Doanh nhân – một góc nhìn

08:20 SA @ Thứ Hai - 13 Tháng Mười, 2014

Doanh nhân nước ta đã được công nhận là “lính xung kích thời bình” và từ năm 2004, ngày 13 tháng 10 hàng năm được lấy làm “Ngày Doanh Nhân”. Ngày 13/10 năm nay, xin góp thêm một góc nhìn về doanh nhân với kinh tế thị trường.

Không có thị trường: không có doanh nhân

Doanh nhân là ai? Từ điển tiếng Việt trước đây chưa có từ này. Cuốn Từ điển tiếng Việt (xuất bản tháng 4/2007) của Trung tâm từ điển học, do Giáo sư Hoàng Phê chủ biên, Doanh nhân được định nghĩa là "Người làm nghề kinh doanh"; đồng thời còn có từ Doanh gia, được định nghĩa là "nhà doanh nghiệp, nhà kinh doanh lớn, có tiếng tăm" (tr.218).

Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về doanh nghiệp, doanh nhân. Một trong những định nghĩa đó do Jean Baptiste Say (1767-1832) đưa ra, chừng nào đó báo trước những đề xuất của Keynes rằng "Chức năng của nhà kinh doanh là kết hợp, tập hợp những yếu tố của sản xuất", và tóm tắt chức năng của doanh nhân như sau: "Chính doanh nhân là người phán đoán những nhu cầu và nhất là những phương tiện; vì vậy đức tính chủ yếu của người đó là đầu óc phán đoán. Về phương diện cá nhân, người đó có thể không cần đến sự am hiểu của chính mình bằng cách sử dụng một cách đúng đắn sự am hiểu của những người khác; người đó có thể tránh không tự mình bắt tay vào việc bằng cách sứ dụng bàn tay của người khác; nhưng người đó không thể thiếu đầu óc phán đoán; bởi vì nếu như vậy thì người đó có thế tiêu tốn rất nhiều để làm ra những cái chẳng có giá trị gì" (Những nhà kinh doanh của thế giới thứ ba, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương, 1998, tr.19). Các nhà nghiên cứu cũng đã nêu ra mối quan hệ chặt chẽ giữa doanh nhân với hệ thống công nghiệp của mỗi nước, vai trò của thể chế quản lý, vai trò của Nhà nước trong thị trường, v.v... Kết quả nghiên cứu đã đưa ra một số trường hợp như sau:

- Có nước (như trường hợp của Mexico trong thời kỳ 1850 - 1910): ở đây đã thành lập những khu công nghiệp lớn mà nhà đầu tư chủ yếu là người nước ngoài (những nhà kinh doanh được "nhập khẩu”), những khu công nghiệp này thành một “ốc đảo” trong nền kinh tế, không có tác dụng lan tỏa và thúc đẩy toàn bộ nền kinh tế; tức là một nền công nghiệp không có doanh nhân.

- Có trường hợp như Trung quốc trước đây, trong thể chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp, cách vận hành của cơ chế quản lý đã triệt tiêu mọi quyền tự chủ quyết định của người quản lý doanh nghiệp, có hiện tượng độc quyền về quyền lực đã hạn chế mọi sự sáng tạo và kìm hãm mọi sự phát triển; đó là trường hợp có doanh nghiệp mà không có doanh nhân.

Đó là những câu chuyện của thế kỷ trước, nhưng có thể gợi ra nhiều suy nghĩ.

Vậy doanh nhân là ai? Nói một cách chặt chẽ, doanh nhân là những chủ doanh nghiệp trực tiếp kinh doanh doanh nghiệp của mình, những người được cử hoặc được thuê đế quản lý doanh nghiệp, thực hiện nhiệm vụ kinh doanh; trách nhiệm và lợi ích của họ gắn liền với kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, mà yêu cầu đầu tiên là họ phải có đủ điều kiện để sáng tạo, không ngừng phát triển doanh nghiệp. Như vậy, nếu theo nghĩa này, giám đốc doanh nghiệp Nhà nước trong một thời gian dài trước đây không phải là doanh nhân, vì họ là công chức, lương của họ được xếp theo thang, bảng lương của công chức, họ nhận lương theo kiểu “đến hẹn lại lên”, không gắn bó với doanh nghiệp về trách nhiệm và lợi ích. Hiện nay, qua cải cách doanh nghiệp Nhà nước, chúng ta đang phấn đấu đưa doanh nghiệp Nhà nước vào thị trường, cạnh tranh bình đẳng và hợp tác với các loại hình doanh nghiệp khác, thu nhập và triển vọng của giám đốc doanh nghiệp Nhà nước được quyết định bởi kết quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Môi trường cho sự ra đời của doanh nhân là thị trường, là nơi thực hiện sự tự do kinh doanh; hoạt động kinh doanh được tiến hành theo tín hiệu của thị trường chứ không phải là theo mệnh lệnh chỉ huy; là nơi mà những yếu tố của thị trường (sức lao động đất đai, tiền vốn) được tự do lưu chuyển trên thị trường với tư cách là hàng hóa. .. Nói cách khác, điều kiện hoạt động lý tưởng của doanh nhân là môi trường có đầy đủ các yếu tố của thị trường và cơ chế thị trường được hình thành đồng bộ. Với những điều kiện ấy, doanh nhân có thể phát huy được trí tuệ, tài năng của họ, toàn tâm toàn ý khắc phục mọi khó khăn, thu về ngày càng nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp, phát triển doanh nghiệp vì lợi ích của doanh nghiệp, vì sự phát triển của đất nước, song trước hết là vì lợi ích của chính họ.

Doanh nhân Việt Nam: 3 trong 1

Ở nước ta, doanh nhân là một sản phẩm đặc biệt và là một thành quả nổi bật của Đổi mới, trở thành một tầng lớp xã hội mới đã được định vị. Qua nhiều bước thăng trầm, doanh nhân nước ta, từ thân phận tội đồ, không được coi là một lực lượng kinh tế, bị cải tạo đi đến xóa bỏ, chuyển dần sang vị trí thứ dân, cũng được xếp hạng, nhưng là hạng sau, "phi xã hội chủ nghĩa", bị kỳ thị, coi khinh, bị lép vế, đến nay, doanh nhân được coi là chính dân của xã hội, hơn nữa, lại được tôn vinh. Doanh nhân trở thành một tầng lớp xã hội mới, có sứ mạng ngày càng vẻ vang, được xã hội tin cậy, gửi gắm.

Nếu như công nhận giám đốc là một nghề, thì doanh nhân Việt Nam là một chuyên gia quản lý kinh doanh; vì

(i) Doanh nhân – giám đốc doanh nghiệp là người đứng đầu ê kíp chuyên gia quản lý trong doanh nghiệp, được đào tạo và có tích lũy kinh nghiệm, được tuyển dụng hoặc thuê theo yêu cầu và được trả lương tương xứng với trách nhiệm và hiệu quả sản xuất, kinh doanh;

(ii) Giám đốc là người đứng đầu cao nhất của bộ máy quản lý doanh nghiệp với hiệu lực điều hành, chỉ huy cao nhất trong doanh nghiệp, có toàn quyền sử dụng quyền hạn được giao để thực hiện các biện pháp tổ chức vật chất và con người, là đầu mối vận hành mọi hoạt động theo định hướng phát triển của doanh nghiệp, chịu trách nhiệm về kết quả, hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; và

(iii) Giám đốc là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp trong các quan hệ với cơ quan quản lý Nhà nước, với đối tác và khách hàng. Trên thị trường lao động, đã bắt đầu xuất hiện thị trường giám đốc; doanh nhân – giám đốc cũng chịu sự đào thải tự nhiên của thị trường.

Doanh nhân Việt Nam là một nhà trí thức. Sở dĩ cần đề cập vấn đề này vì gần đây, có nhà nghiên cứu đề xuất việc “hợp tác”, “bắt tay” giữa doanh nhân với trí thức, có vẻ như doanh nhân không phải là nhà trí thức. Nếu như trí thức là "người chuyên môn làm việc lao động trí óc và có tri thức chuyên môn cần thiết cho hoạt động nghề nghiệp của mình" ( Từ điển tiếng Việt, Trung tâm từ điển học, NXB Đà Nẵng, 2007, tr.1599) thì doanh nhân là người "lao động trí óc và "có tri thức chuyên môn cần thiết cho hoạt động nghề nghiệp cua mình". Hơn nữa, công việc quản lý doanh nghiệp đòi hỏi nhang kiến thức chuyên môn về nhiều lĩnh vực kinh tế, khoa học công nghệ,... và như vậy, không thể nói họ không phải là nhà trí thức.

Trí thức không phải là một giai cấp, mà là một tầng lớp. Trong xã hội mới, khi phân công lao động và thị trường lao động diễn ra ngày càng sâu sắc, cạnh tranh về nhân lực càng gay gắt, thì bất kỳ một người hoạt động trong một nghề nghiệp nào cũng phải nắm được những tri thức chuyên môn cần thiết cho nghề nghiệp của họ. Tầng lớp trí thức, ớ nước ta cũng như ở mọi nước khác, gồm nhiều loại trí thức: từ kinh tế đến văn hóa, xã hội, ngành nào, lĩnh vực nào cũng có "nhà trí thức của riêng họ; mỗi loại có lĩnh vực hoạt động và cả cách thức hoạt động riêng. Các loại trí thức gần nhau thường hỗ trợ cho nhau, bổ sung cho nhau, hợp tác với nhau một cách rất tự nhiên. Trong kinh tế thị trường ngày nay, để phát triển doanh nghiệp, mỗi doanh nhân đang phải bồi bổ cho mình những kiến thức cần

thiết, qua các trường lớp hoặc tự học; do vậy họ thực sự là những doanh nhân – trí thức. Và trong kinh doanh, họ cũng rất cần hợp tác với các nhà trí thức thuộc các lĩnh vực khác, nhất là trong lĩnh vực khoa học, công nghệ, nhằm nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm và doanh nghiệp.

Doanh nhân Việt Nam thuộc lớp người trẻ tuổi, đây là một ưu thế nổi trội của kinh tế Việt Nam trong thời kỳ đổi mới. Theo khảo sát của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiến hành tại trên 40.000 doanh nghiệp vào giữa năm 2005, thì số doanh nhân từ 30 tuổi đến 40 tuổi chiếm 25,7%; từ 41 đến 50 tuổi chiếm 31,7%; có nghĩa là số doanh nhân từ độ tuổi 30 đến 50 chiếm khoảng 57,4%. Cũng phải kể đến lớp doanh nhân cỡ tuối 20 -30 đang tỏ ra có rất nhiều triển vọng (như đã thể hiện trong Câu lạc bộ 20 - 30 của Thời báo Kinh tế Sài Gòn). Như nhiều công trình nghiên cứu đã cho thấy: lớp doanh nhân trẻ tuổi nước ta giàu lòng yêu nước, có ý chí kinh doanh, phần lớn được đào tạo bài bản về kiến thức quản lý và khoa học công nghệ, thực sự là những doanh nhân- trí thức trẻ tuổi đang là lực lượng chủ lực của đất nước trong công cuộc phát triển kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế ngày nay. Đã có nhiều dẫn chứng thể hiện tiềm năng to lớn của lực lượng doanh nhân trẻ tuổi nước ta. Nhân dân ta hoàn toàn có thể tin cậy và lực lượng hùng hậu và đang rất sung sức này.

Doanh nhân Việt Nam “3 trong l”: đó là một góc nhìn của người viết bài này trong kỳ vọng vào đội ngũ doanh nhân nước ta nhân ngày 13/10 năm nay.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Công bằng với doanh nhân

    11/10/2018Tô PhánAi cũng cần có sự công bằng, doanh nhân cũng vậy. Công bằng với doanh nhân trước hết là thái độ công bằng của Nhà nước, của các cơ quan bảo vệ pháp luật, của các nhà báo và của toàn xã hội khi đánh giá đúng – sai, cái hay và chưa hay. ..
  • Nhìn doanh nhân dưới góc độ văn hoá

    10/10/2018Vương Trí NhànNhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn chia sẻ những cảm nghĩ của mình, sau gần một tháng nghiền ngẫm bài báo của SGTT: “Đâu là những việc cần làm nếu muốn nhìn giới kinh doanh dưới góc độ văn hoá”...
  • Doanh nhân, anh là ai?

    13/10/2016Nguyễn Đức ThạcDoanh nhân - nhà doanh nghiệp anh là ai? Đây là một câu hỏi lớn đặt ra cho tư duy học thuật, phản ánh những yêu cầu bức xúc của đời sống xã hội đang vận động, biến đổi phức tạp, đan xen những cơ hội và thách thức...
  • Doanh nhân dưới lăng kính văn hóa

    18/05/2015Nguyễn Trần BạtKhi kinh doanh trở thành một nghề thực sự, được trọng vọng trong xã hội, thì những chuẩn mực đạo đức, văn hoá của doanh nhân hiện đại cần được xác lập...
  • Một đóa hoa tặng doanh nhân

    13/10/2010Nguyễn Ngọc BíchDoanh nhân đã được nhìn nhận như thế nào? Giáo sư Michael Porter của Đại học Harvard đã nói với nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải đại ý: “Doanh nhân tạo ra tài sản, chính quyền không tạo ra đâu”.
  • Đi tìm bản sắc cho doanh nhân Việt

    23/09/2007Nhóm PVNói đến doanh nghiệp Mỹ, người ta nghĩ ngay đến phương thức gắn bó người lao động với doanh nghiệp bằng cách cho họ nắm giữ cổ phần, cổ phiếu. Đối với Tây Âu, đó là cổ phiếu cộng với đóng góp vào bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm an sinh xã hội cho người lao động. Đối với doanh nghiệp Nhật Bản là chế độ đảm bảo việc làm suốt đời cho người lao động. Đối với doanh nghiệp Việt Nam đó sẽ là gì?
  • Doanh nhân và văn hoá

    09/07/2007Tô PhánChuyện hai doanh nhân thuộc Hội Doanh nghiệp trẻ TPHCM công khai xem phim đồi trụy trên khoang VIP chuyến bay VN 535 của Vietnam Airlines ngày 17.6 hành trình Hà Nội - Paris, đã và đang gây phẫn nộ trong dư luận...
  • Doanh nhân cộng đồng, họ là ai?

    13/06/2007Hoàng Cửu LongCác nhà tỉ phú trên thế giới ngày càng hướng vào các hoạtđộng từ thiện.Họ là doanh nhân nhưng khôngbó gọn trong sản xuất, kinh doanh mà hướng tớilợi íchcộng đồng. Người tagọi họ là "Doanh nhâncộng đồng”...
  • Phong cách doanh nhân

    06/06/2007P.VMỗi doanh nhân khi xuất hiện trong những "phi vụ" làm ăn của mình, dĩ nhiên họ cư xử không ai giống ai. Nhưng theo tôi, doanh nhân Việt Nam rất nên học phong thái ứng xử của những người như SteveBallmer. Họ càng giàu có thì lại càng giản dị, và trong mỗi cuộc tiếp xúc, cái họ quan tâm nhất vẫn là hiệu quả thực tế.
  • Doanh nhân học

    12/03/2007Đỗ Thanh NămĐể tận dụng cơ hội, biến đe dọa thành cơ hội, tinh thần, thái độ và phương thức học hỏi của doanh nhân Việt phải được xem là tầm nhìn, phẩm chất kỹ năng. Học tập không chỉ đơn thuần là đến trường, đến lớp. Điều quan trọng nhất là “thuyền trưởng” phải đẩy mạnh mô hình học tập, chia sẻ lẫn nhau trong nội bộ doanh nghiệp và giữa các doanh nghiệp.
  • Doanh nhân và kinh tế trí thức

    02/03/2007Nguyễn Kim Khánh thực hiệnDoanh nhân ngày nay không đơn thuần là những người buôn bán nhỏ lẻ mà họ đã thực sự trở thành một đội ngũ lớn mạnh. Những doanh nhân tài năng được xã hội coi là “những nhà khoa học kinh doanh”.


  • Doanh nhân văn hóa luận

    04/11/2006Phùng Bá SoạnTiêu chí để nhận biết ra một quốc gia có nềnvăn minh, văn hóa cao hay thấp là ở hai vấn đề: một là cơ cấu và định giá thành phần xã hội, hai là nội dung giáo dục. Tự cổ chí kim từ đông sang tây có thể chế và quốc gia nào mà xã hội không tạo nên bởi bốn thành phần: Sĩ, nông, công, thương?
  • Nghĩ về doanh nhân và cách mạng

    10/10/2006Dương Trung QuốcGiờ đây, vị thế của tầng lớp doanh nhân đang ngày càng được khẳng định, không chỉ trong các văn bản, nghị quyết mà quan trọng hơn là từ thực tiễn của đời sống kinh tế của đất nước. Do vậy xem xét mối quan hệ giữa doanh nhân và cách mạng, giữa một tầng lớp xã hội và một hiện tượng xã hội mang tính chất lịch sử là một điều cần thiết...
  • Gia nhập WTO, doanh nhân quyết tâm xung trận

    12/06/2006TS. Lê Đăng DoanhChúng ta đang học được rất nhiều khi phân tích thất bại chứ học được rất ít từ những lời tụng ca. Cuộc chiến đấu này không có chỗ cho những người được nuông chiều, quen được ưu đãi, quen được bảo hộ hay kiếm lợi bằng những mối quan hệ bất chính, sống trong những nhà kính được che chắn, không chịu được gió bão...
  • Nhàn đàm về Chữ nhân và doanh nhân

    04/03/2006Hoàng LêChữ Nhân: thêm ngã thành nhẫn, thay sắc thành nhấn, dấu nặng thành nhận. Thế là đã có bốn chữ khác nhau cùng một gốc. Ngẫm một chút, thấy mấy chữ này thật quý, thật hay, không chỉ doanh nhân mà mỗi chúng ta đều nên chú trọng...
  • Đạo đức doanh nhân Việt Nam hiện nay

    05/01/2006PGS.TS Phạm Duy ĐứcTrong bài viết này chúng tôi không đề cập vấn đề đạo đức Doanh nhân là gì? Nội dung đạo đức Doanh nhân gồm những phẩm chất nào? Các vấn đề đó đã được trình bày trong giáo trình của khoa học Quản trị kinh doanh. Ở đây, chúng tôi xin nêu một số vấn đề cơ bản về đạo đức Doanh nhân Việt Nam đặt ra hiện nay...
  • Bàn về “văn hóa doanh nhân”

    03/01/2006Dương Trung QuốcNói đến “Văn hóa doanh nhân” hay “Văn hóa doanh nghiệp” chúng ta rất dễ sa vào một xu thế đang thời thượng là dường như toàn xã hội đang đi tìm cái căn cước văn hoá của mình. Đã có văn hoá ẩm thực, văn hoá làng xã, văn hoá đô thị... nay lại có văn hóa doanh nhân...
  • Doanh nhân phải biết làm việc với người thông minh hơn mình

    02/12/2005Đây là một trong những nguyên tắc vàng mà triệu phú người Mỹ làm ăn ở Thái Lan William E. Heinecke cho rằng một người khởi nghiệp nhất thiết cần phải có...
  • Tiêu chuẩn doanh nhân theo quan niệm Phương Đông

    27/07/2005Vũ Quốc TuấnTại nhiều nước trên thế giới, đã hình thành những tiêu chuẩn người lãnh đạo doanh nghiệp.
    Đối với nước ta hiện nay, có thể nói chúng ta đang thiếu những doanh nhân thực thụ. Nhiệm vụ cấp bách là phải từng bước hình thành một tầng lớp doanh nhân có tri thức, đủ tầm cỡ trong kinh doanh trong nước và vươn ra thế giới.
  • Tư tưởng doanh nhân trong suy nghĩ và hành động

    24/10/2005Phạm T. Minh ĐứcSự thành bại của một doanh nghiệp mới thành lập bị chi phối bởi nhiều yếu tố, nhưng quan trọng bậc nhất là tài năng và cách cư xử của người lãnh đạo và tất cả những nhân viên trong doanh nghiệp đó. ...
  • 3 điểm yếu của doanh nhân Việt Nam

    02/07/2005Chưa đoàn kết, làm việc thiếu chuyên nghiệp nhưng lại hưởng thụ sớm quá, phung phí, tự mãn sớm quá là ba điểm yếu của giới doanh nhân trong nước dưới góc nhìn của ông giám đốc công ty dầu thực vật Cái Lân (Lâm Đồng). Ông có lối nói chuyện chân thành, thẳng thắn nhưng hết sức cẩn trọng. Suy nghĩ thật lâu và chọn lọc từng lời nói trước khi trả lời.
  • xem toàn bộ