quyết bắt đầu từ việc trang bị kiến thức cho mình”. Cũng thật thẳng thắn khi anh Bạt nói rằng: “Tôi thông minh và hiểu biết hơn nhiều người. Chuyên ngành học chính của tôi là cầu đường - trường đại học xây dựng nhưng 20 tuổi, tôi đã nghiên cứu rất sâu chủ nghĩa Marx và hiểu biết thật sự trong nhiều lĩnh vực kinh tế, triết học, âm nhạc rồi tốt nghiệp cả đại học ngữ văn tại chức…”.
  • Doanh nhân Việt Nam có từ bao giờ?

    17/08/2010Bá TúTrải qua nhiều giai đoạn của lịch sử, bằng nhiều thuật ngữ khác nhau (người buôn bán, thương nhân, tầng lớp tư sản, giới công thương), đến nay thuật ngữ doanh nhân VN mới chính thức trả về nguyên ngữ
  • Doanh nhân góp phần làm nên những "Điện Biên Phủ" lớn, nhỏ trong sự nghiệp đổi mới

    11/10/2009Dù tuổi đã ngoài cửu tuần, nhưng Đại tướng Võ Nguyên Giáp vẫn dõi theo bước phát triển của doanh nghiệp nước nhà. Ông coi doanh nhân là đội quân xung kích sẽ làm nên những "Điện Biên Phủ" trong sự nghiệp đổi mới...
  • Doanh nhân - người lãnh đạo doanh nghiệp

    10/10/2009Nguyễn Tất ThịnhTrong nền kinh tế tri thức, Doanh nhân được xem là tầng lớp tri thức cao của xã hội. Nhờ họ, những tài nguyên, các nguồn lực, trí tuệ của những con người riêng lẻ được tổ chức lại và tạo nên những giá trị gia tăng nằm trong sản phẩm dịch vụ bởi doanh nghiệp mà họ kiến tạo và quản lý. Chất lượng phát triển của các quốc gia về mọi phương diện phụ thuộc mạnh mẽ vào chất lượng phát triển của các doanh nghiệp...
  • Kinh doanh là gì và doanh nhân là ai?

    09/10/2009Huỳnh Bửu SơnGiản Tư Trung và những cộng sự của anh ở PACE đã tự đặt lên vai mình một trọng trách “góp phần thu hẹp khoảng cách doanh trí giữa Việt Nam và thế giới”.
  • Đi tìm bản sắc cho doanh nhân Việt

    23/09/2007Nhóm PVNói đến doanh nghiệp Mỹ, người ta nghĩ ngay đến phương thức gắn bó người lao động với doanh nghiệp bằng cách cho họ nắm giữ cổ phần, cổ phiếu. Đối với Tây Âu, đó là cổ phiếu cộng với đóng góp vào bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm an sinh xã hội cho người lao động. Đối với doanh nghiệp Nhật Bản là chế độ đảm bảo việc làm suốt đời cho người lao động. Đối với doanh nghiệp Việt Nam đó sẽ là gì?
  • Doanh nhân và văn hoá

    09/07/2007Tô PhánChuyện hai doanh nhân thuộc Hội Doanh nghiệp trẻ TPHCM công khai xem phim đồi trụy trên khoang VIP chuyến bay VN 535 của Vietnam Airlines ngày 17.6 hành trình Hà Nội - Paris, đã và đang gây phẫn nộ trong dư luận...
  • Doanh nhân cộng đồng, họ là ai?

    13/06/2007Hoàng Cửu LongCác nhà tỉ phú trên thế giới ngày càng hướng vào các hoạtđộng từ thiện.Họ là doanh nhân nhưng khôngbó gọn trong sản xuất, kinh doanh mà hướng tớilợi íchcộng đồng. Người tagọi họ là "Doanh nhâncộng đồng”...
  • Phong cách doanh nhân

    06/06/2007P.VMỗi doanh nhân khi xuất hiện trong những "phi vụ" làm ăn của mình, dĩ nhiên họ cư xử không ai giống ai. Nhưng theo tôi, doanh nhân Việt Nam rất nên học phong thái ứng xử của những người như SteveBallmer. Họ càng giàu có thì lại càng giản dị, và trong mỗi cuộc tiếp xúc, cái họ quan tâm nhất vẫn là hiệu quả thực tế.
  • Doanh nhân và kinh tế trí thức

    02/03/2007Nguyễn Kim Khánh thực hiệnDoanh nhân ngày nay không đơn thuần là những người buôn bán nhỏ lẻ mà họ đã thực sự trở thành một đội ngũ lớn mạnh. Những doanh nhân tài năng được xã hội coi là “những nhà khoa học kinh doanh”.


  • Doanh nghiệp doanh nhân & văn hóa

    07/11/2006Lê Đăng DoanhDoanh nghiệp là một loại tế bào của xã hội, doanh nghiệp không chỉ là một đơn vị kinh doanh, doanh nghiệp là một cơ sở văn hóa và mỗi doanh nghiệp có văn hóa kinh doanh của mình. Văn hóa của doanh nghiệp không tách rời với văn hóa của xã hội là hệ thống lớn bao gồm doanh nghiệp...
  • Doanh nhân văn hóa luận

    04/11/2006Phùng Bá SoạnTiêu chí để nhận biết ra một quốc gia có nềnvăn minh, văn hóa cao hay thấp là ở hai vấn đề: một là cơ cấu và định giá thành phần xã hội, hai là nội dung giáo dục. Tự cổ chí kim từ đông sang tây có thể chế và quốc gia nào mà xã hội không tạo nên bởi bốn thành phần: Sĩ, nông, công, thương?
  • Nghĩ về doanh nhân và cách mạng

    10/10/2006Dương Trung QuốcGiờ đây, vị thế của tầng lớp doanh nhân đang ngày càng được khẳng định, không chỉ trong các văn bản, nghị quyết mà quan trọng hơn là từ thực tiễn của đời sống kinh tế của đất nước. Do vậy xem xét mối quan hệ giữa doanh nhân và cách mạng, giữa một tầng lớp xã hội và một hiện tượng xã hội mang tính chất lịch sử là một điều cần thiết...
  • Nhàn đàm về Chữ nhân và doanh nhân

    04/03/2006Hoàng LêChữ Nhân: thêm ngã thành nhẫn, thay sắc thành nhấn, dấu nặng thành nhận. Thế là đã có bốn chữ khác nhau cùng một gốc. Ngẫm một chút, thấy mấy chữ này thật quý, thật hay, không chỉ doanh nhân mà mỗi chúng ta đều nên chú trọng...
  • Đạo đức doanh nhân Việt Nam hiện nay

    05/01/2006PGS.TS Phạm Duy ĐứcTrong bài viết này chúng tôi không đề cập vấn đề đạo đức Doanh nhân là gì? Nội dung đạo đức Doanh nhân gồm những phẩm chất nào? Các vấn đề đó đã được trình bày trong giáo trình của khoa học Quản trị kinh doanh. Ở đây, chúng tôi xin nêu một số vấn đề cơ bản về đạo đức Doanh nhân Việt Nam đặt ra hiện nay...
  • Doanh nhân phải biết làm việc với người thông minh hơn mình

    02/12/2005Đây là một trong những nguyên tắc vàng mà triệu phú người Mỹ làm ăn ở Thái Lan William E. Heinecke cho rằng một người khởi nghiệp nhất thiết cần phải có...
  • Nhân – Trí – Dũng của doanh nhân

    15/10/2005TS. Lê Đăng DoanhDoanh nhân bước chân vào con đường kinh doanh tất nhiên là để làm giàu, đồng vốn của mình sinh sôi nảy nở. Nhưng để trở thành lực lượng đi đầu làm cho “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ , văn minh”, tầng lớp doanh nhân phải hội đủ ba yếu tố: nhân – trí – dũng...
  • Tiêu chuẩn doanh nhân theo quan niệm Phương Đông

    27/07/2005Vũ Quốc TuấnTại nhiều nước trên thế giới, đã hình thành những tiêu chuẩn người lãnh đạo doanh nghiệp.
    Đối với nước ta hiện nay, có thể nói chúng ta đang thiếu những doanh nhân thực thụ. Nhiệm vụ cấp bách là phải từng bước hình thành một tầng lớp doanh nhân có tri thức, đủ tầm cỡ trong kinh doanh trong nước và vươn ra thế giới.
  • Những con số dành cho doanh nhân

    21/07/2005Có thể những con số thực tế sau làm bạn liên tưởng đến hoạt động kinh doanh của mình...
  • 3 điểm yếu của doanh nhân Việt Nam

    02/07/2005Chưa đoàn kết, làm việc thiếu chuyên nghiệp nhưng lại hưởng thụ sớm quá, phung phí, tự mãn sớm quá là ba điểm yếu của giới doanh nhân trong nước dưới góc nhìn của ông giám đốc công ty dầu thực vật Cái Lân (Lâm Đồng). Ông có lối nói chuyện chân thành, thẳng thắn nhưng hết sức cẩn trọng. Suy nghĩ thật lâu và chọn lọc từng lời nói trước khi trả lời.
  • xem toàn bộ