Thương hiệu sinh ra từ đâu?

08:35 CH @ Thứ Năm - 12 Tháng Giêng, 2006

Tôi được tham dự rất nhiều cuộc tranh luận về việc đi tìm nghĩa của từ thương hiệu nhưng chỉ dừng lại ở đó thì quả là sai lầm lớn, biết ý nghĩa của nó là vậy mà không biết tìm cách xây dựng và bảo vệ thương hiệu thì cũng chỉ là “Đầu voi, đuôi chuột”.

Trong bài viết này, tôi xin trình bày một số quy luật bất biến trong xây dựng và bảo vệ thương hiệu xem như một món quà để tặng Tạp chí Nhà quản lý tròn một năm tuổi cùng các bạn yêu Tạp chí.

Một số quy luật bất biến trong xây dựng và bảo vệ thương hiệu.

Nguyên tắc 1:Quy luật cho những người thích đủ thứ

“Sức mạnh của thương hiệu tỷ lệ nghịch với sự bành trướng của nó”.

Trước khi quyết định mở rộng một thương hiệu, bạn hãy nhớ là thương hiệu của bạn sẽ bị yếu đi do bạn có xu hướng “bách hóa tổng hợp”. Thời gian không lâu sau đó, thương hiệu của bạn sẽ bị ‘tứ mã phanh thây”. Bạn phải nhớ rằng bạn là người đang trên con đường để xây dựng thương hiệu. Vì thế mà bạn làm theo cách của người giàu có (các đại gia) là rất sai lầm. Bạn hãy làm theo cách của người giàu có trước khi họ giàu có.

Nguyên tắc 2: Quy luật của sự tập trung sắc lại

“Sức mạnh của thương hiệu tỷ lệ thuận với sự tập trung sắc lại của nó”. Bạn đã có mục tiêu theo đuổi một thương hiệu, nó khác biệt với tất cả các thương hiệu khác thì đừng quên tập trung mọi nguồn lực vào để làm kỳ được điều mà bạn mong đợi.

Ví dụ: Suzuki là sành điệu.

Nguyên tắc 3: Quy luật của quan hệ công chúng

Một thương hiệu sinh ra từ việc loan tin chứ không sinh ra do quảng cáo, nólà sự phù họp với thời đại, với nhu cầu của người tiêu dùng về một sự khẳng định riêng có của sản phẩm thì thương hiệu sẽ đâm hoa kết trái.

Nguyên tắc 4: Quy luật của quảng cáo

Mặc dù quan hệ công chúng quan trọngđể khai sinh ra thương hiệu nhưng việc bảo vệ và nuôi nấng nó thì chủ yếu là do quảng cáo, đầu tư cho quảng cáo để gợi mở nhu cầu, kích thích tiêu dùng và bảo vệ thị phần. Nếu bạn khẳng định không có ngân sách cho quảng cáo thì sớm muộn thương hiệu của bạn cũng bị xói mòn, thị phần của bạn bị “gặm nhấm” một cách tệ hại.

Ví dụ: Bột giặt Tide và bột giặt Omo liên tục quảng cáo mỗi lần 30 giây vèo một cái đã “đi tong" hơn 20 triệu mà ta đâu có mua thêm gói nào. Vậy quảng cáo đã góp phần lớn vào việc bảo vệ thị phần và nhắc nhở, mọi người hãy nhớ tới mình.

Nguyên tắc 5: Quy luật của sự bảo chứng

Một sản phẩm phải thể hiện được cái đặc trưng riêng có của nó song tâm trí người tiêu dùng và điều đó để khẳng định cái tôi của sản phẩm với người tiêu dùng, chỉ có điều đó mới đảm bảo rằng, thương hiệu của bạn là duy nhất.

Nguyên tắc 6: Quy luật của chất lượng

Chất lượng là vô cùng quan trọngnhưng không phải là tất cả vì cho có chất lượng không thôi thì chưa đủ thực tế cho thấy, chất lượng phải do người tiêu dùng đánh giá, nó còn là sự phù họp về giá cả, mấu mã, dịch vụ sau bán và tổng hợp các yếu tố khác đối với người tiêu dùng.

Ví dụ: Ai dám khẳng định xe máy Honda tốt hơn Suzuki nếu người tiêu dùng đang sử dụng chiếc xe Honda mà họ yêu thích thì họ khẳng định xe Honda là tốt nhất nhưng một người khác đang sử dụng chiếc xe Suzuki mà chưa thấy hỏng hóc gì trong suốt quá trình sử dụng thì họ cũng khẳng định xe Suzuki là tốt nhất. Vậy thì chất lượng phải do người tiêu dùng đánh giá mới chính xác.

Nguyên tắc 7: Quy luật của một cái tên

Thương hiệu suy cho cùng là một cái tên có hồn. Cái tên này để phân biệt nó khác hẳn cái tên khác trong tâm trí người tiêu dùng vì trong điêu kiện ngày nay, khoa học kỹ thuật phát triển, bất kỳ một đối thủ cạnh tranh nào cũng có thể sản xuất ra một sản phẩm tương tự hoặc chất lượng, mầu mã chẳng khác gì sản phẩm của bạn. Theo kinh nghiệm cho thấy, cái tên nênchỉ là một từ hoặc nhóm từ thật ngắn gọn, ấn tượng và dễ nhớ.

Nguyên tắc 8: Quy luật của phân phối

Dù thương hiệu của bạn có mạnh đến bao nhiêu chăng nữa mà không cóphương án phân phối phù họp thì doanh số vấn không cao, chính điều này có thể làm mờ nhạt dần đi giá trị thương hiệu của bạn. Vì vậy, đầu tư cho phân phối là bất cần thiết trong điêu kiện lãnh doanh hiện nay.Nếu cứ ngóng chờ đợi khách hàng là bạn đã thất bại. Bạn nênchủ động đến với khách hàng. Vì không có sản phẩm của bạn thì khách hàng sẽ lựa chọn sản phẩm khác tương tự với điều kiện thuận tiện nhất.

Nguyên tắc 9: Quy luật của giá cả

Thật là sai lầm nếu bạn định giá áp đặt. Bạn phải hiểu rõ quy luật giá trị, cân nhắc rất kỹ trước khi đưa sản phẩm của mình ra thị trường với giá cả hợp lý nhất và phải luôn luôn điều chỉnh cho phù họp với hoàn cảnh cụ thể. Vì bạn phải nhớ rằng, nếu bạn định giá quá thấp thì chẳng ai tin là sản phẩm của bạn tốt cả. Nhưng bạn định giá quá cao thì cũng chẳng ai có khả năng thanh toán mà họ sẽ lựa chọn sản phẩm khác với giá phù hợp hơn.

Nguyên tắc 10: Quy luật của sự nhất quán và kiên định

Thương hiệu là khát khao của mọi ngưòi mà những điều khát khao thì rấtkhó khăn mới có được thương hiệu không thể có sau một đêm mà nó phải tính bằng thập niên. Có thể là 10 năm, 20 năm, 30 năm, thậm chí còn hơn thế nữa. Do đó, bạn phải luôn luôn nhất quán và kiên định để theo đuổi mục tiêu của mình đặt ra.

Kết luận: Hiểu được ý nghĩa của từ thương hiệu đã khó nhưng tìm cách xây dựng và bảo vệ thương hiệu thì còn khó hơn nhiều. Tôi hy vọng món quà nhỏ này sẽ làm hài lòng các nhà quản lý khó tính và các bạn đồng nghiệp. Một lần nữa, tôi xinchúc Tạp chí Nhà Quản lý luôn phát triển và cống hiến cho công chúng những lập luận tuyệt vời nhất để chúng ta hiểu mình hơn, biết người hơn và quản lý tốt hơn.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Khóc, cười chuyện biển hiệu quảng cáo

    29/12/2005Nùng Chi LanNgày nay, dùng biển quảng cáo là điều mà các Công ty, doanh nghiệp, cửa hàng, cơ sở dịch vụ thường sử dụng để bán được sản phẩm hoặc đánh bóng thương hiệu của mình. Thế nhưng, hình thức, nội dung của những biển hiệu ấy như thế nào, lại là chuyện khiến các "thượng đế “ nhiều khi giở khóc giở cười...
  • Thương hiệu (brand) giúp người ta định nghĩa được bản thân

    25/10/2005Nguyễn Thùy Mai‘Branding’ là chủ đề nóng và hấp dẫn. Nhưng dường như có ít sự tương quan giữa các nỗ lực để giải thích tên tuổi là gì và ảnh hưởng thực sự của những nỗ lực này. Đây là một lĩnh vực mà tầng lớp lãnh đạo thường mang tiếng là chậm chạp trong việc chuyển từ ‘nghĩ’ sang ‘làm’.
  • Tìm hồn cho thương hiệu

    22/10/2005Vân QuỳnhBạn có thể tìm thấy một trong những ví dụ điển hình nhấtt về định vị trong truyện cổ tích "Alice lạc vào xứ sở thần tiên ". Alice bị lạc và hỏi đường ông mèo. Ông hỏi cô bé muốn đi đâu. Alice trả lời cũng không biết đi đâu. Ông mèo đã nói với cô thế này: "Nếu không biết mình đang đi đâu, thì con đường nào cũng vậy thôi ". Định vị thương hiệu được xem là xác định được linh hồn cho thương hiệu. Nếu định vị thương hiệu tốt, bạn sẽ xác định được phương hướng cho Công ty...
  • Nhận diện những bất ổn của thương hiệu Trung Nguyên

    22/10/2005TS. Đặng Vũ ThànhNếu không có biện pháp tích cực, những “mầm bệnh” dưới đây có thể sẽ đánh gục ngay cả một thương hiệu khoẻ mạnh như Trung Nguyên...
  • Nghệ thuật đưa thông điệp đến khách hàng

    23/08/2005Hàng ngày, bạn bị ngập trong hàng trăm quảng cáo. Nếu bạn giống như đa số thì bạn sẽ mất rất nhiều sức lực để cố gắng phác ra những thông điệp ấy. Bây giờ bạn hãy tự hỏi mình: “Làm thế nào để tôi trình bày được khúc chiết thông điệp của mình, khi phần lớn người mua đang cố gạt bỏ nó do quá tải”? Câu trả lời là: cách xúc tiến bán hàng khác với thông thường. Đó là kỹ thuật để truyền đạt trong một thương trường đông nghịt.
  • Ole Kirk Christiansen - Câu chuyện về thương hiệu LEGO

    23/08/2005Không phải thương hiệu LEGO luôn là một hệ thống các trò chơi cao cấp bằng những khối gạch nhựa chất lượng cao như nó được biết đến ngày nay. Nó có một khởi đầu khiêm tốn trong xưởng của một người thợ mộc nghèo đến từ Billund, Đan Mạch, Ole Kirk Christiansen. Chính xưởng kinh doanh gia đình nhỏ theo ý tưởng của ông một ngày kia đã phát triển thành một trong những công ty đồ chơi uy tín nhất trên thế giới. ...
  • Thương hiệu mạnh có ý nghĩa gì?

    07/07/2005Nhưng dù kinh doanh trên lĩnh vực nào, doanh nghiệp cũng phải qua hai khâu mua và bán, nghĩa là làm thương mại. Do vậy, thương hiệu không dừng ở nghĩa biểu tượng thương mại mà cao hơn đó là biểu tượng của doanh nghiệp...
  • Đo hiệu quả hoạt động tiếp thị

    07/07/2005Dưới áp lực phải cắt giảm chi phí hoạt động, nhiều công ty trên thế giới đang cân nhắc việc phân bổ ngân sách cho tiếp thị. Điều này dẫn đến yêu cầu phải tính toán chính xác hiệu quả của hoạt động này trên cơ sở xem chi phí tiếp thị là một khoản đầu tư.
  • Năm bài học củng cố thương hiệu

    02/07/2005Trong khi nhiều thương hiệu hàng đầu thế giới đang lâm vào tình thế khó khăn vì doanh thu giảm sút thì một số thương hiệu khác lại gặt hái thành công vì biết cách xây dựng tên tuổi...
  • Tiền nhiều có = thương hiệu mạnh không?

    02/07/2005Việc các thương hiệu Việt Nam mạnh tay hơn trong việc chi tiền cho các chiến dịch quảng cáo có đảm bảo cho sự thành công của họ trên thị trường nội địa?
  • 22 quy luật bất biến trong Marketing

    30/06/2005Trần Quốc Hùng giới thiệu22 nguyên tắc Marketing được Alries và Jack Trout giới thiệu...
  • Thương hiệu và những điều cần biết

    28/01/2004Nike là một trong những điển hình trong việc xây dựng thương hiệu thành công
    Để có thể thâm nhập, đứng vững và đủ sức cạnh tranh trên thị thị trường quốc tế cũng như thị trường trong nước, các doanh nghiệp Việt Nam cần xây dựng cho mình một nhãn hiệu hoặc một thương hiệu/hình ảnh quốc gia...
  • Làm gì để có được một "slogan" hay?

    13/01/2004Ngày nay trong thương mại, slogan được hiểu như là khẩu hiệu thương mại của một công ty. Slogan thường được coi là một phần tài sản vô hình của công ty dù rằng nó chỉ là một câu nói...
  • 5 công cụ để xây dựng thương hiệu

    16/12/2003Nguyễn Trần QuangXây dựng một thuơng hiệu mạnh, ngoài việc xây dựng và thực hiện một chiến luợc quảng bá hiệu quả, bạn đừng quên sử dụng tối đa 5 công cụ khác là: logo, hình tuợng, khẩu hiệu, nhạc hiệu, bao bì.
  • Vai trò của PR trong việc xây dựng - quảng bá thương hiệu

    11/11/2003Trong bối cảnh thị trường hiện nay, hàng hóa, dịch vụ đa dạng, phong phú, người tiêu dùng gặp khó khăn trong việc phân biệt, đánh giá sản phẩm. Mỗi doanh nghiệp đều cố gắng tạo một phong cách, một hình ảnh, một ấn tượng, một uy tín riêng cho sản phẩm của mình nhằm đem lại cho sản phẩm hình ảnh riêng, dễ đi vào nhận thức của khách hàng, nói cách khác, đưa thương hiệu vào tâm trí khách hàng.
  • xem toàn bộ

Nội dung khác