Doanh nhân góp phần làm nên những "Điện Biên Phủ" lớn, nhỏ trong sự nghiệp đổi mới
Dù tuổi đã ngoài cửu tuần, nhưng Đại tướng Võ Nguyên Giápvẫn dõi theo bước phát triển của doanh nghiệp nước nhà. Ông coi doanh nhân là đội quân xung kích sẽ làm nên những "Điện Biên Phủ" trong sự nghiệp đổi mới.
Nhân kỷ niệm 5 năm ngày Doanh nhân Việt Nam, xin trân trọng trích đăng nội dung thư Đại tướng viết năm 2004, gửi đội ngũ Doanh nhân Việt Nam:
..."Ngày 13 tháng 10 năm 1945, chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cho giới Công thương Việt Nam, hoan nghênh giới Công thương đã đoàn kết lại thành Công thương cứu quốc đoàn và gia nhập Mặt trận Việt Minh, đem vốn làm ích nước lợi dân. Người chỉ rõ: "Trong lúc các giới khác trong quốc dân ra sức hoạt động để giành lấy nền hoàn toàn độc lập của nước nhà, thì giới Công thương phải hoạt động để xây dựng một nền kinh tế và tài chính vững vàng và thịnh vượng. Chính phủ, nhân nhân và tôi sẽ tận tâm giúp đỡ Công thương trong công cuộc kiến thiết này ". Ngày nay, doanh nhân Việt Nam là đội quân xung kích của toàn dân, không cam chịu nghèo nàn và lạc hậu, góp phần xứng đáng làm nên những "Điện Biên Phủ" lớn, nhỏ trong sự nghiệp Đổi mới.
quyền, tham nhũng, lãng phí, nêu cao ý thức không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm và khả năng cạnh tranh trong điều kiện hội nhập quốc tế.
Nói tóm lại, doanh nhân phải nâng cao trình độ quản lý để doanh nghiệp không ngừng phát triển, trở thành những doanh nghiệp có quy mô, tầm cỡ quốc gia và quốc tế trong thời đại Hồ Chí Minh, xứng danh với truyền thống lịch sử vẻ vang của dân tộc...
Giá trị tinh thần dân tộc
(PGS-TS Ngô Doãn Vịnh, Viện Chiến lược Phát triển, Bộ Kế hoạch - Đầu tư
Người Đô Thị)
Với Việt Nam hôm nay, đã đến lúc Nhà nước phải có biện pháp để người dân nước ta phấn đấu đứng vào hàng ngũ những quốc gia giàu có.
Không thể có những cộng đồng dân cư đoàn kết và hết mình vì tăng trưởng kinh tế khi không có mục tiêu và động lực chung. Mỗi doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp, tổ chức cư dân phải có những giá trị chung và là một cộng đồng thực sự có cùng mục đích vì sự phát triển.
Một khi người dân chưa coi sự sống còn của doanh nghiệp và sự thịnh suy của đất nước là trách nhiệm của mình, cũng như một khi doanh nghiệp không vì sự phát triển chung của đất nước, đồng thời Nhà nước không vì sự giàu có của người dân và của doanh nghiệp thì đất nước không thể phát triển được. Ba chủ thể: Nhà nước, doanh nghiệp, người dân có sự đồng lòng, cùng có trách nhiệm với nhau thì khó khăn sẽ được thấu hiểu và giải quyết. Đó là nền tảng của sự phát triển.
Mỗi cộng đồng trên cơ sở được bảo đảm công bằng sẽ tồn tại, được huy động đầy đủ vào quá trình phát triển của quốc gia. Nó sẽ có ý nghĩa như hiệu ứng tác dụng theo cấp số nhân đối với các quyết sách của đất nước.
Vai trò của mỗi thành viên trong xã hội phải được khẳng định và luôn luôn cần được khuyến khích.
Nội dung khác
Khi nền giáo dục dạy con người phán xét ẩu
24/05/2022Nguyễn Thị Bích NgàLời tự thú của một kẻ hoang dã
23/05/2022Pavel Selukov (Nga), Phan Xuân Loan dịchNhân chuyện “hoa Ưu Đàm”...
22/05/2022Nhà văn Lê Hoài NamThử nêu cách chữa “chứng lười đọc sách”
22/05/2022Nhà văn Nguyễn Khắc PhêÁo dài ngũ thân nam truyền thống - Di sản bị lãng quên
22/05/2022Hà Phương - Hạnh Lê thực hiệnSự bảo vệ của Mill đối với tự do cá nhân
22/05/2022Routledge, “Moderm Political Thinhkers and Ideas”Cách đây một thế kỷ, những người khổng lồ
12/05/2009Nguyên NgọcTiền... bạc
25/06/2009Linh LinhCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí ThànhVề tật xấu của người Việt: Tre Việt Nam trong thế kỷ 21
09/05/2008Phong Doanh“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan Đăng